Luận văn Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Mục Lục

Trang

MỞ ĐẦU1

1. Lý do chọn đềtài. 1

2. Giới hạn của đềtài . 2

3. Lịch sửvấn đề. 4

4. Phương pháp nghiên cứu .15

5. Những đóng góp của luận văn .16

6. Kết cấu của luận văn .16

Chương 1. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân .17

1.1.Vềkhái niệm cảm hứng .17

1.2.Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân . 20

1.2.1. Động lực thúc đẩy sáng tác và ngọn nguồn, đối tượng tạo nên

cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân . 20

1.2.2. Vềcảm hứng phê phán trong truyện ngắn của Kim Lân. 21

1.2.3.Cảm hứng yêu thương và trân trọng con người . 28

1.2.4.Cảm hứng vềnhững sinh hoạt văn hoá ởvùng thôn quê . 45

Chương 2. Phương thức trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân62

2.1. Các vấn đềvềphương thức trần thuật trong loại hình tựsự. 62

2.2.Phương thức trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân 64

2.2.1.Kiểu người trần thuật lạnh lùng . 65

2.2.2. Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật . 72

2.2.3.Phương thức trần thuật khách quan và những truyện ngắn mang

dấu ấn tựtruyện của Kim Lân . 74

2.3.Phương thức trần thuật chủquan trong truyện ngắn của Kim Lân 79

2.3.1. Kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện 80

2.3.2. Kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là

một nhân vật . 85

Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân .92

3.1.Cấu trúc trần thuật trong tác phẩm tựsự. 92

3.2.Các dạng cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân . 93

3.2.1.Dạng cấu trúc trần thuật theo trình tựthời gian. 94

3.2.2.Dạng cấu trúc trần thuật rẽngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần

