MỤC LỤC
Lời cam đoan. - 1 -
MỤC LỤC. - 2 -
MỞ ĐẦU. - 4 -
1. Lí do chọn đề tài. - 4 -
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. - 5 -
3. Nguồn tài liệu. - 6 -
4. Phương pháp nghiên cứu. - 6 -
5. Đóng góp của đề tài. - 6 -
6. Cấu trúc đề tài. - 6 -
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII. - 8 -
1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng.. - 8 -
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.. - 8 -
1.1.2. Những biến đổi hành chính. . - 10 -
1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư . - 11 -
1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII. . - 12 -
1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII.. - 12 -
1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng. . - 14 -
CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNG – SA ĐÉC. . - 17 -
2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783.. - 17 -
2.2. Nguyễn Ánh bôn tẩu và sang Xiêm cầu viện (1783 – 1787).. - 22 -
2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ.. - 25 -
2.3.1. Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh.. - 25 -
2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ. . - 28 -
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN
CỨ LONG HƯNG – SA ĐÉC (1787-1789). - 34 -
3.1. Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi.. - 34 -
3.2. Vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. . - 39 -
3.3. Những di tích ở Long Hưng liên quan đến cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn.. - 44 -KẾT LUẬN . - 54 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO. - 59 -
PHỤ LỤC. - 62 -
83 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Căn cứ Long Hưng-Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng chịt, nếu tận dụng các lợi thế đó thì
có thể biến vùng này thành một căn cứ vững chắc.
Sa Đéc vào lúc này là một trung tâm thương mại sầm uất ở đồng bằng sông Cửu Long
mới vừa khai phá, nơi đây có thể cung cấp cho Nguyễn Ánh nhiều thứ cần thiết cho chiến
tranh do thương nhân nước ngoài mang đến, chủ yếu là người Hoa.
Đây còn là vùng được khai phá sớm, dân cư đông đúc, có nhiều lúa gạo, tôm cá. Con
người cũng có cuộc sống thuận lợi hơn so với nhiều nơi khác.
Ngoài ra, còn một yếu tố khác được Nguyễn Ánh đặc biệt chú ý đó chính là con người.
Đối với họ, Tây Sơn là kẻ xoán đoạt; còn Nguyễn Ánh là con cháu của các Chúa Nguyễn –
là những người có công rất lớn trong việc khai phá đất phương Nam, giúp họ tạo dựng được
cuộc sống sung túc như thế; mặc dù họ cũng thấy rõ chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ -
Quang Trung trong việc đánh tan mấy vạn quân Xiêm. Đồng thời cũng thấy được lỗi lầm của
Nguyễn Ánh là cầu cứu quân Xiêm.
Mặc dù như vậy, nhưng Tây Sơn đã làm được gì cho Nam Bộ, ngoài những thuyền lúa
gạo tấp nập chở về Qui Nhơn sau mỗi lần đẩy lùi Nguyễn Ánh ra khỏi vùng đất trù phú này?
Đó chính là câu hỏi lớn, làm người dân phải boăn khoăn suy nghĩ.
Điều đó cho chúng ta thấy, không gì khó hiểu khi có nhiều nhà điền chủ, kể cả nông
dân đứng ra ủng hộ Nguyễn Ánh. Còn ý kiến cho rằng, động thái đó chính là biểu hiện của
sự cấu kết giữa Nguyễn Ánh và giới điền chủ để hình thành thế lực phong kiến, thì ý kiến
này cần được nghiên cứu và lý giải sâu hơn.
Trước và sau khi về đóng quân ở nước Xoáy, vùng này còn là nguồn bổ sung nhân lực
dồi dào cho Nguyễn Ánh. Có hàng loạt tướng tài một dạ trung kiên với Nguyễn Ánh như:
- Tống Phước Thiêm: gốc người Tống Sơn (Thanh Hóa) vào cư ngụ ở Vĩnh An
(vùng Sa Đéc), làm quan đến chức Chưởng Cơ dưới triều chúa Định Vương
Nguyễn Phước Thuần (1765 – 1777), bị Tây Sơn đánh bại và suýt chết nhiều lần
nhưng vẫn một lòng theo Nguyễn Ánh.
- Nguyễn Văn Nhơn (1753 – 1822): người thôn Tân Đông, huyện Vĩnh An (vùng Sa
Đéc), theo chúa Nguyễn Phước Thuần từ năm 1774, sau tiếp tục theo Nguyễn Ánh,
làm quan đến chức Tổng trấn Gia Định thành.
- Nguyễn Văn Tuyên (1762 – 1830): người huyện Vĩnh An (vùng Sa Đéc), theo
Nguyễn Ánh từ năm 1788, chức vụ cao nhất Tống trấn Gia Định thành.
