Luận văn Cao Bá Quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ Hán

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ. 3

MỤC LỤC . 4

PHẦN MỞ ĐẦU. 4

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: . 4

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. 5

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:. 5

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: . 11

5. VẤN ĐỀ VĂN BẢN: . 12

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:. 12

PHẦN NỘI DUNG. 14

CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI. 14

CHƯƠNG II: KHÍ PHÁCH. 27

2.1. KHÁT VỌNG TỰ DO: . 27

2.2. KHÁT VỌNG CÔNG DANH: . 36

2.3. KHÁT VỌNG NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI CHÂN CHÍNH: . 41

2.4. KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC, BẤT CÔNG:. 51

2.5. KHÁT VỌNG KHỞI NGHĨA ĐỂ THAY ĐỔI MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN:

. 60

CHƯƠNG III: LƯƠNG TÂM . 69

3.1. NHỮNG LO ÂU, BUỒN BÃ, CHÁN CHƯỜNG:. 69

3.2. TÌNH CẢM:. 77

3.2.1. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH: . 77

3.2.2. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC: . 81

3.2.3. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC:. 86

PHẦN KẾT LUẬN. 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95

pdf99 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cao Bá Quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ Hán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không những hơn hẳn các bộ phận khác của tự nhiên mà còn trở thành người chủ của tự nhiên. Chính đứng trên góc độ người chủ của tự nhiên nên Cao Bá Quát bao giờ cũng hiện ra với tư thế cao hơn tự nhiên mặc đù tự nhiên đó có một không gian lớn hơn như thế nào, có một thời gian dài như thế nào. Đối với ông, núi có thể trở thành hòn cục, biển có thể trở thành chén cốc : "Núi non như hòn cục, biển như chén cốc, Tất cả đều mở ra phía trong và ngoài ngôi nhà lầu. (Đề Mỹ Tường điếm chủ, Hoàng thị nạp lương lâu I) [31; 84] Hơn nữa mây núi xung quanh con người ông đều trở nên gần gũi, đều ở trong tầm mắt: "Mây núi bốn mặt, tùy ý ngắm nghía, chỉ trỏ" (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu đề bích tứ thủ II) Cũng chính đứng trên góc độ người chủ của tự nhiên mà Cao Bá Quát còn thấy được mối quan hệ đúng đắn giữa người và tự nhiên, thấy được sứ mệnh của con người đối với tự nhiên và vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống con người. Lẽ dĩ nhiên, ông không thể đạt tới trình độ xem tự nhiên là đối tượng chinh phục của con người như quan niệm sau này, nhưng ông đã thấy một tự nhiên cho con người và gắn bó với con người: "Ai có thể chuyển giúp ta cả một góc động này, Về đặt bên Hồ Tây, giữa khoảng hai gò Châu Long và Phượng Chủy." (Du Tiên Lữ động văn nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng, túy hậu thành ngâm) Cảnh vật thật hùng vĩ song lại được nhìn ở con mắt đời thường, ở vẻ đẹp khoáng đạt của không gian. Đối với vua chúa, những người có quyền uy cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ thì Cao Bá Quát luôn tỏ ra là một con người có gân cốt, dám ngẩng đầu mà trông, hướng thẳng mà tiến. Chính sách thần quyền hóa thế quyền của nhà Nguyễn không làm ông 43 run sợ. Phong thái nô lệ của quan lại đương thời không thể làm ông chột