Luận văn Cân đối giữa huy động nguồn vốn với sử dụng nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ và giải pháp

Công tác huy động vốn là hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh của ngan hàng, sản phẩm của nó là tiền đề cho công tác sử dụng vốn. Theo định hướng phát triển công tác sử dụng vốn như trên, hoạt động huy động vốn cũng cần có sự điều chỉnh thích hợp. Cụ thể là :

- Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cần coi trọng nguồn vốn sao cho có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đề ra, chính sách huy động vốn phải phù hợp với khả năng phát triển của nền kinh tế, với tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của nhân dân địa phương.

- Trong quá trình huy động vốn, cần chú ý tăng cường huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, đó là một đòi hỏi rất lớn trong quá trình CNH-HĐH.

- Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nên gắn việc huy động tiền gửi với việc cho vay nhu cầu sản xuất tiêu dùng .

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cân đối giữa huy động nguồn vốn với sử dụng nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng cân đối vốn được thực hiện dựa trên số liệu kế toán hàng ngày, từ đó lập các bảng tổng hợp, chi tiết về biến động của nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn. Căn cứ vào số liệu kế toán bảng cân đối được chia làm hai phần: Nguồn vốn và sử dụng vốn. Nguyên tắc chung, từ yêu cầu sử dụng tài sản có để quyết định quy mô, cơ cấu tài sản nợ và định hướng phát triển của ngân hàng, tuỳ theo đặc điểm, cơ chế hoạt động của ngân hàng mà bảng cân đối được thực hiện theo các chỉ tiêu khác nhau. Nhìn chung, cân đối vốn thường được thực hiện chủ yếu theo kỳ hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng, ngoài ra còn thực hiện cân đối theo loại tiền( nội tệ và ngoại tệ). 1.3.3 Cân đối theo kỳ hạn Do mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm riêng nên khi cho vay, đầu tư phải có sự tương ứng về kỳ hạn. Tức là nguồn vốn nào thì cho vay loại hình ấy: - Nguồn vốn ngắn hay đáp ứng cho nhu cầu tín dụng ngắn hạn. - Nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trung, dài hạn. Thực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo tiền lãi cho vay, đầu tư bù đắp chi phí huy động và chi phí khác. Để phân tích cân đối vốn theo kỳ hạn, người ta lập ra các bảng cân đối qua các thời kỳ chung cho cả nội tệ và ngoại tệ như: - Bảng cân đối số dư nguồn vốn huy động ngắn hạn và số dư cho vay ngắn hạn. - Bảng cân đối số dư nguồn vốn huy động trung dài hạn và số dư cho vay trung, dài hạn. Qua bảng cân đối có thể tính được hệ số sử dụng nguồn vốn, tìm ra rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn qua đó có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, hay sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn. Song đó chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Về lâu về dài ngân hàng cần đảm bảo sự cân đối về cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn vốn nhằm đề phòng rủi ro có thể xảy ra. 1.3.4 Cân đối theo loại tiền Trong các hoạt động kinh doanh, ngân hàng vừa huy động và cho vay vả bằng nội tệ và ngoại tệ(chủ yếu là USD) để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc sử dụng và huy động vốn bằng ngoại tệ có liên quan đến rủi ro về tỷ giá cho nên tiến hành cân đối theo loại tiền nhằm giúp ngân hàng loại bỏ được rủi ro này. Vì vậy, ngân hàng căn cứ nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng, cũng như khả năng đảm bảo vốn thanh toán của ngân hàng bằng ngoại tệ mà có quyết định về việc tăng huy động vốn bằng ngoại tệ hay không? 