- Nguyễn Văn Trọng: người Nha mân, theo Nguyễn Ánh từ năm 1787, năm 1798
được thăng chức Chánh Vệ Lương Vũ doanh tiên phong, năm 1880 tử trận ở Qui
Nhơn.
- Nguyễn Văn Nhàn: người Sa Đéc, đầu quân dưới thời chúa Nguyễn Phước Thuần,
tiếp tục theo Nguyễn Ánh, có lúc lưu vong sang Xiêm, lập được nhiều công, khi
qua đời được truy phong Chưởng Cơ.
- Hoàng Phước Bửu: người Sa Đéc, gốc Thừa Thiên, theo Nguyễn Ánh rất sớm,
được phong chức Vệ Úy, cùng lưu vong sang Xiêm. Sau bị tử trận ở Qui Nhơn,
được truy phong Chưởng Cơ.
- Nguyễn Văn Bế: quê ở Sa Đéc, theo Nguyễn Ánh lưu vong sang Xiêm, phụ trách
ngoại giao, được phong Tổng nhung cai cơ.
- Nguyễn Văn Yến: quê ở Nha Mân, theo Nguyễn Ánh từ ngay buổi đầu, được
phong chức Lượng võ vệ Vệ úy, tử trận ở Qui Nhơn.
- Nguyễn Văn Định: người ở Nha Mân, theo Nguyễn Ánh rất sớm, cùng lưu vong
sang Xiêm, được phong Cai cơ, tử trận ở Đà Nẵng, được truy phong Chưởng cơ.
- Đặc biệt là Nguyễn Văn Mậu (Bỏ Hậu), quê ở Tân Long (Long Hưng – Sa Đéc)
tuy không phải là văn thần, võ tướng nhưng đùm bọc và giúp đỡ lương thực cho
Nguyễn Ánh từ trong những ngày đầu mới về Nước Xoáy và được Nguyễn Ánh coi
như người đỡ đầu (cha nuôi).....
2.3.3. Nguyễn Ánh lập căn cứ ở vùng Long Hưng – Sa Đéc.
Trong Đại Nam Thực Lục có ghi Nguyễn Ánh về đồn trú ở Hồi Oa (Nước Xoáy) vào
tháng 10 năm 1787. Nhưng với qui mô bề thế của một hệ thống đồn bảo, tháp canh, cản đá,
hầm hào, kể cả xưởng đúc rèn binh khí, xưởng đút tiền...trên một khu vực rộng lớn trải dài từ
sông Tiền đến sông Hậu, từ sông Hội An đến vùng hậu bối (sau lưng) Sa Đéc thì không thể
xây dựng trong một sớm một chiều mà thành được.
Cụ thể như việc đắp những cản đá trên các cửa sông rạch (dân gian gọi di tích này là
Đá Hàn) thì phải cho người đến núi Sam (Châu Đốc) lấy đá chở về và phải mất khá nhiều
thời gian.
Mặc dù không còn tư liệu liên quan, song chúng ta có thể suy đoán rằng, Nguyễn Ánh
đã lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Đông Định Vương Nguyễn Lữ vì không đủ lực lượng và
khả năng.
Lúc còn lưu vong ở Vọng Các, Nguyễn Ánh đã cho người lẻn về qui tụ dân địa
phương lén lút xây dựng. Ngay khi Nguyễn Ánh về trú đóng, hệ thống đồn bảo ở đây đã phát
huy tác dụng. Bằng chứng là khi Nguyễn Ánh về, quân Tây Sơn kéo đến bao vây đánh phá
nhưng không phá nỗi đồn Nước Xoáy.
Căn cứ vào một số dấu vết còn sót lại hiện nay, chúng ta có thể chia khu căn cứ này
thành hai bộ phận:
- Khu trung tâm: gồm đồn Nước Xoáy bên bờ rạch Nước Xoáy, nền đồn
được đắp cao, nước không ngập, rộng khoảng 10.000 mét vuông, chung quanh có
thành đất và hào sâu.
- Để bảo vệ đồn chính, hai bên có đồn tả do Hoàng Văn Khánh và Tổng
Phước Ngoạn; đồn hữu do Nguyễn Văn Trương và Tô Văn Đoài trấn giữ. Hai đồn
này, chung quanh có thành đất, hướng ra sông Tiền. Trên một chi lưu của rạch
Nước Xoáy có xây dựng một hệ thống bờ cản bằng đất và một số tiền đồn cùng
trạm canh.
Về sau, con rạch đó có tên là con rạch Bờ Rào. Ngoài ra còn có một xưởng rèn, đúc
binh khí ở thôn Tân Mỹ (dấu tích là con rạch mang tên là Rạch Xưởng) và một số đồn, trạm
canh (ở Tân An Trung, nay còn có địa danh là Thủ củ).
