LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH. 9
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 9
1.1.1. Khái niệm và phân loại thủ tục hành chính. 9
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính. 13
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính. 14
1.1.4. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính . 17
1.2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN
THÔNG” Ở VIỆT NAM . 19
1.2.1. Khái niệm cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 19
1.2.2. Vai trò của cơ chế “một cửa liên thông” trong cải cách thủ tục
hành chính . 22
1.2.3. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa
liên thông” . 25
1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương trong
triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông. 28
1.2.5. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất . 30
1.3. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI MỘT
SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 31
Tiểu kết Chương 1. 36
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông ở ủy ban nhân dân huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của ủy ban
nhân dân cấp trên; Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương
theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp.
Trong những năm qua, công tác CCHC của huyện tiếp tục được các
cấp, các ngành quan tâm thực hiện và đã đạt được kết quả ở tất cả các nội
dung công tác CCHC theo tinh thần Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước
giai đoạn 2011-2020 và các văn bản chỉ đạo khác về CCHC của UBND.
Công tác CCHC của huyện Hoằng Hóa trong năm qua đã bám sát mục
đích, nội dung, yêu cầu theo các quy định của Chính phủ, Bộ nội vụ và của
tỉnh, một số nhiệm vụ của tỉnh đưa ra có tính đột phá và sẽ có những chuyển
biến tích cực trong công tác CCHC của toàn tỉnh nói chung và của UBND
huyện Hoằng Hóa nói riêng, góp phần cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tới. Có được
kết quả như vậy, phải nói đến sự quan tâm trước hết là công tác chỉ đạo, điều
hành về CCHC, bao gồm các việc như: ban hành chương trình đề án, kế
hoạch, các văn ban về CCHC theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, làm tốt
các việc như: việc tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức bố trí nhân lực làm việc và kinh phí cho công tác CCHC; việc
triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch CCHC của tỉnh đề ra; việc
40
thanh tra, kiểm tra về tổ chức bộ máy, CCHC và công tác báo cáo định kỳ về
cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị
2.1.3. Khái quát về triển khai cải cách hành chính tại huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng với
chức năng và nhiệm vụ được quy định, thì UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa đã từng bước thực hiện CCHC tại huyện như sau:
1. Cải cách thể chế:
UBND huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm
pháp luật của Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung
ương và của tỉnh; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND xã, thị trấn, cơ
quan, đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
đến cán bộ, công chức và công dân theo quy định.
HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các thể chế trực
tiếp phục vụ cho chương trình CCHC; chú trọng công tác xây dựng, ban hành
văn bản. Từ năm 2011 đến nay HĐND, UBND huyện, xã, thị trấn ban hành
một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực phát triển kinh tế
xã hội và tổ chức hoạt động của UBND huyện, xã, thị trấn, trong đó tập trung
ở các lĩnh vực như: Đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý quy hoạch và xây
dựng, quản lý sử dụng đất đai, quản lý tài chính, cán bộ, công chức, quản lý
văn hóa, giáo dục, y tế.v.v.. Các thể chế do Trung ương, tỉnh ban hành được
tổ chức thực hiện, cụ thể hoá vào điều kiện của từng địa phương, đơn vị, đặc
biệt là trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Các thể chế về mối quan hệ giữa nhà
nước với nhân dân được quan tâm coi trọng, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, nâng cao sự giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước.
41
Việc rà soát, thẩm tra, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do
HĐND, UBND huyện, xã, thị trấn ban hành được thực hiện thường xuyên hiệu
quả, cụ thể: năm 2012 rà soát là: 6.930 VB ; năm 2013 là: 5.467 VB ; năm
2014 là: 6.299 VB ; năm 2015 là: 590 (VB); năm 2016 là: 639 VB . Kết quả
rà soát cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật ban hành cơ bản đảm bảo
đúng thẩm quyền, nội dung, thể thức văn bản, phù hợp với văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Tuy nhiên vẫn còn một số văn bản
quy phạm pháp luật do HĐND, UBND xã, thị trấn ban hành chưa đảm bảo yêu
cầu về nội dung, thể thức nhưng cơ bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ,
hủy bỏ kịp thời ngay sau khi kiểm tra, vì vậy đã hạn chế, khắc phục được
những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội và công tác quản lý ở địa
phương. UBND huyện, xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số
40/2010/NĐ-C ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính:
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước theo quy định của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh:
Những năm qua, cải cách thủ tục hành chính được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm, trong chương trình, nhiệm vụ hàng năm của huyện. Thực hiện các
Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính; hướng dẫn, triển
khai của các bộ, ngành, UBND tỉnh, UBND huyện đã ban hành các văn bản như:
Công văn số 80/UBND-NV ngày 15/02/2011 triển khai các Nghị quyết của
Chính phủ về đơn giản hoá TTHC; Kế hoạch số 1130/KH-UBND ngày
26/10/2012 thực hiện Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về
giám sát thực hiện cải cách TTHC; Kế hoạch rà soát, đánh giá đơn giản hóa
TTHC hàng năm.v.v..; chỉ đạo các phòng, ngành, UBND xã, thị trấn thường
xuyên theo dõi cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật thực thi phương án
42
đơn giản hoá TTHC theo quy định. Ban hành Công văn số 1073/UBND-
TĐMKSTTHC ngày 7/12/2011 triển khai rà soát, đối chiếu 84 TTHC có sửa
đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ chưa được công bố và đề nghị tỉnh; Công văn số
20/UBND-V ngày 06/02/2012 lập danh mục rà soát quy định TTHC.
- Kiểm soát thủ tục hành chính:
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-C ngày 8/6/2010 của Chính phủ
về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày
14/2/2008 về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy
định hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-C ngày 14/5/2013 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC và các văn
bản triển khai, hướng dẫn của tỉnh. Hàng năm UBND huyện ban hành Kế
hoạch kiểm soát thủ tục hành; triển khai công tác rà soát, đánh giá TTHC và
đơn giản hóa TTHC; thành lập Tổ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính cấp
huyện, gồm 05 đồng chí, do đ/c hó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng,
đại diện các phòng có liên quan tham gia thành viên; chỉ đạo các xã, thị trấn
thành lập Tổ đầu mối kiểm soát TTHC, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm
soát TTHC, tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân về
quy định hành chính trên địa bàn huyện. Cụ thể:
Năm 2012, triển khai rà soát 13 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực:
Kinh tế - Tài chính, Thuỷ sản, Hoạt động tín dụng, Người có công và đề nghị
phương án đơn giản hoá; Năm 2013, triển khai rà soát, đánh giá nhóm thủ tục
hành chính có liên quan đến công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch bất
động sản và tài sản gắn liền với đất; Năm 2014 tổ chức rà soát nhóm thủ tục,
quy định hành chính có liên quan đến việc cho phép hoạt động giáo dục đối
với nhà trường, nhà trẻ tư thục.
Bên cạnh đó, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng, ngành,
các xã, thị thực hiện nghiêm túc các Quyết định công bố thủ tục hành chính
43
của Chủ tịch UBND tỉnh. Việc công khai thủ tục hành chính tiếp tục được
quan tâm thực hiện, 100% đơn vị phòng, ngành, xã, thị trấn thực hiện niêm
yết TTHC theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; số thủ tục hành
chính cấp huyện là: 245; cấp xã, thị trấn là: 205; chỉ đạo các đơn vị thực hiện
tốt việc công khai minh bạch tất cả các TTHC, niêm yết, phổ biến ở địa
phương, đơn vị và trên trang thông tin điên tử, tạo điều kiện cho tổ chức công
dân giám sát và thực hiện.
- Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông:
Tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng, ngành, các xã, thị trấn đưa 100%
thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai,
minh bạch nội dung, quy trình thời gian giải quyết theo quy định; kiện toàn,
bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, uy tín tại bộ phận TN và TKQ
huyện, xã, thị trấn; quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng
giao tiếp cho cán bộ, công chức; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của bộ
phận một cửa cơ bản đảm bảo theo yêu cầu. Kết quả từ năm 2012 đến nay:
- Cấp huyện: 100% phòng chuyên môn thực hiện giải quyết TTHC tại
bộ phận một cửa điện tử huyện; số thủ tục hành chính là: 245 TT ; gắn việc
giải quyết TTHC với ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống
Q C ISO 9001:2008, cụ thể:
Năm 2012 số hồ sơ tiếp nhận giải quyết: 727 HS , số hồ sơ trả đúng
hẹn đạt 100%; Năm 2013 số hồ sơ tiếp nhận: 3868 HS , số hồ sơ trả đúng
hẹn đạt 98,7%; Năm 2014 số hồ sơ tiếp nhận: 76389 HS , số hồ sơ trả đúng
hạn đạt 99,3%; Năm 2015 số hồ sơ tiếp nhận: 22090 HS , số hồ sơ trả đúng
hạn đạt 99,2%; Năm 2016 số hồ sơ tiếp nhận: 9219 HS , số hồ sơ trả đúng
hạn đạt 97,6%.