dạ. Ông vẫn hiên ngang đứng giữa trời. Từ ý nghĩ cho đến lời nói, từ cử chỉ cho đến hành động, bao giờ ông cũng tỏ ra đường hoàng thư thái. Ông coi chúng là đối tượng chán ghét của ông nên ông đã gạt vua chúa sang một bên để cho tư thế phượng hoàng của ông với lời ca tự do bay bổng : "Phượng hoàng trên núi Kỳ gầy như cái gai, Đậu trên cây ngô đồng cao, xuống không nhanh được. Cúi đầu, đã chán ghét từ lâu cái thói mưu thóc gạo, Làm thế nào lại lủi thủi đi theo gà vịt được. (Di Xuân tu trúc sinh hoa thi kiến thị, tức tịch tẩu bút ca dĩ đáp chi) [31; 86] "Ai chẳng là sống ở đất vua, làm tôi nhà vua? Một chiếc nón nghênh ngang giữa trần thế. Thảnh thơi vừa đi vừa hát bài ca "giang ngoại xuân", Có lẽ đâu chui đầu vào mái nhà thấp, cúi ngửa theo ý người khác." (Đông vũ ngâm) Ông luôn tự khẳng định mình để đứng trên tất cả với tư thế đường hoàng, hiên ngang. Hơn bất cứ ai, trong mọi hoàn cảnh, Cao Bá Quát luôn là người có ý thức vượt lên hoàn cảnh xã hội và tự nhiên một cách mạnh mẽ. Ông không dừng ở sự nhận xét bên ngoài mà ông chỉ bằng lòng khi đã nhìn và hiểu được cả bên ngoài lẫn bên trong của sự vật. Vì vậy mà khi nhìn thấy một tấm bia đá không có chữ, ông lấy làm khó chịu: "Cuộc tráng du, biết bao cảnh thương xuân trước mắt, Đối với việc đời chịu sao nổi sự mơ hồ như tấm bia không chữ." (Đề Trần Vũ quán thạch bi) vì ông muốn rằng tất cả mọi thứ đều phải rõ ràng vì trách nhiệm của ông là: "việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc" (Đắc Hà thành cố nhân Thư thoại cập gia tình kiêm vấn cận tác). Ông chủ trương bám sát thực tế, lấy thực tế xã hội và đất nước để bồi đắp thêm cho kiến thức của mình và giúp mình làm chủ đối tượng nhận thức. Ông đã trực diện trình bày nguyện vọng và lẽ sống của bản thân : 44 "Có cuộc hoạn du, mới biết cá lớn nghìn dặm, Kiến thức hẹp hòi, khác nào nhìn con báo chỉ thấy một vằn." (Nhị thập nhị nhật đắc phong, hý trình đồng châu) đó chính là sự xâm nhập thực tế để học hỏi, để mở rộng tầm mắt. Và cao hơn nữa là lời tự bạch của ông: "Quát tôi là người của đông, tây, nam, bắc." Ý thức và nhân sinh quan đó đã làm cho Cao Bá Quát đạt tới một tư thế con người. Trong thực tế, một đời người thì ít ai không gặp những rủi ro, trắc trở trên đường tiến thân. Cùng thời với Cao Bá Quát, cũng có nhiều người gặp cảnh éo le trong cuộc sống. Cụ thể như Nguyễn Công Trứ, con người của "Đường trung hiếu, chữ quân thân là gánh vác", cũng có lúc phải làm lính thú biên thùy. Hà Tôn Quyền, Lý Văn Phức, những người trung quân cao độ cũng từng bị cách chức, bị đẩy đi dương trình hiệu lực. Còn với Cao Bá Quát, cuộc đời của ông là một chuỗi dài những rủi ro, trắc trở: đi thi bị đánh rớt, hỏng thi nhiều lần, bị tù, bị phái đi dương trình hiệu lực, bị thải hồi, bị đẩy đi xa... Nhưng ông không quỵ ngã mà như được tôi luyện thêm, cứng cỏi hơn trên những thăng trầm trong cuộc đời mình. Ông luôn dũng cảm xông pha, thể hiện rõ lòng tự tin, ý chí quyết tâm của mình . "Nếu không thấy ba đào hùng tráng giúp họ cứng cỏi hơn, Thì biết sao được cái chí lớn muôn dặm?" (Thanh Trì phiếm châu nam hạ) Đó chính là sự thử thách con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, tự hào khi được mở tầm mắt ra xa rộng hơn : "Giương cánh buồm bỗng thấy sóng gió thuận tiện, Khỏi chỗ hiểm, xem như vũ trụ đổi mới." (Trần Ngộ Hiên nhục hữu sở thị, tẩu bút họa chi) Đó không phải là một sự thoát nạn mà chính là sự trưởng thành của con người, như chính họ được thay đổi, lớn lên. Rồi cực nhọc của tù đày vẫn không làm ông nhụt chí. Đi tù cũng là dịp để ông được mở mang thêm hiểu biết, coi như một cuộc du ngoạn. Cao Bá Quát vốn là một người giàu sức chịu đựng, bị đánh đập mà không kêu 45 thương, tù tội mà không khóc lóc, gông cùm không rên xiết. Sở dĩ vậy là do ông hiểu được ý nghĩa của việc mình làm nên luôn thể hiện ý chí bất khuất: "Ta cũng mày mặt như mọi người việc gì mà đau thương ? Ơn nhà, nợ nước chưa chút đền đáp, Là người dũng cảm, đâu có chịu chết ở nơi văn tự !" (Đằng tiên ca) Đến lúc này, khi mà ông bị tra tấn cực hình vẫn nghĩ đến "ơn nhà nợ nước" thì quả là tận trung, hơn người, không một lời rên xiết. Ông đã lãng mạn hóa cảnh tù đày. Tết đến, bên ngoài nhà giam, pháo nổ, hoa nở, làm cho ông ở trong tù cũng cảm thấy vui với xuân (Nguyên nhật). Cái gông xiềng cổ suốt ngày, ông ước ao biến nó thành cái thang mây, cưỡi lên trời (Trường giang thiên)... Ông có cách sống là trước hiểm nguy không sợ, vào nguy hiểm không sờn lòng, trong nguy hiểm vẫn vươn tới. Con người thép ! Ông xứng đáng với lời nhật xét của Thương Sơn, người bạn thân đương thời: "Vốn có tính của cây tùng bách, Không trái với tư thế hiên ngang trong buổi trời đông giá lạnh." (Đề Cúc Đường thi hậu) [31; 93] Cách sống thanh cao của ông không bị thói đời làm hoen ố mà trái lại nó luôn tỏa sáng qua mỗi thái độ, cử chỉ. Ông khinh bỉ bọn vô tài, bọn vào luồn ra cúi để cầu vinh: "Mười năm trước đã khinh con nhà họ Mạnh dâng rượu nho để cầu quan" (Ngụ sở cảm sự mạn bút thư hoài) [31; 93] Điều đó khiến ông luôn mâu thuẫn với bọn người thống trị, bề trên. Cao Bá Quát đã đúc kết được nhiều điểm hay của các nhà nho trước đấy. Ông xứng đáng với hình ảnh của một bậc trượng phu: giàu sang không thể khuất phục, uy vũ không thể chuyển lay. Đạt được điều này là do ông có lý tưởng cao đẹp và biết kiên trì lý tưởng. Nếu không có lý tưởng, chỉ đối phó bằng bản năng kiên cường thì cũng chỉ được nhất thời. Còn có lý tưởng mà không kiên trì thì sớm phải rời bỏ lý tưởng. Nguyễn Hàm Ninh là một trường hợp như vậy, để cuối cùng cảm thấy thân phận của mình như "cúc trong bồn", như "con chim mỏi cánh, trong cảnh mù mịt biết bay về đâu" (Hữu Cảm - Nguyễn Hàm Ninh) [31; 94] 46 Cao Bá Quát không có cái kết cục bế tắc đó mà ông luôn sống với lý tưởng đất nước được phồn vinh, nhân dân được no ấm. Ông đã nói lên thái độ kiên quyết của mình : "Đạo không thể bẻ cong được, thà rằng chịu vụng về" (Họa Thận Tư sổ bộ Phương Đình nguyên tác), "Trải gió chẳng vì thu đông" (Vịnh tiên phát thảo). Ở Cao Bá Quát có một sự tự rèn luyện và bồi dưỡng ý chí rất cao. Thực tế và những thăng trầm của cuộc đời ông đã buộc ông phải lựa chọn : thay đổi hay kiên định. Trước sau như một ông đã xác định : phải rèn luyện tinh thần và cốt cách. Ông luôn tự biết động viên mình bằng những hình tượng thanh cao cứng cáp như cây tùng trải bao giá lạnh mà vẫn xanh tốt. Những lúc nao lòng, ông trấn tĩnh bằng cách học tập lối sống trong sạch, không đục theo dòng đời của Khuất Nguyên, Lý Bạch -hai nhà thơ lớn của Trung Quốc. Với phương châm : "Đời đục, ta trong; đời say, ta tỉnh". Nhưng có khác nhau là Khuất Nguyên cuối cùng đã đi đến sông Mịch La bằng một hành động tiêu cực. Cao Bá Quát thì mở rộng chủ nghĩa tích cực, mong thực hiện tấm lòng "lo trước vui sau" đối với nhân dân thiên hạ, mặc dầu cuối cùng cũng phải hy sinh. Ông noi theo tinh thần cương trực không sợ cường quyền, không nề nguy hiểm của Chu An, Vũ Duệ, Đặng Tất...