1.3.5 Đảm bảo khả năng thanh toán Để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng chính là việc các ngân hàng phải giữ lại một phần dự trữ dưới hình thức các tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc và thực hiện các căm kết tài chính như là ngân hàng phải thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và của ngân hàng như: - Nhu cầu chi trả của ngân hàng(hay gọi là luồng ra - cầu về thanh khoản) được đo bằng sự gia tăng của tiền gửi đến hạn phải trả, các hợp đồng đã ký phải thực hiện, lãi trả cho các khoản nợ, chi phí tác nghiệp khi cung ứng các sản phẩm dịch vụ. - Nguồn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản( còn gọi là luồng vào, cung về thanh khoản) bao gồm các khoản gửi, tiền vay huy động được, tín dụng đến hạn hoàn trả, lãi tín dụng chứng khoán có thể bán, các khoản vay mượn có thể nhận được, hoặc có thể bán, thu nhập bán các dịch vụ. Nếu luồng vào nhỏ hơn luồng ra thì ngân hàng đang trong tình trạng thâm hụt thanh khoản, hay không đả bảo khả năng thanh toán. Nếu luồng vào lớn hơn luồng ra có nghĩa là ngân hàng đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản. Như vậy các ngân hàng luôn phải đối mặt và giải quyết một trong hai tình trạng thanh khoản thặng dư hay là thâm hụt. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ 2. 1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ - Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ thành lập theo quyết định số 334/QĐ ngày 02/08/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ chính thức khai trương hoạt động từ 17/03/1997. Hiện có trụ sở tại 24 Láng Hạ, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn như: VINACONEX, Tổng Công ty Thép, Công ty FPT… Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Láng Hạ Tên viết tắt: NHNo&PTNT Láng Hạ Tên giao dịch quốc tế: The Branch for Agricuture and Rural Development Bank of Lang Ha - Theo Quyết định 334/QĐ NHNN-02 ngày 2/8/1996 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng 44 Láng Hạ (24 Láng Hạ hiện nay), Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là chi nhánh trực thuộc trung tâm điều hành, đại diện pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối tài khoản, hạch toán kinh tế nội bộ. Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNo & PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNo & PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ cho sự cam kết của chi nhánh trong phạm vi được ủy quyền. - Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ được ký kết các hợp đồng kinh tế dân sự, được chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam. - Trong 10 năm hoạt động, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 1997, Chi nhánh ban đầu thành lập với 13 cán bộ đến nay đã phát triển lên 216 cán bộ, với 11 phòng chức năng, 2 chi nhánh cấp 2 và 8 phòng giao dịch. 2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng hạ 2.2.1 Ban giám đốc: - Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác nhân sự, kiểm toán nội bộ. - Ba phó giám đốc: + Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh. + Một phó giám đốc phụ trách công tác Kế toán - Ngân quỹ, Điện toán. + Một phó giám đốc phụ trách Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, dịch vụ và Marketing. 2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban. *Phòng hành chính – nhân sự: có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần. * Phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp : Xây dựng và thông báo chỉ tiêu kinh doanh hàng quý, năm và hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp cho các phòng nghiệp vụ. Thay đổi điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi đã được giám đốc phê duyệt. * Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện thanh toán quốc tế, mở và thanh toán L/C…thông báo tỷ giá, mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng. * Phòng marketing: Thực hiện các dịch vụ tiếp thị khách hàng, nghiên cứu, phân tích các dịch vụ của Ngân hàng. *Phòng kế toán – ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán, thu, chi tiền mặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước và NHN0&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương…Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu và hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo khác theo quy định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo quy định, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. * Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Đề xuất, xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra kiểm soát định kỳ ( theo quý, năm ). Tổng hợp báo cáo kết quả các đợt kiểm tra, kiểm toán, xác minh, tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các đơn thư khiếu nại…Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định, kiểm định các văn bản do Chi nhánh phát hành. * Phòng tín