- Cấp xã, thị trấn: 100% đơn vị thực hiện cơ chế một cửa; số thủ tục
hành chính là: 205 TT ; thời gian giải quyết được rút ngắn so với quy định,
44
trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức được nâng cao, cụ thể:
Năm 2012 số hồ sơ tiếp nhận giải quyết trả đúng hẹn đạt 98,3%; Năm 2013
là: 99,9%; Năm 2014 là: 95,3%; Năm 2015 là: 100%; Năm 2016 là: 100%.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong 05 năm qua, đã có sự
chuyển biến tích cực, góp phần khắc phục những phiền hà, sách nhiễu cho tổ
chức, công dân; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, đóng góp quan trọng
vào thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Trong 05 năm qua, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp
trên. UBND huyện đã tiến hành rà soát sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy cơ
quan hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở và các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc. Cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hợp lý và hiệu quả đúng
quy định; đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức
trong thực thi công vụ và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
- Về tình hình quản lý tổ chức, bộ máy: Thực hiện hiệu quả Nghị định
14/2008/NĐ-C ngày 04/2/2008 của Chính phủ; sắp xếp bộ máy bảo đảm đầy
đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, sự thống
nhất, thông suốt quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ huyện đến cơ sở, đã cơ
bản khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện các chức năng nhiệm vụ được
giao; từ năm 2012 đến nay cơ quan UBND huyện ổn định với 12 phòng
chuyên môn; số biên chế năm 2012 là: 86, năm 2013 là: 88, năm 2014 đến
2015 là: 89; được phân bổ, cơ cấu hợp lý và hiệu quả. UBND huyện thực hiện
xây dựng Đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính và các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc theo quy định; năm 2015 xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ
chính trị, trên cơ sở quy định pháp luật huyện đã thành lập Ban quản lý dự án
đầu tư, xây dựng, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính
45
nhà nước. Trong những năm qua UBND huyện đã được UBND tỉnh đánh giá,
xếp loại là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Về tình hình các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện: Năm
2012 tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc là: 153 ĐV , do việc sát nhập 6 xã,
thị trấn về thành phố Thanh Hóa; thực hiện việc sát nhập Trường THCS TT
Bút Sơn với Trường THCS Nhữ Bá Sỹ thành Trường THCS Nhữ Bá Sỹ; sát
nhập Trường tiểu học xã Hoằng Đức với Trường THCS xã Hoằng Đức thành
Trường tiểu học và THCS xã Hoằng Đức, đến nay số đơn vị sự nghiệp trực
thuộc là: 133 ĐV ; công tác quản lý biên chế, đánh giá quy hoạch, bổ nhiệm
cán bộ, viên chức được thực hiện đảm bảo theo quy định pháp luật và Đề án
vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 25/5/2012 của UBND
tỉnh và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các sở, ngành cấp tỉnh, UBND
huyện triển khai tổ chức bàn giao nguyên trạng 6 đơn vị hành chính xã,
thị trấn về thành phố Thanh Hoá theo quy định và từ năm 2012 đến nay số
đơn vị hành chính xã, thị trấn là: 43 ĐV ; tổng số biên chế cán bộ, công
chức cấp xã hiện nay là: 888, tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định là: 96 ,4%;
công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, đánh giá quy hoạch, bổ nhiệm cán
bộ, công chức được thực hiện đảm bảo quy định pháp luật. UBND huyện,
xã, thị trấn đã ban hành quy chế hoạt động và thường xuyên rà soát bổ
sung quy chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn
huyện; việc phân cấp quản lý tiếp tục được thực hiện theo quy định tại
Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/03/2007 của UBND tỉnh về
ban hành quy định phân công phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ,
công chức.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
46
- Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và cải cách chế độ
công vụ:
UBND huyện đã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà
nước về cán bộ, công chức, viên chức, như: uật cán bộ, công chức, Luật viên
chức, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành,
các văn bản triển khai, chỉ đạo của UBND tỉnh. Triển khai thực hiện xây dựng
Đề án vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; số phòng chuyên môn UBND huyện được
xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức là: 12 ĐV ; số đơn vị sự nghiệp
trực thuộc được xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức là: 133 ĐV ;
thông qua việc xác định vị trí việc làm đã nâng cao hiệu quả công tác quản lý
cán bộ, công chức, viên chức và cải cách chế độ công vụ.
