Luận văn Cảm hứng yêu nước trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

MỤC LỤC



 

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1.1 TÁC GIẢ 1

1.1.1 Cuộc đời 1

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 2

1.2 TÁC PHẨM 4

1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác 4

1.2.2 Chủ đề tác phẩm 6

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN YÊU NƯỚC TRONG BÀI

“BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG” CỦA HOÀNG CẦM

2.1 TINH THẦN YÊU NƯỚC THÔNG QUA

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC 7

2.2 TINH THẦN YÊU NƯỚC THÔNG QUA

NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG 10

2.3 TINH THẦN YÊU NƯỚC THÔNG QUA

NIỀM TIN CHIẾN THẮNG 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng yêu nước trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ, 1993), Đến từ hư không (thơ, 2000). Làm thơ từ năm 8 tuổi. Dưới thời Pháp thuộc, 15 tuổi, Hoàng Cầm viết kịch thơ Hận Nam Quan.Trưởng thành trong những chặng đường đầy sóng gió của dân tộc rồi gắn cuộc đời mình với những áng văn chương, Hoàng Cầm là thi sĩ tài hoa của đất Quan họ, nhà thơ lớn nhất nhì dòng văn học thế kỷ 20. Một điều đáng tiếc là đến những năm cuối đời, Hoàng Cầm mới được công nhận về gia tài thơ của mình. Ngoài hơn trăm bài thơ lẻ mà phần lớn là những khúc thơ tình phảng phất quan họ, còn có trường ca Tiếng hát “Quan họ” sáng tác năm 1956, được coi như tiền đề của Về Kinh Bắc ra đời mấy năm sau đó, có truyện thơ “Men đá vàng” dành “dâng linh hồn con gái Bùi Hoàng Yến”… Và không thể không kể đến thể loại mà chính ông đã khẳng định đã làm nên tên tuổi, dấu ấn riêng của mình thời kỳ đầu: kịch thơ, trong đó nổi bật nhất, với những câu thơ vượt thời gian trong tác phẩm “Kiều Loan”, tác phẩm gợi lòng yêu nước, kích động sĩ khí, thúc đẩy con người vùng lên chống ngoại xâm.  Trong thời kháng chiến, Hoàng Cầm sáng tác và trình diễn ba bài thơ gây chấn động lòng quân và lòng người: Đêm Liên Hoan, Tâm sự đêm giao thừa và Bên Kia sông Đuống. Bài "Em bé lên 6 tuổi" (Giai Phẩm Mùa Thu, tập II, tháng 9/1956) là một bài thơ âm thầm gợi lại lòng nhân ái của con người đã mất trong cải cách ruộng đất. Một trong những bài thơ hay cuối cùng của Hoàng Cầm là bài vô đề. Sự nghiệp sáng tác và tranh đấu của Hoàng Cầm gói trọn trong hai chữ: Tình yêu. Yêu tự do, yêu nước và và yêu người. Năm 2007, Hoàng Cầm được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật. 2. TÁC PHẨM: 2.1. Hoàn cảnh sáng tác: Mang trong mình hơi thở vùng đất Kinh Bắc, nhà thơ Hoàng Cầm với Bên kia sông Đuống đã mở ra một thế giới Kinh Bắc, tạo nên dấu ấn đặc sắc, độc đáo cho thơ ông.Tin giặc Pháp chiếm đóng bên kia sông Đuống đến với Hoàng Cầm vào một đêm tháng tư năm 1948 làm ông bàng hoàng, đau đớn. Ngay trong đêm, cảm xúc ấy được tuôn chảy vào bài thơ Bên kia sông Đuống dưới nhiều sắc thái: buồn đau, nhớ nhung, tự hào, tiếc nuối, căm hờn, ước mơ. Và từ dòng cảm xúc chân thành hiện hữu lên vẻ đẹp về một thế giới Kinh Bắc. “Cô đã nhắc đến bài thơ Bên kia sông Đuống thì tôi cũng xin kể luôn về trường hợp tôi sáng tác bài thơ này. Đó là dịp đầu năm 1948. Sau tết ta, trời đã chuyển sang tiết xuân nhưng vẫn còn hơi lạnh. Tôi cùng với Nguyên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Xuân Thu, Hoàng Tích Linh, Kim Lân… đóng ở làng Thượng, huyện Phú Bình,Thái Nguyên.” Bên kia sông Đuống, dọc theo hữu ngạn là vùng quê tôi gồm: Gia Lâm, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành. Kéo dài một vệt đến tận Phả