Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG”. 10
1.1. Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính . 10
1.1.1. Lý luận cơ bản về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính . 10
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC . 12
1.1.3. Những nội dung cải cách TTHC . 14
1.1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC . 16
1.2. Cơ chế “một cửa liên thông” . 19
1.2.1. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” . 19
1.2.2. Áp dụng cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong các cơ quan
hành chính nhà nước . 23
1.2.2.1. Áp dụng cơ chế “một cửa” . 23
1.2.3. Tác động của cơ chế “một cửa liên thông” đối với cải cách thủ tục hành
chính . 25
1.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” là
yêu cầu bức thiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay. . 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH. 35
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng
dẫn cụ thể để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức, công dân được quy định giải quyết
theo cơ chế “một cửa liên thông” của UBND cấp huyện và vào sổ tiếp nhận.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ và chưa đúng theo trình tự thủ tục quy định thì
hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. Xem xét nếu hồ sơ đầy đủ
theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận và hẹn trả hồ sơ, đồng thời vào sổ
theo dõi.
- Xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn
của mình. Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến các phòng ban, bộ phận
chuyên môn giải quyết theo quy trình “một cửa liên thông”.
- Sau khi có kết quả từ các phòng, ban chuyên môn, cơ quan liên quan,
công chức nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết cho tổ chức, công dân, đồng thời
thu phí, lệ phí theo đúng quy định hiện hành.
2.2.1.3. Nhiệm vụ của các phòng, bộ phận chuyên môn và các cơ quan có
liên thông
- Vào sổ theo dõi, cập nhật vào máy vi tính các hồ sơ đã được ký và đóng
dấu xác nhận do Bộ phận “một cửa liên thông” chuyển đến theo các nội dung: Số
hồ sơ, họ tên, địa chỉ, điện thoại giao dịch của khách hàng, các tài liệu có trong hồ
sơ, các nội dung cần giải quyết, ngày hẹn trả hồ sơ, ký xác nhận.
- Trưởng các phòng, bộ phận, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm phân
công CBCC xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
43
- Nếu hồ sơ không giải quyết được hoặc cần phải xem xét lại thì phòng, bộ
phận, cơ quan chuyên môn phải có văn bản gửi về Bộ phận “một cửa liên thông”
để trả lời công dân, tổ chức.
- Các phòng, bộ phận, cơ quan chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ
thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” từ công dân, tổ chức.
Hồ sơ không có chữ ký xác nhận của lãnh đạo Bộ phận “một cửa liên thông” được
coi là không hợp lệ.
- Hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, bộ phận chuyên môn và các cơ quan
liên quan thì trưởng phòng, trưởng bộ phận chuyên môn có trách nhiệm phối hợp
với các phòng, bộ phận chuyên môn và các cơ quan liên quan để giải quyết.
2.2.1.4. Thời gian làm việc của bộ phận “một cửa liên thông”
Bộ phận “một cửa liên thông” UBND huyện Bố Trạch làm việc từ thứ hai
đến thứ sau hàng tuần (nghỉ thứ bảy và chủ nhật , các ngày lễ, tết theo quy định).
Giờ làm việc trong ngày được quy định như sau:
+ Sáng:
Từ 07h30 đến 11h: đón công dân, cấp số thứ tự, chuẩn bị trang thiết bị,
hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp dân, tiếp nhận hồ sơ hành chính và trả
kết quả
Từ 11h đến 11h30: sắp xếp hồ sơ, vào sổ, giao nhận hồ sơ hành chính
(nếu có)
+ Chiều:
Từ 13h30 đến 16h30: nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Từ 16h30 đến 17h30: sắp xếp hồ sơ, vào sổ, bàn giao hồ sơ, tiếp nhận
kết quả từ phòng chuyên môn, tổng hợp sổ sách, số liệu, kiểm kê phí, lệ phí chuẩn
bị công việc sáng ngày hôm sau.
44
Thời gian hành chính còn lại trong ngày để CBCC của Bộ phận “một cửa
liên thông ” sắp xếp hồ sơ, trình ký, đóng dấu xác nhận, chuyển hồ sơ đến các
phòng, bộ phận liên quan để giải quyết.