Khu ngoại vi:
+ Ở phía tây:
Thuộc lưu vực của các sông rạch: Lấp Vò, Hội An Giang (sông Cường Thành), Mỹ
An, Mỹ Hưng, Thủ Ô, một phần sông Sa Đéc ăn thông với rạch Nước Xoáy. Ở mỗi vàm
rạch, vàm sông đều có đồn hoặc tháp canh, lớn nhất là đồn Hội An và đồn Cường Thành
(Lấp Vò).
Để gây trở ngại cho thuyền Tây Sơn tấn công, di chuyển trong vùng căn cứ, Nguyễn
Ánh cho binh lính lấy đá từ núi Sam (Châu Đốc) hàn bít một số cửa sông, vàm rạch. Trên
một con rạch ăn thông với rạch Lấp Vò có thiết lập một sở đúc tiền nên về sau rạch này
mang tên là Trường Tiền.
+ Ở phía Nam:
Thuộc lưu vực của rạch Lai Vung, Long Hậu và các chi lưu của chúng. Để bảo vệ đồn
trung tâm ở Nước Xoáy và bảo đảm cho đường rút lui khi cần Nguyễn Ánh cho binh lính xây
đắp hai cái bảo lớn:
Một là Bảo Tiền, nay còn di tích nằm cách bờ rạch Cái Bàng khoảng 250 mét, ở ấp
Long Định, xã Long Thắng.
Bảo Tiền rộng khoảng gần một hecta, được đắp cao hơn mặt đất tự nhiên gần một mét,
chung quanh có hào sâu; phía ngoài có tường thành bằng đất cao gần 4 mét, vuông vức mỗi
cạnh 150 mét. Bốn gốc thành có bố trí bốn ụ súng đại bác. Từ rạch Cái Bàng dẫn vào Bảo
Tiền bằng một con kinh tại vàm kinh có một đồn canh, gọi là đồn Thổ Sơn.
Cách đồn Thổ Sơn khoảng 100 mét có thành lập một trường bắn (nay thuộc đất của
ông Văn Đăng Điệu). Hàng ngày binh lính ở Bảo Tiền ra đây luyện tập (đến nay, khi cày
ruộng hoặc đào mương, thỉnh thoảng nông dân phát hiện những viên đạn chì tròn cở viên đạn
bắn “cu ly” của trẻ con).
Hai là Bảo Hậu, hiện nay thuộc ấp Định Phong, xã Định Hòa (trên đất của ông Lâm
Văn Đẹt).
Rạch Cái Bàng chảy đến Ngã Năm ăn thông với Rạch Gỗ, rạch này đổ nước vào sông
Hậu tại vàm Cả Sâu.
Bảo Hậu nằm cách bờ rạch này chừng 80 mét, cách vàm Cả Sâu 7 km.
Quy mô Bảo Hậu nhỏ hơn Bảo Tiền, rộng gần 1000 mét vuông, cũng được đắp cao
hơn mặt đất tự nhiên gần một mét. Chung quanh có hào sâu, mỗi cạnh dài 60 mét, cách hào
khoảng 20 mét là tường thành cao khoảng hai mét, trên có trồng sao, tre. Từ rạch Gỗ có con
kinh dẫn vào bảo (hiện nay đã lấp cạn).
Giữa Bảo Tiền và Bảo Hậu liên lạc nhau ở mặt trước, Bảo Hậu bảo vệ mặt sau. Nhưng
căn cứ trên thực địa, điều này e rằng chưa chính xác, vì cả hai Bảo Tiền và Bảo Hậu đều nằm
ở mặt sau của đồn trung tâm ở Nước Xoáy. Nhìn toàn diện hệ thống đồn Bảo trong khu vực,
ta thấy cách bố trí bảo vệ đồn trung tâm ở Nước Xoáy ở phía Đông (phía sông Tiền) hơi
mỏng hơn so với phía Tây (phía sông Hậu) [45,37].
Ở phía Tây, ngoài Bảo Tiền và Bảo Hậu còn có hàng loạt đồn, tháp canh, cảng đá trên
các sông rạch Lai Vung, Cái Tắc Lai Vung, sông Long Hậu....
Hiện nay còn các vết tích như đồn Cường Uy, cản đá ở Cái Tắc Lai Vung, sông Long
Hậu, ở vàm rạch Bà Vinh. Điều này cho thấy có thể là các đồn, bảo ở phía sông Hậu được
thành lập từ trước khi Nguyễn Ánh về đóng căn cứ ở Nước Xoáy-tháng 10 năm 1788, nhằm
bảo vệ con đường rút quân xuống Cà Mau của Nguyễn Ánh khi lâm vào tình thế bắt buộc.