thuật, ởnhiều thời điểm khác nhau .99

3.2.3.Dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí .105

3.2.4. Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tựthời gian .111

Kết luận .116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng minh, hóm hỉnh và tài hoa. Có thể nói, trong các truyện ngắn viết về đề tài những sinh hoạt văn hoá của Kim Lân, người dân quê được thể hiện hoàn toàn khác so với hình ảnh người nông dân trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Họ không phải là những người bẩn thỉu, dốt nát như trong Hai vẻ đẹp của Nhất Linh: Mỗi lần nhìn người nhà quê nhem nhuốc ngồi bệt xuống đất, bên những đống rác hôi hám, hàng bán lèo tèo mấy thứ quà vặt bẩn thỉu, đầy các bụi và mỗi lần ngửi thấy mùi quần áo, mùi mồ hôi của người lẫn với trăm nghìn thứ mùi khác ở các hàng xông lên, Doãn có cái cảm tưởng khó chịu về sự bất dịch của xã hội quê, bao giờ cũng khốn nạn, cũng xơ xác. Mô tả phong tục, Kim Lân có thể đi vào những khía cạnh khác nhau của cuộc sống nông thôn. Trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ, mẹ Tư với thầy Tư lấy nhau không phải vì tình cảm. Họ lấy nhau vì nhu cầu cần có sức lao động để làm nông nghiệp. Đây là một nhu cầu khá phổ biến trong các gia đình ở nông thôn thời trước: 52 Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ gả bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu. Cha anh hơn mẹ anh đến ba mươi tuổi. Mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc đồng. Vốn là người quê mùa, nên việc đồng mẹ anh rất thạo. Mẹ già anh rất chiều quý, họ chiều vậy chẳng qua là muốn chạy việc [54, tr.26]. Nhà văn Kim Lân từng nói: Đất có lề quê có thói, văn hoá được tích tụ từ hàng nghìn năm, hàng trăm năm. Nó tồn tại và phát triển trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xã… và từng làng được ghép thành cộng đồng, thành dân tộc, quốc gia… văn hoá phải thuộc về một xã hội đang sống, chứ không phải cái gì cố định. Văn hoá, hoặc như ta nói đất lề quê thói, không phải mỗi lúc mà có, cũng không phải mỗi lúc mà mất được [1, tr.88]. Viết về phong tục, Kim Lân tiếp cận đề tài này ở nhiều phương diện khác nhau. Trong truyện ngắn Đuổi tà, tác giả đã tái hiện một cách sống động tập tục đuổi tà trừ ma mang đậm màu sắc dân gian. Đuổi tà là một tập tục đã gắn bó, ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân quê. Mọi người ai cũng hiểu việc đuổi tà có ảnh hưởng đến sự thịnh đạt suy vi của cả dân làng. Với vốn hiểu biết và sự quan sát tinh tế, Kim Lân đã tái hiện một cách tỉ mỉ, sinh động nghi thức cúng lễ và sinh hoạt tâm linh của người dân quê. Đây là cảnh chuẩn bị cho nghi lễ đuổi tà đầu năm: Các cậu lặng lẽ bày các thứ xuống chiếu dưới một mâm gạo trắng, một đĩa muối, hai đĩa xôi, một con gà sống luộc chín vàng ửng uốn theo hình con phượng, ở mỏ có cắm một chiếc hoa hồng, và một thúng toàn những thanh tre vót sẵn. - Đủ cả đấy chứ? - Đủ cả đấy ạ. - Một cậu mài cho tôi một đĩa mực. Một cậu mài cho tôi một đĩa son nhé. - Vâng. - Còn chỗ gạo, hai cậu đỗ lẫn muối vào trộn cho đều rồi xúc ra bốn cái đĩa con [54, tr.125]. 