2.2.2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa
liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch
2.2.2.1. Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa liên thông”
Quy trình tiếp dân, hướng dẫn tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo
cơ chế một cửa tại UBND huyện Bố Trạch được quy định tại Quyết định số
20/2014/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 về việc ban hành Quy định quy trình tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa, một
cửa liên thông của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
- Tiếp dân
Khi tổ chức, cá nhân đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND
huyện, cán bộ, công chức, nhân viên có trách nhiệm tiếp đón, làm rõ yêu cầu của
tổ chức và công dân, giải đáp những thắc mắc và cấp số thứ tự khi yêu cầu của
công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.
- Hướng dẫn
Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân:
+ Đến nơi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của công dân về TTHC hoặc
các công việc khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.
+ Hướng dẫn về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện TTHC.
+ Hướng dẫn những quy định liên quan đến TTHC và thực hiện TTHC.
+ Hướng dẫn quy trình thực hiện, quy định về hồ sơ hành chính và các quy
định khác trong quy trình thực hiện TTHC.
45
+ Việc hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ hành chính phải được lập
bằng phiếu hướng dẫn theo mẫu và có ký nhận của cán bộ của bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
- Tiếp nhận hồ sơ hành chính
+ Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc
gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến hoặc cách thức thực hiện khác
theo quy định. Cá nhân, tổ chức khi gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính ghi rõ
địa chỉ gửi, địa chỉ nhận kết quả và tự chi trả cước phí theo quy định của đơn
vị cung cấp dịch vụ bưu chính.
+ Khi giao dịch tiếp nhận hồ sơ, cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định: Phải tiếp nhận hồ sơ;
nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu) hoặc Phần mềm điện tử; lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu) và giao Giấy tiếp nhận hồ
sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua
đường bưu chính (nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu chính), hoặc gửi vào tài
khoản trực tuyến hoặc địa chỉ thư điện tử mà người nộp hồ sơ đã đăng ký.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ theo quy định: Hướng dẫn
cụ thể, đầy đủ, một lần; lập Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu),
giao cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ gửi qua
dịch vụ bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến hoặc địa chỉ thư điện tử
mà người nộp hồ sơ đã đăng ký. Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận
hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
đối với hồ sơ được nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến.
Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết: Hướng dẫn để cá
nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cá nhân, tổ
46
chức yêu cầu có văn bản trả lời, cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ không được tiếp nhận.
+ Trường hợp cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả được phân công giải quyết hồ sơ: Cán bộ, công chức nhập
thông tin và Sổ theo dõi hồ sơ hoặc phần mềm điện tử và xử lý như sau:
Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, cán bộ, công
chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết
hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết, cán bộ, công chức lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ hành chính cho cơ
quan, bộ phận chuyên môn xử lý theo quy định, trình người có thẩm quyền
quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
+ Cuối buổi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sắp xếp, kiểm lại hồ sơ,
lập phiếu giao nhận và bàn giao hồ sơ cho cơ quan, bộ phận chuyên môn.
- Giao nhận và luân chuyển hồ sơ hành chính
Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ công chức lập Phiếu
kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (theo mẫu); bàn giao hồ sơ và Phiếu kiểm
soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cán bộ, công chức, bộ phận hoặc cơ quan
chuyên môn liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Việc bàn
giao hồ sơ được tiến hành ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể là:
+ Hồ sơ hành chính có thời gian hẹn từ 3 ngày trở lên được tổ chức
giao nhận vào 16h30 hàng ngày;
+ Hồ sơ hành chính có thời gian hẹn dưới 3 ngày được tổ chức giao
nhận vào 11h00 và 16h30 hàng ngày;
47
+ Hồ sơ hành chính giải quyết ngay trong buổi làm việc được giao
nhận ngay sau khi tiếp nhận và giải quyết xong để trả cho tổ chức, công dân
và đối chiếu số liệu giải quyết hồ sơ vào 16h30 hàng ngày.
+ Hồ sơ hành chính tiếp nhận trực tuyến được chuyển trực tiếp trên hệ
thông cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ hành chính và được chuyển ngay sau khi
xác nhận hồ sơ hợp lệ và được lập phiếu giao nhận để ký xác nhận cùng với
bàn giao hồ sơ thông thường.
