Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Kỹ thuật phức tạp và thiếu dịch vụ cho sản xuất là những khó khăn mà hộ chăn

nuôi thường gặp phải sau những khó khăn nêu trên (tương ứng với 35,1% và 31,8%

số hộ dân lựa chọn). Trong đó, do hạn chế về năng lực và trình độ nên số hộ dân tộc

thiểu số có thể nắm bắt và áp dụng được kỹ thuật sau khi tập huấn chiếm tỷ lệ còn

khiêm tốn. Ngoài ra, phương pháp tập huấn khó hiểu (28,9%) và thiếu mô hình triển

khai thử nghiệm (14,2%) cũng là lý do làm hạn chế khả năng áp dụng và duy trì các

TBKT của người dân trong chăn nuôi.

Cùng với những hạn chế mang tính chủ quan của gia đình, những khó khăn về

điều kiện đất đai, thời tiết cũng ảnh hưởng không ít đến khả năng tiếp nhận và áp

dụng các TBKT (nội dung này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần các yếu tố ảnh

hưởng). Chính những khó khăn này, cùng với sự hạn chế của đơn vị chuyển giao

hiện nay đã tạo nên một rào cản lớn khiến người chăn nuôi khó có thể tiếp cận và

duy trì áp dụng các TBKT

pdf127 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tập huấn thường kết hợp nhiều nội dung, gồm kiến thức về chăn nuôi gia súc, gia cầm, sinh kế và hoạch toán chi tiêu trong gia đình hay vấn đề sức khoẻ và giới. Nội dung chuyển giao thiết thực và phù hợp tuy nhiên khối lượng thông tin quá lớn, dồn dập trong khi trình độ của người dân còn rất hạn chế. Hơn nữa, đa số người dân ở địa phương đều là dân tộc thiểu số trong khi cán bộ giảng dạy lại nói tiếng Kinh nên khả năng nghe và hiểu của họ rất giới hạn. Nhiều hộ cho biết “ cán bộ dạy 10 mình chỉ nghe được có 6,7. Hiểu chỉ được có 3,4 khi về đến nhà thì không còn nhớ để mà áp dụng nữa”. Có thể thấy, công tác chuyển giao TBKT của các tổ chức đơn vị trong thời gian qua có những bước tiến đáng kể. Các tổ chức, đơn vị thực hiện công tác chuyển giao TBKT đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và trình độ của người thực hiện. Cán bộ đã gần dân hơn, hiểu dân hơn và những kỹ thuật được lựa chọn để giới thiệu xuất phát từ nhu cầu, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các đơn vị chuyển giao không còn hạn chế. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ số hộ cho rằng năng lực cán bộ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 chuyển giao TBKT còn hạn chế vẫn chiếm tới 26,4%. Ý kiến đánh giá này cao nhất ở nhóm người dân tộc thiểu số (29,9%) và huyện A Lưới (29,4%). Kết quả phỏng vấn nhóm với hai nhóm người dân và cán bộ quản lý thôn, xã về năng lực của cán bộ chuyển giao TBKT cũng cho biết, đội ngũ cán bộ khuyến nông và thú y thôn bản ở địa phương hoạt động còn chưa hiệu quả. Đa số thú y thôn bản chỉ được đào tạo ngắn hạn, trang bị một số kiến thức cơ bản để chẩn đoán và chữa trị một số bệnh đơn giản vì vậy họ chưa thực sự lấy được lòng tin của người dân địa phương. Thông thường khi trâu bò của gia đình ốm, các hộ dân thường tự chữa trị hoặc đi gọi thú y huyện vì cho rằng thú y thôn tay nghề thấp, thường chẩn bệnh sai và điều trị không hiệu quả. Bên cạnh hạn chế về năng lực thực hiện thì trách nhiệm và thái độ của cán bộ chuyển giao cũng là vấn đề cần được lưu ý. Kết quả điều tra cho thấy, có 15,9% số hộ được hỏi cho rằng trách nhiệm của cán bộ chuyển giao còn hạn chế và 12,9% cho rằng thái độ của cán bộ chuyển giao chưa đủ tốt, kém nhiệt tình trong công việc. Thực tế cho thấy, mạng lưới Khuyến nông khá rộng nhưng chỉ hoạt động chủ yếu ở cấp tỉnh và huyện, chưa có cán bộ khuyến nông cơ sở để đúc thúc, hướng dẫn và giải đáp cho người dân mỗi khi có nhu cầu. Hầu hết cán bộ ở cơ sở (Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật của dự án và Khuyến nông xã) đều do chương trình dự án hỗ trợ và đào tạo. Mỗi khi dự án dừng hoạt động thì nhóm kỹ thuật này cũng không còn kinh phí để duy trì nên không có tính ổn định lâu dài. Về phía quản lý nhà nước, theo cán bộ khuyến nông tỉnh cho biết, hàng