MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG NGÀNH BẢO HIỂM XÃ
HỘI .9
1.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính. .9
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính.9
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thủ tục hành chính. .10
1.1.3. Phân loại thủ tục hành chính.14
1.2. Cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính.16
1.2.1. Cải cách hành chính.16
1.2.2. Cải cách thủ tục hành chính.17
1.3. Cải cách thủ tục hành chính trong ngành bảo hiểm xã hội. .19
1.3.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội. .19
1.3.2. Mục đích cải cách thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội.19
1.3.3. Nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội.20
1.3.4 Nội dung cải cách thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội. .24
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong ngành
bảo hiểm xã hội. .26
1.5. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính ở một số địa phương và bài học
kinh nghiệm cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.28
1.5.1. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính ở một số địa phương. .28
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa. .37
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN HưỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .40
2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.40
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị.40
2.1.2. Đặc điểm cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.42
2.2. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại bảo
hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.47
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính - Từ thực tiễn cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác CCHC nói chung
và cải cách TTHC nói riêng ở các địa phương. Thiếu sự chỉ đạo quyết liệt và
quyết tâm của cả hệ thống chính trị cải cách TTHC không thể đi đến thành công.
38
Sự quan tâm lãnh đạo của hệ thống chính trị đối với công tác CCHC được cụ
thể hoá bằng nhiều chỉ thị về đẩy mạnh cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, xây dựng đội ngũ CBCCVC đáp ứng yêu cầu mới. Các chỉ thị tập trung cải
cách công vụ, công chức, định hướng cụ thể cho CBCCVC và người lao động thực
hiện nội dung các chuẩn mực về trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương,
gương mẫu và chống quan liêu, tiêu cực, bệnh hình thức trong cải cách TTHC.
Thứ hai, cần phải có nhiều giải pháp tạo động lực làm việc, khuyến
khích, động viện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, xử lý kịp thời,
nghiêm minh những biểu hiện tiêu cực, tạo chuyển biến tích cực ở mỗi đơn vị
thực hiện cải cách TTHC.
Thứ ba, trong công tác cải cách TTHC cần phải xác định rõ trọng tâm,
trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng thời đoạn và thời điểm; có giải
pháp cụ thể, xây dựng mô hình mới, tạo ra hiệu ứng và có sức lan tỏa mạnh.
Cùng với việc triển khai các quy định của Trung ương, các cấp đã xây
dựng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, thiết thực và hiệu quả, được tuyên
truyền phổ biến, nhân rộng, tạo nên hình ảnh năng động, đổi mới và hiệu quả
trong chỉ đạo, điều hành về cải cách TTHC.
Thứ tư, Cải cách TTHC phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
tại từng cơ quan, đơn vị; phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng thuận cao
trong thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi
quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân.
Trong đó, tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, công khai, minh bạch kế hoạch,
chương trình, nội dung hoạt động cải cách TTHC ở địa phương là việc làm rất
cần thiết để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.
Thứ năm, huy động và bảo đảm kịp thời kinh phí và nguồn nhân lực cho
công tác cải cách TTHC. Không thể nâng cao hiệu quả cải cách TTHC nếu
thiếu sự trang bị hệ thống CNTT hiện đại, đáp ứng yêu cầu của bộ phận một
cửa liên thông hiện đại, điện tử.
39
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò của
thủ tục hành chính; khái niệm cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành
chính. Mục đích, nguyên tắc và nội dung cải cách thủ tục hành chính của
ngành BHXH.
Trong chương 1 tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm cải cách TTHC
của một số địa phương (Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình), qua đó rút
ra những bài học kinh nghiệm cho BHXH huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Những bài học kinh nghiệm rất đa dạng, nếu được nghiên cứu áp dụng sẽ
nâng cao hiệu quả cải cách TTHC ở huyện Hướng Hóa trong những năm tới.