Lại. Đó là một miền quê thơ mộng, trù phú. Nhưng từ năm 1947, quân Pháp đã tràn lên chiếm đóng, càn quét. Lúc bấy giờ, ông Vương Văn Trà, người cùng làng tôi thành lập một tiểu đoàn du kích lấy tên là tiểu đoàn Thiên Đức đánh lại quân Pháp. Do thế địch đang mạnh nên đầu năm 1948 tiểu đoàn phải rút lui lên khu an toàn. Nơi đây, ông Chu Tấn Văn và ông Lê Quảng Ba lúc đó ở Bộ tư lệnh khu XII yêu cầu ông Vương Văn Trà báo cáo tình hình. Hôm đó, tôi được mời nghe. Đêm về tôi không sao ngủ được.Lòng buồn nôn nao nỗi nhớ tiếc quê hương bị chiếm đóng, tàn phá. Bao tình cảm riêng – chung lẫn lộn cứ trào lên mãnh liệt. Và thế là, trong khi các đồng chí đang ngủ ngon giấc, tôi thắp đèn ngồi viết Bên kia sông đuống . Tôi còn nhớ rất rõ trạng thái xúc cảm của tôi khi viết bài thơ này. Dường như tôi viết không kịp. Phải cố gắng lắm tôi mới theo đuổi được những câu thơ, ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút. Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt xót xa dường ấy. Toàn thân tôi run lên. Những hình ảnh, âm thanh màu sắc dệt nên quê hương thân yêu giờ như chìm trong lửa cháy, nước mắt và trong “ …máu loang chiều mùa đông”. Sau mỗi câu viết ra, tôi cảm thấy ớn lạnh cả xương sống. Dường như chúng từ đó mà ra. Cứ như thế, cho đến khi tôi viết câu thơ cuối cùng “ Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” thì cũng là lúc trời rạng sáng. Lúc này tôi mới thấm mệt nhưng trong lòng lại thấy thanh thản, nhẹ nhõm như vừa được giải tỏa. Thấy Nguyên Hồng có vẻ đã thức giấc, tôi gọi anh dậy và đọc bài thơ cho anh nghe. Mới được dăm câu anh đã khóc. Nguyên Hồng vẫn vậy, và cứ thế nức nở cho đến khi tôi đọc hết bài thơ. Anh đòi đánh thức cả Nguyễn Địch Dũng, Xuân Thu, Kim Lân dậy để tôi đọc lại. Sau đó anh bắt tôi chép thành ba bản. Một bản gửi cho báo Cứu quốc, chỗ anh Như Phong và anh Tô Hoài. Một bản gửi cho báo nhân dân. Một bản gửi đến Hội Văn Nghệ, chỗ anh Nguyễn Huy Tưởng. Bài thơ được báo Cứu Quốc in lần đầu tiên khoảng tháng 6/1948. Cho đến giờ, tôi vẫn thích phần đầu của bài thơ. Đó là những gam màu hồn nhiên nhất, tươi tắn nhất trong bức tranh quê hương. Đó là những xúc cảm mãnh liệt nhất, trong sáng nhất mà tôi dành cho miền đất thân yêu của tôi” [1] Ông viết như một sự giải tỏa nỗi lòng đang dào dạt những nhớ thương, buồn đau khôn xiết. Có thể rồi dần dà ông sẽ nghĩ tới những điều ấy, nghĩ tới bạn đọc, nhưng đó chắc chắn là chuyện đến sau, còn vào phút ấy, ông phải viết ra ngay những lời như đã ngấp nghé nơi cổ họng, như một tiếng kêu, một tiếng thét bật ra từ sâu thẳm trái tim-thế thôi. Tôi nghĩ, nếu sau này nhà thơ có kể lại rằng ông đã viết những lời này như sự mách bảo của một thế lực siêu nhân thì thế lực bí mật đó chẳng có gì khác hơn là những cảm xúc, những ý tưởng đã nung nấu đến thành ra máu thịt ở trong ông tự những bao giờ khiến cho chính ông cũng không ngờ tới. Sự thể này trên đời vẫn có lúc xảy ra, mà nhà thơ của chúng ta không phải là trường hợp hy hữu. 2.2. Chủ đề tác phẩm: Bài thơ thể hiện tình yêu mến, thương nhớ và tự hào đối với quê hương kinh Bắc; căm giận quân xâm lược đang giày xéo quê hương; niềm tin vào một ngày mai giải phóng, quê hương trở lại thanh bình. Câu thơ dào dạt theo cảm xúc rất hồn nhiên mà giàu nhạc điệu. Nhạc điệu ngọt ngào của dân ca Quan họ. Sâu lắng, thiết tha, bồi hồi là âm hưởng, là sắc điệu trữ tình đã thấm sâu vào hồn ta tình yêu quê hương đất nước. Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt nhất , chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm đã dành cho quê hươngyêu dấu của mình , và qua đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước . Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao cả và gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời. Chương 2 NHỮNG BIỂU HIỆN YÊU NƯỚC TRONG BÀI “BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG” CỦA HOÀNG CẦM 1. Tinh thần yêu nước thông qua truyền thống dân tộc : Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu :“tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.” Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được vung đắp từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Với “bên kia sông đuống” của Hoàng Cầm như một trang sử ghi lại truyền thống của dân tộc ta. Những dòng hoài niệm về quê hương thân yêu Hoàng Cầm đã đưa người đọc về miền quê Kinh Bắc có bề dày lịch sử: có mộ Kinh Dương Vương, nơi Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, Lý Thường Kiệt đuổi quân Tống trên sông Cầu. Còn là miền đất cổ kính có bề dày văn hoá qua các triều đại Lý, Trần, Lê. Là đất học mà câu đồng dao đã khắc ghi: Một bồ ông cống Một đống ông nghè Một bè tiến sĩ Một bị trạng nguyên Một thuyền bảng nhãn. Kinh Bắc còn gắn với những hội hè đình đám vào mùa xuân. Theo tương truyền, truyện Tấm Cám được truyền miệng từ vùng đất này đã ghi lại cảnh vui tươi của ngày lễ hội mùa xuân. Hội hè mang đến niềm háo hức, vui tươi bởi mùa màng tốt tươi, bởi trai thanh gái lịch được gặp gỡ, giao duyên, hẹn hò với nhau qua điệu hò dân ca của liền anh, liền chị. Người con gái quan họ đã không là một đêm hội rồi tan, một canh rồi lặn, mà nó đọng lại trong triệu triệu hồn người. Phải chăng đó là hạt cát được cấy vào lòng con trai đáy biển để rồi trở thành viên ngọc trai lấp lánh bảy sắc cầu vòng. Những làn điệu dân ca Ngồi tựa mạn thuyền, Đến hẹn lại lên, Bèo dạt mây trôi đã làm say lòng người. Lễ hội là các trò vui chơi hết sức phong phú như đánh đu, thổi cơm, đấu vật... Phần lớn các trò chơi đều xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của người lao động: cầu mưa, cầu phồn thực, sức khoẻ. Có những lễ hội đã đi vào câu ca: Mồng Bảy hội Khán Mồng Tám hội Dâu Mồng Chín đâu đâu cũng nhớ về hội Gióng. Bản thân là một người con của đất nước Việt Nam,là một hạt mầm được sinh ra từ miền quê kinh bắc. Hoàng Cầm đã kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ đi trước,bằng chứng là ông tham gia đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc. Hơn thế thông qua bài thơ “bên kia sông đuống” ông đã cho chúng ta thấy lòng yêu nước sâu sắc. Mở ra tác phẩm là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm trái tim đau đớn của nhà thơ, đồng thời cũng là một lời an ủi : Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì “Em” ở đây là một nhân vật phiếm chỉ . Tuy nhiên, có phần chắc chắn đó là một cô gái cùng quê bên kia sông Đuống với nhà thơ. Trong thơ Hoàng Cầm ta thường gặp một nhân vật em như vậy, bởi đó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ xúc cảm của mình một cách chân thành nhất . Và lời an ủi đưa em về sông Đuống thực chất chỉ diến ra trong hoài niệm của nhà thơ . Trong niềm hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì chảy từ quá khứ xa xôi về hiện tại , hiện lên trong tâm trí nhà thơ như một dòng sáng lấp lánh và trù phú hai bên bờ những mầu xanh bạt ngàn của những bãi mía , nương dâu : Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Từ những dòng thơ đầu “Anh đưa em về sông Đuống”, hình ảnh sông Đuống nổi bật lên trong không gian tâm