năm Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư tỉnh vẫn tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ song số lượng lớp tập huấn chưa nhiều, thời gian ngắn do thiếu kinh phí thực hiện. Đối với vấn đề thú y, tuy có chính sách đạo tạo và hỗ trợ cho các thú y thôn bản song việc triển khai vẫn còn hạn chế. Cán bộ thú y sau khi tập huấn phải tự đầu tư thuốc men, dụng cụ để hoạt động nên không khuyến khích được họ. Hơn nữa, do thói quen được bao cấp nên nhu cầu về dịch vụ thú y của người dân ở địa phương không nhiều, lại thường xuyên nợ tiền thuốc nên thú y viên phải bù lỗ, các tủ thuốc không có vốn để tái đầu tư. Ngoài những vấn đề chủ yếu nêu trên, các đơn vị chuyển giao vẫn còn một số hạn chế Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 57 khác như thiếu về mô hình, tổ chức hoạt động cồng kềnh hay thiếu nhiệt tình, trách nhiệm... Nhìn chung, các tổ chức, đơn vị chuyển giao TBKT đang dần phát huy được khả năng, vai trò của mình cũng như lấy được lòng tin và sự ủng hộ của người dân trong vùng nghiên cứu. 3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến việc áp dụng TBKT trong chăn nuôi bò của hộ 3.2.2.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên a) Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết Những thay đổi bất thường của thời tiết ảnh hưởng trực tiếp cũng như lâu dài đến đời sống sinh hoạt của người dân đặc biệt ở vùng nông thôn, nơi hoạt động sản xuất gắn liền với cây trồng vật nuôi, là những thực thể sống. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, khó kiểm soát gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động chăn nuôi của người dân, nhất là ở những vùng xâu vùng xa nơi có địa hình phức tạp. Trong đó, A Lưới và Nam Đông là hai huyện thường xuyên gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, người dân ở hai huyện Nam Đông và A Lưới đang gặp phải những khó khăn chung về điều kiện thời tiết khí hậu, làm ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và khả năng phát triển quy mô đàn bò của gia đình. Vào mùa khô, tình trạng hạn hán thường xảy ra và kéo dài trong lúc dịch bệnh phát triển mạnh như lỡ móng long mồm, tụ huyết trùng ở gia súc gây khó khăn cho người dân trong việc phòng chống, chữa trị. Ngược lại vào mùa mưa, những đợt mưa lạnh và rét hại kéo dài trong nhiều tuần là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng loạt trâu bò. Do một số tập quán chăn nuôi cũ, thói quen thả vào rừng trong lúc thời tiết không thuận lợi làm cho trâu bò yếu, dễ bị rét. Nguồn thức ăn thiếu hụt và không đảm bảo dinh dưỡng trong khi nhu cầu tăng cao do cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể. Để khắc phục điều này, trong những năm qua nhiều đơn vị, tổ chức đã hướng dẫn và vận động người dân áp dụng các kỹ thuật mới như trồng cỏ, ủ rơm, ủ chua thức ăn để đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những ngày Trư ờn Đạ i họ c K nh t ế H uế 58 thời tiết không thuận lợi cũng như tăng cường hàm lượng dinh dưỡng và sức đề kháng cho bò. Song do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, mùa đông cỏ trồng không lên nổi, mưa lớn kéo dài gây tình trạng ngập úng, thối rễ làm chết cỏ. Bên cạnh đó, do quỹ đất nông nghiệp dành cho trồng trọt không còn, một số nơi không có đất để trồng cỏ nên người dân tận dụng đất vườn, đất gần bờ sông bờ suối để tiện tưới nước. Đến mùa mưa những nơi này thường bị ngập úng, sạt lở đất gây chết cỏ. Ngược lại, vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao kèm gió Tây Nam hoạt động làm chết cỏ do thiếu nước. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định áp dụng và duy trì kỹ thuật trồng cỏ của các hộ dân. Đối với ngành chăn nuôi đại gia súc, cỏ là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất. Chính vì vậy, nếu giống cỏ trồng không phù hợp với khí hậu thời tiết của địa phương thì việc trồng cỏ sẽ bị thất bại. Người dân sẽ quay về với hình thức chăn thả và sử dụng nguồn cỏ tự nhiên với hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, điều này cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao kỹ thuật không thành công. Do đó, việc nghiên cứu, tìm những giống cỏ thích hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của địa phương là điều cần thiết. Những giống cỏ mới này cần phải có khả năng chịu được lạnh, chịu hạn, chịu ngập úng và có thể phát triển với điều kiện đất đai của địa phương. Tóm lại, thời tiết khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi cũng như việc áp dụng các TBKT vào chăn nuôi bò của các hộ dân trong vùng. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác chuyển giao TBKT trong chăn nuôi đạt kết quả cao thì việc tìm ra các giải pháp để khắc phục, hạn chế sự tác động của các yếu tố trên là rất quan trọng. Việc tìm ra các giải pháp thích hợp phải căn cứ vào nhiều yếu tố, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng gia đình và tuỳ vào mỗi loại kỹ thuật để đề xuất giải pháp phù hợp. b) Ảnh hưởng của điều kiện đất đai Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng nhất. Điều kiện đất đai sẽ chi phối và quyết định đến quá trình tổ chức sản xuất của mỗi nông hộ và hiệu quả sản xuất của nó. Với đặc điểm đối tượng của ngành chăn nuôi bò là cơ thể sống, điều kiện đất đai sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến việc Trư ờng Đạ i họ K n h tế Hu ế 59 phát triển chăn nuôi bò thông qua việc cung cấp thức ăn như cỏ tự nhiên, cỏ trồng, các phụ phế phẩm và một số sản phẩm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu đất đai trong vùng tốt, độ phì nhiêu cao, tính chất đất tốt và điều kiện khí hậu của vùng đó thích hợp thì năng suất cây trồng mang lại trên đất đó sẽ cao hơn, việc chăn nuôi bò sẽ thuận lợi hơn so với những nơi khác. Thời gian gần đây, nhờ có các chương trình dự án nên phong trào trồng cỏ nuôi bò phát triển mạnh. Mô hình trồng cỏ phát triển rộng và lan ra cả những hộ không tham gia dự án, tạo hiệu ứng tốt. Người dân có thể chủ động nguồn thức ăn cho bò, đảm bảo được dinh dưỡng vì cỏ trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với cỏ tự nhiên. Nhưng do quỹ đất hạn chế, hầu hết các địa phương trong vùng nghiên cứu đều không có đất quy hoạch trồng cỏ. Vì thế việc trồng cỏ của người dân thường diễn ra trên những diện tích nhỏ, phân tán, không tập trung làm cho việc chăm sóc, đầu tư và quản lý khó khăn. Phần lớn các hộ dân thường trồng trong vườn nhà hay triền sông nhưng diện tích đất vườn ít và hầu hết chỉ là tận dụng vì quỹ đất đã sử dụng hết. Bình quân mỗi gia đình chỉ trồng được 200-300 m2, có nơi chỉ được vài chục mét, bò ăn chỉ được vài ngày là hết. Kết quả phỏng vấn nhóm cho thấy, việc trồng cỏ voi giúp người dân không những giải quyết được nguồn thức ăn cho bò mà còn giải phóng được lao động cho gia đình vì nếu biết chăm sóc sẽ phát triển tốt, đảm bảo được nguồn thức ăn thường xuyên cho gia súc. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được kỹ thuật cũng như hạn chế về điều kiện đất đai, đa số người dân hiện nay trồng cỏ chỉ để bò ăn dặm, cho ăn thêm khi nhốt chuồng hoặc gặp thời tiết xấu không đi chăn được. Từ những vấn đề trên có thể thấy, tuy TBKT trồng cỏ đã được người dân chấp nhận song việc áp dụng và duy trì TBKT này chưa được đảm bảo, một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do sự hạn chế về mặt đất đai của người dân. Vì vậy, để giúp người dân có điều kiện áp dụng các TBKT đã được chuyển giao vào hoạt động chăn nuôi bò của gia đình, các đơn vị chuyển giao cần lựa chọn những TBKT phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Đồng thời, đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cần phải có các quyết sách phù Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 hợp như quy hoạch đồng cỏ, bãi chăn thả cho người chăn nuôi nhằm tạo điều kiện để các hộ dân yên tâm phát triển sản xuất. c) Ảnh hưởng của vị trí địa lý Vị trí địa lý của vùng có ảnh hưởng trực và gián tiếp đến quá trình lao động, sản xuất sinh hoạt của người dân ở vùng đó. Những vùng có điều kiện thuận lợi, gần trung tâm, đường giao thông thì quá trình sản xuất, sinh hoạt diễn ra được thuận lợi hơn, người dân có nhiều cơ hội giao lưu tiếp cận các TBKT hơn so với những vùng sâu, vùng xa không có điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, vị trí địa lý còn ảnh hưởng đến sự phát triển các hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nông nghiệp trong đó có chăn nuôi. Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều trường hợp người dân sau khi tập huấn kỹ thuật lại không có điều kiện để áp dụng do địa phương chưa có dịch vụ. Một số xã xa trung tâm như Hương Giang (Nam Đông), Hồng Kim, Hồng Vân (A Lưới), khả năng tiếp cận các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thú y của người dân còn rất hạn chế do thu ý cơ sở không có khả năng để thực hiện các kỹ thuật trên trong khi thú y huyện ở khá xa, nguồn tinh lại không có sẵn, mỗi lần bò động dục rất khó gọi cán bộ xuống hoặc do khoảng cách quá xa, khi lên huyện lấy tinh về thì đã trễ thời điểm để phối. Thậm chí có những trường hợp cán bộ từ chối hoặc đòi chi phí cao người dân không đủ tiền chi trả. Bên cạnh đó, sự cách biệt về địa lý cũng ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng tiếp nhận áp dụng những TBKT mới. Kết quả thảo luận nhóm các cán bộ quản lý cho thấy, những xã người dân tộc ở gần trung tâm thì khả năng nhận thức và tiếp nhận các TBKT mới có phần tốt hơn, suy nghĩ tiến bộ hơn do ảnh hưởng của môi trường sinh sống. Như vậy có thể thấy yếu tố vị trí địa lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp nhận và áp dụng các TBKT của người dân. Hay nói cách khác, vị trí địa lý là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công hay thất bại của công tác chuyển giao TBKT, đặc biệt là ở những vùng điều kiện khó khăn và đồng bào thiểu số. Ngoài ra, vị trí địa lý ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các thông tin về kỹ thuật, thị trường. Do nằm ở khu vực xa nên sẽ hạn chế thời gian “về điểm” của “các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 61 cán bộ chuyển giao”, việc áp dụng các kỹ thuật vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn, người dân khó thực hiện được do không được hướng dẫn cụ thể, hoặc không có cán bộ để hỏi. Do đó, để phát triển hết tiềm năng chăn nuôi bò ở các khu vực địa lý như vùng sâu, vùng xa cần phải có sự đầu tư phát triển của hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng cũng như có những chính sách về đào tạo, thù lao cho cán bộ khi hoạt động ở vùng sâu, vùng xa. Chỉ khi việc chuyển giao gắn liền với phát triển hệ thống dịch vụ và các yếu tố khác thì người dân mới có điều kiện để áp dụng các TBKT vào sản xuất, công tác chuyển giao mới thành công và bền vững. 3.2.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá – xã hội a) Ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể Tổ chức đoàn thể đóng vai trò nhất định trong việc thành công của công tác chuyển giao TBKT. Đây là những tổ chức gần dân nhất, dân tham gia, dân quản lý và gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của người dân. Vì thế, hầu hết các tổ chức nhà nước hay chương trình dự án để tiếp cận với người dân đều thông qua các tổ chức đoàn hội của thôn, xã bởi họ là những người đại biểu của dân, nắm rõ tình hình và đời sống của người dân trong địa bàn nhất. Trong số các tổ chức này, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là những tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến các hộ nông dân trong việc chuyển giao các TBKT liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong đó có chăn nuôi bò. Hoạt động của những tổ chức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ áp dụng TBKT như hỗ trợ vay vốn hay tạo điều