dụng: Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng và quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định. 2.2.3 Cơ cấu các chi nhánh cấp II, phòng giao dịch trực thuộc Trước ngày 01/04/2008, ngoài các phòng, tổ tại trụ sở chính, Chi nhánh còn có thêm hai chi nhánh cấp II và 10 phòng giao dịch trực thuộc, các đơn vị này dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các phòng nghiệp vụ liên quan. Nhưng từ thời điểm 01/04/2008 tách 2 Chi nhánh Bách Khoa và Mĩ Đình độc lập trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng số cán bộ viên chức của chi nhánh là 216 người. Trong đó, số cán bộ có trình độ trên đại học là 6 người, có trình độ đại học, cao đẳng là 160 người, còn lại là trình độ trung cấp, sơ cấp. Dưới đây là sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. 2.3. Chức năng , nhiêm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 2.3.1. Huy động vốn : - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu. - Tiếp nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư từ Chính phủ NH Nhà nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân ở trong nước , nước ngoài đầu tư cho các chương trình kinh tế-chính trị -xã hội tại Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn theo sự phân phối của hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam. - Phát hành trái phiếu Ngân hàng và thực hiên các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Được phép vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức trong nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam . 2.3.2. Sử dụng vốn : - Cho vay ngắn hạn , trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định. - Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ). - Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các DN, tổ chức tài chính-tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam. - Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản. - Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam . - Kinh doanh dịch vụ : Thu, chi tiền mặt, thực hiện dịch vụ thẻ tín dụng , thẻ thanh toán, dịch vụ khác . - Kinh doanh bảo hiểm , tư vấn về kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng. - Kinh doanh chứng khoán và làm đại lý về môi giới phát hành chứng khoán cho khách hàng. - Thực hiện đầu tư dưới hình thức như : hùn vốn , liên doanh, mua cổ phiếu và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế khác khi được sự cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam . 2.4 Thực trạng huy động vốn và cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 2.4.1 Huy động vốn Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong những năm qua, Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất phù hợp theo từng thời kỳ như: phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, tiếp nhận các đề án nối mạng thanh toán của NHNo&PTNT Việt Nam với một số đơn vị như: Kho Bạc Nhà Nước, các Ngân hàng nước ngoài để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi… Chính vì vậy, nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Với nguồn vốn tăng trưởng cao đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 2.4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động. Hiện nay, Chi nhánh huy động vốn chủ yếu thông qua các nguồn: + Tiền gửi tổ chức kinh tế. + Tiền vốn nhàn rỗi của dân cư + Tiền gửi khác… Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn theo đối tượng ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 TT(%) 2007 TT(%) So sánh 2006 / 2007 Số tiền(+/-) % (+/-) Tổng nguồn vốn huy động 5.905 100 7.275 100 1370 23,2 Theo thành phần KT - Tiền gửi dân cư 1.775 30,06 2.367 32,53 592 33,35 - Tiền gửi các tổ chức KT 3.505 59,35 4.528 62,24 1023 29,2 - Tiền gửi tổ chức tín dụng 625 10,59 380 5,23 -245 -39,2 Từ bảng cơ cấu vốn theo đối tượng huy động ta thấy cơ cấu phân theo đối tượng huy động có sự thay đổi không đáng kể. Nguồn tiền gửi của các TCTD năm năm 2007 lại giảm 245 tỷ, tỷ lệ giảm 39,2% so với năm 2006 do thực hiện theo đúng chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam về việc giảm dần nguồn tiền gửi, tiền vay các TCTD khác. Nguồn tiền gửi dân cư khá ổn định về tỷ trọng năm 2006 là 30,06%, năm 2007 là 32,53%. Và có mức tăng trưởng cao năm 2007, tăng 