tưởng. Con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì từ quá khứ xa xưa chảy về hiện tại là một dòng sông trữ tình, lấp lánh lung linh, sống động, êm đềm, thơ mộng. Nhìn xa có dáng nghiêng nghiêng. Dáng nằm nghiêng nghiêng của dòng sông Đuống là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm. Cảm xúc mãnh liệt cùng trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo đầy ấn tượng, làm xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc. Từ bên này, nhà thơ đau đáo hướng cặp mắt về bên kia sông Đuống . Đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh diến tả nỗi đau “Sao xót xa như rụng bàn tay”. .Hoàng Cầm đã mượn nỗi đau của thể xác để diễn tả, thể hiện một cách một cách cụ thể nỗi đau về tinh thần . Những người coi quê hương là máu thịt của mình mới có tình cảm mãnh liệt đến như vậy . Có thể nói, tâm trạng ở đây đã đạt đến độ điển hình. Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi đau, sự nuối tiếc, xót xa , căm giận trước cảnh tượng quê hương thanh bình, đông vui, tươi đẹp bị giặc chiếm đóng . Từ cảm xúc về nỗi đau đó, quê hương Kinh Bắc dần dần hiện lên trong kí ức nhà thơ. Tinh thần yêu nước thông qua nỗi nhớ quê hương: Nhà thơ ngược dòng thời gian về với ký ức để sống lại ngày xưa với bên kia sông Đuống một thuở bình yên. Vậy là một thế giới Kinh Bắc dường như hiện ra sắc nét trong hoài niệm của ông. Thế giới ấy có truyền thống văn hoá lâu đời mang vẻ đẹp cổ kính được thể hiện đậm nét trước hết ở nền nghệ thuật dân gian với tranh làng Hồ đậm sắc màu dân tộc. Cảm xúc ở đây có vẻ phức tạp hơn, nó được thể hiện trên một trục thời gian quá khứ và hiện tại, tình yêu hoà trộn với nỗi đau soi chiếu vào nhau. Mỗi khổ thơ  được mở đầu bằng hình ảnh gợi cuộc sống thanh bình tươi đẹp, dòng cảm xúc cuồn cuộn chảy nhưng kết thúc đột ngột bằng một câu hỏi nghẹn ngào tiếc thương ngơ ngẩn. Vùng quê Kinh Bắc, trong hoài niệm, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng - biểu tượng của cuộc sống ấm no , và tranh Đông Hồ - biểu tượng của đời sống tinh thần lành mạnh. Sự am hiểu cái đẹp và tinh tuý của hồn văn hoá dân gian đã giúp Hoàng Cầm chỉ bằng một vài nét mà đã lột tả được cái độc đáo đặc sắc của dòng tranh làng Hồ. Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Những bức tranh dân gian với đề tài bình dị, thân thuộc không thể thiếu được vào dịp tết đến xuân về. Tranh lợn gà, đánh đu, hứng dừa, đám cưới chuột, tranh Bà Trưng cưỡi voi ra trận, Phù Đổng thiên vương… Những bức tranh ấy sáng bừng trên giấy điệp- trên nền giấy dó láng một lớp điệp mỏng làm nền, được chắt luyện từ vỏ sò tạo nên nhiều màu sắc lóng lánh, tươi vui, rực rỡ. Tất cả làm sáng bừng lên một hồn quê, tình quê. Đó là bức quốc hoạ của dân tộc, là ước mơ về cuộc sống hạnh phúc thanh bình không chỉ của người dân Kinh Bắc mà còn là của dân tộc. Ba câu thơ, ba tính từ Hoàng Cầm mở  căng giác quan đón nhận quê hương: thơm nồng (khứu giác), tươi trong (thị giác), sáng bừng (cảm giác) hình ảnh sáng bừng trở thành điểm sáng lung linh nhất nó đưa màu tranh Kinh bắc hoà nhập thành" màu dân tộc". Hoàng Cầm đã thể hiện được cái thần thái, cái linh hồn của dòng tranh và cũng là vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Vẻ đẹp quê hương bừng sáng lên rồi bị ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lìa của quê hương khi quân giặc tới : ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà cháy, con người chia li, cả loài vật cũng thành ra tan tác : Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Tất cả đã mất đi từ cái ngày khủng khiếp ấy, thay vào đó là ngọn lửa hung tàn, là những chiếc giày đinh đang nghiền nát đất mẹ yêu thương. “Bây giờ tan tác về đâu?” Câu hỏi tưởng chừng như hụt hẫng nhưng đó chính là lời buộc tội đanh thép và cũng là là sự bộc lộ thái độ căm giận bọn giặc ngoại xâm của nhà thơ. Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu Ở đây cái ảo và cái thực hoà nhập vào nhau khó lòng tách bạch riêng biệt. Mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cánh tượng thật ngoài đời, thi sỹ đã lay động được tình cảm của những con người gắn bó máu thịt với truyền thống văn hoá nghìn đời vùng Kinh Bắc.  Bốn câu thơ như được viết ra trong trạng thái mơ tỉnh lẫn lộn. Bức tranh Đông Hồ hiện cùng bức tranh đời. Cái độc đáo của câu thơ là ở chỗ thi sỹ vừa tái hiện nỗi đau quê hương bị tàn phá vừa nói được nỗi đau nền văn hoá dân tộc bị dày xéo chà đạp. Đoạn thơ khép lại trong một tâm trạng đầy hoang mang đầy cảm xúc thơ tới chót đỉnh của sự tê tái. Thuận Thành, Kinh Bắc có núi sông mĩ lệ, chùa chiền thắng cảnh với bao lễ hội tưng bừng mang theo bao huyền thoại, sự tích thần kỳ, với những gác chuông, những tháp, những tượng Phật cổ kính bao đời nay. Chùa Phật Tích, núi Thiên Thai, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chùa Phật Tích, núi Thiên Thai, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Ca dao: “Dù ai đi đẩu đi đâu - Cứ nhìn thấy tháp Chùa Dâu mà về”. Tục ngữ: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng”. Phan Huy Chú đã viết trong “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Kinh Bắc có mạch núi cao chót vót, nhiều sông quanh vòng, là mạn trên của nước ta… Mạch đất tốt tụ vào đấy nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa hợp vào đấy nên sinh ra nhiều danh thần”. Trong chiến tranh, đưa con ly hương nhớ tiếc, xót xa quê hương: Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu Những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy giờ đây trở nên bơ vơ, tan tác. Cũng không còn nữa những hội hè đông vui, nhôn nhịp. Chỉ còn tiếng chuông chùa văng vẳng từ thuở bình yên xa xưa vọng về càng làm tăng thêm sự hoang vắng của quê hương như tiếng thở than nuối tiếc một thời yên ấm. Những đền chùa cổ kính, những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân. Vậy mà giấc mộng bình yên mấy trăm năm ấy giờ đây tan vỡ. Trong lòng người dân Việt Nam càng dậy lên một nỗi căm hờn, vì bọn giặc mà cảnh sống thanh bình đã tan biến, bao nhiêu giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc bị xé tan bởi bom đạn chiến tranh. Thay vào đó là những chuỗi ngày gian nan sống trong rừng để hoạt động cách mạng.  Đậm nét trong nỗi nhớ về Kinh Bắc, xứ sở của ngàn năm văn vật là con người ở vùng quê này. Chỉ mấy câu thơ thôi mà Hoàng Cầm gợi được cái hồn cốt của con người nơi đây. Vẻ đẹp của con người Kinh Bắc vừa thực, thân quen vừa như tự xa xưa. Những môi cắn chỉ, làm nên cái duyên mặn mà, nồng nàn, gợi cảm trên đôi môi của thiếu nữ đang độ xuân thì. Hình ảnh cụ già phơ phơ tóc trắng mang một vẻ đẹp như những ông tiên, ông bụt đi ra từ những câu chuyện cổ tích. Mà ở đó chứa đựng bao ước mơ khát vọng đời đời của người lao động. Những em sột soạt quần nâu gợi tả niềm vui, niềm háo hức của trẻ thơ được mặc những bộ quần áo mới còn nguyên cái màu hồ của người thợ nhuộm để đến với hội hè đình đám. Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em sột soạt quần nâu Bây giờ đi đâu về đâu Vùng quê Kinh Bắc còn được gợi lên bằng cảnh lao động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất . Trong tâm trí nhà thơ, hình ảnh những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những nét xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ . Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Chợ Hồ chợ Sủi người đua chen Bãi Tràm Chỉ người dăng tơ nghẽn lối Những nàng dệt sợi Đi bán lụa màu Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê Cầu Bây giờ đi đâu…về đâu… Đó còn là những người dân làng Hồ với những người dăng tơ, những nàng dệt sợi…gắn liền với sinh hoạt nhộn nhịp, họp chợ đông vui, lễ hội tưng bừng. Hiện lên lung linh trong nỗi nhớ ấy là cô gái Kinh Bắc đẹp như mộng như mơ nhưng cũng rất chân thực, rất duyên dáng, rất tình tứ. Những cô gái làng quan họ thường chít khăn mỏ quạ, tạo cho khuôn mặt hình búp sen. Khuôn mặt của cô hàng xén răng đen gợi vẻ tươi hồng, thơm mát như búp sen mới nở ban mai còn động sương tinh khiết. Ẩn hiện trong khuôn mặt kín đáo, duyên dáng ấy là hàm răng đen khi nở nụ cười thì tưởng đâu như mùa thu toả nắng, vừa thực vừa hư. Chỉ cảm qua thơ đã thấy nao lòng. Đó là một cách nhìn, cách cảm rất riêng của Hoàng Cầm càng làm lung linh thêm vẻ đẹp thế giới Kinh Bắc. Đó là những con người tình tứ duyên dáng trong giao duyên, hay lam hay làm, một nắng hai sương trong lao động. Quê hương Kinh Bắc có nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt vải. Bà ỷ Lan tài ba là cô gái vùng đất nổi tiếng dệt vải quay tơ này. Những chiếc áo tứ thân, tao thắt lưng bền màu đẹp sắc màu đã để lại nỗi tương tư về người Kinh Bắc, xứ Kinh Bắc. Nhưng giờ đây cũng tan tác chia lìa , không biết đi đâu ,về đâu.Càng nhớ tác giả càng đau vì cảnh vật ngày xưa giờ chỉ còn là nổi nhớ mà thôi. Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc dày vò những nét môi xinh Trong niềm tiếc thương không nguôi những người, những cảnh vật của quê hương, Hoàng Cầm đã dành tình cảm sau nặng nhất cho người mẹ già và em nhỏ . Người mẹ già nua, còm cõi vốn đã vất vả trong thời bình lại càng khốn khổ hơn khi quân giặc tới . Kinh Bắc vốn là đất lành giờ đây bỗng hóa thành đất dữ . Chẳng những con người không sống được yên ổn mà cả những cánh cò cũng táo tác, hốt hoảng không chốn nương thân. Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ Hình ảnh cánh cò lồng vào hình ảnh người mẹ, nhưng không phải là cánh cò bay lả bay la của thời bình nữa mà là cánh cò hốt hoảng chạy trốn đạn bom, soi bóng trên lưng người mẹ run rẩy, bước thấp bước cao trên đường trơn mưa lạnh .  Lòng căm giận đã bùng lên đến đỉnh điểm của sự dữ dội lời thơ thét lên phẫn nộ : Đã có đất này chép tội Chúng ta không biết nguôi hờn. Những câu thơ xót đau tê tái đã trở thành lực nén cho tiếng sét trả hận cho đoạn thơ tiếp nối. Đó là hình ảnh quê hương quật khởi. Giọng thơ từ nhớ tiếc xót thương chuyển sang phẫn uất căm thù. Nhân vật trữ tình không còn là nhân vật hoài niệm mà là nhân vật hành động. 3. Tinh thần yêu nước thông qua niềm tin chiến thắng Từ tình yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc Hoàng Cầm đã thể hiện được ý chí chiến đấu giải phóng quê hương. Lời thơ vang lên thật hào hùng với những hình ảnh mạnh mẽ, quyết liệt của cuộc chiến tranh toàn dân. Cảnh đón bộ đội về làng rất cảm động. Cuộc hội ngộ tình quân dân cũng là sự hồi sinh và niềm vui hạnh phúc: Bộ đội bên sông đã trở về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đầu run trong sương Dao loé giữa chợ Gậy lùa cuối thôn Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn Ăn không ngon Ngủ không yên Đứng