Luận văn Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ. 13

1.1. Thủ tục hành chính . 13

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính . 13

1.1.2. Vai trò của thủ tục hành chính . 17

1.1.3. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính . 19

1.2. Cải cách thủ tục hành chính . 22

1.2.1. Khái niệm . 22

1.2.2. Sự cần thiết của cải cách thủ tục hành chính . 23

1.2.3. Quá trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam . 24

1.3. Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã . 28

1.3.1. Khái niệm . 28

1.3.2. Nội dung (lĩnh vực) cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân

cấp xã . 29

1.3.3. Biện pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân

cấp xã . 35

1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân

cấp xã . 40

1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan . 40

1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan . 41

Tiểu kết Chương 1 . 42

pdf121 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Mỹ 2681 2 2109 0 5. UBND xã Phong Sơn 3021 1 2096 0 6. UBND xã Phong Thu 1642 1 1320 0 7. UBND xã Phong Xuân 2473 2 1792 1 8. UBND xã Phong Hòa 3420 1 2311 2 9. UBND xã Điền Hải 2091 1 1976 0 10. UBND xã Điền Hòa 1273 0 1009 2 11. UBND xã Điền Hương 1176 1 1098 0 12. UBND xã Điền Lộc 2098 2 1872 1 13. UBND xã Điền Môn 1986 1 1560 1 14. UBND xã Phong An 4520 2 3421 2 15. UBND xã Phong Bình 3271 1 962 1 16. UBND xã Phong Chương 4210 1 2109 2 Tổng cộng: 42.788 29 30.382 18 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác tư pháp - hộ tịch của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền quan các năm 2015-2018 47 Số liệu trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2 đã cho thấy công tác rà soát TTHC đều được UBND các xã, thị trấn của huyện Phong Điền tiến hành liên tục và khá nghiêm túc. Đối với TTHC trong lĩnh vực chứng thực bản sao: 5/16 địa phương đều có 2 kiến nghị; 3/16 địa phương đều có 3 kiến nghị; còn lại 8 địa phương đều có 1 kiến nghị; trên 40 nghìn lượt cá nhân, tổ chức có ý kiến góp ý, phản ánh. Đối với TTHC trong lĩnh vực chứng thực chữ ký: 2/16 địa phương đều có 2 kiến nghị; còn lại 14 địa phương đều có 1 kiến nghị; trên 30 nghìn lượt cá nhân, tổ chức có ý kiến góp ý, phản ánh. Qua rà đến hết năm 2018, các địa phương đã xác định được nhiều vấn đề chưa hợp lý về TTHC trong lĩnh vực chứng thực, cụ thể là: a) Đối với thủ tục hành chính về chứng thực bản sao - Thứ nhất, không có hồ sơ đối chiếu bản sao đã chứng thực Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ. Với quy định này, thực tế có thể phát sinh trường hợp bản sao đã được chứng thực nhưng người yêu cầu chứng thực có hành vi gian dối là sửa chữa bản sao sau khi đã được chứng thực. Nếu không lưu trữ bản sao thì cơ quan thực hiện chứng thực lại không có cơ sở để đối chiếu khi có tranh chấp, sai sót xảy ra và khó trong việc giám sát tài chính. - Thứ hai, khó kiểm soát hồ sơ giả có yếu tố nước ngoài Hiện nay, các loại giấy tờ được làm giả ngày càng tinh vi nên người thực hiện chứng thực rất khó nhận biết giấy tờ giả, giấy tờ thật. Nguy cơ này càng gia tăng khi gặp phải các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Do vậy, cần phải có cơ chế hoặc giải pháp thiết thực để ngăn ngừa vấn đề này trong khi công chức Tư pháp - Hộ tịch phải kiêm nhiệm nhiều đầu việc khác nhau, từ chứng thực bản sao, đăng ký khai sinh, khai tử, xác nhận hộ khẩu, sơ yếu lý lịch thông thường cho đến hoà giải, thi hành án, v.v. 48 b) Đối với thủ tục hành chính về chứng thực chữ ký - Thứ nhất, khó xác định nội dung trái pháp luật trong văn bản tiếng nước ngoài khi người dân yêu cầu chứng thực chữ ký. Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực chữ ký chỉ nhằm xác nhận, xác thực là người yêu cầu chứng thực chính là người đã ký chữ ký đó, tức là xác nhận về hình thức; còn nội dung giấy tờ, văn bản thì do người yêu chứng thực chữ ký chịu trách nhiệm. Thế nhưng Nghị định này lại có nội dung quy định: “Không được chứng thực chữ ký nếu giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân” (Điều 25). Trên thực tế quy định này sẽ không phát sinh vướng mắc, nếu giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực sẽ ký vào được lập bằng tiếng Việt còn nếu giấy tờ, văn bản đó được lập bằng tiếng nước ngoài thì người thực hiện chứng thực khó có thể hiểu được nội dung của giấy tờ, văn bản đó để giải quyết hay từ chối chứng thực. Nếu không có hướng xử lý tốt vấn đề này thì người dân lại phải tốn kém thêm về thời gian và chi phí do phải tìm người dịch các văn bản này rồi mới mang đi chứng thực chữ ký và cơ quan thực hiện chứng thực khi có bản dịch thì mới dám tự tin để chứng thực chữ ký đối với các loại văn bản giấy tờ được lập bằng tiếng nước ngoài. - Thứ hai, thủ tục chứng thực chữ ký trong giấy bán, cho, tặng xe còn chưa hợp lý. Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng 49 thực”. Quy định này mặc dù đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền sở hữu xe của cá nhân; khi liên hệ cơ quan công an làm thủ tục sang tên thì được hướng dẫn làm giấy bán cho, tặng xe của cá nhân theo mẫu, sau đó hướng dẫn về UBND cấp xã chứng thực chữ ký đối với người bán tặng cho xe theo quy định của pháp luật về chứng thực. Tuy nhiên, Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP lại có quy định: “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”. Quy định này chưa hợp lý bởi những lý do sau: (1) Bản chất việc bán, cho, tặng xe là một hợp đồng dân sự nhưng lại quy định cho UBND cấp xã chứng thực chữ ký. (2) Dù đây chỉ là “giấy bán, cho, tặng xe”, nhưng về nội dung của giấy bán, cho, tặng đã thể hiện rõ được sự thỏa thuận của các bên về nội dung bán, cho, tặng xe và bảo đảm đầy đủ cả về nội dung, hình thức của một hợp đồng dân sự giống như một hợp đồng cho, tặng quyền sử dụng. Do đó, khi UBND cấp xã thực hiện việc ký vào giao dịch này là việc chứng thực nội dung thỏa thuận và đồng ký tên của hai bên, chứ không phải chỉ chứng thực chữ ký của một bên bán, cho, tặng xe. - Thứ ba, thủ tục chứng thực chữ ký trong hợp đồng, giao dịch vẫn còn phát sinh quy định rườm rà ở địa phương. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định chỉ thực hiện một thủ tục chứng thực chung về hợp đồng, giao dịch, không quy định các thủ tục riêng và khi thực hiện hợp đồng, giao dịch, người dân chỉ cần chứng minh nhân dân, hộ chiếu của các bên, dự thảo hợp đồng, giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng là đủ. Thế nhưng cũng chính vì có không quy định cấm các thủ tục riêng, nên nhiều địa phương đã tự quy định thêm một số 50 loại giấy tờ khác, chẳng hạn như: Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thừa kế, cán bộ chứng thực yêu cầu phải có giấy khai sinh, hộ khẩu để chứng minh quan hệ với người để lại di sản, v.v. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo hợp đồng giao dịch được thực hiện đúng pháp luật, không vô hiệu, không gây thiệt hại cho các bên liên quan, thể hiện trách nhiệm của cơ quan chứng thực các hợp đồng giao dịch, nếu không sẽ không đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng giao dịch. Nhưng, quy định thêm này lại trái với tinh thần của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. - Thứ tư, thủ tục chứng thực chữ ký trong văn bản khai nhận di sản, chứng thực chữ ký trong văn bản giao dịch về đất đai còn thiếu cụ thể và mâu thuẫn, chồng chéo. + Đối với các trường hợp chứng thực về văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Nghị định số 23/2015/NĐ-CP không có quy định thời gian niêm yết, dẫn đến công chức làm công tác chứng thực lúng túng. + Đối với các trường