để tính cách của ông ngày càng cứng cáp, kiên cường hơn. Xét về mặt lập trường và lẽ sống, Cao Bá Quát có phần giống các lãnh tụ nông dân ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX; xét về mặt tài năng và tính cách, Cao Bá Quát có phần giống Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Công Trứ. Giữa ông và họ có những nét giống nhau là đều có tài văn thơ và về tính cách cũng có những lúc phẫn uất, "nổi loạn" hay họ còn gặp nhau ở chí lớn muôn dặm, một tấm lòng biết cảm thông, một cuộc đời nhiều thăng trầm...Họ cùng do một hoàn cảnh lịch sử tạo nên. Cho nên có thể nói, con người và đạo đức của Cao Bá Quát là sản phẩm của thời đại lúc bấy giờ. Hoài bão lớn nhất của Cao Bá quát là mong muốn trở thành một con người có ích cho dân, con người có thể cứu vớt dân ra khỏi vòng nước sôi lửa bỏng, để dân có cuộc sống ổn định, không phải phiêu bạt, không phải đói khổ vì sưu cao thuế nặng. Để làm được điều đó, ông tự nguyện làm một con người tận tụy với dân với nước, thực hiện điều mong ước "Lo trước điều lo của thiên hạ, và vui sau điều vui của thiên hạ". Đồng thời ông cũng mong tìm được người tài để gởi gắm hy vọng, mong thay đổi được thời thế. 47 Với Cao Bá Quát, sống là phải có ích cho đời, không sống theo kiểu vị kỷ. Ông cũng coi đó như là một lẽ sống, một điều kiện để tồn tại. Cách nhìn của ông về một loài hoa: "Cỏ ở trong vườn, không biết tên là cỏ gì ? Màu hoa đỏ chói như muốn đốt cháy cả bao lan. Có sắc được người ta ưa, Không hương, đối với đời nhạt nhẽo. Mọc cành ra, vẫn có vẻ xuân mà không ai hay, Có quả không ăn được. Một mình cứ ôm ấp cái vẻ cao thượng riêng đó, Khiến ta ngậm ngùi thở vắn than dài." (Viên trung thảo) Một bông hoa hữu sắc mà vô hương, một kiếp đời vô vị không đọng lại cái tinh túy cho đời. Sống chỉ biết có mình, không đem lại hương thơm cho đời thì sống cũng bằng không. Đã là người thì phải sống trong sạch, thẳng thắn và phải có bản lĩnh, phải lánh xa những thói xấu: chạy theo danh lợi, ham muốn nhỏ nhặt tầm thường, yên phận, theo thời...Cái cơ bản là phải giữ cho được khí tiết trong sạch. Điều này đã khiến ông liên tưởng đến hai loài hoa đẹp là hoa sen và hoa lan. Theo ông, đã là hoa thì nên là hoa sen, vì nó vừa có hương vừa có sắc mà thân hình lại ngay thẳng, tươi tốt: "Làm hoa nên làm hoa sen, Hương thanh, thân thẳng, dáng điệu xinh tươi. Bùn vàng năm đấu, nước một thước, Có một phong cách đặc biệt như sống trong động tiên." (Di Xuân dĩ bồn liên vi thu phong sở tồi hữu thi kiến ký, nhân thứ kỳ vận, ca dĩ họa chi) Một loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, tinh khiết : "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Một sự khẳng định mình đến tuyệt đối. Và càng quan trọng hơn là 48 dáng của cây sen tượng trưng cho sự dứt khoát không màng danh lợi, không chịu để cho những tính toán nhỏ nhen chi phối: "Công thành, chí toại rồi thì đi tắp, Không dây dưa gì với các loài hoa cỏ tầm thường." (Di Xuân dĩ bồn liên vi thu phong sơ tồi hữu thi kiến ký, nhân thứ kỳ vận, ca