Từ năm 1773 đến năm 1783 quân Tây Sơn liên tiếp giành thắng lợi, còn Nguyễn Ánh
phải chịu từ thất bại này đến thất bại khác, phải chạy xuống Ba Giồng, ra Phú Quốc...Đến
năm 1784, Nguyễn Ánh không còn chỗ dựa ở Gia Định, đành chạy sang Xiêm ẩn náu và cầu
viện. Nhưng với sự giúp sức của quân Xiêm, Nguyễn Ánh cũng không giành được thắng lợi
mà phải chịu thất bại nặng nề ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
Với quyết tâm khôi phục Gia Định, Nguyễn Ánh đã ra sức thu phục và chuẩn bị lực
lượng, vì thế lực lượng không ngừng phát triển sau khi chọn Long Hưng làm căn cứ.
Sở dĩ, Nguyễn Ánh chọn Long Hưng làm căn cứ vì vùng này là điểm tựa tiến sang Ba
Giồng, qua Bến Lức áp sát Sài Gòn, đồng thời là đầu cầu rút xuống Cà Mau, Kiên Giang ra
Phú Quốc, Côn Đảo...vốn con đường tiến thoái quen thuộc của Nguyễn Ánh suốt hơn mười
năm qua. Với mạng lưới sông rạch chằng chịt, nếu tận dụng các lợi thế đó, có thể biến nơi
đây thành một căn cứ vững chắc.
Ngoài ra, Long Hưng còn là nguồn bổ sung nhân lực dồi dào cho Nguyễn Ánh. Từ căn
cứ Long Hưng, Nguyễn Ánh đã liên tiếp giành được thắng lợi, đó là những thắng lợi nào?
Căn cứ Long Hưng có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh? Chúng ta sẽ
chuyển sang chương 3 – Qúa trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long
Hưng – Sa Đéc (1787 – 1789).
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI
CĂN CỨ LONG HƯNG – SA ĐÉC (1787-1789)
3.1. Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi.
Việc đưa quân về đồn trú ở khu vực Nước Xoáy – Tân Long là một quyết định quan
trọng và có ảnh hưởng đến thắng lợi của Nguyễn Ánh. Đánh giá tầm quan trọng của sự kiện
này, Trinh Hoài Đức viết trong Gia Định Thành Thông Chí như sau:
Khi ngự giá đến chỗ Hồi Oa (tức đồn Hưng Long tỉnh An Giang), nghĩa quân bốn
phương hưởng ứng qui tụ: ở Trấn Định có Tiên Phong Tánh thiện hầu Võ Công Tánh, ở
Trấn Biên có Chưởng Cơ Nghĩa lý hầu Nguyễn Văn Nghĩa, là những người có đại thủ đoạn,
kỳ dư những bọn hào kiệt thường hay đánh giết quan lại Tây Sơn, lúc này cũng theo quan
binh không sót người nào. Cũng có những nhóm mưu sự bất thành, bị Tây Sơn giết, sau cũng
có nhóm vì lòng trung phẫn, xuất phát ứng nghĩa để làm nội công, trông thấy khói lửa nổi
lên ngùn ngụt, quân địch không sao kiềm chế nổi, nên nhà Vua trung hưng, có thể định trước
được ngày tháng vậy” [10,102-103].
Rõ ràng là từ khi về đặt căn cứ ở Tân Long, nhiều điền chủ và nông dân đã ủng hộ, trợ
giúp Nguyễn Ánh. Điều này được Đại Nam Thực Lục ghi chép, điển hình như một số nơi:
Vua về tới Hổ Châu thu gom được hơn 300 tướng sĩ và 20 chiến thuyền, sai Nguyễn
Văn Tồn chiêu tập dân Phiên (Miên) ở hai xứ Trà Vinh và Mân Thít được vài ngàn người,
biên bổ làm lính....[32,69].
Đặt ra hai vệ Vũ cự nhất và Vũ cự nhị, lấy dân ở hai thôn An Hòa Đông và Tân Hòa
tổng Tân An thuộc dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) sung vào.
Vua từ nước Xiêm trở về, dân hai thôn đều đóng thuyền chứa sẵn lương thực, xin theo
quan quân đánh giặc. Nhưng một đối tượng mà Nguyễn Ánh quan tâm nhất trong việc thu
phục, đó là Võ Tánh.
Võ Tánh, người quê ở huyện Phước An (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), em của Võ Nhàn,
Võ Nhàn vốn là thuộc hạ của Đỗ Thanh Nhân.
Sau khi Đỗ Thanh Nhân bị Nguyễn Ánh trừ khử, Võ Nhàn cũng bị hại vì trả thù cho
chủ tướng. Võ Tánh sợ bị liên lụy nên bỏ trốn.
Đến năm 1785 khi quân Tây Sơn vào Gia Định, Nguyễn Ánh bỏ chạy sang Xiêm, Võ
Tánh dấy binh ở Phù Viên (tức Vườn Trầu, thuộc Hóc Môn, Bà Điểm ngày nay), có sách
viết ông là người trí dũng, mưu lược, nên có nhiều người theo.