hợp chứng thực về văn bản giao dịch về đất đai: Luật Công chứng, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Nhà ở, Bộ Luật Dân sự, Luật Chứng thực, Nghị định số 23/2015/NĐ- CP chưa có sự thống nhất trong quy định về trình tự thủ tục, xác định tài sản bảo đảm, giá trị quyền sử dụng đất, xác định nhà ở; không có quy định hoặc quy định nhưng không rõ ràng, thống nhất giữa các văn bản pháp luật với nhau dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình thực thi pháp luật nói chung và trong công tác chứng thực tại địa phương nói riêng. Do vậy, việc chứng thực gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, cụ thể là: 51 (1) Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn (bên thứ 3) của doanh nghiệp tư nhân mà một trong hai người (vợ hoặc chồng) là chủ doanh nghiệp thì chưa có văn bản nào hướng dẫn về hợp đồng thế chấp này là hợp đồng thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn hay hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Theo quy định Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn, tức là không có sự phân định giữa tài sản của cá nhân và tài sản của Doanh nghiệp và như vậy thì hợp đồng này là hợp đồng thế chấp đảm bảo cho nghĩa vụ của chính mình, từ đó dẫn đến việc xác định không rõ thẩm quyền chứng thực đối với hợp đồng này. Nếu xác định là hợp đồng đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn (bên thứ 3) thẩm quyền thuộc UBND xã hoặc thuộc thẩm quyền UBND huyện nếu đất và nhà ở đô thị; nếu xác định hợp đồng này là hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân với ngân hàng thì thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng. (2) Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định các loại đất được thế chấp mà chưa có quy định nào về loại đất không được thế chấp. Ngoài ra, một số loại đất khác mặc dù pháp luật cho phép thế chấp nhưng vẫn không thực hiện được thế chấp trên thực tế, chẳng hạn như các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước, đất đang nằm trong khu quy hoạch, v.v. 2.2.1.2. Thực trạng thực hiện TTHC trong lĩnh vực chứng thực TTHC trong lĩnh vực chứng thực tại các xã, thị trấn của huyện Phong Điền cũng như tại các địa phương khác trên cả nước được theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định chung của pháp luật18, cụ thể là: 18 Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. 52 a) Tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ chứng thực theo cơ chế một cửa Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ chứng thực tại các xã, thị trấn của huyện Phong Điền được thực hiện theo cơ chế một cửa. Theo đó, UBND các xã, thị trấn đều bố trí những cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trực thường xuyên nhằm tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chứng thực của các tổ chức, cá nhân và trả ngay kết quả trong ngày. Đồng thời, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ chứng thực đã được các địa phương bố trí đầy đủ các trang thiết bị như: Máy vi tính, bàn ghế, tủ đựng tài liệu, v.v. đảm bảo hoạt động thường xuyên và đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. - Thứ hai, công khai TTHC trong lĩnh vực chứng thực Các TTHC trong lĩnh vực chứng thực được các xã, thị trấn của huyện Phong Điền công khai tại bộ phân tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, thuận lợi cho nhân dân khi tham gia hoạt động chứng thực. Một số TTHC về chứng thực được niêm yết công khai gồm: (1) Công khai mức thu lệ phí chứng thực theo đúng quy định của Nhà nước, góp phần minh bạch hóa việc thu chi tài chính, ngăn chặn được việc lạm thu các khoản ngoài quy định, cụ thể: + Chứng thực bản sao: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. + Chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. + Chứng thực hợp đồng giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch. + Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát 53 triển nông nghiệp, nông thôn thì không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. (2) Công khai các hồ sơ bắt buộc đối với nhân dân khi yêu cầu chứng thực, tạo thuận lợi cho nhân dân trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chứng thực, hạn chế việc người dân, tổ chức lúng túng, mất thời gian do thiếu hồ sơ khi tham gia hoạt động chứng thực. Các hồ sơ bắt buộc gồm: + Chứng thực bản sao: Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. + Chứng thực chữ ký: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. + Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký/điểm chỉ. + Dự thảo hợp đồng, giao dịch: Đối với chứng thực hợp đồng giao dịch: + Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu); (Bản chính) + Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu). Việc công khai các TTHC trên được thực hiện trên cơ sở tuân thủ Luật Chứng thực và các văn bản liên quan19, đồng thời các văn bản này cũng được phổ biến công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính. Điều này tạo cho người dân, tổ chức có điều kiện trực tiếp tìm hiểu 19 Một số văn bản gồm: - Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. - Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huếvề việc về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. - Quyết định 1365/QĐ- UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi bổ sung trong các lĩnh vực chứng thực, hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, v.v. 54 thông tin, góp ý, phản ánh thông tin đến cơ quan chính quyền liên quan đến những quy định, chính sách về chứng thực. Qua đó, cơ quan chính quyền các xã, thị trấn có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ rà soát TTHC. c) Công khai thực hiện quy trình chứng thực Để giúp người thực hiện chứng thực có thể nắm được trình tự, thủ tục thực hiện các loại hình chứng thực một cách cơ bản nhất, từ đó triển khai thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, tránh các sai sót, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, các xã, thị trấn của huyện Phong Điền đã thực hiện quy trình chứng thực một cách công khai. Qua khảo sát thực địa, tác giả khái quát và mô hình hóa các bước của hoạt động chứng thực tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền như Hình 2.1, Hình 2.2 và Hình 2.3 dưới đây. 55 Hình 2.1. Quy trình chứng thực bản sao từ bản chính Nguồn: Tác giả sơ đồ hóa qua quan sát thực địa Bộ phận “Một cửa” Tiếp nhận, ghi rõ số lượng bản sao Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu bản sao với bản chính, ghi lời chứng, ngày thực hiện, ký, ghi rõ họ tên, chức vụ Từ chối chứng thực Thu lệ phí, trả kết quả Văn thư vào sổ theo dõi, ghi số chứng thực, đóng dấu, lưu Chuyển trả kết quả Người có yêu cầu chuẩn bị: - Bản chính (hợp lệ); - Bản sao (số lượng tương ứng với yêu cầu). Từ chối chứng thực 56 Hình 2.2. Quy trình chứng thực chữ ký: Nguồn: Tác giả sơ đồ hóa qua quan sát thực địa Người có yêu cầu chuẩn bị: - Giấy tờ tùy thân của mình; - Giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký (số lượng tương ứng với nhu cầu) Bộ phận “Một cửa” Tiếp nhận, ghi rõ số lượng bản theo yêu cầu - Người thực hiện chứng thực kiểm tra văn bản, giấy tờ chứng thực. - Người yêu cầu chứng thực ký trước mặt - Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng, ngày thực hiện, ký, ghi rõ họ tên, chức vụ Từ chối chứng thực Từ chối chứng thực Thu lệ phí, trả kết quả Văn thư vào sổ theo dõi, ghi số chứng thực, đóng dấu, lưu Chuyển trả kết quả 57 Hình 2.3. Quy trình chứng thực hợp đồng giao dịch Nguồn: Tác giả sơ đồ hóa qua quan sát thực địa 2.2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch 2.2.2.1. Thực trạng rà soát TTHC trong lĩnh