MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH “MỘT
CỬA” CẤP HUYỆN . 10
1.1. Khái quát về thủ tục hành chính. 10
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính . 10
1.1.2. Đặc điểm thủ tục hành chính. 12
1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính . 14
1.1.4. Thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính . 16
1.1.5. Phân loại thủ tục hành chính . 18
1.2. Cải cách thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo mô hình
“Một cửa” cấp huyện. 21
1.2.1. Một số quan niệm về cải cách thủ tục hành chính . 21
1.2.2. Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” cấp huyện. 27
1.2.3. Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” cấp huyện. 27
1.3. Qúa trình thực hiện triển khai mô hình “Một cửa” cấp huyện. 34
1.3.1 Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” cấp
huyện . 37
1.3.2 Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” cấp
huyện ở một số địa phương. 39
Tiểu kết chương 1. 45
Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
MÔ HÌNH “MỘT CỬA” CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LÀO
CAI, TỈNH LÀO CAI . 46
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. . 46
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” ở ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Hồng Hà,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; và giáp với các huyện trong tỉnh Lào Cai gồm
huyện: Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng.
- Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội sôi động của một thành phố đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giải quyết TTHC liên quan đến các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn là rất lớn, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước, trước
47
hết là UBND thành phố Lào Cai phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, nhất là
cải cách TTHC một cách tích cực, thường xuyên và hiệu quả.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai.
- Lãnh đạo UBND gồm: Chủ tịch UBND và 03 Phó Chủ tịch UBND.
- UBND thành phố có 13 phòng ban chuyên môn là: Văn phòng HĐND
và UBND; phòng Nội vụ, phòng Thanh tra, phòng Tư pháp, phòng Tài chính &
Kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế, phòng Văn hóa & Thông tin,
phòng Y tế, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Dân tộc, phòng Giáo dục &
Đào tạo, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Số lượng cán bộ, công chức là: 137 biên chế quản lý nhà nước.
2.1.2. Nguyên tắc làm việc của UBND thành phố Lào Cai
- UBND thành phố làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo
phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND, đồng thời đề cao trách nhiệm cá
nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND thành phố.
- Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền; bảo
đảm sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố và
sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan, đơn vị,
một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công
việc cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại.
Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải
chịu trách nhiệm với công việc được giao.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định
của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và quy chế làm việc của UBND
thành phố.
- Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công
việc, bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
48
2.1.3. Mối quan hệ công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố Lào Cai
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ UBND tỉnh Lào Cai, ồng thời chịu sự giám sát
của Hội đồng nhân dân thành phố Lào Cai, điều hành thực hiện theo các Nghị
quyết của Thành ủy Lào Cai. Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể của thành phố đẻ hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
2.2. Tình hình thực hiện tục cải cách thủ hành chính theo mô hình một
cửa tại UBND thành phố Lào Cai.
2.2.1. Nội dung của cải cách thủ hành chính
Để hướng tới thành công trong sự nghiệp cải cách hành chính công, nhiệm
vụ tiên quyết cần hoàn thiện là cải cách thủ tục hành chính. Chính phủ đã nêu rõ
nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính
phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020 [6, Tr3] như sau:
Một là, cắt giảm và nâng cao hiệu quả thủ tục hành chính trong tất cả các
lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân,
doanh nghiệp;
Hai là, trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính
để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã
hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế
của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập
trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu,
nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số
lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong
từng giai đoạn;
Ba là, cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước,
các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
Bốn là, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo
quy định của pháp luật;
49
Năm là, công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình
thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân,
tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà
nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
Sáu là, đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây
dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà
nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các
tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực
quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành;
công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc
thực hiện;
Bảy là, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các
quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả các quy định hành chính
và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà
nước các cấp.
Điểm mới là trong Nghị quyết 30c đã tách lĩnh vực cải cách thủ tục hành
chính ra khỏi cải cách thể chế và đưa ra làm nhiệm vụ riêng. Theo Thứ trưởng
Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: "Việc bóc tách nhiệm vụ cải cách TTHC là một
yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay, bởi TTHC có vai trò quan trọng, được
thực hiện hằng ngày trong đời sống xã hội cũng như tác động lớn đến thu hút
đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp". Trong giai đoạn 2011 – 2015 cần tiếp tục
cải thiện môi trường kinh doanh trong một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung
là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập
khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ... Một điểm mới
nữa là việc đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây
dựng thể chế và việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
về các quy định hành chính. Đây sẽ là một bước tiến đáng kể góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả của các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ
tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
50
2.2.2. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND
thành phố Lào Cai.
Cải cách TTHC để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
là xu hướng tất yếu. Một trong các giải pháp quan trọng được Thành ủy và
UBND thành phố Lào Cai đưa ra là đẩy mạnh cải cách TTHC, tạo mọi điều kiện
thuận lợi phục vụ nhân dân mà không làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả hoạt động
quản lý HCNN. Giải quyết TTHC theo mô hình “một cửa” trên địa bàn thành
phố đã góp phần quan trọng giải quyết được vấn đề này. Kết quả thực hiện các
cơ chế nói trên đã làm gia tăng mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với
các cơ quan nhà nước và đội ngũ CBCC.
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đảng bộ và chính quyền thành phố Lào
Cai đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ hơn nữa TTHC nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người dân và tổ chức. Những tồn tại, hạn chế trong
việc giải quyết các TTHC ở các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tạo áp
lực cho chính quyền các cấp phải cải cách TTHC mạnh mẽ hơn. Theo đánh giá
chung, người dân, tổ chức vẫn còn mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để
giải quyết các TTHC. Nguyên nhân xác định là do không nắm vững về thủ tục,
các loại giấy tờ hồ sơ. Mặt khác, do quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ, mức thu
lệ phí đối với từng loại TTHC không được công khai, rõ ràng nên tình trạng
CBCC đòi hỏi thêm thủ tục ngoài quy định, hạch sách, nhũng nhiễu vẫn còn
diễn ra.
Công tác quản lý đối với ngành, lĩnh vực cụ thể tại các cơ quan HCNN
cấp cơ sở chưa chặt chẽ, không được kiểm tra thường xuyên nên mỗi phòng, ban
có cách làm việc riêng, không có quy định về quy trình phối hợp chặt chẽ. Số
lượng hồ sơ nhận, giải quyết, kết quả giải quyết hồ sơ đối với từng lĩnh vực
không được thống kê, tập hợp báo cáo đầy đủ, thường xuyên về UBND cấp cơ
sở.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và chủ quan, UBND thành phố Lào Cai
đã triển khai thực hiện thí điểm cải cách TTHC theo mô hình “một cửa” ngay
51
khi UBND tỉnh Lào Cai có quyết đinh phê duyệt. UBND thành phố đã ban hành
quyết định phê duyệt đề án cải cách TTHC theo mô hình “một cửa” tại các
phòng và UBND các xã, phường, với mục đích bảo đảm thực hiện một cách
đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới. Từ đó đến nay, mô hình “một cửa”
trong tiếp nhận và giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức vẫn được duy trì, củng
cố để phục vụ nhu cầu của người dân và tổ chức.
Thành ủy, UBND thành phố Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo công tác
CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng, coi đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo điều hành của Thành ủy, UBND thành
phố Lào Cai. Trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố đã tập trung chỉ đạo triển
khai các giải pháp thực hiện CCHC và xem cải cách TTHC là khâu đột phá. Căn
cứ các Nghị quyết của Trung ương, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, của
tỉnh Lào Cai, UBND thành phố Lào Cai đã ban hành một số văn bản chỉ đạo
công tác cải cách TTHC theo mô hình một cửa. Để điều hành, UBND thành phố
đã thực hiện và ban hành các văn bản sau:
Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc ban hành quy định về việc thực hiện cơ chế "một cửa", cơ chế "một cửa
liên thông" trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản
lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 30/12/2011của UBND tỉnh Lào Cai vè
triển khai thực hiện đề án: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai khối các cơ quan
hành chính nhà nước giai đoạn 2011-215.
Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của UBND tỉnh Lào
Cai về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 24/5/2010 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc phê duyệt đề án thí điểm cơ chế một cửa liên thông tại thành phố Lào
Cai
52
Đề án số 22-ĐA/TU ngày 31/12/2015 của Thành ủy Lào Cai về Đẩy mạnh
cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị thành phố, giai
đoạn 2015 - 2020.
Quyết định số 733QĐ/TU ngày 26/12/2011 của Thành ủy Lào Cai về ban
hành Đề án cải cách hành chính thành phố giai đoạn 2011-2015.
Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 17/3/2004 của UBND thành phố Lào
Cai về việc ban hành quy chế tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của của công dân, tổ
chức theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố và các xã, phường.
Quyết đinh 1152/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về
phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện thí điểm cắt giảm 30% thời
gian giải quyết theo lộ trình Đề án 1648
Kế hoạch 261/KH-UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc Nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) của tỉnh Lào
Cai, giai đoạn 2016 - 2020
Hàng năm UBND thành phố đều xây dựng kế hoạch kiểm soát TTHC của
thành phố để xác định rõ những nội dung công việc giao cho từng ngành, địa
phương và có yêu cầu thời gian hoàn thành liên quan đến công tác cải cách
TTHC.
Bên cạnh đó ngay sau khi áp dụng mô hình cải cách thủ tục hành chính
theo mô hình một cửa, UBND thành phố Lào Cai đã có văn bản yêu càu các cơ
quan, đơn vị liên quan tiến hành lựa chọn các TTHC có tần xuất thực hiện nhiều
trong một năm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cá nhân, tổ chức và có tác động
lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương để đưa vào Kế hoạch rà soát
chung của tỉnh Lào Cai. Đến thời điểm tháng 12 năm 2016, thành phố đã tiến
hành rà soát và đơn giải hóa các TTHC.
Ngoài triển khai công tác thống kê số liệu giải quyết TTHC của Trung
ương, tỉnh Lào Cai, UBND thành phố còn thực hiện cách quyết liệt tập trung
vào công tác cải cách TTHC theo đúng Kế hoạch đã đề ra từ đầu các năm nhằm
đơn giản hóa vfa giải quyết bất cập về thời gian giải quyết TTHC đặc biệt các
53
lĩnh vực nhạy cảm, gây nhiều bức xúc của nhân dân như: Cấp phép xây dựng,
đất đai và đăng ký kinh doanh. Thành phố yêu cầu các phòng ban chuyên môn,
đặc biệt phòng ban chuyên môn có số lượng TTHC nhiều như: Tài nguyên và
Môi trường, Quản lý đô thị, Tài chính & Kế hoạch, Tư pháp, Lao động - Thương
binh & Xã hội tiến hành rà soát TTHC để tham mưu UBND tỉnh Lào Cai ban
hành Quyết định đơn giản hóa TTHC còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến cá nhân,
tổ chức khi giải quyết TTHC. Tiến hành lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức trong
công tác giải quyết TTHC, tiếp thu ý kiến nhằm hoàn thiện công tác rà soát và
đơn giản hóa TTHC có thời gian xử lý lâu và qua nhiều khâu giải quyết. UBND
thành phố đã xin ý kiến UBND tỉnh cho thí điểm việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
các TTHC thuộc thẩm quyền để vừa phù hợp với văn bản chỉ đạo của Trung
ương và phù hợp tình hình địa phương, qua đó tạo tiền đề tích cực đối phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.
2.2.3. Những kết quả đạt được trong cải cách TTHC trên một số lĩnh vực
Việc xác định cải cách TTHC là khâu đột phá trong công tác CCHC hiện
nay ở nước ta. UBND thành phố Lào Cai luôn đã không ngừng nghiên cứu, tìm
tòi, sáng tạo để hoàn thiện các mô hình liên quan đến công tác cải cách thủ tục
hành chính. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và
công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các quyết định, kế hoạch của
UBND thành phố. Chính vì vậy, công tác cải cách hành chính nói chung và việc
thực hiện mô hình một cửa nói riêng được đẩy mạnh thực hiện không ngừng và
đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận, cụ thể:
* Về Cải cách thủ tục hành chính
Công tác rà soát, đơn giản hóa TTHC được tiến hành thương xuyên, liên
tục kịp thời phát hiện, kiến nghị với tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ
TTHC không còn phù hợp, kết quả: Tổng số TTHC được hệ thống hóa và được
rà soát, đánh giá theo danh mục chuẩn hóa của các Bộ ngành số thủ tục hành
chính được công bố mới (168 thủ tục hành chính cấp huyện).