kiện tham gia vào các dự án, tham dự các buổi tập huấn hay tham quan mô hình. Những quy định sử dụng vốn, sự ràng buộc hay cam kết của các thành viên trong hội giúp người dân biết ý thức và sử dụng đồng vốn vay hiệu quả hơn, người dân mạnh dạn hơn trong đầu tư, áp dụng các TBKT vào chăn nuôi, từ đó tạo được phong trào áp dụng kỹ thuật trong các hộ. Ngược lại, nhờ có tổ chức đứng ra đại diện, người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay của nhà nước hơn hay thu hút được sự quan tâm của các chương trình, dự án hơn bởi có tính tập trung và dễ quản lý, đảm bảo tính khả thi cao khi thực hiện. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H ế 62 Kết quả điều tra về tình hình tham gia vào các tổ chức đoàn thể của hộ được tổng hợp ở bảng 3.6. Bảng 3.6: Tình hình tham gia hoạt động xã hội của các hộ nghiên cứu Đơn vị: Hộ Số lượng tổ chức hộ đã tham gia Tổng 0 1 2 3 4 Là hội viên 31 94 65 14 2 206 Thành viên ban điều hành 0 8 12 8 6 34 Tổng cộng 31 102 77 22 8 240 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, phần lớn các hộ điều tra đều có tham gia vào các tổ chức, đoàn hội ở địa phương. Trong đó có 102 hộ tham gia 1 tổ chức, 77 hộ tham gia 2 tổ chức, 8 hộ tham gia 4 tổ chức và 31 hộ không tham gia đoàn hội nào. Như vậy, tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội trong địa bàn khá cao, đây là một thuận lợi cho công tác chuyển giao TBKT trong các khâu tập trung dân, tổ chức triển khai cũng như quản lý thực hiện. Từ năm 2006 đến nay, nhờ có sự hướng dẫn và hỗ trợ của dự án Giảm nghèo miền Trung (ADB), hầu hết các xã ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới đều được hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hình thành các nhóm cộng đồng và sở thích. Chỉ trong thời gian ngắn, dự án đã tạo được một hiệu ứng rất tốt trong dân, tăng cường sự đoàn kết giữa các hộ dân và tạo nên phòng trào áp dụng TBKT mạnh mẽ. Có thể thấy, tuy chưa được thành lập như một tổ chức chính thống nhưng hoạt động của nhóm sở thích chăn nuôi bò cũng như những nhóm sở thích sản xuất khác đều hiệu quả và đem lại ý nghĩa quan trọng. Các hộ dân động viên, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng thực hiện, áp dụng các TBKT được học vào thực tế gia đình. Đồng thời, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ chuyển giao, người dân đã mạnh dạn thực hiện, cùng trao đổi góp ý hoàn thiện kỹ thuật. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy, hoạt động của các nhóm hội này hiện nay không còn mạnh. Sau khi một số hợp phần của dự án kết thúc (bao gồm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 hạng mục hỗ trợ kinh phí hoạt động của các nhóm sở thích, cộng đồng), các nhóm này được giao lại cho dân tự quản lý. Song do nguồn kinh phí hoạt đông của nhóm và phụ cấp cho các nhóm trưởng không còn nên người dân không có động lực để tham gia, nhiều nơi chỉ còn hoạt động cầm chừng, thậm chí có nơi không còn hoạt động. Các TBKT chuyển giao như cỏ trồng, nuôi bò bán thâm canh, chăm sóc, chuồng trại ... theo quy định của dự án không còn được tuân thủ như trước nữa. Tóm lại, để nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong việc giúp các hộ nông dân phát triển chăn nuôi bò và tăng cường áp dụng các TBKT vào hoạt động sản xuất thì các tổ chức đoàn thể (bao gồm các tổ chức chính thống và không chính thống) cần tham gia và phối hợp cùng nhau trong quá trình thực hiện, tránh sự trùng lặp và lãng phí về nhân lực tiền bạc. Việc phát huy được vai trò của các tổ chức ở địa phương là cơ sở để công tác chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò được thành công và bền vững. b) Ảnh hưởng của các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương Các chính sách, quy định của Nhà nước về vốn, kỹ thuật, dịch vụ đã tác động đến việc phát triển chăn nuôi bò của nông hộ. Các chính sách, quy định này đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho các hộ chăn nuôi bò. Song, trong quá trình thực hiện còn có nhiều điều bất cập làm cản trở đến các hoạt động chăn nuôi bò nói riêng và các hoạt động sản xuất của người dân nói chung. Từ kết quả thảo luận nhóm của 2 đối tượng cán bộ lãnh đạo và người chăn nuôi, chúng tôi nhận thấy các chính sách, quy định của nhà nước và địa phương vẫn còn một số mặt hạn chế. Quy định cấm chăn thả rông, trâu bò không có người chăn dắt hay thả vào vườn rừng của người khác trong khi không có quy hoạch cụ thể về bãi chăn thả hay đồng cỏ cho người chăn nuôi đã gây khó khăn rất lớn cho người dân nông dân trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho bò cũng như tốn công lao động để đi theo chăn dắt bò và cắt cỏ. Tuy địa phương có chủ trương cải tạo đàn bò theo hướng Sind hoá nhưng bò giống đưa về giao không đúng đối tượng. Sự cam kết và ràng buộc giữa người nhận Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 64 và đơn vị bàn giao chưa rõ ràng, chưa có hình thức xử phạt hoặc xử phạt chưa nghiêm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Dẫn chứng, trong thời gian qua, nhiều thôn trong địa bàn nghiên cứu không có đực giống để phối do các bò giống lai F1 đưa về thường được cấp cho trưởng thôn để dễ quản lý nhưng sau khi hết nhiệm kỳ, các hộ này đã tự ý bán hoặc giết thịt chứ không tiếp tục nuôi hay chuyển nhượng cho hộ khác. Về chính sách hỗ trợ vốn vay, tuy có chính sách ưu tiên cho người dân được vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển chăn nuôi nhưng tiêu chuẩn cho vay của Ngân hàng chính sách đòi hỏi hộ phải có thế chấp, có phương pháp làm ăn hiệu quả và lao động trong khi các hộ có nhu cầu là hộ nghèo, khó khăn không có tài sản thế chấp. Các hộ dân được giới thiệu và tập huấn về kỹ thuật chọn giống nhưng khi triển khai lại do Ban quản lý dự án đảm trách khâu mua và chọn giống từ địa phương khác, người dân không được chọn lựa mà phải bốc xăm nên độ rủi ro cao, bò nhận về không được ưng ý và không phù hợp với điều kiện địa phương nên còi cọc, khó nuôi khiến người dân bất bình. Tuy nhiên, bên cạnh một số hạn chế vừa nêu trên, các chính sách quy định của nhà nước và địa phương về công tác chuyển giao TBKT thời gian qua có những mặt tích cực đáng khích lệ như: chính sách Sind hóa, cung cấp tinh, nitơ,... phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo; phát triển trồng cỏ nuôi bò; tuyên truyền vận động người dân nghiêm chỉnh tiêm phòng cho trâu bò; hỗ trợ kinh phí thuốc men và có hình thức xử phạt những trường hợp không chấp hành như nghiêm cấm đem bán hay giết thịt, không được hỗ trợ khi trâu bò bị ốm chết và các quyền lợi đi kèm của hộ cũng sẽ bị tạm ngưng. 3.2.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố thị trường Từ khi hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ, nền kinh tế chuyển từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá thì thị trường đầu ra trở thành yếu tố quan trọng, nó quyết định đến việc đầu tư và hiệu quả sản xuất của nông hộ. Đặc biệt là khi phương thức chăn nuôi bò truyền thống ở các nông hộ được thay thế dần Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 bằng phương thức nuôi bán thâm canh, thì yếu tố thị trường càng phải được xem xét cẩn thận trước khi ra quyết định đầu tư kỹ thuật. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của 2 địa bàn nghiên cứu, tình hình lại diễn biến theo hướng khác. Ở hai vùng này, người dân nuôi bò với mục đích giảm nghèo, quy mô nuôi của hộ nhỏ vì vậy họ chưa thực sự quan tâm đến yếu tố thị trường, chưa tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường để có kế hoạch chăn nuôi phù hợp. Việc áp dụng các TBKT cũng vì thế chưa được chú trọng và sử dụng bền vững. Kết quả điều tra cho thấy, có 57.5% số hộ chăn nuôi bò không hạch toán thu chi. Hầu hết các hộ này bán bò vào những lúc gia đình gặp khó khăn, gia đình cần tiền để chi tiêu chứ không căn cứ vào