vực hộ tịch Thực hiện Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định 06/2012 NĐ-CP, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 01/2008/TT-BTP, Thông tư Bộ phận “Một cửa” Tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ Người thực hiện chứng thực Kiểm tra nhận dạng, năng lực hành vi dân sự, chỉnh sửa dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu cần) Từ chối chứng thực Từ chối chứng thực Thu lệ phí, trả kết quả Thông qua dự thảo hợp đồng, giao dịch; hướng dẫn các bên ký, ghi lời chứng, ký, ghi rõ họ tên, chức vụ Chuyển trả kết quả Văn thư vào sổ theo dõi, ghi số hợp đồng, giao dịch đóng dấu, lưu Người có yêu cầu chuẩn bị: - Bản sao giấy tờ tùy thân; - Dự thảo hợp đồng, giao dịch; - Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản 58 15/2015/TT-BTP và các văn bản chỉ đạo chính quyền địa phương cấp trên20, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền đã thường xuyên rà soát TTHC trong lĩnh vực hộ tịch. Qua việc rà soát, cơ quan chính quyền địa phương các xã, thị trấn đã phát hiện nhiều thủ tục có dấu hiệu không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và có không ít kiến nghị, đề xuất sửa đổi đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảng 2.3. Kết quả rà soát TTHC trong lĩnh vực hộ tịch tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2015-2018 UBND xã, thị trấn Số lượng kiến nghị của UBND các xã, thị trấn về TTHC trong lĩnh vực hộ tịch giai đoạn 2015-2018 Đăng ký hộ tịch Cải chính hộ tịch 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 1. UBND thị trấn Phong Điền 1 1 2 1 3 1 1 2 2. UBND xã Phong Hải 1 2 0 1 1 2 1 0 3. UBND xã Phong Hiền 3 1 1 0 0 1 2 1 4. UBND xã Phong Mỹ 2 2 1 2 1 1 1 2 5. UBND xã Phong Sơn 1 2 0 1 2 1 1 2 6. UBND xã Phong Thu 1 0 1 1 1 2 0 1 7. UBND xã Phong Xuân 1 2 0 0 1 0 2 1 8. UBND xã Phong Hòa 2 1 1 1 0 1 1 2 9. UBND xã Điền Hải 1 2 1 3 2 1 0 1 10. UBND xã Điền Hòa 2 1 0 1 2 1 1 1 11. UBND xã Điền Hương 0 1 0 1 2 1 0 2 12. UBND xã Điền Lộc 1 0 2 1 1 2 0 2 13. UBND xã Điền Môn 1 2 2 1 0 1 1 1 14. UBND xã Phong An 2 1 0 1 1 0 1 1 15. UBND xã Phong Bình 1 1 1 0 2 0 1 1 16. UBND xã Phong Chương 1 2 1 0 1 1 1 0 Tổng cộng: 21 21 13 15 20 16 14 20 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác tư pháp - hộ tịch của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền quan các năm 2015-2018 20 Công văn số 307/STP-HCTP, QĐ số 1365/QĐ-UBND 59 Kết quả khảo sát trong Bảng 2.3 cho thấy việc rà soát TTHC trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch được UBND các xã, thị trấn của huyện Phong Điền tiến hành như một nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm và theo số liệu tổng hợp năm 2018, nhiều vấn đề chưa hợp lý về TTHC trong lĩnh vực hộ tịch được các địa phương kiến nghị, bao gồm cả đăng ký hộ tịch và cải chính hộ tịch. a) Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch - Thứ nhất, thủ tục đăng ký khai sinh vẫn còn nhiều nội dung chưa được quy định rõ, gây khó khăn, lúng túng cho địa phương khi thực hiện, cụ thể là: (1) Khó xác định việc đăng ký khai sinh theo tập quán Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch thì nội dung khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú); số định danh cá nhân.Liên quan đến việc xác định họ, tên cho con, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệnNghị định số 123/2015/NĐ-CP, một số xã, thị trấn trên địa bàn và người dân lại hiểu rằng, việc xác định họ cho con theo phong tục tập quán tức là phong tục tập quán như thế nào thì xác định đúng theo như thế mà không phải tuân thủ nguyên tắc nào khác, 60 dẫn đến xác định họ của con có thể không theo họ của mẹ, cũng không theo họ của cha, thậm chí không có họ, chỉ có tên hoặc đăng ký khai sinh cho con “ngoài giá thú” nhưng không mang họ của mẹ. Trường hợp công chức làm