54
- Thành phố đã thực hiện đăng ký cắt giảm 17 TTHC, cụ thể: (01 TTHC
lĩnh vực đô thị, 01 TTHC lĩnh vực dân tộc; 02 TTHC lĩnh vực tài chính- kế
hoạch; 01 TTHC lĩnh vực tài nguyên; 01 TTHC lĩnh vực kinh tế, 03 TTHC lĩnh
vực hộ tịch cấp thành phồ; 08 TTHC lĩnh vực tôn giáo).
- Hiện tại, thành phố đã thực hiện cấu hình, cài đặt và có thể đáp ứng 22
TTHC mức độ 3 khi người dân có nhu cầu, thuộc các lĩnh vực: Nội vụ 08
TTHC; 03 TTHC Tài nguyên và Môi trường; 01 TTHC Tài chính - Kế Hoạch;
05 TTHC lĩnh vực Tư Pháp; 05 TTHC cấp xã. Riêng lĩnh vực Quản lý đô thị
chưa triển khai được đúng theo yêu cầu của Chính phủ và của tỉnh với lý do
Phòng chuyên môn đưa ra khó khăn chưa đảm bảo về cơ sở vật chất.
- Trong thời gian tới thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai, thành
phố sẽ tiến hành liên thông TTHC đối với 94 TTHC trong đó liên thông thuộc
thẩm quyền giải quyết thành phố 49 TTHC (31 TTHC lĩnh vực LĐTBXH; 18
TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường); 45 TTHC liên thông thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.
* Về Công khai TTHC, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
giải quyết TTHC
- Thực hiện tốt việc niêm yết công khai thủ tục hành chính tại trụ sở các cơ
quan chuyên môn và Bộ phân một cửa của UBND thành phố. Đăng tải các thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên trang thông tin điện tử của
thành phố tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tìm hiểu, giám sát và thực hiện thủ
tục hành chính.
- UBND thành phố có văn bản yêu cầu các phòng chuyên môn liên quan
đến công tác giải quyết TTHC có thư xin lỗi cá nhân, tổ chức khi để xảy chậm
muộn trong quá trình giải quyết TTHC, đồng thời triển khai niêm yết đường dây
nóng đến từng thôn, tổ dân phố của 17 xã, phường trên địa bàn thành phố số
điện thoại đường dây nóng khi xảy ra bất cập trong quá trình giải quyết TTHC.
Tại Bộ phận một cửa của UBND thành phố đã có phiếu xin ý kiến của cá nhân,
tổ chức về quy trình giải quyết TTHC và thái độ của công chức tiếp nhận giải
55
quyết TTHC của cá nhân, tổ chức. Trong thời gian tới UBND thành phố sẽ
quyết liệt hơn trong công tác giải quyết TTHC với tinh thần phục vụ tốt nhất lợi
ích của cá nhân, tổ chức khi đến giải quyết TTHC, không để tình trạng gây
phiền hà, sách nhiễu trong công tác giải quyết TTHC.
* Về thống kê kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị trực tiếp
giải quyết TTHC đã và đang được triển khai mạnh mẽ, thực hiên theo mô hình
một cửa. Theo thống kê từ năm 2013 đến tháng 12/2016 số lượng giải quyết
TTHC đúng hạn đạt trên 95 %, số lượng TTHC giải quyết chưa đúng hạn (chậm,
muộn) là 3%, số lượng TTHC còn tồn đọng (do cá nhân, tổ chức không thực
hiện giải quyết, hoặc không bổ sung đầy đủ hồ sơ do chưa đủ cơ sở giải quyết)
là 2%.
(Nguồn Báo cáo số 185/BC-UBND ngày 18/5/2015 của UBND thành phố Lào
Cai về sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2015 và Báo cáo số
617/BC-UBND ngày 5/12/2016 của UBND thành phố Lào Cai về tổng kết công
tác cải cách hành chính năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017).