dĩ họa chi) Loài hoa này tượng trưng cho những người có chí lớn, kiên định và ngay thẳng. Làm người được như hoa sen thật là đáng quý ! Còn là cây thì ông khuyên là cây lan, vì nó có sức sống dẻo dai, chịu được sương gió mà vẫn giữ được vẻ sáng tươi, đầy sức sống trong những lúc thời tiết khắc nghiệt: "Dáng trinh tiết cho thấy đã sớm làm quen với sương gió, Tiết sáng sủa lẽ nào lại bi quan với ngày tháng tàn." ("Bồn lan" họa Di Xuân thứ vận) [31; 159] Cao Bá Quát ca ngợi cây sen, cây lan là để ca ngợi tính cách sống cao thượng đồng thời cũng là để động viên mình giữ lấy tính cách đẹp đẽ cao cả. Bên cạnh đó, ông có một cái nhìn mực thước, một cách sống bình dân. Ông quan niệm sống phải giản dị, tự nhiên như chè không ướp hoa, quần áo không lòe loẹt, âm nhạc không ầm ĩ và không nên giả dối, che đậy.. .Như thế mới là một con người có cách sống đẹp, chân thật với mọi người, khỏe mạnh trong cách sống. Đó dường như là cách sống giản dị của người nông dân. Điều này, Cao Bá Quát có được là từ sự tiếp xúc gần gũi với người nông dân. Dường như viết về đề tài gì, Cao Bá Quát cũng đều thể hiện rõ con người cá nhân của mình, với những hoài bão và khát vọng rất lớn. Ông bày tỏ quan niệm sống của mình: "Tài trai sống ở đời đã không làm được việc phơi gan bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường, Lại ngồi nhìn bọn lang sói nghênh ngang. Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương, Cũng không làm nổi việc mài mực ở mũi lá mộc, truyền hịch định bốn phương. Chỉ cúi đầu luồn mái nhà thấp, nhụt cả khí phách, 49 Đến lúc tuổi già thì gối đầu vào vợ con mà chết. Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng có gặp hai cụ, Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi." (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Hy Vĩnh lão khế) Đó là lời tiễn Trúc Khê ra nhận chức ở phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho ông bạn già Lê Hy Vĩnh. Nhân đó nhắc đến Nguyễn Trãi, Chu An để nói đến quan niệm về cuộc đời có ý nghĩa phải là cuộc đời hoạt động sôi nổi, có cống hiến cho dân, cho nước, chứ không chỉ tìm chốn an nhàn mà hưởng thụ. Lời thơ thật hào hùng, nó như có vẻ tương đồng với những câu thơ viết về chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ, song đọc kỹ, hai người khác nhau rất nhiều. Nguyễn Công Trứ thích vùng vẫy ngang dọc ("Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc"), ông nói nhiều đến trời đất, vũ trụ. Nhưng trời đất của ông không khác gì trời đất của xã hội phong kiến, còn vũ trụ của ông thực ra cũng chẳng có gì cao rộng hơn vũ trụ của Nho giáo. Nguyễn Công Trứ nói nhiều đến giấc mộng anh hùng ("Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ") nhưng giấc mộng anh hùng của ông căn bản cũng chỉ là thực hiện chữ công, chữ danh, đạo trung, đạo hiếu. Do hạn chế của thời đại, Cao Bá Quát chưa nêu lên được một lý tưởng nào thật mới mẻ, có điều đối với ông, quan trọng không phải là vấn đề công danh, trung hiếu mà là một cái gì có tầm cao rộng hơn nhiều; đó là tấm lòng, là con người cao lớn của ông đối với nhân dân và đất nước.Vì thế mà ông coi mình là một kẻ sĩ, kẻ sĩ với ý nghĩa là một người có tài năng và hoài bão hơn người. Cho đến khi chết, Cao Bá Quát luôn luôn đinh ninh về tài năng và chí khí của mình như vậy. Cái chính vẫn là cái