không vững Chúng mày phát điên Quay cuồng như xéo trên đống lửa Mà cánh đồng ta còn chan chứa Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân Gió đưa tiếng hát về gần Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa. Ý chí chiến đấu phát triển mạnh mẽ nhất và ước mơ ngày mai không còn bóng giặc,một mùa xuân thanh bình lại trở về với những hội hè tưng bừng như ngày xưa một vùng kinh bắc bên kia sông đuống Niềm hy vọng đã sáng rực lên đối với Hoàng cầm nói riêng và với nhân dân Việt Nam nói chung.Bằng sự đan xen của những hình ảnh Kinh Bắc trong quá khứ và hiện tại, bài thơ đã tái hiện một vùng quê Kinh Bắc với những gì đẹp nhất. Đó cũng là những hình ảnh tiêu biểu cho mọi làng quê Việt Nam. Một khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui và ánh sáng lại trở về với vùng quê Kinh Bắc . Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của Hoàng Cầm mà còn gợi trong lòng tất cả người đọc tình yêu quê hương đất nước mình. Bài thơ kết lại bằng những câu thơ thật ý nghĩa: Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh. Hình ảnh “em” đã trở lại trong không khí tưng bừng của ngày hội. Đó cũng là ước mơ của Hoàng Cầm về cuộc sống thanh bình trở lại quê hương mình.  Hoàng Cầm viết bài thơ “Bên kia sông Đuống” vào năm 1948, lúc bấy giờ quê hương đất nước ta còn đầy bóng giặc, chân trời thắng lợi còn xa vời. Phải gần 7 năm sau, ta mới có chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế mà thi sĩ đã nói đến ngày hội non sông.Với tấm lòng yêu nước sâu sắc ông đã cho người đọc thấy được niềm tin vào đất nước, niềm tin vào chiến thắng của quân và dân ta. Đó là giấc mơ chan chứa niềm hy vọng. Một hình ảnh tương lại của kinh Bắc thật lộng lẫy chan chứa yêu thương và đặc biệt là sự thay đổi từ cảnh sắc đến “muôn lòng” con người sự hồi sinh tươi trẻ. Một kết thúc có hậu mê đắm nụ cười thiếu nữ đã nâng cánh lãng mạn của bài thơ và gieo vào lòng người đọc niềm vui, hy vọng và cũng như ước muốn trong lòng của tác giả. KẾT LUẬN Bài thơ rõ ràng mang những cảm xúc có tính xã hội và thời sự, nghĩa là nó thực sự là thơ công dân, thơ phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng điều then chốt ở đây là cảm xúc xã hội lại trùng lên cảm xúc cá nhân, những buồn vui, yêu ghét của cộng đồng lúc này cũng chính là tâm trạng riêng tư của người viết, chính sự hòa hợp ấy đã làm nên một sự cộng hưởng trong cảm xúc và người làm thơ có thể tung hoành ngòi bút để rồi bật lên những lời không còn phân biệt được đâu là chung đâu là riêng, tất cả đều rất tự nhiên. Rốt cuộc, sức mạnh to lớn của bài thơ này vẫn nằm trong nguyên lý muôn đời của thơ ca tức là dòng cảm xúc mạnh mẽ, dào dạt vô cùng, thứ cảm xúc dường như đã được tích tụ từ rất lâu trong lòng người, bất chợt được một bàn tay của ngoại cảnh bật tung cánh cửa, khiến nó tuôn ra ào ạt, đủ sức cuốn phăng đi mọi con đê khuôn sáo, mọi toan tính chừng mực và tỉnh táo, để làm tràn ra trên mặt giấy những chữ, những dòng mà sau này chính nhà thơ có lần thú nhận là ông đã viết chúng ra như trong một cơn mê sảng, như thể có ai đó đọc vào tai cho mà ghi lại vậy! Và thi sĩ Hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnien luan.doc
  • docBÊN KIA SÔNG ĐUỐNG.doc
  • docbìa.doc
  • docChương 2.doc
  • docDe 1_DiDongVietTel.doc
  • mdbDiDongVietTel.MDB.mdb
  • mdbGiai De 1_DiDongVietTel.mdb
  • dochoang cam.doc
  • dochuong dan nien luan.doc
  • docMODAU.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTagorei.doc
  • doctai lieu nien luan.doc
  • docvan hoc nga.doc