- Công tác tuyển dụng công chức, viên chức; sử dụng, quy doạch, bổ
nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý các phòng chuyên môn và các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định pháp luật; hàng
năm huyện rà soát xây dựng kế hoạch biên chế theo quy định, thực hiện tuyển
dụng đúng chỉ tiêu biên chế, đảm bảo trình độ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
chuyên môn. Việc thực hiện các chế, chính sách đối với cán bộ, công chức,
viên chức, như: nâng lương thường xuyên, nâng lương sớm, giải quyết chế độ
BHXH.v.v.. cho cán bộ, công chức, viên chức đúng quy định pháp luật và các
văn bản hướng dẫn của cấp trên.
- Thực hiện hiện Chương trình công tác trọng tâm hàng năm; UBND
huyện đã ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 04/3/2013 về tăng cường
kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo, điều hành; Kế hoạch số 171/KH-
UBND ngày 20/2/2014 về nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công
vụ và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa
bàn huyện trong năm 2014-2015 và triển khai chỉ đạo hiệu quả; ban hành Kế
47
hoạch số 792/KH-UBND ngày 16/8/2012 về điều động công chức chuyên môn
xã, thị trấn, từ năm 2012 đến nay thực hiện điều động 54 công chức, tạo môi
trường, rèn luyện, thử thách, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Bên cạnh
đó, công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm và thanh tra, kiểm
tra, xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có sai phạm được thực hiện theo đúng
quy trình, quy định của pháp luật, đã góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính trong cán bộ, công chức trên địa bàn huyện.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện hiệu
quả; hàng năm huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, khuyến
khích cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, lý luận chính trị; gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trong những năm qua, UBND huyện
đã tạo điều kiện cho hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức từ huyện đến
xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; quan tâm công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức.
Từng bước đã nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Cụ thể từ năm 2011 đến nay,
huyện, xã, thị trấn mở 46 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và bồi
dưỡng nghiệp vụ cho 4904 lượt người.
5. Cải cách tài chính công:
- Thực hiện luật ngân sách nhà nước: Công tác quản lý và phân cấp ngân
sách đã có những đổi mới cơ bản, nâng cao quyền tự chủ, quyền quyết định và trách
nhiệm của các đơn vị, từ đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử
lý các công việc, giảm được nhiều khâu thủ tục không cần thiết trong cấp phát ngân
sách, tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính.
- Hàng năm huyện đã tập trung thẩm định quyết toán ngân sách cho các xã,
48
thị trấn; thực hiện nghiêm túc việc công khai dự toán và kiểm tra công tác công khai
dự toán ở các đơn vị; tăng cường thẩm tra quyết toán các công trình xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện; chỉ đạo các đơn vị xây dựng và thực hiện công khai dân chủ
quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng tài sản công theo quy định pháp
luật; ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 25/4/2014 về việc tăng cường công
tác quản lý đầu tư xây dựng và xử lý nợ xây dựng cơ bản ngân sách xã, thị trấn...
- Cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: Trên cơ sở
phân định rõ các đơn vị hành chính với đơn vị sự nghiệp, UBND huyện ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính
đối với cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-C về Quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-C về Quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó cơ chế tài
chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp được đổi mới về cơ bản theo
hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Thu hút
được nguồn nội lực đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo cơ sở cho việc
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả,
chống lãng phí, ngăn chặn tham nhũng, đây cũng là điều kiện để từng bước
xây dựng mô hình quản lý tài chính công hiện đại.
6. Về hiện đại hóa nền hành chính:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính: Thực hiện
Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ, UBND huyện
không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ chỉ đạo, điều
hành của UBND huyện và các phòng chuyên môn; 100% cán bộ, công chức
sử dụng hộp thư điện tử trao đổi công việc, khai thác hiệu quả các phần mềm
quản lý văn bản và sử dụng mạng Internet; 100% phòng, ngành, UBND xã,
49
thị trấn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sử dụng mạng nội bộ mạng AN để
trao đổi công việc; áp dụng hiệu quả phần mềm TD Office.
- Đối với UBND các xã, thị trấn tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, thông tin trên địa bàn; 100% xã, thị trấn có máy pho tô, máy vi tính nối mạng
Internet và sử dụng phần mềm TD Office trao đổi công việc; trong giai đoạn
2012-2016 toàn huyện có 10 xã đã đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất ở địa phương.