nhân cách cứng cỏi, nó đã giúp cho Cao Bá Quát giữ vững được tấm lòng trong trắng của mình, không để cuốn theo dòng rác rưởi của thời đại. Dĩ nhiên là không còn cái hùng khí của tuổi trẻ và cái thênh thang của kẻ đứng ngoài vòng để coi khinh những kẻ "tham bề khóa lợi", "hay màng cái giám danh" mà phải "quỳ mòn sân trướng phủ" và "đứng chực cửa hầu môn" . Nhưng cái nhân cách không cam chịu quỵ luỵ để làm nhơ cái thanh danh và đánh rơi cái chí khí của mình thì trước sau Cao Bá Quát vẫn giữ. Đưa thơ tặng bạn ông cũng nói thế: 50 "Người trượng phu đứng ở trên đời cốt lấy ý làm trọng, Nếu chỉ cúi đầu dưới nhà thấp thì tôi lấy làm xấu hổ." (Tống Lê Dũng Hòa bị mệnh về kinh) [33; 346] mà cách cư xử của ông khi làm quan ở Huế cũng vậy. Những va vấp của cuộc đời làm tôi nhà Nguyễn rồi sẽ nhắc nhở ông nên thận trọng dè dặt hơn. Ông sẽ kín đáo hơn, khiêm tốn hơn ở bên ngoài mà cho rằng mình vốn sinh ra thô sơ vụng về, không theo kịp đời, sửa chữa e chậm, đành chưa báo được ơn vua và từ tạ sự giàu sang, nhưng lại cam tâm làm kẻ thô vụng và quyết tâm được trở về cái "ngu" ấy.Tâm trạng đó có gì giống như chuyện cặp chân hạc của Nguyễn Du (Tự thán). Chỉ có khác là Nguyễn Du thì chua xót còn Cao Bá Quát thì hẳn hoi chống lại hoàn cảnh. Cái ngang tàng tự phụ, nếu chỉ là cái tức khí cá nhân thì đáng gì mà đề cao, dù là ngang tàng tự phụ đối với bọn thống trị? Nhân cách cứng cỏi, đầy nghị lực ấy mới là điều đáng quí ở Cao Bá Quát. Rõ ràng những quan niệm về đạo làm người trên của Cao Bá Quát là cơ sở để ông có hành động yêu nước, yêu dân, để ông có hành vi vị tha và dũng cảm, để ông có thể hiến thân cho cuộc khởi nghĩa đầy hy sinh anh dũng. Đạo lý đó mang tính chất lành mạnh, trong sáng, đầy tính nhân đạo chủ nghĩa và tình hữu ái giai cấp của những người nghèo khổ. Đó là đạo lý làm người của Cao Bá Quát. Hơn thế nữa, đối với Cao Bá Quát, hạnh phúc của con người và trước hết là của bản thân mình chỉ có thể tìm thấy trong cảnh trần thế, trong xã hội mà con người đang sống. Cụ thể là tìm thấy trong việc làm cho nước, cho dân, trong những kết quả mình đưa lại được cho nước cho dân và được dân thương nhớ. Chính vì vậy mà ông rất mong muốn có một cương vị trong xã hội tương xứng với tài năng để đóng góp được nhiều cho đời. Và cũng chính vì vậy mà ông đánh giá cao Nguyễn Công Trứ, một con người đã có lúc có hành động đẹp (Nguyễn Công Trứ từng có công trong việc mộ dân khai hoang lập ấp ở vùng ven biển Thái Bình, Hà Nam Ninh, được dân các vùng đó kính yêu) Nếu như quan niệm hạnh phúc chỉ tìm thấy trong việc làm cho nước cho dân, thì đối với ông, không "đắc dụng", không được làm việc cho dân, cho nước, không có điều kiện để cống hiến cho đất nước lại là một đau khổ. Bao nhiêu tình cảm đau khổ 51 của ông, bao nhiêu tâm sự buồn rầu của ông đều xuất phát từ sự không được dùng, đều xoay quanh vấn đề không đóng góp được cho đời. Nhưng không phải vì vậy mà ông bi quan tiêu cực. Trái lại, ông thấy cần phải có sự nỗ lực hơn nữa, cần phải tranh thủ thời gian hơn nữa. Điều này đã được chứng tỏ qua những câu nói của ông : "đời ta biết có hạn" (Hiểu tọa kỳ vọng), "ngày tháng đối với đời người dễ bạc đầu" (Viên trung hoàng quý). Đối với người khác là sự bi quan còn đối với Cao Bá Quát là cơ sở cho một hành động tích cực, cho một ý thức vươn tới không