Lực lượng ngày một lớn mạnh, quân số lên hơn một vạn, Võ Tánh rời đất Phù Viên
kéo quân về Gò Công đặt tên là đạo quân “Kiến Hòa” (Vì Gò Công thuộc huyện Kiến Hòa,
dinh Trấn Định, sau là Định Tường), chia làm năm chi, tự xưng là Tổng Nhung, tiếng tăm
lừng lẫy khắp Gia Định. Nguyễn Nhạc sai Ngụy Nguyên tiểu phạt nhưng Ngụy Nguyên bị
Võ Tánh giết chết. Người đương thời xếp ông cùng với Đỗ Thanh Nhân và Châu Văn Tiếp
vào “Gia Định tam hùng”. Chống Tây Sơn nhưng ông không theo Nguyễn Ánh, không hẳn
vì mối thù giết anh mà thật sự ông đang chờ đợi thời cơ: thế cờ ngã về ai, Tây Sơn hay
Nguyễn Ánh? [45,38]
Mùa thu năm 1787 khi mới về đến Nga Châu, Nguyễn Ánh liền phái Nguyễn Đức
Xuyên mang lễ vật đích thân đến Gò Công triệu thỉnh ông nhưng không có kết quả.
Đầu năm 1788 khi Nguyễn Ánh đã đóng tổng hành dinh ở Nước Xoáy, sai các tướng
mang quân đi đánh Thái Bảo Tây Sơn Phạm Văn Tham ở Ba Giồng, Thái Bảo Tham Lui về
Ba Lai.
Cùng lúc ấy Thái úy Tây Sơn Phạm Văn Hưng từ Qui Nhơn mang quân vào tiếp ứng
nhưng sau đó lại rút về. Thái Bảo Tham kéo quân về sông Mỹ Tho bị Võ Tánh đánh ba trận
không lên bờ được phải quay về Sài Gòn [35,100]. Nhưng Võ Tánh vẫn chưa theo phò họ
Nguyễn.
Đến tháng 4 năm 1788, Nguyễn Ánh lại phái Trương Phúc Giáo đi thuyết phục một
lần nữa. Lúc bấy giờ Võ Tánh mới cùng thuộc hạ là Vũ Văn Lượng, Nguyễn Văn Hiếu, Mạc
Văn Tô, Trần Văn Tín đến đồn Nước Xoáy ra mắt thần phục. Nguyễn Ánh liền phong cho
Võ Tánh làm khâm sai Tổng Nhung Chưởng có dinh Tiên phong và gả cho công chúa trưởng
là Ngọc Du. Bọn thuộc hạ của Võ Tánh đều được phong chức Cai Cơ [32,72-73].
Thu phục được Võ Tánh là một thắng lợi lớn của Nguyễn Ánh. Thế trận ở Gia Định
nghiêng hẳn về Nguyễn Ánh. Lúc này ở Bắc Hà nhiều cựu thần nhà Lê không chịu theo Tây
Sơn cũng rủ nhau vượt biển vào Gia Định theo Phúc Ánh.
Tháng 8 năm 1788 Phúc Ánh cùng với Tôn Thất Hội, Võ Tánh phá quân Tây Sơn ở
Ngũ Kiều.
Đến tháng 9 năm 1788, Phúc Ánh đánh bại quân của Phạm Văn Sâm và chiếm thành
Sài Gòn. Phạm Văn Sâm lui quân về giữ Ba Xắc. Phúc Ánh biết Sâm muốn chờ gió mùa thả
thuyền chạy về Quy Nhơn, liền cho quân đi đóng giữ các cửa bể, Phạm Văn Sâm bị vây chặt
quá, chờ mãi không thấy viện binh, đành phải mang quân đến hàng Nguyễn Ánh.
Thế là Nguyễn Ánh chiếm được cả miền Gia Định, từ đây miền Gia Định là căn cứ
của Nguyễn Ánh để chuẩn bị đánh ra miền Bắc.
Chiếm được Gia Định, Nguyễn Ánh một mặt đặt quan lại tổ chức việc cai trị, một mặt
hết sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.
Về nông nghiệp, Nguyễn Ánh sai mười hai văn thần là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang
Định, Ngô Tùng Chu, Hoàng Minh Khánh...làm điền tuấn quan với nhiệm vụ đi khuyến
khích quân và dân chăm lo sản xuất nông nghiệp. Các quan văn võ đều phải đi mộ người lập
thành đội gọi là đồn điền đội để đi khai khẩn đất hoang. Tất cả binh lính và thường dân đều
phải làm ruộng, ai không chịu làm ruộng thì phải đi lính thay cho phủ binh. Đến ngày mùa,
những người làm ruộng ở đồng bằng phải nộp 4200 bát thóc/người, ở miền núi phải nộp
2940 bát thóc một người. Những người nộp đủ số thóc như thế, nếu là phủ binh thì được
miễn 1 năm không phải đi ra trận; nếu là thường dân thì được miễn 1 năm không phải đi sưu
dịch.