53 Còn đây là cảnh đuổi tà pha chút rùng rợn, huyền bí có nhiều người tham gia: Đến đền, ông tự Năm treo chiếc đèn cho cậu nhà oản, rồi sấn bước tiến lên trước. Một tay cầm kiếm gỗ, một tay cầm cây gậy tầm xích, mắt nhìn thăm thẳm về phía trước như soi mói trong khoảng không những hình ảnh vô hình…Ông tự xăm xăm tiến vào trong đền, cắm cây gậy tầm xích vào chiếc giá đặt trước hương án. Ông tự Năm tay bắt quyết, miệng hô như quát tháo, ông chạy sầm sầm đủ bốn gốc đền. Trong khi ấy, bốn cậu nhà oản chia ra bốn nơi ném gạo muối tứ tung. Và ông tự đã chờ sẵn từ trước, khua chiêng trống ầm ầm. Bỗng ông tự Năm sầm sầm chạy ra ngoài sân đền. Bốn cậu nhà oản chạy theo ném gạo muối. Ông tự miệng quát tháo, tay bắt quyết và giơ nắm hương thư phù lên nền trời. Đốm lửa đỏ vạch những nét ngoằn ngoèo trong bóng tối. Bốn cậu nhà oản chia nhau dựng bốn chiếc bùa bên bốn cột cái nhà tiền tế [54, tr.128 - 129]. Qua nghi lễ đuổi tà, người đọc nhận ra quan niệm của người dân quê: những sinh hoạt tâm linh luôn hỗ trợ cho hoạt động vật chất của con người. Và con người muốn lợi dụng sức mạnh siêu nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Sau những nghi lễ ấy, cuộc sống con người như thuận lợi, tốt đẹp hơn. Nỗi niềm hạnh phúc thấm đẫm trong từng cảnh vật và mỗi con người: Cảnh vật như thấm nhuần một nguồn sống mới mẻ. Mấy cây đa hai bên hồi đền vừa đổi lá. Những búp non hồng hào mẫm mạp vươn lên hớp lấy ánh sáng, lấy khí trời. Trẻ con hớn hở trong áo mới, sự sung sướng bồng bột, hồn nhiên trên nét mặt ngây thơ. Tiếng chúng nó vang vang trong gió. Đôi lúc những xác pháo hồng bay tung lên như muôn nghìn bông hoa đỏ quấn quít cả những tà áo mới. Hạng lớn hớn hở hơn thì túm năm tụm ba mê mẩn với quân bài. Những cô gái đến thì e lệ trong áo mới theo mẹ ra đền lễ thờ với một niềm vui kín đáo. Những cậu trai mới lớn hãnh diện với điếu thuốc lá phậm phè trên môi. Các bô lão, mặt đỏ gay, hể hả được ngày say tuý luý. Ai ai cũng vui. Tất cả những vẻ đăm chiêu vì cuộc sống hàng ngày không còn vương trên mặt họ lúc này [54, tr.130]. 54 Họ sống chan hoà với nhau quên đi những tị hiềm trước đó. Hạnh phúc của người dân quê thật đơn giản và mộc mạc. Cứ như thế, những trang viết của Kim Lân đưa người đọc đến với không khí ngày xuân mang đậm sắc thái của làng quê Bắc Bộ. Như đã trình bày ở phần trước, trong các truyện ngắn lấy cảm hứng từ những sinh hoạt văn hoá ở làng quê, Kim Lân đã phát hiện những nét tài hoa ở những con người vào hạng dân thường, thậm chí nghèo khổ thất thế trong xã hội. Đó là những nét tài hoa trong những thú chơi như: nuôi gà chọi, nuôi chim, tạo dựng vườn cảnh, trong môn võ vật… Các nhân vật như Cả Chuẩn (Con Mã Mái), Trưởng Thuận (Đôi chim thành), Ông lão làm nghề múa rối rong (Anh chàng hiệp sĩ gỗ)… không có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm và phát triển tài hoa trong các thú chơi tao nhã như các nhân vật của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời. Ở các nhân vật của Kim Lân, cái tài hoa là cái tài hoa dân dã, tài hoa của người dân quê. Dù có điểm khác nhau nhưng khi viết về các thú chơi được coi là tao nhã, cả Kim Lân và Nguyễn Tuân đều xem những thú chơi này là hiện thân của cái thiện, cái mỹ và nó có khả năng di dưỡng tâm hồn con người. Xưa nay, con người dù là con người ở phương Đông hay ở phương Tây, vẫn được coi trọng về cả hai mặt: phẩm chất đạo đức và tài năng. Đạo đức là phẩm chất phổ biến ở con người, ai cũng có thể đạt được tuy ở những mức độ khác nhau nhưng phẩm chất tài năng thì không phải ai cũng có thể có được, đạt được. Phẩm chất đạo đức thể hiện trong sự tự ứng xử hàng ngày với bản thân và trong quan hệ với đối tượng bên ngoài. Nó làm cho con người tốt hơn, đúng đắn hơn. Phẩm chất tài năng giúp nâng cao giá trị con người, là yếu tố cần thiết để con người tạo dựng sự nghiệp lớn. Thông thường, phẩm chất tài năng luôn đồng hành với phẩm chất đạo đức, lấy phẩm chất đạo đức làm cơ sở, làm nền tảng. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống vô cùng đa dạng nên có nhiều trường hợp diễn ra không theo sự thông thường đó. Có những hiện tượng giao lưu, kết hợp trái chiều kiểu “có tài hay có tật”, “ ngựa chứng bất kham”, nhất là khi bị chi phối bởi quan niệm “coi mặt mà bắt hình dong”. Ở những hiện tượng này, nếu chỉ dựa vào trực cảm trước những biểu hiện bề ngoài của đối tượng hoặc những lời bình phẩm dễ 55 dãi về đối tượng sẽ không thấy được những yếu tố nhân tính tốt đẹp của con người. Nếu như Nam Cao đã phát hiện ra cái đốm sáng “muốn làm người lương thiện” của Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao) trong hoàn cảnh bị cái xã hội Bá kiến, Lý Cường, Đội Tảo… làm cho mất hết nhân tính thì Kim Lân trong những trường hợp thông thường, dễ gặp hơn đã nhận ra những nét đẹp về tâm hồn, về tài năng của con người như: cụ Cả Lẫm (Ông Cản Ngũ), đô Tàn, đô Lọng, đô Cờ (Cầu đánh vật), ông lão làm nghề múa rối rong (Anh chàng hiệp sĩ gỗ), Tần, Trần Thái Tông (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật),… Những nét đẹp đó được bộc lộ một cách âm thầm lặng lẽ nhưng vẫn toả sáng lấp lánh. Nhận ra được những phẩm chất cao đẹp của con người ẩn sâu sau bao lớp vỏ ngoài bề bộn trôi nổi không chỉ là kết quả là của tài năng khám phá, không chỉ là sự bén nhạy của cảm quan nghệ thuật, mà chủ yếu và đóng vai trò quyết định chính là cái “thiên lương” của nhà văn. Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Cảm hứng sáng tác của Kim Lân tập trung vào hai mảng đề tài lớn: cuộc sống, tâm tư tình cảm của những kiếp người nghèo khổ và những sinh hoạt văn hoá cổ truyền ở nông thôn. Dù viết không nhiều, nhưng trước và sau cách mạng tháng tám Kim Lân đều có tác phẩm hay. Truyện của Kim Lân viết về những con người và những cảnh đời nhưng thấp thoáng trong mỗi truyện, người đọc tinh ý sẽ nhận ra ở đây đó những dấu vết của con người và cuộc sống của nhà văn. Cảm hứng sáng tác của Kim Lân xuất phát từ tấm lòng trắc ẩn, niềm yêu thương, tinh thần trân trọng con người và cuộc sống của con người. Đọc truyện Kim Lân, một số người cho rằng: ngoài cảm hứng sáng tác thông thường, nhà văn còn có cảm hứng văn hoá và lịch sử. Cũng có nhà nghiên cứu xếp Kim Lân vào hàng ngũ những nhà văn “ phong tục ”. Bên cạnh đó, người đọc cũng nhận ra trong các truyện ngắn viết sau năm 1945 các sự kiện được tác giả đề cập thường là những sự kiện có ý nghĩa xã hội - lịch sử như: nạn đói năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám (Vợ nhặt); hoạt động tản cư, sinh hoạt của cán bộ và nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 56 (Con chó xấu xí, Làng); phong trào cải cách ruộng đất (Ông lão hàng xóm, Người chú dượng); phong trào hợp tác hoá nông nghiệp (Ông Cả Luốn gốc me); chuyện sơ tán, chống chiến tranh phá hoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Bà mẹ Cẩn)… Ở các truyện ngắn này, đời sống các nhân vật được Kim Lân phản ánh luôn gắn liền với vận mệnh đất nước. Đây là cơ sở để nhà văn thể hiện trung thực, sâu sắc tâm lý, tính cách con người. Truyện của Kim Lân là truyện “nhân thế” (từ dùng của Hoài Anh). Cảm hứng sáng tác của Kim Lân là cảm hứng về con người trong cuộc đời. Để làm nổi bật tính cách của nhân vật, có khi nhà văn đã mở rộng dung lượng của truyện, đưa vào một số sự kiện hoặc chi tiết, nhất là ở những truyện khắc hoạ cái tài hoa của con người. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở các truyện: Cầu đánh vật, Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật… Ở truyện Cầu đánh vật, bên cạnh người trần thuật kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng tôi, Kim Lân để cho đô Cót kể hết chuyện các ông đô vật lừng danh cả khi về già là đô Tàn, đô Lọng, đô Cờ đến chuyện chàng trai Ngựa Lồng và cô gái Voi Cái nhằm làm nổi bật lòng tự hào đến kiêu hãnh rất mực của ông đô hết thời này đối với truyền thống vật rực rỡ của làng ông. Ở truyện Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, bện cạnh việc thể hiện cái tài ba dũng lược của Trạng Sặt, nhà văn còn đưa vào nội dung tấm lòng thuỷ chung cao đẹp trong tình yêu đôi lứa của cô gái thôn quê hiền thục (Tần) và của vị đứng đầu trăm họ (Trần Thái Tông). Ở những truyện khác cũng có hiện tượng này nhưng mức độ thấp hơn. Có lẽ đây là lý do dẫn đến đặc điểm truyện của Kim Lân vượt qua giới hạn mà lý luận văn học đã xác định cho thể tài truyện ngắn. Và những đặc điểm này, ít nhiều đã tạo nên đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân. 57 Chương 2 PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 2.1. Các vấn đề về phương thức trần thuật trong loại hình tự sự 2.1.1. Khác với tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó. Tính khách quan được xem là “nguyên tắc tái hiện đời sống và thuyết phục người đọc” [37, tr.375] . Tính khách quan là một thuộc tính của thế giới nghệ thuật so với tính chủ quan của nhà văn. Khái niệm tính khách quan trong tác phẩm tự sự là nội dung mang tính tương đối. “Đứng về bình diện triết học, tác phẩm văn học là sự tái hiện đời sống khách quan thông qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá, thể hiện mang tính chủ quan của người nghệ sĩ, là sự thống nhất biện chứng giữa chủ quan và khách quan” [57, tr.375]. Trong tác phẩm tự sự, người trần thuật kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình, tách biệt với mình [14, tr.148]. Bêlinxki khẳng định: “Thơ tự sự chủ yếu là thơ khách quan, bề ngoài cả trong quan hệ chính nó, với nhà thơ và cả với người đọc… Ở đây không thấy nhà thơ; thế giới được xác định một cách lập thể, tự nó phát triển, và nhà thơ dường như chỉ là người trần thuật giản đơn những gì đã tự nó xảy ra” [dẫn theo 57, tr.375]. Như vậy, tính khách quan trong tác phẩm tự sự là “ảo giác nghệ thuật về tính khách quan của văn học, là cái khách quan mang tính thứ hai, so với tính khách quan triết học có tính thứ nhất” [57, tr.375]. 2.1.2. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng gắn liền với viễn cảnh tường thuật (phương thức trình bày) mà tác giả lựa chọn để thể hiện những tư tưởng muốn diễn đạt trong tác phẩm. Theo Đinh Trọng Lạc, các tác giả có thể chọn các phương thức: “Một là đồng nhất mình với bức tranh thực tế khách quan do mình tạo ra và hoà tan mình trong đó, hai là tách mình ra khỏi bức tranh đó ở khoảng cách xa nhất và tạo ra một khoảng cách giữa mình với cái được miêu tả” [40, tr.162] Từ quan điểm trên và những biến thể của viễn cảnh thuật trong văn xuôi nghệ thuật, tác giả Đinh Trọng Lạc rút gọn lại thành hai dạng viễn cảnh tường thuật: Viễn cảnh tường thuật bao quát và viễn cảnh tường thuật tập trung. Trong viễn cảnh tường thuật bao quát (hay còn gọi là không bị hạn chế) tác giả tách mình ra khỏi cái được miêu tả, tác giả dường như đứng ở trên các biến 58 cố và các nhân vật, thực tế là tác giả có thể chuyển một cách tự do từ một chi tiết truyện này sang một chi tiết truyện khác cả về mặt liên tục tuyến tính của không gian - thời gian cả về mặt phụ thuộc qua lại chiều dọc của nguyên nhân - hệ quả. Trong viễn cảnh tường thuật tập trung (hay còn gọi là bị hạn chế) tác giả tiến hành sự mô tả nghệ thuật, dựa vào bình diện cá nhân, dựa vào bình diện của “chủ thể người tường thuật” hoặc vào bình diện của “chủ thể - nhân vật”. Người tường thuật được nêu trong văn bản có một thái độ nhất định đối với hành động nghệ thuật. Còn nhân vật cũng đồng thời xuất hiện cả trong vai