2.3. Thực trạng cải cách thủ hành chính theo mô hình một cửa tại
UBND thành phố Lào Cai.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận “một cửa” tại
UBND thành phố Lào Cai
Bộ phận “một cửa” do Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định thành lập.
Lãnh đạo Văn phòng HĐND & UBND thành phố có trách nhiệm quản lý toàn
diện về hoạt động của bộ phận này. Công chức làm việc tại Bộ phận “một cửa”
do Chủ tịch UBND thành phố trưng dụng và điều động từ các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thành phố, chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo Văn phòng
UBND trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận “một cửa”.
Công chức, viên chức của Bộ phận “một cửa” của UBND thành phố Lào
Cai gồm 06 người, trong đó:
56
+ Văn phòng HĐND và UBND là 05 người (Trưởng bộ phận là Chánh
văn phòng UBND và 01 công chức lĩnh vực Cấp giấy phép xây dựng, 01 công
chức lĩnh vực Đăng ký kinh doanh, 01 công chức Tài nguyên và Môi trưởng, 01
công chức linh vực Lao động - Thương binh & Xã hội)
+ Phòng Tư pháp có 01 công chức tiếp nhận và trả kết quả lĩnh vực Hộ
tịch - Chứng thực, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo.
Các lĩnh vực giải quyết tại Bộ phận một cửa
+ Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh
+ Lĩnh vực Cấp giấy phép xây dựng
+ Lĩnh vực Tài nguyên & Môi trường
+ Lĩnh vực Chứng thực - Hộ tịch
+ Lĩnh vực Lao đông - Thương binh & Xã hội
+ Lĩnh vực Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo
- Trách nhiệm của công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”
+ Trưởng bộ phận phân công, bố trí nơi làm việc cho công chức phù hợp,
thuận tiện trong việc giải quyết công việc của tổ chức, công dân;
+ Giúp Chủ tịch UBND thành phố theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”;
+ Là đầu mối phối hợp với lãnh đạo các phòng ban chuyên môn và các cơ
quan liên quan, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
tiếp nhận và giải quyết hồ sơ;
+ Theo dõi, quản lý thời gian làm việc hàng ngày của công chức làm việc
tại Bộ phận “một cửa”;
+ Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành quy chế, nội quy của công
chức ở Bộ phận “một cửa”. Kịp thời chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của
công chức và những sai sót trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc đối
với tổ chức, công dân.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành thời gian làm việc theo quy định, thực hiện
nhiệm vụ do Trưởng bộ phận phân công;
57
+ Mặc trang phục theo quy định của UBND, đeo thẻ công chức ở trước
ngực, đặt biển chức danh trên bàn làm việc để cho tổ chức, công dân biết liên
hệ;
+ Phối hợp với CBCC, viên chức các phòng ban chuyên môn, cơ quan
liên quan để đảm bảo việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các TTHC của tổ
chức, công dân đúng thời gian. Nghiêm cấm việc gây phiền hà cho tổ chức, công
dân dưới mọi hình thức.
+ Cuối giờ làm việc buổi chiều CBCC, viên chức có trách nhiệm lập
chứng từ phí, lệ phí đã thu, nộp ngay cho cán bộ Kho bạc nhà nước theo chế độ
quản lý tài chính.
+ Đúng 16 giờ 30 phút hàng ngày cán bộ Kho bạc phải đảm bảo khớp
đúng số tiền đã thu với chứng từ để nộp về Thủ quỹ kho bạc, đồng thời báo cáo
số thu trong ngày cho Trưởng bộ phận “một cửa”.
- Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận “một cửa”
+ Tiếp tổ chức và công dân tại bộ phận “một cửa” để giải quyết công
việc trong phạm vi thẩm quyền của UBND thành phố được quy định theo mô
hình “một cửa”.
+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền
giải quyết thì công chức thuộc Bộ phận “một cửa” có trách nhiệm hướng dẫn cụ
thể để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+ Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức, công dân được quy định giải
quyết theo mô hình “một cửa” của UBND cấp huyện và vào sổ tiếp nhận.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ và chưa đúng theo trình tự thủ tục quy định
thì hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. Xem xét nếu hồ sơ đầy
đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận và hẹn trả hồ sơ, đồng thời vào
sổ theo dõi.
+ Xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân theo phạm vi trách nhiệm, quyền
hạn của mình. Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến các phòng ban chuyên
môn, cơ quan liên quan giải quyết theo quy trình “một cửa”.
58
+ Sau khi có kết quả từ các phòng, ban chuyên môn, cơ quan liên quan,
công chức nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết cho tổ chức, công dân, đồng thời
thu phí, lệ phí theo đúng quy định hiện hành.
- Nhiệm vụ của các phòng, ban, cơ quan liên quan
+ Vào sổ theo dõi, cập nhật vào máy vi tính các hồ sơ đã được ký và đóng
dấu xác nhận do Bộ phận “một cửa” chuyển đến theo các nội dung: Số hồ sơ, họ
tên, địa chỉ, điện thoại giao dịch của khách hàng, các tài liệu có trong hồ sơ, các
nội dung cần giải quyết, ngày hẹn trả hồ sơ, ký xác nhận.
+ Trưởng các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan liên quan có trách
nhiệm phân công CBCC xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ không giải quyết được hoặc cần phải xem xét lại thì phòng
chuyên môn, các cơ quan liên quan phải có văn bản gửi về Bộ phận “một cửa”
để trả lời công dân, tổ chức.
+ Các phòng, ban chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh
vực giải quyết theo mô hình “một cửa” của công dân, tổ chức. Hồ sơ không có
chữ ký xác nhận của lãnh đạo Bộ phận “một cửa liên thông” được coi là hồ sơ
không hợp lệ.
+ Hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn và các cơ quan liên
quan thì trưởng phòng, ban chuyên môn trách nhiệm phối hợp với các phòng
chuyên môn và các cơ quan liên quan để giải quyết.
- Địa điểm, thời gian làm việc của bộ phận “một cửa”
+ Địa điểm: Nơi làm việc của bộ phận một cửa đặt tại trụ sở UBND
thành phố Lào Cai, số 591, đường Hoàng Liên, phường Kim Tân, thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai.
+ Thời gian làm việc: Bộ phận “một cửa” làm việc từ thứ hai đến thứ sáu
hàng tuần (nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết theo quy định). Giờ làm
việc trong ngày như sau:
Sáng: từ 08h00 – 10h30
Chiều: từ 13h30 – 16h00
59
Thời gian hành chính còn lại trong ngày để CBCC của Bộ phận “một
cửa” sắp xếp hồ sơ, trình ký, đóng dấu xác nhận, chuyển hồ sơ đến các phòng,
ban liên quan để giải quyết.
- Chế độ họp, thông tin báo cáo
+ Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực
hiện chế độ thông tin báo cáo ngày với Trưởng bộ phận vào thời gian cuối giờ
làm việc buổi chiều.
+ Định kỳ hàng tháng, Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND thành phố
họp với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hàng quý,
Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND thành phố họp với lãnh đạo phòng ban
chuyên môn có liên quan dể đánh giá kết quả công tác phối hợp và kiểm điểm,
nhận xét kết quả làm việc của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả.
+ Trường hợp cần thiết, người phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quảđề xuất họp lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị có liên quan để xem
xét, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
- Điều kiện làm việc
Phòng làm việc, diện tích dành cho nơi ngồi chờ của tổ chức và công
dân, trang thiết bị, trang phục cán bộ, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả được thực hiện theo các quy định. Trụ sở khang trang, hiện đại, bố trí 06
quấy giao dịch, bên trái bố trí phòng điều hành, bên phải phòng chờ của cá nhân,
tổ chức khi đến giao dịch. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố Lào Cai
bố trí thoáng mát, có hệ thống điều hòa, có hệ thống xếp số thứ tự, hệ thống màn
hình cảm ứng tra cứu hồ sơ và quy trình hướng dẫn thực bộ TTHC cấp huyện.
Điều kiện làm việc tại Bộ phận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_theo_mo_hinh_mot_cua_o.pdf