công tác hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh thì người dân phản ứng, bức xúc hoặc phản đối bằng việc không tiếp tục thực hiện đăng ký khai sinh cho con. (2) Chưa xác định được rõ việc đặt tên bằng tiếng Việt đối với trường hợp đăng ký khai sinh khi bố hoặc mẹ của trẻ em là người nước ngoài hoặc là dân tộc thiểu số Về việc đặt tên, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, trường hợp trẻ em có một bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì khi đăng ký khai sinh, tên của trẻ cũng phải là tên gọi Việt Nam, theo đúng trật tự, “tên” là từ cuối cùng trong chuỗi “họ, chữ đệm, tên”, nên các trường hợp đặt tên theo tiếng nước ngoài như: Nguyễn Dean, Trần John ... là trái nguyên tắc đặt tên nêu trên. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là tên bằng “tiếng Việt” hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam thì chưa có quy định hướng dẫn, chủ yếu hiện nay vẫn xác định theo cách phát âm nên việc áp dụng chưa bảo đảm thống nhất, khó khăn cho cả công chức làm công tác hộ tịch và người dân. (3) Chưa xác định được rõ “trẻ bị bỏ rơi” và “trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha và mẹ” khi đăng ký khai sinh 61 Tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. Quy định này áp dụng đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ, khoản 5 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định “được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Với quy định trên thì “trẻ bị bỏ rơi” và “trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định được cha và mẹ” là hai đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ chưa làm rõ sự khác nhau giữa “trẻ bị bỏ rơi” và “trẻ không diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ”. Chính điều này đã gây khó khăn cho cơ quan đăng ký hộ tịch khi đăng ký khai sinh cho những trường hợp nói trên. (4) Khó triển khai thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em khi người mẹ lấy chồng nước ngoài đã bỏ về nước và có con với người khác Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền đăng ký hộ tịch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định cho phép kết hợp thủ tục nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, hiện tại có tình trạng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng cuộc sống chung không hạnh phúc nên bỏ về Việt Nam, cũng có trường hợp không được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép sang nước ngoài định cư nên hôn nhân không duy trì được, thực tế quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng chưa làm thủ tục ly hôn mà đã lại có quan hệ chung sống với người đàn ông khác và sinh con. Do con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn tồn tại, nên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, phải được xác định là con chung của hai vợ chồng (mặc dù người chồng 62 không phải là người cha trên thực tế của đứa trẻ), người mẹ có yêu cầu đăng ký việc nhận cha (người cha trên thực tế) của trẻ em kết hợp với thủ tục đăng ký khai sinh để khai sinh theo đúng thông tin về cha mẹ hoặc đăng ký khai sinh theo diện con chưa xác định được cha thì cơ quan đăng ký hộ tịch không giải quyết được. Do khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”; khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình”, nên yêu cầu xác định cha cho con của người mẹ trong trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, không thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch. Nhưng thực tế, đa phần người dân phản ánh Tòa án có thẩm quyền không thụ lý giải quyết hoặc có tiếp nhận nhưng sau đó đình chỉ việc giải quyết vì cho rằng không có “tranh chấp”, dẫn đến việc trẻ em không được đă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_tai_uy_ban_nhan_dan_cap.pdf
Tài liệu liên quan