người tường thuật và do đó cũng có một thái độ nhất định đối với hành động nghệ thuật [40, tr.162]. Cũng theo tác giả Đinh Trọng Lạc, hai dạng viễn cảnh tường thuật bao quát và viễn cảnh tường thuật tập trung “có thể phối hợp trong những hình thức rất đa dạng” [40, tr.162 - 163]. Và “viễn cảnh tường thuật trong sự kết hợp với cấu trúc văn bản cụ thể, cung cấp một kiểu tường thuật nhất định” [40, tr.164]. Các kiểu tường thuật đó là: “Tường thuật của tác giả được khách quan hoá, câu chuyện đã được chủ quan hoá” và “ sự phối hợp giữa tường thuật khách quan hoá và câu chuyện chủ quan hoá” [40, tr.164 - 165]. Trong tác phẩm tự sự, trần thuật bao giờ cũng được tiến hành bởi một người nào đó và với một tư thế nào đó. Chủ thể trần thuật đóng vai trò giới thiệu, miêu tả, thuyết minh đối với sự kiện, nhân vật theo cách nhìn của người trần thuật để định hướng, cắt nghĩa, “mách nước” cho người đọc. Do đó, trong tác phẩm tự sự, hình tượng người kể chuyện không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể. Lựa chọn phương thức trần thuật là lựa chọn cách kể và tư thế dẫn truyện của nhà văn. Phương thức trần thuật khách quan, phương thức trần thuật chủ quan hay sự phối hợp hai phương thức trần thuật khách quan với phương thức trần thuật chủ quan đều là những phương thức phản ánh đời sống. Các phương thức này không chỉ thực hiện nhiệm vụ kể chuyện mà còn bộc lộ cá tính, tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. 2.2. Phương thức trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân Khảo sát 28 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức trần thuật cơ bản: phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan. Ngoài ra, ở một số truyện, phương thức trần thuật có sự phối hợp giữa phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan. Trong lịch sử của loại hình tự sự, phương thức trần thuật khách quan không phải là thủ pháp nghệ thuật mới mẻ mà phương thức trần thuật này xuất hiện rất sớm và hiện diện với một tần số rất cao. Đây là phương thức trần thuật “vô nhân xưng” được tiến hành từ “một người lạ” đầy quyền uy, hiểu biết, định đoạt và đoán trước được tất cả 59 những gì liên quan đến câu chuyện: tình tiết, xung đột, các mối quan hệ và cả thế giới nội tâm của nhân vật. Ở phương thức trần thuật này, người kể chuyện không can dự vào câu chuyện và “thường ít để lại dấu vết riêng của mình, cả về phương diện nội dung tinh thần và hình thức ngữ pháp trong văn bản” [92, tr.149]. Theo Đinh Trọng Lạc: “Trong tuyến tường thuật khách quan hoá, người tường thuật không được biểu thị trong văn bản, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba. Người tường thuật không thuộc vào các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật, không gian và hành động nghệ thuật, mà chỉ đứng sau hành động đó để quan sát” [40, tr.165]. Cũng cùng quan điểm này, Huỳnh Như Phương khẳng định: Trong phương thức khách quan, sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của một người quan sát đứng ở một góc độ nhất định nào đó. Trong trường hợp này, người trần thuật là người chứng kiến tất cả những gì mà người ấy kể lại. Chỉ những hành động và sự kiện nào được người trần thuật tiếp cận từ phía của mình mới được miêu tả [20, tr.201]. Theo các quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy: trong 28 truyện ngắn của Kim Lân có đến 20 truyện tổ chức trần thuật theo phương thức trần thuật khách quan. Đi vào khảo sát 20 truyện này, chúng tôi nhận thấy ở phương thức trần thuật khách quan, truyện ngắn Kim Lân gồm các kiểu trần thuật sau: 2.2.1. Kiểu người trần thuật lạnh lùng 2.2.1.1. Đặc điểm