33,35% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Ngân hàng đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn thu hút được vốn nhàn rỗi từ dân cư như chuơng trình tiết kiệm dự thưởng với các giải thưởng hấp dẫn. Tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhất (59,35% - 62,24%) và liên tục tăng. Năm 2006 huy động được 3.505 tỷ đồng, năm 2007 là 4.528 tỷ đồng tăng 1023 tỷ đồng tỷ lệ tăng 29.2%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh rất có uy tín với các đối tác là TCKT. Cũng có thể thấy rằng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các TCKT thường cao hơn nguồn vốn huy động từ dân cư, đây cũng là một nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của Chi nhánh 2.4.1.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian Để có thể làm rõ hơn về tình hình huy động vốn của Chi nhánh ta có thể nghiên cứu thêm về kết cấu nguồn vốn theo thời gian thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2 Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn theo thời gian ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền % (+/-) Tổng cộng 5.905 100 7.275 100 1.370 23,2 1.TG không KH 1.278 21,64 1.982 27,24 704 55,1 - Nội tệ 993 16,81 1.684 23,15 691 69,59 - Ngoại tệ 285 4,83 298 4,10 13 4,56 2.TG có KH<12T 859 14,55 291 4,10 -568 -66,12 - Nội tệ 659 11,16 181 2,49 -478 -72,5 - Ngoại tệ 200 3,39 110 1,51 -90 -45 3.TG có KH>12T 3.768 63,81 5.002 68,76 1234 32,75 - Nội tệ 3201 54,21 4.365 60 1164 36,36 -Ngoại tệ 567 9,6 637 8,76 70 12,35 Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn năm 2007 không thay đổi nhiều so với năm 2006, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (chiếm 68,76% tổng nguồn vốn). Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm từ 4,1% đến 14,55% (năm 2006 là 14,55%, năm 2007 là 4,1). Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm từ 21,64% đến 27,24% (năm 2006 là 21,64%, năm 2007 là 27,24%). Như vậy nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tuy tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng, trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng lại có xu hướng tăng (tăng từ 63,81% đến 68,76%). Điều đó chứng tỏ tính vững bền của nguồn vốn huy động tại ngân hàng. 2.4.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Bảng 3 cơ cấu nguồn vốn huy đông theo loại tiền ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền %(+/-) Tổng 5.905 100 7.275 100 1.370 23,2 Nội tệ 4.853 82,18 6.230 85,64 1.377 28,37 1.NV ngắn hạn 1.652 27,98 1.865 25,64 213 12,89 2.NVtrung-dài hạn 3.201 54,21 4.365 60 1.164 36,36 Ngoại tệ 1.052 17,82 1.045 14,36 -7 -0,67 1.NV ngắn hạn 485 8,21 408 5,61 -77 -15,88 2.NV trung-dài hạn 567 9,60 637 8,76 70 12,35 Cơ cấu huy động theo tiền tệ chủ yếu là huy động bằng VNĐ chiếm từ 82,18% đến 85,64% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006 là 82,18%, năm 2007 là 85,64%). Vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2006 chiếm tỷ trọng gần 20% tổng nguồn vốn huy động(17,82%), năm 2007 tụt xuống chỉ còn 14,36%. Như vậy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy tăng về số tuyệt đối song có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, nguyên nhân là lãi suất VNĐ tương đối ổn định, trong khi lãi suất ngoại tệ giảm do ảnh hưởng bởi xu hướng liên tục giảm trên thị trường quốc tế. Việc tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm đã gây khó khăn cho việc kinh doanh ngoại tệ và đôi khi không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. 2.4.2. Tình hình sử dụng vốn tại NHNN&PTNT Chi nhánh Láng Hạ Bảng 4 Cơ cấu dư nợ tín dụng ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2007 Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) Dư nợ tín dụng 2.057 2.841 784 38,11 - Ngắn hạn 1.269 1.730 461 36,33 - Trung dài hạn 788 1.111 313 39,7 - Nợ quá hạn 9,7 21,6 11,8 120,7 %Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,47 0,76 Qua số liệu ở bảng 4 nêu trên cho thấy tình hình sử dụng vốn để cho vay thể hiện trên tổng sư nạơ năm 2007 là 2.841 tỷ đồn, tăng so với năm 2006 là 784 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38,11% trong đó: Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn: + Năm 2006 là: 1.269/2.057 = 61,69% + Năm 2007 là: 1.730/2.841 = 60,89% Cho vay trung