Những bài học kinh nghiệm đó bao gồm: sự chỉ đạo quyết liệt, kiên trì và
quyết tâm của cả hệ thống chính trị; cần phải có nhiều giải pháp tạo động lực
làm việc, khuyến khích, động viên kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt,
xử lý kịp thời, nghiêm minh những biểu hiện tiêu cực; cần xây dựng nhiều mô
hình, cách làm phù hợp, thiết thực và hiệu quả, được tuyên truyền phổ biến,
nhân rộng; cải cách TTHC phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại
từng cơ quan, đơn vị; phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng thuận cao trong
thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi quan liêu,
tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân; sự vào cuộc
đồng bộ và tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần không
nhỏ vào kết quả, hiệu quả của công tác cải cách TTHC ở các địa phương; huy
động và bảo đảm kịp thời kinh phí và nguồn nhân lực cho công tác cải cách
TTHC.
Nội dung chương 1 là cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu, phân tích,
đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong ngành bảo hiểm xã hội tại BHXH
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong chương 2.
40
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của
tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,
phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.
Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, gồm 20 xã và 02 thị trấn trong đó
có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào, có cửa khẩu Quốc tế Lao
Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào,
Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài
156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào.
Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km2, dân số đến cuối năm 2018
là: 87.204 người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh.
Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo
thành địa hình chia cắt. Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 220C, lượng mưa
bình quân 2.262 mm/năm. Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ
bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp.
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa năm 2018 đã có
nhiều chuyển biến tích cực, các tiêu chí đã đạt và vượt kế hoạch, cụ thể:
- Về sản xuất Nông – Lâm nghiệp: Tổng diện tích cây giao trồng cây hàng
năm đạt 9,075 ha, tăng 1,3% với với năm 2017, tăng 7,8% so với kế hoạch.
41
- Tình hình chăn nuôi: Tổng sản lượng xuất chuồng 4.267 tấn, giảm 5%
so với kế hoạch. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, hiện có 194 nghìn con, tăng
29% so với kế hoạch.
- Về Thương mại – dịch vụ: hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu mua
sắm và tiêu dùng của nhân dân; duy trì và phát triển thệ thống dịch vụ viễn
thông, chuyển phát nhanh, hàng hóa, khách sạn đáp ứng nhu cầu của nhân
dân và du khách lưu trú.
- Về Tài chính – ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 133,18%
so với kế hoạch. Hoạt động của ngân hàng ổn định, tổng nguồn huy động của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 433 tỷ đồng, tổng dư nợ
855 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 1.250 tỷ đồng; doanh số cho vay của Ngân
hành chính sách xã hội huyện 100 tỷ đồng/2000 lượt khách hàng được vay
vốn, doanh số thu nợ 41.561 triệu đồng, dư nợ 352 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn thành
chỉ tiêu kế hoạch huy động đạt 120% kế hoạch được giao.
- Về Giáo dục và Đào tạo: Toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn
phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi (100%); phổ cập giáo dục bậc Tiểu
học (99,96%) và Trung học cơ sở ( 90,37%); tiếp tục triển khai thực hiện
công tác phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông.
- Về văn hóa và thông tin: đã tổ chức phát động và công nhận được
308/313 làng, đơn vị văn hóa, đạt tỷ lệ 98,4%; có 20.058/20.487 hộ gia đình
đăng ký gia đình văn hóa, có 17.587 gia đình được công nhận gia đình văn
hóa, chiếm tỷ lệ 85,8 %.
- Về Y tế, Dân số - kế hoạch hóa gia đình: Tình hình dịch bệnh không
xảy ra. Bệnh sốt rét giảm so với năm 2017 là 77,51%; bệnh sốt xuất huyết chỉ
có 23 bệnh nhân, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt 98,26%.
- Về Bảo hiểm xã hội: Tổng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN,
BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện tính đến 31/12/2018 là 80.035 người. Tỷ
42
lệ bao phủ BHYT toàn dân trên địa bàn huyện đạt 91,65% (79.920/87.204)
vượt 0,45 % so với kế hoạch UBND huyện giao (91,20%) về chỉ tiêu thực
hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020.