nổi bật của tác phẩm tự sự là kể về một câu chuyện, một sự kiện về phía người khác. Đặc điểm này đã tạo cho tác phẩm tự sự có cái nhìn khách quan đối với câu chuyện, sự kiện được kể . Ở kiểu trần thuật lạnh lùng, dù người trần thuật chỉ miêu tả “những gì nằm dưới tầm quan sát của anh ta, những gì mà chính anh ta trực tiếp cảm thấy hay nghe thấy” [20, tr.201] nhưng bao giờ người kể cũng luôn tách mình ra khỏi diễn biến của câu chuyện và tạo một khoảng cách nhất định đối với câu chuyện được kể. Bên cạnh đó, ở kiểu trần thuật này, người kể chuyện luôn luôn “ hướng sự quan tâm của người đọc đến những sự kiện cùng các tính chất của chúng mà không bày tỏ thái độ của mình” [40, tr.165]. 2.2.1.2. Trong 28 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng khá nhiều kiểu người trần thuật lạnh lùng. Số lượng truyện ngắn sử dụng kiểu trần thuật này lên đến 19/28 truyện. Chúng tôi xin đề cập đến một số truyện ngắn tiêu biểu. Truyện ngắn Cô Vịa viết về cuộc đời đau khổ bất hạnh của nhân vật chính (Vịa). Ngay từ nhỏ, cuộc đời Vịa đã chịu nhiều thiệt thòi: mẹ chết, cha lấy kế mẫu, cô sớm phải sống kiếp mẹ ghẻ con chồng, bị hành hạ khổ sở. Lên 60 mười tuổi, cha chết, “cô phải theo ông Đồ - anh con bác - lên phố huyện Đức Thắng buôn bán”. Cô “dành dụm được gánh hàng xén khá nặng”. Nhưng rồi, kể từ ngày anh phải lòng anh Ấp bán dừa, cô trở nên “ đỏm dáng xa hoa” rồi cuốn gói theo “tiếng gọi của ái tình”. Sau khi bị lừa tình, cô trở nên thân tàn ma dại: Da vàng sủng, bấm ra nước. Cái váy đụp cũn cỡn để hở mấy vết chó cắn. Nước vàng rỉ ra loang lổ đọng trên cặp chân gầy guộc [42, tr.6 phụ lục]. Kể về những bất hạnh của nhân vật Vịa, chủ thể kể luôn giữ một khoảng cách nhất định với câu chuyện. Sự tách mình ra khỏi diễn biến câu chuyện và thái độ “lạnh lùng” của chủ thể kể còn thể hiện rõ ở những đoạn đùa cợt nhẫn tâm của nhân vật Ứng đối với Vịa: Tuy Vịa trách, Ứng biết Vịa vẫn còn hoài nghi, chưa tin anh ba nuôi nói là thật. Chàng tự nghĩ: “Nếu chẳng nghi nó còn trách mình làm gì? Chẳng qua nó muốn dò hỏi mình đây. Đã thế nhân cơ hội này, mình nói dối lần nữa”. Ứng vờ giận dữ: - Việc gì mà xấu hổ? Cô tưởng tôi nói dối chắc… đây này… Chàng móc túi lấy tờ giấy gấp tư chép bài vọng cổ, vừa giở vừa nói: - Anh phán đường mới gửi thư cho tôi. Cô chẳng tin tôi đọc cho mà nghe. Rồi Ứng tự ý bịa ra, đọc: Nay tôi có mấy nhời lên hỏi thăm, anh được mạnh khoẻ tôi mừng. Còn về phần tôi vẫn được như thường. Và nhờ anh một việc như sau: anh làm ơn bảo giùm cô Vịa hộ tôi rằng nếu cô ấy không khoe khoang nữa, thì đến ngoài giêng tôi sẽ ném túi giầu. Đấy có tin không? [42, tr.9 phụ lục]. Cũng như nhân vật Ứng, chủ thể kể tỏ ra “vô cảm” trước tình cảnh đáng thương của nhân vật Vịa. Đây là thái độ tỉnh táo, kìm nén cảm xúc của người kể chuyện trước những bất hạnh chồng chất và bi kịch của nhân vật. Thái độ này đã tô đậm thêm tính khách quan của câu chuyện. Từ đó, câu chuyện gợi ở người đọc nỗi xúc động mạnh mẽ về cái chết thảm thương của một con người trên đường đi tìm hạnh phúc. Ở truyện ngắn Cơm con (1943), tác giả sử dụng hình thức ngôi kể thứ ba (chủ thể kể vô nhân xưng). Người kể chuyện trần thuật từ điểm nhìn người quan sát có một khoảng cách nhất định với câu chuyện được kể. Ở vị trí này, người kể “giả vờ” không dính líu đến các sự kiện diễn ra trong câu chuyện, “thờ ơ” trước thái độ, hành động và lời lẽ ngang ngạo của đứa con bất hiếu (cả Anh) đối với cụ Nhiêu: Tức thì cả Anh quát bố: - Khổ lắm nó đòi thì tôi cho nó ăn hộ tôi một tý. Giữ làm gì… Rõ cái nợ! 61 Không nhịn được nữa, cụ Nhiêu sa sầm mặt lại, hỏi: - Anh bảo ai là cái nợ hử? - A! Ông vặn lý tôi phỏng? Ai là cái nợ? Ai là cái nợ ông biết đấy! Chính tâm hắn cũng không bảo ông cụ thật; vả từ xưa đến nay cụ Nhiêu chỉ biết phục tòng. Lần này bị hỏi vặn, hắn cho là bố định gai sự với mình. Hắn tức lồng lộn lên, mặt tím bầm lại, miệng sầu bọt mép, lu loa như đàn bà: - Sao mà tôi nặng quả kiếp thế này! Tôi đến chết mất thôi chứ không sao sống được! - Chết đi! Mày thử chết ông xem nào! -A! ông rủa tôi chết phỏng? Này chết này! Này chết này! [54, tr.551- 552]. Ở đoạn văn trên, người đọc hầu như không nhận thấy thái độ của người kể chuyện. Chủ thể kể đã tách mình ra khỏi câu chuyện để cho nhân vật tự bôc lộ tính cách qua ngôn ngữ và hành động. Ở những đoạn văn khác, người đọc cũng có thể nhận thấy điểm nhìn của người trần thuật đối với sự kiện cũng không thay đổi. Trong đoạn miêu tả thái độ, hành động của cô con dâu cụ Nhiêu sau những lời lẽ và hành động của chồng mình, tác giả viết: Mụ vợ lạch bạch từ nhà dưới chạy lên, mặt tái mét vừa thở, vừa kêu: - Ối làng nước! Ới giời đất ơi! Ơi bố ơi là bố ơi! Khổ quá: Cả Anh vẫn như mê man, mồm gào tay đập. Mụ vợ tiếc của, ôm chồng ru ngã xuống giường. Cụ Nhiêu cuống quá sinh quẫn, lập cập nhặt những mảnh vỡ chắp chắp, nối nối. Mụ nguýt bố chồng: - Chắp với chả nối… [54, tr.552 - 553]. Ở đây, người kể đã tô đậm thêm tính khách quan của câu chuyện tạo cho người đọc những suy nghĩ đánh giá của riêng mình. Cũng với những đặc điểm của kiểu trần thuật này, người kể đã tạo ra sự đối lập có ý thức, khi kết thúc truyện bằng một đoạn thể hiện tâm trạng cụ Nhiêu và hình ảnh Kề nhớn ra rả bài học luân lý: Chiều đã tàn. Bóng tối nhờ nhờ bao trùm cảnh vật. Cụ Nhiêu ngồi âm thầm ở xó thềm. Gió nhẹ thổi lùa qua kẽ rại kêu vù vù như tiếng thở dài bất tận. Chiều tàn thê lương quá. Thê lương như chuỗi ngày tàn cục của ông già tuổi tác. Những giọt lệ vẫn âm thầm lăn trên gò má răn reo. Trong khi ấy, ở mãi tận góc nhà, bên ngọn đèn hoa kỳ vàng kệnh, thằng Kề nhớn ra rả học bài luân lý: - Bổn phận đối a với a cha mẹ. Bổn ư a phận đối a với a cha mẹ… 62 Cách ngôn: cha mẹ nuôi a con bằng a giời bằng bể; con nuôi a cha mẹ con kể từng ngày [54, tr.553]. Ở truyện ngắn này, sự đối lập giữa hành động của vợ chồng cả Anh với bài học luân lý thể hiện rất rõ thái độ phê phán của chủ thể kể đối với những kẻ sống không có tình người, đạo lý. Ở đây, thái độ phê phán được thể hiện “là do kết cấu của truyện, chứ không phải do sức gợi hình, gợi cảm của các phương tiện tu từ, bởi vì các từ ngữ” [40, tr.167]. Và đặc điểm này đã góp phần tô đậm thêm tính khách quan của hiện thực đồng thời tạo được cảm giác tự do “đồng sáng tạo” ở người đọc. Khảo sát 28 truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy: đa số các truyện có cảm hứng về những sinh hoạt văn hoá đều được tổ chức trần thuật theo kiểu trần thuật lạnh lùng. Ở các truyện Đôi chim thành, Con Mã Mái, Chó săn, Cầu đánh vật, Đuổi tà… đặc điểm của kiểu trần thuật lạnh lùng thể hiện rất rõ. Sử dụng kiểu trần thuật này, Kim Lân đã tái hiện một cách chân thực, sinh động những sinh hoạt văn hoá phong phú ở vùng thôn quê và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. Có thể nói, trong các truyện ngắn viết về đề tài sinh hoạt văn hoá dù được trần thuật theo phương thức trần thuật khách quan nhưng tấm lòng yêu mến, trân trọng của Kim Lân đối với những giá trị văn hoá truyền thống vẫn được bộc lộ một cách chủ quan và rõ nét. 2.2.1.3. Trong các truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy: các truyện tổ chức trần thuật theo kiểu trần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH003.pdf
Tài liệu liên quan