- UBND huyện đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và được cấp Giấy chứng nhận theo Quyết
định số 2653/QĐ-TĐC ngày 17/12/2012 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường
- Chất lượng; hàng năm tổ chức đánh giá nội bộ và duy trì thực hiện hiệu quả
Hệ thống quản lý chất lượng ISO; ban hành Quyết định 2534/QĐ-UBND
ngày 30/9/2014 về công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
ISO 9001:2008.
Những kết quả đạt được của Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa trong
hoạt động cải cách hành chính như:
- Ủy ban nhân dân huyện ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật trên các lĩnh vực khác nhau, nhằm tăng cường công tác điều hành của
các cấp chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thiết
lập trật tự, chấn chỉnh kỷ cương, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
quản lý nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Tạo cơ sở
pháp lý cho hệ thống hành chính ở địa phương, mang lại niềm tin cho nhân
dân và doanh nghiệp.
- Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo hướng từng
bước đơn giản hoá, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ
tục hành chính, khắc phục tình trạng phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, công
dân, góp phần đổi mới quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo chuyển
50
biến tích cực trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức,
công dân nâng cao trách nhiệm, niềm tin và sự đồng thuận trong nhân dân.
- Tổ chức bộ máy hành chính được cải cách theo hướng tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả hơn; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền,
trách nhiệm, khắc phục những chồng chéo trong giải quyết công việc. Đội
ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được quan tâm nâng cao về chất lượng, Ủy
ban nhân dân huyện đã ban hành quy chế tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán
bộ, công chức; các tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý, kết
hợp đào tạo với quy hoạch cán bộ, xây dựng quy chế đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
- Cải cách tài chính công đã nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của cơ
quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp, phát huy đáng kể các nguồn
lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội, đầu tư an sinh xã hội, ngăn chặn
tình trạng tham nhũng lãng phí của cán bộ, công chức.
- Về hiện đại hóa nền hành chính: Các cấp chính quyền các ngành trên
địa bàn đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa, xây dựng mới trụ
sở, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, góp phần từng bước hiện đại hoá nến hành chính.
Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian qua, tuy có
nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc rà soát thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bải bỏ nhằm đơn
giản hoá thủ tục hành chính chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức, việc
triển khai thực hiện còn thiếu tính tích cực, dẫn đến hiệu quả còn thấp.
- Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có nơi còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác kiểm tra, thanh tra công vụ chưa
thường xuyên, đổi mới. Do đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức yếu
51
về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức sa sút, thiếu trách nhiệm trước nhiệm
vụ được giao đã bị xử lý kỷ luật.
- Việc hiện đại hóa nền hành chính có nơi còn chậm; khả năng khai thác,
sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính của cán bộ, công chức còn
nhiều hạn chế; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.
- Công tác triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở
một số đơn vị hạn chế: Cơ sở vật chất phòng làm việc bộ phận một cửa có nơi
chưa đảm bảo, việc niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính chưa
thực hiện đầy đủ theo quy định; hiện tượng phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức,
công dân chưa được khắc phục triệt để.
- Một số đơn vị cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo
công tác cải cách hành chính, có nơi còn hình thức, công tác triển khai thực
hiện, kiểm tra giám sát còn thiếu tính linh hoạt, hiệu quả. Chế độ thông tin,
báo cáo cải cách hành chính một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc, kịp
thời; kinh phí hoạt động cải cách hành chính còn nhiều khó khăn, bất cập.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại
Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Về công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa trong triển
khai cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND huyện
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-
TTg và sau đó được thay thế bằng Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Theo đó, UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của UBND tỉnh về
việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015; Công văn
số 87/SNV-CCHC ngày 09/2/2012 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn triển
khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-
52
2020; Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 04/8/2015, cùng với Công văn số
966/SNV-CCHC ngày 08/9/2015 của Sở Nội vụ về việc triển khai thực hiện
Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2. Về công tác tổ chức thực hiện tại UBND huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa
- Về ban hành văn bản triển khai:
Thực hiện nội dung chỉ đạo tại các văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa,
UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành Công văn số 1355/UBND-NV ngày
22/9/2015 về triển khai thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện
nghiêm túc Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg đến tất cả các phòng, ngành,
UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ngày 15/12/2015, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 1789/KH-
UBND về thực hiện CCHC nhà nước năm 2016, trong đó: xác định rõ những
mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế
một cửa, cơ chế một cửa liê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_theo_co_che_mot_cua_lie.pdf