Nguyễn Ánh cho chiêu mộ dân nghèo các nơi làm ruộng. Những người này gọi là điền
tốt. Điền tuấn quan phải cấp ruộng hoang cho điền tốt. Điền tốt nào không đủ trâu bò hay cày
bừa, thì điền tuấn quan phải giúp đỡ trâu bỏ và cày bừa, đến ngày mùa điền tốt phải trả bằng
thóc. Người nào mộ được 10 người dân trở lên, thì được làm cai trại và được miễn trừ sưu
dịch.
Về công nghiệp, Nguyễn Ánh cho mở nhiều xưởng chế nông cụ, đóng thuyền bè, xe
cộ. Đáng chú ý là Nguyễn Ánh lại cho mở cả xưởng đúc súng và đóng tàu biển. Các giáo sĩ
phương Tây ở Gia Định hồi ấy kể rằng: Nguyễn Ánh là đốc công số 1 của các công xưởng ở
Sài Gòn, đến xưởng sớm hơn hết mọi người, ra về sau hết cả mọi người, có ngày Nguyễn
Ánh ăn cơm trưa ở xưởng để tiện kiểm soát công việc ở xưởng. [31, 211]
Các giáo sĩ lại cho biết “Các kho của Nguyễn Ánh đều đầy các loại sản phẩm công
nghiệp, đặc biệt là súng có đủ các loại, đại bác có đủ các cỡ...Các vua chúa giàu nhất châu
Âu cũng chẳng có ai nhiều đại bác bằng Nguyễn Ánh” [31,212].
Về thương nghiệp, Nguyễn Ánh tìm cách khuyến khích việc buôn bán để có dịp đem
sản phẩm trong nước đổi lấy những đồ gang, đồ sắt, kẽm, lưu hoàng hay súng ống của
thương nhân ngoại quốc. Nguyễn Ánh ra lệnh cho các quan cứ theo giá thị trường mà mua
đường cát, hồ tiêu, tơ lụa để đem đổi cho thương nhân ngoại quốc lấy súng đạn. Các tàu
buôn các nước cứ theo trọng lượng số sắt, gang, lưu hoàng súng đạn đã chở đến mà mua một
số hàng hoá (đường, hồ tiêu, tơ lụa...) với một trọng lượng tương đương.
Tóm lại, những chính sách của Nguyễn Ánh đã lôi kéo được nhân dân theo mình trong
cuộc chiến tranh đánh đổ triều đại Tây Sơn. Kết quả của chính sách nông nghiệp, công
nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là chính sách nông nghiệp đã làm biến đổi bộ mặt miền
Gia Định, làm cho miền Gia Định từ một nơi đất hoang rộng thưa dân cư thành một miền
dân cư trù phú.
Trên cơ sở kinh tế tương đối vững chắc ấy, Nguyễn Ánh tích cực tiến hành mọi công
tác chuẩn bị một cuộc tổng phản công vào quân đội Tây Sơn.
Nguyễn Ánh về trú đóng tại Nước Xoáy ít lâu, Thái Bảo Tây Sơn Phạm Văn Tham
cho quân đến bao vây, đắp lũy đối diện với đồn Nước Xoáy. Hai bên đánh nhau suốt mấy
ngày không phân thắng bại. Nguyễn Ánh có sáng kiến làm đại bác bằng gỗ và bắn bằng hạt
cau khô [45,39]; cuối cùng đẩy lùi được quân Tây Sơn. Đây là trận duy nhất Tây Sơn chủ
động tiến công vào khu vực này, sau khi Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ.
Vào thời điểm Nguyễn Ánh về trú quân ở Nước Xoáy, sông Tiền được xem như ranh
giới của hai thế lực. Đó là chưa nói đến lực lượng của Võ Tánh ở Gò Công, Nguyễn Văn
Nghĩa nổi dậy ở Đồng Nai.
Để phát triển thế lực qua bên kia sông Tiền, đầu năm 1788 từ Nước Xoáy Nguyễn
Ánh đích thân và sai các tướng đánh chiếm giồng Gầm, giồng Triệu, giồng Sao, Trà Lọt...
(thuộc vùng Cái Bè) làm bàn đạp để chiếm đóng đất Ba Giồng (thuộc Trấn Định). Mặt khác,
cũng để ổn định phần đất vừa chiếm được.
Vào tháng 2 năm 1788, Nguyễn Ánh cho tái lập công đường dinh Vĩnh
Trấn (vùng Vĩnh Long, An Giang), đặt quan cai trị. Sau đó cử Ngô Ma (người Xiêm) thay
Mạc Tử Sanh quản lý trấn Hà Tiên để giữ yên mặt Tây Nam.