dài hạn: + Năm 2006 là: 788/2.057 = 38,31% + Năm 2007 là: 1.111/2.841 = 39,11% Tuy tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng không đáng kể (tăng 0,8%). Nợ quá hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11,8 tỷ đồng vế số tuyệt đối. Năm 2006 chỉ có 0,47% , tăng lên 0,76% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên tỷ lệ đó vẫn nằm trong mức cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam và thấp hơn mặt bàng chung của các chi nhánh NH cấp I trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 2.5 Phấn tích tình hình cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn 2.5.1 Cân đối tổng quát về nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 5 Cân đối tổng quát nguồn vốn và sử dụng vốn ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 ST(+/-) %(+/-) Tổng nguồn VHĐ 5.905 7.275 1.370 23,2 Tổng dư nợ cho vay 2.057 2.841 784 38,1 Cân đối (+/-) +2.848 +5.234 2.386 83 Với số liệu tổng quát trên cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2006, 2007 đều lớn hơn dư nợ cho vay, thể hiện hệ số sử dụng vốn còn còn thấp. - Năm 2006 hệ số sử dụng vốn là: 2.057/ 5.905 = 34,83%. - Năm 2007 hệ số sử dụng vốn là: 2.841/7.275 = 39,05% Hệ số sử dụng vốn năm 2007 cao hơn năm 2006 do tốc độ tăng dư nợ năm 2007 so với năm 2006 cao hơn tốc độ tăng vốn huy động, song mức tăng hệ số sử dụng vốn là không đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng thừa vốn là do quan hệ tín dụng của Chi nhánh chưa được mở rộng, khách hàng truyền thống của Chi nhánh là các doanh nghiệp lớn như; tổng công ty vinaconex, tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu VN… nhưng những doanh nghiệp này không có nhiều nhu cầu về vốn (trong báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007 của Chi nhánh có nêu: “mặc dù đã nâng hạn mức tín dụng cho các đơn vị, song mức dư nợ không tăng”). Tình hình đó còn thể hiện trong báo cáo thực hiện kế hoạch của chi nhánh: việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về huy động của 8 phòng giao dịch thì cả 8 phòng đều vượt chỉ tiêu từ 10-30%, còn chỉ tiêu dư nợ thì tất cả các phòng dều không đạt (theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và năm 2007 của Chi nhánh). Điều đó có thể đánh giá tính cân đối chung giữa huy động vốn và cho vay của chi nhánh là chưa cao, do quan hệ tín dụng chưa được mở rộng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như mở rộng đến các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, nếu đánh giá chung toàn hệ thống thì Chi nhánh góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn huy động cho các chi nhánh thiếu vốn. 2.5.2 Cân đối nguồn vốn và dư nợ theo thời gian Bảng 6 Cân đối vốn và dư nợ theo thời gian ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm TL Năm TL 2007/2006 2006 (%) 2007 (%) ST(+/-) %(+/-) Huy động ngắn hạn 2.137 100 2.273 100 136 6,36 Cho vay ngắn hạn 1.269 59,38 1.730 76,11 461 36,33 Cân đối ( +/-) +868 40,62 +543 23,89 -325 Huy động trung, dài hạn 3.768 100 5.002 100 1.234 32,75 Cho vay trung, dài hạn 788 20,9 1.111 22,21 323 40,99 Cân đối(+/-) +2980 79,1 +3891 77,79 911 Từ bảng ta thấy tốc độ tăng của huy động ngắn hạn năm 2007 so với 2006 chỉ là 6,36%, trong khi đó tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn năm 2007 so với 2006 là 36,33%, nhưng vẫn Chi nhánh vẫn đáp ứng được nhu cầu vay ngắn hạn. Số tiền dư thừa sau khi cân đối năm 2006 là 868 tỷ đồng năm 2007 giảm xuống chỉ còn 543 tỷ đồng, chứng tỏ Chi nhánh đã làm khá tốt công tác cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn và năm sau tốt hơn năm trước. Tuy nhiên cân đối giữa huy động vốn và cho vay trung và dài hạn: - Vốn dư thừa năm 2006 là: 2.980 tỷ đồng(79,1%) - Vốn dư thừa năm 2007 là: 3.891 tỷ đồng(77,79) Như vậy, nguồn vốn sử dụng để cho vay năm 2006 là 20,9% năm 2007 là 22,21% tăng lên không đáng kể, việc chỉ sử dụng được xấp xỉ 1/5 nguồn vốn huy động được để cho vay chứng tỏ công tác cân đối vốn trung, dài hạn hiệu quả chưa cao điều đó dẫn đến giảm lợi nhuận của Chi nhánh do Chi nhánh vẫn phải trả lãi cho luồng tiền huy động trong khi đó không thu lại được thông qua lãi suất. Như vậy chi nhánh luôn có một lượng vốn thừa rất lớn, mà chủ yếu Chi nhánh phải điều hoà vốn về cho NHNo&PTNT Việt Nam, trong khi đó phí điều hoà thấp hơn so với đầu tư sử dụng vốn (do lãi suất thấp) nên hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh chưa cao. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có biện pháp để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân từ đó có hướng khắc phục sao cho tăng được hiệu suất sử dụng vốn lên và giảm lãng phí vốn thì mới giúp tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.5.3 Cân đối huy động vốn và cho vay theo loại tiền Bảng 7 Cân đối huy động vốn và cho vay theo loại tiền ( đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm TL Năm TL 2007/2006 2006 (%) 2007 (%) ST(+/-) %(+/-) Huy động NỘi tệ 4.853 100 6.230 100 1377 28,37 Cho vay Nội tệ 978 20,15 1.452 23,31 474 48,47 Cân đối ( +/-) 3785 79,85 4778 76,69 993 26,23 Huy động Ngoại tệ 1.052 100 1.045 100 -7 -0,67 Cho vay Ngoại tệ 1.079 102,6 1.389 132.9 310 28,73 Cân đối(+/-) -27 -2,6 -344 -32,9 Cân đối nội tệ: Vốn dư thừa năm 2006 là: 3785 tỷ đồng(79,85%) Vốn dư thừa năm 2006 là: 4778 tỷ đồng(76,69%) Vốn dư thừa năm 2007 có giảm không đáng kể về tỷ lệ (3,16%) nhưng tăng mạnh về số tuyết đối lên đến 993 tỷ đồng. Ở phần trên ta thấy sự mất cân đối giữa huy động và cho vay trung và dài hạn, qua bảng số liệu càng chỉ ra rõ đó là sự mất cân đối giữa huy động và cho vay bằng đồng nội tệ. Cân đối ngoại tệ: Đồng ngoại tệ cho vay luôn vượt mức huy động: Năm 2006 vượt: 2,6% Năm 2007 vượt: 32,9% Việc thiếu hụt ngoại tệ để cho vay được Chi nhánh giải quyết khá đơn giản bằng cách đi mua ngoại tệ của NHNo&PTNTVN hoặc mua ngoài. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ. 3.1.Định hướng phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 3.1.1. Mục tiêu phấn đấu năm 2008: - Nguồn vốn : 7,300 tỷ đồng (tăng 15% so với KH giao năm 2007) - Dư nợ: 3,100 tỷ đồng (tăng 8% so với thời điểm 31/12/2007) - Tỷ lệ nợ xấu: dưới 1% - Tỷ lệ thu dịch vụ từ 12% - 15% tổng thu nhập ròng. 3.1.2. Những chương trình chính trong năm 2008: - Có giải pháp hiệu quả để phát triển thêm khách hàng mới (kể cả huy động vốn, cho vay và dịch vụ) nhằm khai thác tối đa thị phần trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. - Chấn chỉnh, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, có kế hoạch cụ thể nhằm thu hồi triệt để nợ đã xử lý rủi ro góp phần lành mạnh tài chính. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ và kỹ năng phụ trợ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một Ngân hàng hiện đại. 3.2 . Một số giải phân để nâng cao tính cân đối sử huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. 3.2.1.Trên cơ sở yêu cầu sử dụng vốn, ngân hàng xác định qui mô, cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp, đảm bảo tính cân đối với hoạt động sử dụng vốn. Công tác huy động vốn là hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh của ngan hàng, sản phẩm của nó là tiền đề cho công tác sử dụng vốn. Theo định hướng phát triển công tác sử dụng vốn như trên, hoạt động huy động vốn cũng cần có sự điều chỉnh thích hợp. Cụ thể là : - Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cần coi trọng nguồn vốn sao cho có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đề ra, chính sách huy động vốn phải phù hợp với khả năng phát triển của nền kinh tế, với tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của nhân dân địa phương. - Trong quá trình huy động vốn, cần chú ý tăng cường huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, đó là một đòi hỏi rất lớn trong quá trình CNH-HĐH. - Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nên gắn việc huy động tiền gửi với việc cho vay nhu cầu sản xuất tiêu dùng . - Đa dạng hoá nguồn vốn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức huy động và qua nhiều kênh khác nhau. Đi đôi với với giải pháp tạo vốn trực tiếp, còn có giải pháp khác liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ cuả bản thân ngân hàng để mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn và thực hiện tốt công tác thu nợ, tránh để tình trạng nợ quá hạn kéo dài. - Chú trọng tới việc thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở đa dạng hoá có chọn lọc khách hàng, duy trì khách hàng truyền thống, mở rộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3692.doc.doc
Tài liệu liên quan