2.1.2. Đặc điểm cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hoá được thành lập ngày 27/7/1995 theo
Quyết định số 76/QĐ-BHXH-TCCB ngày 27 tháng 7 năm 1995 của Tổng
giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã
thuộc tỉnh Quảng Trị, tổng số cán bộ lúc bấy giờ chỉ có 05 người: Trình độ
chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 02 người; trung cấp 01 người; sơ cấp 01
người, chưa qua đào tạo 01 người; Đồng thời Chi bộ cũng được thành lập
ngay từ đó với 4 đồng chí đảng viên, trong đó có 01 nữ.
Sau khi thành lập đơn vị chưa có trụ sở làm việc nên phải mượn phòng
làm việc của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, đến năm 1999
mới có trụ sở riêng để làm việc. Tháng 4 năm 1997 được BHXH tỉnh bổ sung
thêm 01 cán bộ. Đầu năm 1997 thực hiện Nghị định số 83/CP ngày
17/12/1996 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập huyện Đakrông thuộc
tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 9 năm 1997, BHXH
tỉnh quyết định thành lập văn phòng đại diện tại huyện Đakrông trực thuộc
BHXH huyện Hướng Hóa để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện mới
được thành lập. Ngày 26 tháng 9 năm 1997 BHXH huyện Đakrông được
thành lập theo quyết định số 1642-QĐ/TC-CB của Tổng giám đốc BHXH
Việt Nam. Khi đó về nhân sự có 03 cán bộ ở lại BHXH huyện Hướng Hóa và
03 cán bộ chuyển về BHXH huyện Đakrông công tác. Vì vậy trong những
năm này BHXH huyện gặp rất nhiều khó khăn như cán bộ ít, khối lượng công
việc nhiều, cơ sở vật chất, tài sản thiếu thốn nhưng BHXH đã khắc phục mọi
khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo sự phát triển chung của toàn xã
hội cũng như có sự ra đời của Luật BHXH, BHYT thì nhiệm vụ Đảng, Nhà
nước và ngành giao phó càng nặng nề hơn.
43
Đến nay, trụ sở BHXH huyện Hướng Hóa đã được nâng cấp to hơn,
khang trang, sạch đ p hơn (trụ sở được đặt tại số 150 đường Lê Duẩn, thị trấn
Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Được sự quan tâm của lãnh
đạo cấp trên và để đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay tổng số cán bộ
viên chức của đơn vị đã tăng lên 19 người; trong đó, cán bộ viên chức quản lý
05 người, cán bộ viên chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ 08 người, lao
động hợp đồng thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ 03 người, lao động hợp
đồng khác (bảo vệ, tạp vụ, lái xe) 03 người; Tỷ lệ cán bộ nữ chiếm 47.4%; tỷ
lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 10,5%. Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ: Đại học 15 nguời; cao đẳng 01 người; trung cấp trở xuống 03
người. Đảng viên có 10 đồng chí, trong đó có 09 đảng viên chính thức và 01
đảng viên dự bị. Có 02 tổ chức đoàn thể: Công đoàn cơ sở thành viên trực
thuộc công đoàn cơ sở BHXH tỉnh và Chi đoàn trực thuộc Huyện đoàn.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của BHXH huyện Hướng Hóa:
Với 19 viên chức và người lao động, BHXH huyện không chia thành
các phòng ban như BHXH tỉnh mà chỉ phân chia thành các tổ, bộ phận
chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Đó là tổ Thu, Sổ thẻ và Kiểm tra; bộ phận
Giám định BHYT, Kế toán, Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Chế độ chính
sách BHXH, bộ phận hành chính. Tất cả các bộ phận này được đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
44
Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp.