Đến tháng 4 năm 1788 Nguyễn Ánh sai Tôn Thất Huy và Lê Văn Quân mang quân
đánh chiếm đồn Trấn Định (ở Tân Hiệp ngày nay). Sau đó, phái Nguyễn Văn Trương mang
thủy quân đến đóng ở Mỹ Tho, tăng cường quân số cho Trấn Định (tức vùng Định Tường –
Mỹ Tho).
Ba Giồng (khu vực từ Cai Lậy chạy ngược lên đến sông Vàm Cỏ Tây) là bàn đạp tiến
về thành Gia Định (Sài Gòn) đặc biệt được Nguyễn Ánh quan tâm. Sau khi cho quân bố trí ở
Tân Hiệp và Mỹ Tho, Nguyễn Ánh sai Tôn Thất Hội và Võ Tánh mang quân bao vây đồn
Cầu Ngũ (Ngũ Kiều), đích thân Nguyễn Ánh đốc thủy quân giáp trận, Tây Sơn tan vở, đa số
đều bị bắt.
Chiếm được Ba Giồng coi như Nguyễn Ánh làm chủ toàn bộ dinh Trấn Định, sau đó
ông cho thiết lập công đường của dinh này và giao cho Tôn Thất Huy, Phạm Văn Sĩ và Tống
Phước Đạm phụ trách.
Việc thiết lập ngay cơ sở hành chính nơi vừa chiếm được giúp cho Nguyễn Ánh chẳng
những quản lý, kiểm soát được tình hình trật tự, sinh hoạt xã hội mà còn trưng thu được sức
người sức của ở địa phương phục vụ cho chiến tranh. Để tranh thủ, mua chuộc lòng người kể
cả binh sĩ Tây Sơn rã ngũ lẫn trốn trong dân, Nguyễn Ánh ra lệnh cấm binh sĩ sách nhiễu dân
chúng; từ đó dùng lợi lộc khuyên dụ họ đối đãi tốt với binh lính Tây Sơn, lôi kéo đám tàn
binh này về phía mình.
Nguyễn Ánh ra lệnh, hễ nuôi chứa một binh sĩ Tây Sơn bỏ trốn về làng thì được miễn
binh dịch một nữa, hai người thì được miễn hết, ba người trở lên thì được thưởng. Riêng đối
với binh sĩ Tây Sơn gốc người Thuận Hóa, Nguyễn Ánh chiêu dụ họ bằng cách nhắc nhở
mối liên hệ quê hương gốc tích, tinh thần địa phương của họ cùng với dòng họ Nguyễn xa
xưa, để lôi kéo họ quay lại phò tá đánh Tây Sơn, để có ngày trở lại quê cũ làng xưa...[32,73-
74].
Đến tháng 7 năm 1788, địa bàn Tây Sơn chỉ còn là hai dinh: Trấn Biên và Phiên Trấn
(tức Biên Hòa và Gia Định). Tại Biên Hòa (Đồng Nai) Nguyễn Văn Nghĩa nổi dậy hơn một
năm, khi Nguyễn Ánh còn ở Vọng Các, Tây Sơn đánh dẹp không được. Nay thế lực đã lớn
mạnh, quân Tây Sơn lâm vào tình thế bị bao vây giữa hai gọng kìm: Ba Giồng và Đồng Nai.
Tháng 8 năm 1788, một mặt đích thân Nguyễn Ánh từ Ba Giồng kéo đại quân về đóng
ở Thị Nghè (Nghi Giang); mặt khác sai Võ Tánh mang quân đi vòng qua phía Nam đồng tập
trận rồi tiến thẳng về Bến Nghé để chặng mặt sau. Đồng thời phái Lê Văn Quân chặng cửa
Cần Giờ không cho Thái Bảo Phạm Văn Tham thoát ra biển.
Phạm Văn Tham lập chiến lũy từ chợ Điếu Khiển đến chợ Khung Dung chống cự. Hai
bên giáp mặt, Phạm Văn Tham chống không lại, rút chạy bằng đường thủy.
Nguyễn Ánh chiếm được Sài Gòn ngày 7 tháng 9 năm 1788 (hai tháng trước khi quân
Thanh tràn vào Bắc Hà). Nhưng còn phải đương đầu với Phạm Văn Tham. Thái Bảo Tham
thoát ra biển không được vì Lê Văn Quân chặng ở Cần Giờ, phải lui về Hàm Luông rồi về
Ba Thắc. Tại đây ông cho đắp lũy hai bên bờ sông cự chiến và kích động người Khmer ở Trà
Vinh, Mang Thít nổi dậy do Ốc nha Ốc cầm đầu, để làm chỗ dựa. Nhưng Nguyễn Ánh mang
quân đến, Ốc nha Ốc quay lại qui phục.
Nguyễn Ánh giao Tôn Thất Hội rãi quân canh chừng không cho Thái Bảo Tham chạy
về Qui Nhơn. Phạm Văn Tham cố thủ chờ viện binh từ Qui Nhơn trong tình thế tuyệt vọng.