thời điểm nào thích hợp để có kế hoạch chăm sóc vỗ béo bò. Cũng vì lý do này, hơn 60% các hộ được hỏi đều đồng ý với ý kiến gặp khó khăn khi bán bò do bị tư thương ép giá và chỉ 16.3 % số người được hỏi cho biết họ áp dụng các TBKT để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, theo một số người dân cho biết, so với bò vàng thịt bò lai không ngon bằng nhưng lại bán được giá hơn do khối lượng thịt lớn nên gần đây các hộ chăn nuôi có xu hướng chuyển sang nuôi bò lai Sind cua dự án. Đến trước thời điểm bán khoảng 2-3 tuần, gia đình sẽ tập trung chăm sóc, vỗ béo bò tại chuồng nhằm bán được giá, song tỷ lệ này còn khá thấp và chỉ tập trung chủ yếu ở các hộ người Kinh. Như vậy, yếu tố thị trường có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng TBKT vào chăn nuôi bò của nông hộ. Tuy tỷ lệ này chưa cao nhưng điều đó cho thấy nhận thức của người dân đang dần thay đổi và nhu cầu về các TBKT trong chăn nuôi của người dân gia tăng. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác chuyển giao TBKT có hiệu quả, bên cạnh việc tổ chức chuyển giao kỹ thuật, các tổ chức, dự án cần tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường để có những quyết định phù hợp trong việc lựa chọn các TBKT chuyển giao cho người dân. 3.2.2.4 Ảnh hưởng của bên chuyển giao Việc chuyển giao các TBKT cho các hộ chăn nuôi bò được thực hiện thông qua các phương pháp chuyển giao, tuy nhiên mỗi phương pháp chuyển giao đều có Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 66 những ưu và nhược điểm riêng. Do đó việc lựa chọn phương pháp nào để chuyển giao phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Qua điều tra tình hình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò ở địa bàn nghiên cứu cho thấy, các phương pháp chuyển giao được sử dụng chủ yếu hiện nay gồm tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình hay hình thành nhóm sở thích,... Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.7. Bảng 3.7 Các phương pháp chuyển giao TBKT cho người dân (%) N=240 hộ STT Phương pháp chuyển giao Huyện Dân tộc ChungNam Đông A Lưới Dân tộc khác Dân tộc Kinh 1 Tập huấn 99,2 94,2 95,7 98,0 96,7 2 Xây dựng mô hình 61,7 50,0 59,4 51,0 55,8 3 Hội thảo 71,7 40,0 50,0 63,7 55,8 4 Hướng dẫn kỹ thuật tại nhà 54,2 49,2 49,3 54,9 51,7 5 Tham quan 26,7 28,3 26,8 28,4 27,5 6 Hình thành nhóm sở thích 55,0 50,8 46,4 61,8 52,9 7 Phương pháp khác 7,5 7,5 6,5 8,8 7,5 Những phương pháp chuyển giao được người dân ưa thích nhất 1 Tập huấn 91,6 88,3 86,2 95,0 90,0 2 Hướng dẫn kỹ thuật tại nhà 45,8 58,3 52,2 52,0 52,1 3 Tham quan 26,7 27,5 23,1 32,4 27,1 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, phương pháp tập huấn được lựa chọn sử dụng nhiều nhất với hơn 96% số hộ tham gia. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản trong khâu tổ chức thực hiện, ít tốn kém thời gian và chi phí trong khi đối tượng chuyển giao cùng lúc khá đông và không chỉ giới hạn trong phạm vi dự án mà được mở rộng cho tất cả các đối tượng có nhu cầu. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 67 này là khối lượng thông tin chuyển tải quá lớn trong một thời gian ngắn, nhiều lý thuyết ít thực hành nên người dân sau khi nghe chưa hẳn đã áp dụng được. Hạn chế này sẽ lớn hơn nếu áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số bởi trình độ của người dân tộc có hạn, khả năng nghe và hiểu tiếng Kinh còn yếu trong khi cán bộ giảng dạy là người Kinh. Phát huy khả năng chuyển giao TBKT đồng thời cho số lượng lớn người tiếp nhận, các phương pháp xây dựng mô hình và hình thành nhóm sở thích cũng thu hút khá đông người dân tham gia, lần lượt là 55,8% và 52,9%. Trong đó, phương pháp hình thành nhóm sở thích, tập hợp các hộ dân có cùng sở thích chăn nuôi vào với nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_viec_chuyen_giao_cac_tien_bo_ky_thuat_trong_chan_nuoi_bo_cho_nong_ho_o_tinh.pdf
Tài liệu liên quan