- Cơ quan, bộ phận chuyên môn chủ động liên hệ với bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả để nắm lượng hồ sơ hành chính phát sinh và cử cán bộ
tiếp nhận hồ sơ và bàn giao kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả.
- Khi giao nhận hồ sơ, các bên phải kiểm hồ sơ, trao đổi những vướng
mắc hoặc lưu ý của các hồ sơ nếu có, ký phiếu giao nhận và xác nhận thông
tin về hồ sơ trên phần mềm quản lý hồ sơ hành chính.
- Đối với hồ sơ hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông,
việc giao nhận hồ sơ giữa các cơ quan, bộ phận chuyên môn hoặc được thực
hiện theo hình thức giao nhận này và các quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả
kết quả giải quyết hồ sơ hành chính; thời gian và địa điểm giao nhận do các
cơ quan thống nhất để đảm bảo tính thuận lợi và linh hoạt trong thực hiện
TTHC.
- Giải quyết hồ sơ hành chính
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức,
bộ phận hoặc phòng chuyên môn giải quyết như sau:
+ Thẩm định, trình người có thẩm quyết định và chuyển kết quả giải
quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Báo cáo cấp có thẩm
quyền bàn giao lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, nội
48
dung cần bổ sung (theo mẫu). Thời gian cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần
đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả liên hệ với cá nhân, tổ chức để chuyển văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của cán bộ, công chức khi tiếp nhận hồ sơ) và
đề nghị bổ sung hồ sơ của cơ quan chuyên môn.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Báo cáo cấp có
thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ không
đủ điều kiện giải quyết (theo mẫu). Thời hạn thông báo phải trong thời hạn
giải quyết hồ sơ theo quy định.
+ Đối với các hồ sơ quá hạn giải quyết: Tham mưu lãnh đạo cơ quan,
đơn vị có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó nêu rõ lý do quá hạn và
thời hạn trả kết quả lần sau (theo mẫu). Thời hạn trả kết quả lần sau không
được quá một phần ba thời gian quy định giải quyết công việc đó. Lãnh đạo
cơ quan có hình thức xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ
quá hạn nhiều lần không có lý do chính đáng.
+ Trong quá trình giải quyết hồ sơ hành chính, nếu phải gặp gỡ công
dân để kiểm tra thực địa, xác minh hồ sơ thì cán bộ chuyên môn phải có trách
nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về tiếp và hướng dẫn công dân.
- Ký, phê duyệt các kết quả giải quyết hồ sơ hành chính:
+ Trưởng phòng chuyên môn: Lãnh đạo phòng chuyên môn, công chức
chuyên môn ký trình lãnh đạo UBND huyện ký, phê duyệt kết quả giải quyết
hồ sơ hành chính.
- Giao nhận kết quả và trả kết quả cho tổ chức, công dân:
Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập vào
Sổ theo dõi hồ sơ hoặc phần mềm điện tử và thực hiện như sau:
+ Kết quả giải quyết hồ sơ hành chính được lấy số, dấu, vào sổ theo dõi,
quản lý, tích hợp hoàn thành trên phần mềm quản lý hồ sơ hành chính, đối chiếu
49
hồ sơ soát lại kết quả và trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; cán bộ giao
nhận kết quả phải kiểm tra và ký giao nhận kết quả.
+ Đối với hồ sơ đã giải quyết xong: Căn cứ phiếu hẹn, cán bộ bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức và thu phí, lệ
phí (nếu có) theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết
quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và cước
phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ công trực
tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.
Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân,
tổ chức nhận kết quả.
Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, hồ sơ thiếu tài liệu theo quy
định phải bổ sung hoặc sau khi xác minh cần chỉnh sửa, bổ sung thì trong thời
hạn 2/3 thời gian giải quyết hồ sơ, cán bộ được giao giải quyết hồ sơ phải lập
phiếu yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả để liên hệ với cá nhân, tổ chức đề nghị bổ sung hồ sơ theo thông báo
của cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ và gửi văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của cán bộ, công chức khi tiếp nhận hồ sơ) theo
mẫu. Thời gian chờ bổ sung hồ sơ không được tính vào thời gian giải quyết
hồ sơ. Hồ sơ chờ bổ sung được lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và
chuyển lại cho cán bộ, công chức phòng, bộ phận chuyên môn đã thụ lý trước
đó khi cá nhân, tổ chức đã hoàn thiện hồ sơ theo thông báo và thời gian giải
quyết tiếp sau không được quá 2/3 tổng thời gian quy định để giải quyết hồ sơ.
Đối với hồ sơ đã tiếp nhận nhưng không đủ điều kiện giải quyết: Trong
vòng 2/3 thời gian trên tổng số thời gian giải quyết phải được trả lại cho Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả để liên hệ với cá nhân, tổ chức trả lại hồ sơ kèm
theo văn bản thông báo không đủ điều kiện giải quyết hồ sơ. Thông báo được
nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ.
50
Đối với hồ sơ giải quyết quá hạn: Chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan,
đơn vị làm quá hạn giải quyết cho cá nhân, tổ chức (trong đó nêu rõ lý do quá
hạn và thời hạn trả kết quả lần sau) và gửi 01 bản về phòng Nội vụ để theo
dõi, đánh giá. Đồng thời cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách
nhiệm liên hệ với cơ quan chuyên môn để nắm bắt thông tin và tình trạng giải
quyế hồ sơ để thông báo cho công dân biết; nghiêm cấm mọi trường hợp
hướng dẫn công dân đến cơ quan chuyên môn để đôn đốc hoặc nhận kết quả.
Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
Khi trả kết quả cho tổ chức, công dân ,cán bộ trả kết quả có trách nhiệm
yêu cầu công dân kiểm tra lại kết quả, ký nhận kết quả và thu nộp đúng, đủ phí, lệ
phí (nếu có), tích hợp trả hồ sơ và chuyển lưu cơ sở dữ liệu và hồ sơ hành chính
trên phần mềm quản lý hồ sơ hành chính; chuyển trả hồ sơ cho cơ quan chuyên
môn để lưu theo quy định, vào sổ theo dõi kết quả để tổng hợp số liệu báo cáo.
- Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ phận “một cửa liên thông” với các phòng,
ban chuyên môn, cơ quan liên quan
+ Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ nếu thủ tục còn vướng mắc chưa rõ ràng
thì công chức tiếp nhận hồ sơ trực tiếp trao đổi với phòng, bộ phận chuyên môn,
cơ quan liên quan để thống nhất trước khi nhận hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ do công chức tiếp nhận chuyển đến chưa đầy đủ, các phòng,
bộ phận chuyên môn, cơ quan liên quan có quyền trả lại để yêu cầu bổ sung hồ sơ.
+ Nếu việc giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân chậm hơn thời gian quy
định gây thiệt hại đối với tổ chức và công dân mà không có lý do chính đáng thì
lãnh đạo phòng, bộ phận chuyên môn, cơ quan liên quan cùng với CBCC xử lý hồ
sơ phải có văn bản trả lời cho tổ chức, công dân.
51
+ Đối với hồ sơ mà cán bộ, công chức trình Trưởng phòng, trưởng bộ
phận chuyên môn, cơ quan liên quan ký đúng thời gian quy định nhưng do
Trưởng phòng, trưởng bộ phận chuyên môn, cơ quan liên quan ký chậm thì
phải chịu trách nhiệm và có văn bản trả lời đến tổ chức, công dân.
- Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ giải quyết từ các phòng, bộ phận chuyên môn, cơ
quan liên quan; CBCC thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ
theo thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí theo quy định; yêu cầu tổ chức, công dân
ký nhận vào sổ theo dõi trả kết quả.
2.2.2.2. Quy trình giải quyết TTHC đối với một số lĩnh vực cụ thể
a. Lĩnh vực địa chính
Khi tổ chức, cá nhân đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND
huyện, cán bộ, công chức, nhân viên có trách nhiệm tiếp đón, làm rõ yêu cầu
của tổ chức và công dân, giải đáp những thắc mắc và cấp số thứ tự khi yêu
cầu của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.
Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân quy trình
thực hiện, quy định về hồ sơ hành chính và các quy định khác trong quy trình
thực hiện TTHC, và hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ hành chính phải
được lập bằng phiếu hướng dẫn theo mẫu và có ký nhận của cán bộ của bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định: Phải tiếp nhận hồ sơ;
nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu) hoặc Phần mềm điện tử; lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu) và giao Giấy tiếp nhận hồ
sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho người nộp hồ sơ; và chuyển hồ
sơ cho bộ phận địa chính/Phòng tài nguyên và môi trường.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ công chức tại bộ phận
địa chính/Phòng tài nguyên và môi trường lập Phiếu kiểm soát quá trình giải
52
quyết hồ sơ (theo mẫu); bàn giao hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải
quyết hồ sơ cho cán bộ, công chức, bộ phận hoặc cơ quan chuyên môn liên
quan giải quyết.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ,
công chức, bộ phận địa chính hoặc Phòng tài nguyên và môi trường thẩm
định, trình người có thẩm quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Cán bộ, công chức bộ phận địa chính/ phòng tài nguyên và môi trường
ký trình lãnh đạo UBND huyện ký, phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ
hành chính.
+ Đối với hồ sơ đã giải quyết xong: Căn cứ phiếu hẹn, cán bộ bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức và thu phí, lệ
phí (nếu có) theo quy định
b. Lĩnh vực chứng thực
Khi tổ chức, cá nhân đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND
huyện, cán bộ, công chức, nhân viên có trách nhiệm tiếp đón, làm rõ yêu cầu
của tổ chức và công dân, giải đáp những thắc mắc và cấp số thứ tự khi yêu
cầu của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.
Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân quy trình
thực hiện, quy định về hồ sơ hành chính và các quy định khác trong quy trình
thực hiện TTHC, và hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ hành chính phải
được lập bằng phiếu hướng dẫn theo mẫu và có ký nhận của cán bộ của bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định: Phải tiếp nhận hồ sơ;
nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu) hoặc Phần mềm điện tử; lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu) và giao Giấy tiếp nhận hồ
53
sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho người nộp hồ sơ; và chuyển hồ
sơ cho bộ phận tư pháp/ Phòng tư pháp.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ công chức tại bộ phận tư
pháp/ Phòng tư pháp lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (theo
mẫu); bàn giao hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cán
bộ, công chức, bộ phận hoặc cơ quan chuyên môn liên quan giải quyết.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ,
công chức, bộ phận tư pháp/ Phòng tư pháp thẩm định, trình người có thẩm
quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả.
Cán bộ, công chức bộ phận tư pháp/ Phòng tư pháp ký trình lãnh đạo
UBND huyện ký, phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ hành chính.
+ Đối với hồ sơ đã giải quyết xong: Căn cứ phiếu hẹn, cán bộ bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức và thu phí, lệ
phí (nếu có) theo quy định
c. Lĩnh vực lao động thương binh và xã hội
Khi tổ chức, cá nhân đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND
huyện, cán bộ, công chức, nhân viên có trách nhiệm tiếp đón, làm rõ yêu cầu
của tổ chức và công dân, giải đáp những thắc mắc và cấp số thứ tự khi yêu
cầu của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.
Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân quy trình
thực hiện, quy định về hồ sơ hành chính và các quy định khác trong quy trình
thực hiện TTHC, và hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ hành chính phải
được lập bằng phiếu hướng dẫn theo mẫu và có ký nhận của cán bộ của bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định: Phải tiếp nhận hồ sơ;
nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu) hoặc Phần mềm điện tử; lập
54
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu) và giao Giấy tiếp nhận hồ
sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho người nộp hồ sơ; và chuyển hồ
sơ cho bộ phận văn hóa xã hội/Phòng lao động thương binh và xã hội.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ công chức tại bộ phận
văn hóa xã hội/Phòng lao động thương binh và xã hội lập Phiếu kiểm soát quá
trình giải quyết hồ sơ (theo mẫu); bàn giao hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình
giải quyết hồ sơ cho cán bộ, công chức, bộ phận hoặc cơ quan chuyên môn
liên quan giải quyết.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ,
công chức, bộ phận văn hóa xã hội/Phòng lao động thương binh và xã hội
thẩm định, trình người có thẩm quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ
cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Cán bộ, công chức bộ phận địa chính/ phòng tài nguyên và môi trường
ký trình lãnh đạo UBND huyện ký, phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ
hành chính.