Phối hợp thực hiện.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Hƣớng Hóa
Vị trí, chức năng BHXH huyện Hướng Hóa
Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã
hội tỉnh Quảng Trị đặt tại huyện Hướng Hóa, có chức năng giúp Giám đốc
Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế trên địa bàn huyện Hướng Hóa theo quy định. Bảo hiểm xã hội
huyện Hướng Hóa chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa
bàn của Ủy ban nhân dân huyện Hướng Hóa. Bảo hiểm xã hội huyện Hướng
Hóa có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Giám đốc
Lê Văn Chuyên
Phó Giám đốc
Hoàng Đức Thành
Tổ
thu, sổ
thẻ và
kiểm
tra
(05
người)
Bộ
phận
Giám
định
BHYT
(02
người)
Bộ
phận
hành
chính
(04
người)
Bộ phận
Chế
độ
chính
sách
BHXH
(01
người)
Bộ phận
Tiếp
nhận hồ
sơ và
trả kết
quả (02
người)
Phó Giám đốc
Hải Diệu Thủy
Bộ
phận
kế
toán
(02
người)
45
Nhiệm vụ cơ bản của Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa gồm:
- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo
hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ
chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính
sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và
cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc
đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ
quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận
tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ
chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y
tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
y tế không đúng quy định;
+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng,
hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
46
+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của
Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các
cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo
phân cấp.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ,
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các
tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo
quy định.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất
lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của
Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực
hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo
quy định.
- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
47
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công
cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ
chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên
quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở
địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn.
Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng
năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để
tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê,
báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.[6]
2.2. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính
tại bảo hiểm xã hội huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
2.2.1.Các quy định về cải cách thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội.
Cải cách thủ tục hành chính là yếu tố quan trọng của quá trình thực hiện
chính sách, chế độ BHXH, là cơ sở để người dân, doanh nghiệp hiểu về quy
trình và thực hiện giao dịch với cơ quan BHXH để giải quyết chế độ chính
sách BHXH để giải quyết chế độ chính sách BHXH. Vì vậy, cải cách thủ tục
hành chính luôn được sự quan tâm thường xuyên, là một trong những nhiệm
vụ then chốt của toàn ngành BHXH. Công tác cải cách thủ tục hành chính
được ngành BHXH triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước.
48
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ
về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 10271/2017/NĐ-CP ngày
27/09/2017 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày
29/11/2017 về đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên
quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của BHXH Việt
Nam, BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định về cải cách thủ tục
hành chính phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và phù hợp với tình
hình thực tiễn, bao gồm:
2.2.1.1. Các văn bản quy định về nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo
hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp.
- Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 ban hành Quy định
về tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh.
2.2.1.2 Các văn bản quy định về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
- Quyết định số 798/QĐ-BHXH ngày 06/8/2012 ban hành quy định về
kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy
định hành chính của BHXH Việt Nam
- Quyết định số 1369/QĐ-BHXH ngày 12/10/2012 về việc công bố thủ
tục hành chính thay thế thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam.
49
- Quyết định số 1370/QĐ- BHXH ngày 13/12/2013 về việc công bố
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
- Quyết định số 686/QĐ-BHXH ngày 30/5/2014 về việc công bố TTHC
sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam.
- Quyết định số 952/QĐ-BHXH ngày 17/9/2014 về việc về việc công bố
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
- Quyết định số 1133/QĐ-BHXH ngày 16/10/2015 về việc công bố
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
- Quyết định số 1288/QĐ-BHXH ngày 03/11/2015 về việc phê duyệt
danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
- Quyết định số 1300/QĐ-BHXH ngày 6/11/2015 về việc công bố TTHC
thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
- Quyết định 838/QĐ-BHXH ngày 29/5/2017 ban hành quy trình giao
dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.
- Quyết định 772/QĐ-BHXH ngày 15/6/2018 về việc công bố TTHC
thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
- Quyết định 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2018 về việc công bố TTHC sửa
đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam.
Những văn bản nêu trên là căn cứ pháp lý về cải cách thủ tục hành chính để
cơ quan BHXH từ trung ương đến địa phương tổ chức triển khai thực hiện thống
nhất trong cả nước.
2.2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị.