Nguyễn Huệ lúc bấy giờ đang đối phó với quân Thanh xâm lược miền Bắc nước ta, Nguyễn
Nhạc thì lặng yên.
Hết năm 1788 vẫn không có viện binh, đầu năm 1789 tự mình xoay sở, Phạm Văn
Tham kéo quân ra biển nhưng bị chặng đánh tại Cù Lao Hổ (Hổ Châu).
Để dứt điểm quân Tây Sơn trên đất Gia Định, Nguyễn Ánh điều hết tướng tài như : Lê
Văn Quân, Võ Tánh, Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương về đây.
Trận chiến diễn ra ở Hổ Châu, hai bên điều bị thiệt hại nặng nề. Phạm Văn Tham lui
về Ba Thắc, lúc bấy giờ Tây Sơn chỉ còn mấy đồn lẻ tẻ, nếu tiêu diệt được Thái Bảo Tham
thì tất cả sẽ hàng phục.
Nhận định được điều đó, Nguyễn Ánh đích thân chỉ huy đánh vào Ba Thắc. Nhờ viên
tướng cũ đã hàng Tây Sơn là Thanh Hàm làm nội ứng-mở cửa đồn cho quân Nguyễn Ánh
tràn vào, quân Tây Sơn bị đánh bất ngờ chạy tán loạn theo Phạm Văn Tham về sông Cổ Cò
(Cảnh lộ giang).
Tại đây Phạm Văn Tham được hai thuộc tướng là Trần Hiếu Liêm và Nguyễn Chuẩn
mang thủy binh từ Mỹ Thanh đến trợ chiến, Nguyễn Ánh truy theo, Nguyễn Chuẩn tử trận và
Nguyễn Hiếu Liêm đầu hàng.
Thế cùng lực tận, Thái Bảo Phạm Văn Tham phải quy hàng Nguyễn Ánh vào tháng 2
năm 1789. Nhưng về sau Thái Bảo Phạm Văn Tham có ý quay về với Tây Sơn nên bị giết.
Tây Sơn hoàn toàn mất Gia Định (một tháng sau khi vua Quang Trung giải phóng
Thăng Long).
Thế là sau hơn một năm, kể từ khi về nước lấy vùng Nước Xoáy – Tân Long làm căn
cứ, Nguyễn Ánh không cần ngoại viện mà vẫn thu phục được đất Gia Định.
3.2. Vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh.
Mặc dù thắng lợi của Nguyễn Ánh là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như
lòng kiên trì, ý chí quyết tâm khôi phục cao độ của Nguyễn Ánh; phát động cuộc chiến đúng
thời cơ; nắm chắc và triệt để khai thác yếu tố địa lợi và nhân hoà; sự quản lý Gia Định yếu
kém của Tây Sơn; Nguyễn Huệ bận đối phó với việc quân Thanh xâm lược Việt Nam,
Nguyễn Nhạc bỏ rơi Gia Định và quá trình phong kiến hoá nhà nước Tây Sơn. Nhưng trong
đó cũng không thể không kể đến vai trò quan trọng của căn cứ Long Hưng – Sa Đéc.
Căn cứ Long Hưng có vai trò vô cùng quan trọng và quyết định đối với thắng lợi của
Nguyễn Ánh. Điều đó thể hiện như:
- Là nơi thuận lợi cho việc tiến và rút quân của Nguyễn Ánh.
- Cung cấp cho Nguyễn Ánh một lực lượng dồi dào, trung thành, trong đó có cả đại
địa chủ.
- Hay nói cách khác, căn cứ Long Hưng – Sa Đéc là nơi hội tụ hai yếu tố “địa lợi,
nhân hoà”. Hơn nữa, Nguyễn Ánh đã phát động cuộc chiến lần sau đúng thời cơ.
Vì vậy, từ năm 1788 – khi chọn Long Hưng làm căn cứ thì cuộc chiến lúc này đã
hội đủ 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Đó chính là nguyên nhân biến căn
cứ Long Hưng thành địa bàn vững chắc, từ đó Nguyễn Ánh tiến đánh và giành
được nhiều thắng lợi. Kết quả là Nguyễn Ánh đã đánh chiếm được Gia Định và cả
Nam Kì.
Không như các đồng bằng ở Bắc và Trung Bộ, thường là tự sản xuất và tự tiêu thụ lúa
gạo. Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có Long Hưng – Sa Đéc sau khi hình thành hệ
thống hành chánh, diện tích trồng trọt và sản lượng nông phẩm gia tăng nhiều lần. Lúa gạo
không những đủ ăn sau khi đóng thuế, mà còn thừa để bán làm giàu. Ngoài lúa gạo còn phải
nói đến con cá và cây cau (Gia Định nhất thóc n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_5010625230_4046_1872651.pdf