ngừng. [31; 166] Như vậy, Cao Bá Quát với cuộc đời của mình, với hướng đi tìm hạnh phúc của mình tuy có những nét đặc thù, song đó cũng là tiêu biểu cho cuộc đời và lý tưởng sống của các nhà tư tưởng lớn trong lịch sử. Rõ ràng đây là một hướng sống, một suy nghĩ trọn vẹn đầy tính nhân đạo cao cả. 2.4. KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC, BẤT CÔNG: Như chúng ta đã biết, xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII vô cùng rối ren. Trải qua cuộc phân tranh của Trịnh, Nguyễn, trải qua nhiều cuộc tàn sát, khói lửa kinh người xảy ra từ Cao Bằng đến Thăng Long; Nghệ An, Phú Xuân...cho đến đất Hà Tiên, dân chúng luôn hoài nghi xôn xao, lo lắng cho số phận mình, cho sản nghiệp mình. Bao nhiêu cuộc thay triều đổi họ, chiến thắng và chiến bại chen nhau, họ chẳng biết tin cậy vào ai, hy vọng vào chốn nào. Đó là tình hình chung của thời phong kiến tàn tạ, xuống dốc. Một thực tế xảy ra là quần chúng vừa tin tưởng, vừa nghi ngờ, luôn luôn ngóng đợi những hiện tượng biến chuyển mới, dù là ai, ở đâu, thuộc phạm vi nào. Tinh thần chống đối và cơ sở ẩn ước vội vàng chồm dậy phát triển. Đến khi chúa Nguyễn Ánh bắt đầu dựng lại sơn hà, thống nhất quốc gia thì chính sách quân chủ tập quyền lại ban bố ra. Những cuộc cải cách của Gia Long không đủ để bù đắp cho những cuộc khủng bố, giết hại cồng thần khiến cho tâm trạng nghi ngờ, hoang mang lại nảy ra. Thêm vào đó ý thức hệ Gia tô và những cuộc xô xát kịch liệt do nền thương mại, tôn giáo, chính trị giữa bản chất dân tộc và ngoại lai nảy ra. Dân chúng vẫn trở về vai trò cũ của mình, vẫn nằm trọn trong những khung cảnh hoang mang, uất ức. Chính quyền quân chủ vẫn 52 xa vời đối với quần chúng. Những cải cách thô sơ và thiếu căn bản chẳng có cách gì bổ trợ thêm cho cơ sở nông nghiệp và đời sống kham khổ của người dân. Sự tàn lụi tất yếu của các triều vua Thiệu Trị và Tự Đức xảy ra rất nhanh chóng vì luật biến thiên của phong kiến, vì cuộc giao tiếp (từ tôn giáo, thương mại bước qua quân sự, chính trị xã hội, ý thức hệ) với Tây phương xảy ra. Trên cái nền ấy, vai trò của nho sĩ bắt đầu chông chênh dần. Chiến tranh tương tàn đã khiến họ hoài nghi bất mãn (Tư tưởng Lão Trang là lối thoát độc đáo cho số lớn các nho sĩ yếm thế, chán chường lại thêm tư tưởng mới, chính trị mới lần lượt chen chân vào), chứng tỏ sự bất lực của chính quyền, suy vi của đạo nghĩa và giá trị của mình ngày càng chông chênh thêm. Cao Bá Quát nằm vào hoàn cảnh đó và đã chịu những sự tác động mạnh mẽ của thời thế đó. Nội việc trường quy đã để lại bao nhiêu đau buồn cho ông. Thật ra, lúc này thì tình hình chỉ mới cho phép Cao Bá Quát phê phán cái phần hình thức bề ngoài, phàn quy chế cổ hủ của trường thi. Nhà vua cuối cùng tha tội chết cho ông, nhưng Cao Bá Quát bị một phen tra tấn cực hình. Nhiều bài thơ viết trong dịp này của ông đã tố cáo tính chất tàn bạo của chính quyền nhà Nguyễn . Trong ba bài thơ vịnh cái gông, Cao Bá Quát không thừa nhận mình có tội. Đối với ông việc chữa vào bài thi của thí sinh là nên làm. Ông muốn chẻ cái gông làm hai và viết vào đó bài "Thiện sự ngâm" của Nghiêu Phu, mà đại ý là "người ta làm việc thiện là vì việc nên làm". Đối với ông, chống lại những luật lệ thi cử khắc nghiệt của triều đình là làm việc thiện. Ông muốn bắt chước Thái Nguyên Định ngày xưa, khi bị tội viết thơ dặn các con rằng : "Đi một mình không hổ với bóng, ngủ một mình không thẹn với trăng, đừng thấy ta bị tội mà xao xuyến." [21; 19]. Ông kể lại có một hôm người chủ sự họ Nguyễn ở trại giam trỏ cái gông ở cổ ông bảo ông vịnh thơ. Đã bao đêm ông tự hỏi lòng và mừng rằng không làm điều gì phải thẹn với lương tâm, nay được yêu cầu làm thơ, ông cười, viết ngay. Câu thơ nói với cái gông nhưng cũng chính là nói với viên chủ sự đó : 53 "Gông dài! Gông dài! Mày biết ta chăng ? Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cả ! Mày biết thế nào được ai phải và ai trái! Mày biết chẳng qua chỉ là cái làm nhục đời mà thôi." (Trường giang thiên I) Với một giọng tuyên bố dứt khoát đã thể hiện rất rõ quan điểm của Cao Bá Quát khi ở trong ngục tù. Ông không có một lời nào tỏ ra ân hận mà càng lên án gay gắt hơn sự tra tấn của "cái máy làm nhục đời". Trong bài "Đằng tiên ca", ông tả lại một trận đánh mà chính ông là một nạn nhân thê thảm. Bài thơ rất sinh động, lôi cuốn và có một sắc thái hiện thực phê phán, lên án chế độ ngục tù : "Giờ lâu bị tra hỏi, miệng không nói được, Chỉ khan vã kêu: "oan! oan!" và gào trời. Quan thét lên như tiếng sét rung cả rường nhà, Roi quất nhoang nhoáng bay đi hiện lại như ánh chớp. Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở, Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi. Hai cái nọc đứng sững, có vẻ như vững chắc, Tiếng rên rỉ vang quanh dãy hành lang. Than ôi! một cánh hoa hải đường đương xuân, Bị bẻ tan nát, không kể gì đến cái hương thơm ở Xương Châu nữa." Ở đây không có công lý mà chỉ có những nỗi oan khuất, những tiếng thét "rung cả tường nhà" và cả nỗi đau đớn tột cùng của tù nhân. Nhưng ở đó vẫn ngời sáng tư thế không hề khuất phục trước cường quyền của Cao Bá Quát: 54 "Được hỏng do mệnh là sự thường ! Ta cũng mặt mày như mọi người, việc gì mà đau thương ! Ơn nhà, nợ nước chưa chút đền đáp, Là người dũng cảm đâu có chịu chết nơi văn tự ! Chao ôi, roi song ơi! Mày không thấy. Ở phía nam sông Đức Giang, Ở đỉnh núi Nguyệt Hằng. Trên đó có cây tùng, cây bách đương chết dở, Nhưng vẫn cùng nhau đứng trơ trơ giữa trời rét mướt. Ví phỏng có người thợ giỏi biết dùng không bỏ nó, Thì những hạng cây như bồ kết và chương não còn có gì đáng kể! Vậy mà còn đốn chặt cho đang." (Đằng tiên ca) Đã nhiều lần ông nhắc tới cây tùng, cây bách để tượng trưng cho tấm lòng, cho khí phách hiên ngang của mình. Một lời trách cứ rất nhẹ nhàng nhưng lại sâu cay : "Ví phỏng có người thợ giỏi biết dùng không bỏ nó" , đó là triều đình nhà Nguyễn hay hệ thống quan lại của chúng không biết cách dùng người tài ? Không có người tài để mà sử dụng ? Bài thơ "Thập nguyệt thập nhất nhật, thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu, cưỡng bệnh mạn chí tứ thủ II" có những câu thơ : "Nghĩ lại ơn vua đãi ngộ kẻ sĩ thật là rộng, Còn để cho tấm thân hèn kém này sống thừa giữa quãng trời đất này." Dưới chế độ phong kiến hà khắc thì liệu đây có phải là một lời khen tặng ? Một sự tự hạ thấp mình hay là một lời mỉa mai chua xót ? Thực tế cho ta thấy, Cao Bá Quát không thể trực diện đả kích nhà vua mà phải nói như một cách ngược lại, thậm chí phải: "Muốn đến với mọi người để trò chuyện tâm sự, Như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_08_8822183304_3531_1872296.pdf
Tài liệu liên quan