2.2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngành và bộ thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được công bố công khai, các thủ
tục hành chính được niêm yết tại trụ sở cơ quan BHXH huyện và tuyên truyền
50
sâu rộng đến các đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau: qua báo, đài,
websiteđể mọi người dân, doanh nghiệp, các đối tượng tham gia và thụ
hưởng chính sách BHXH, BHYT có thể dễ dàng tìm hiểu về chính sách, chế
độ, quy trình giải quyết, thời hạn giải quyết, hồ sơ và thời hạn giải quyết
Thủ tục hành chính do cơ quan BHXH giải quyết cho người dân, doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận, quản lý hồ sơ
và giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận một cửa). Đây là đầu mối để các cơ
quan, đơn vị, cá nhân giao dịch với cơ quan BHXH.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính rất phong phú đa dạng, đủ mọi
ngành nghề, đủ mọi lứa tuổivì vậy mà cách tiếp cận với các thủ tục hành
chính cũng rất khác nhau. Cơ quan BHXH đã nghiên cứu và có nhiều hình
thức công khai các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết, thời hạn giải
quyết, hồ sơ kèm theo để phù hợp với các đối tượng.
Nhờ thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, có nhiều sáng kiến cải cách nên số
lượng thủ tục tiếp nhận và giải quyết tăng lên gấp nhiều lần hằng năm xong
cơ quan BHXH vẫn hoàn thành tốt, thời gian giải quyết ngày càng được rút
ngắn, tạo thuận lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian cho cá nhân và tổ chức.
2.2.2.2. Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Mọi quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết của từng
loại công việc được niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa”
+ Quy định về tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ trực tiếp.
a) Tiếp nhận hồ sơ
Viên chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý hồ sơ,
lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và h n trả kết quả để giao cho đối tượng.
51
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức lập lại hồ
sơ theo phiếu hướng dẫn.
- Truờng hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn cá
nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền.
b) Chuyển hồ sơ
- Viên chức tiếp nhận chuyển hồ sơ kèm theo phiếu tiếp nhận và h n trả
kết quả và danh sách bàn giao hồ sơ giao cho bộ phận nghiệp vụ giải quyết.
- Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH tỉnh, sau khi
BHXH huyện tiếp nhận phải chuyển kịp thời về phòng nghiệp vụ giải quyết
kèm theo danh sách bàn giao đồng thời gửi Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả
thủ tục hành chính 01 bản để theo dõi, tổng hợp.
c) Quy trình giải quyết
- Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: viên chức
được giao nhiệm vụ thẩm định, trình lãnh đạo có thẩm quyền quyết định và
chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ:
* Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: thực hiện
theo quy định
* Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa hoặc không đủ điều kiện
giải quyết: viên chức báo cáo lãnh đạo, trả lại hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cần bổ sung
hoặc không giải quyết.
- Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Bộ phận nghiệp vụ phải thông báo ngay
cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đồng thời gửi văn bản xin lỗi cá
nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả lần sau.
d) Trả kết quả
Viên chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhập vào phần mềm
quản lý hồ sơ và thực hiện như sau:
52
- Các hồ sơ đã giải quyết xong
* Đối với hồ sơ của cá nhân: trả kết quả theo hình thức đăng ký trên
Giấy tiếp nhận hồ sơ và h n trả kết quả;
* Đối với hồ sơ của tổ chức: Trả kết quả qua dịch vụ bưu chính.
- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Thông tin kịp thời cho cá
nhân, tổ chức theo yêu cầu bổ sung hồ sơ của Bộ phận nghiệp vụ giải quyết hồ
sơ và gửi văn bản xin lỗi (nếu do lỗi của viên chức khi tiếp nhận hồ sơ).
- Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại
hồ sơ kèm theo thông báo nêu rõ lý do không giải quyết;
- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần
sau và chuyển văn bản xin lỗi của Bộ phận nghiệp vụ;
- Trường hợp cá nhân chưa đến nhận hồ sơ theo Giấy tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_tu_thuc_tien_co_quan_ba.pdf