+ Đối với hồ sơ đã giải quyết xong: Căn cứ phiếu hẹn, cán bộ bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức và thu phí, lệ
phí (nếu có) theo quy định.
2.2.3. Nhận xét, đánh giá cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch
2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Huyện Bố Trạch đã có rất nhiều cố gắng trên tất cả các hoạt động: thu
ngân sách, tổ chức bộ máy, cải cách hành chính. Đặc biệt, việc xác định
CCHC là một trong ba khâu đột phá là việc làm rất đúng. UBND huyện đã
lựa chọn được những nội dung, những công việc mà người dân quan tâm: cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục về đăng ký kinh doanh - cấp mã
số thuế Đáng chú ý, UBND huyện đã có nhiều điểm mới trong triển khai
55
thực hiện như: xây dựng Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm;
việc trả hồ sơ tại nhà tuy chưa nhiều nhưng đã mang lại hình ảnh rất mới của
chính quyền tới người dânhay như những thư chúc mừng, thư chia buồn,
tuy nhỏ nhưng đã tạo được thiện cảm người dân được chính quyền, đây là
việc làm tốt mà tỉnh nên nhân rộng.
Thời gian qua, công tác CCHC của huyện đã được triển khai đồng bộ,
toàn diện trên tất cả các nội dung CCHC, nhiều mặt đã có chuyển biến tích
cực. Trong công tác CCHC, UBND huyện đã đẩy mạnh thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông, số lượng TTHC được công bố, công khai đầy đủ theo
đúng quy định, việc giải quyết TTHC đảm bảo có chất lượng, kịp thời theo
đúng pháp luật.
Việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” theo hướng hiện
đại cũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Cụ thể như sau:
- Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bố trí 07 quầy tiếp nhận hồ sơ
thuộc 07 lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Lao động - Thương
binh và Xã hội; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; Thuế; Kho bạc. Tại các quầy,
các phòng, ban chuyên môn cử cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Riêng lĩnh vực Thuế
và Kho bạc là người của Văn phòng UBND huyện thực hiện. Mỗi quầy được
trang bị một máy vi tính kết nối với phần mềm để tiếp nhận hồ sơ. Phần mềm
được tích hợp sẵn Bộ TTHC và quy trình giải quyết công việc theo tiêu
chuẩn ISO.
- Tại bộ phận ‘một cửa liên thông” được trang bị các thiết bị để phục vụ
người dân như: máy tra cứu TTHC, máy xếp hàng tự động, máy quét mã
vạch, máy điều hòa nhiệt độ, ghế ngồi chờ, kệ sách báo, nước uống
Với thiết bị máy tra cứu TTHC (màn hình cảm ứng) người dân dễ dàng
tra cứu TTHC khi đến giao dịch. Tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải
56
quyết của cấp quận, huyện đều được niêm yết trên máy tra cứu TTHC, thực
hiện theo Bộ TTHC đã được Chủ tịch UBND huyện công bố.
Máy xếp hàng tự động cấp số thứ tự giải quyết hồ sơ cho người dân,
thông qua thiết bị này việc giải quyết hồ sơ của người dân được thực hiện
công bằng, hồ sơ nào trước sẽ được giải quyết trước theo thứ tự.
Máy quét mã vạch là thiết bị dành cho người dân khi muốn biết tình
trạng giải quyết hồ sơ của mình, tiến độ giải quyết hồ sơ cụ thể (đã giải quyết
xong hoặc chưa xong hoặc đang giải quyết ở công đoạn nào).
Ngoài ra, để xem tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ của mình người
dân có thể thực hiện thông qua 03 cách tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu mà không
cần đến Bộ phận “một cửa liên thông”:
Cách thứ nhất: dùng mã số biên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_theo_co_che_mot_cua_lie.pdf