Luận văn Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .5

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận .9

1.1. Một số vấn đề về câu phủ định .9

1.2. Ngôn ngữ học đối chiếu.17

1.3. Tiểu kết .20

CHƯƠNG 2. Câu phủ định chứa các phương tiện phủ định chính danh ở tiếng

Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt .22

2.1. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ

định trong tiếng Nga .22

2.2. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ

định trong tiếng Việt.36

2.3. Phân tích đối chiếu câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định

bằng các từ phủ định.50

2.4. Tiểu kết .55

CHƯƠNG 3. Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh

ở tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt .57

3.2. Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh trong tiếng

Việt .63

3.3. Phân tích đối chiếu câu phủ định không chứa phương tiện phủ định chính danh .70

3.4. Tiểu kết .73

KẾT LUẬN .74

TÀI LIỆU THAM KHẢO .76

pdf83 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự khẳng định. Các cấu trúc này có thể được thay thế bởi các cấu trúc tương đương về ý nghĩa cũng như về hình thức. Ví dụ: ни жив ни метрв = чуть (еле) жив (, ни свет ни заря = очень рано (rất sớm)... 2.1.2. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các đại từ phủ định và trạng từ phủ định Đại từ phủ định và trạng từ phủ định cũng là một trong những phương tiện biểu thị ý phủ định trong tiếng Nga. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của tác giả O.S. 30 Akhmanova đã đưa ra cách nhận biết đại từ và trạng từ phủ định “là các từ mà trong thành phần của nó có chứa tiếp đầu tố có nhiệm vụ phủ định cho phần nội dung được biểu hiện trong hình vị gốc” [O.S. Akhmanova, Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, 1969, tr. 608]. Trong nhiều sách ngữ pháp của Nga các từ này được giải thích là các từ chỉ ra sự vắng mặt hoàn toàn của đối tượng là chủ thể hay khách thể của hành động. Các đại từ phủ định và trạng từ phủ định trong tiếng Nga gồm có: ничто, никто, ничей, никакой, нечего, некого, никой và никуда, нигде, никогда, ниоткуда, ничуть, никак, негде, нисколько, некуда, некогда, незачем, неоткуда. Như vậy, đại từ никто được hiểu là vắng mặt hay không tồn tại một người nào đó, ничей – không thuộc về ai đó, некого – sự vắng mặt của chủ thể hành động được biểu hiện ở dạng động từ nguyên thể, нечего – sự vắng mặt của khách thể Chúng ta có cách hiểu tương tự đối với những đại từ và trạng từ phủ định khác. Riêng trạng từ некогда có hai cách hiểu: một là biểu hiện việc không có thời gian, hai là không xác định được về thời gian (lúc nào đó, đã lâu rồi, trong quá khứ). Từ никой là từ cổ và hiện nay chỉ còn xuất hiện trong những tập hợp từ cố định như ни в коем случае, никоим образом. Xét về mặt ngữ nghĩa có thể giải thích các đại từ và trạng từ phủ định như là phương tiện chia tách một thành phần hay một tập hợp con từ một tập hợp các đối tượng nào đó. Lấy ví dụ, đại từ никто là một tập rỗng được tách ra từ tập hợp chỉ người hay nói rộng ra là một tập hợp động vật nói chung, trạng từ никогда nằm trong một tập hợp chỉ thời điểm hay khoảng thời gian, trạng từ нигде có quan hệ với tập hợp không gian, địa điểm. Bên cạnh đó, các đại từ và trạng từ phủ định cũng chỉ ra sự vắng mặt của một cái nào đó. Như vậy trạng từ никогда không chỉ biểu hiện một thời điểm nói chung mà còn đồng thời chỉ ra sự vắng mặt của một thời điểm trong một sự việc cụ thể nào đó. Ví dụ trong câu Некого спросить (Chẳng có ai để hỏi), đại từ некого bao gồm trong nó ý nghĩa chỉ người nói chung và thông tin về sự vắng mặt của khách thể của hành động. 31 Đại từ và trạng từ phủ định với tiếp đầu tố ни- thường xuất hiện trong câu có động từ phủ định tức có nghĩa là các từ kiểu này không bao giờ được sử dụng mà thiếu tiểu từ phủ định не; chúng đóng vai trò là các từ tăng cường sự phủ định chung. Vì thế một số nhà nghiên cứu có quan điểm cho rằng chỉ những đại từ hoặc trạng từ với tiếp đầu tố не- mới biểu hiện ý phủ định. Cùng với động từ nguyên dạng “khẳng định” những đại từ và trạng từ kiểu này tạo thành chỉnh thể cú pháp hoàn chỉnh. Ví dụ: 56. Я нигде не был вчера. (Ngày hôm qua tôi chẳng ở đâu.) 57. Мне негде быть вчера. (Ngày hôm qua tôi chẳng có chỗ nào để ở cả.) Như trên chúng ta đã đề cập đến, đại từ với tiếp đầu tố ни- trong câu phủ định có đặc tính loại trừ, có nghĩa là nó chỉ ra tất cả đại diện của một nhóm nào đó được tách khỏi tập hợp hay một mối quan hệ nào đó. Đó chính là cơ sở để đối chiếu các từ này với các từ tương ứng mang nghĩa сhung khái quát. Chúng ta cùng so sánh các từ sau: никто (không ai) - все (tất cả) никакой (không thế nào) - всякий/ любой/ каждый (mọi/ bất cứ/ mỗi) нигде (không ở đâu) - везде (khắp nơi) никогда (không khi nào) - всегда (lúc nào) Cách sử dụng các từ mang nghĩa chung khái quát dạng như все, всякий, всегда trong câu phủ định vị từ không phải là cách dùng mang tính tiêu chuẩn trong tiếng Nga. Vì vậy thay vì nói “Все они не были красавицы” (Tất cả bọn họ đều không phải là người đẹp), chúng ta nên nói như sau: “Среди них не было красавиц, Никто из них не был кравсив, Все они были некрасивы, Ни одни из них не была красавицей” (Trong số họ không có ai đẹp cả, Chẳng ai trong số họ là người đẹp, Không một ai trong số họ đẹp). Tuy nhiên, người ta cũng có thể sử dụng các từ kiểu này trong các khẩu ngữ. Chẳng hạn trong các trường hợp: 1) khi trả lời câu hỏi có nội dung phủ định vị từ dạng như: “- Кто не спит? - Все не спят.” (- Ai không ngủ - Tất cả đều không ngủ.); “- Кого она не любит? - Всех не любит” (- Cô ấy 32 không yêu ai? - Không yêu tất cả; 2) trong lời đối đáp nhắc lại phủ định vị từ: “- Я этого не люблю - Все не любят” (- Tôi không yêu thích điều này - Tất cả đều không yêu); “- Он не хочет это делать - Все не хотят” (Anh ta không thích làm điều này - Tất cả đều không muốn). Cách sử dụng này tạo ra các cấu trúc đồng nghĩa trong ngôn ngữ nói như: “Никто не спит - Все не спят” (Không ai ngủ - Mọi người không ngủ); “Я никогда не любил этого человека - Я всегда не любил этого человека” (Tôi không bao giờ yêu người này – Tôi luôn không yêu người này); “Он давно не разговаривает ни с кем - Он давно не разговаривает со всеми” (Từ lâu anh ta không nói chuyện với ai – Từ lâu anh ta không nói chuyện với mọi người). Cả hai kiểu câu trên đều là các câu phủ định, nhưng các câu thuộc nhóm một nhấn mạnh vào ý nghĩa loại trừ, còn các câu thuộc nhóm hai mang ý nghĩa chung khái quát. 2.1.3. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các giới từ phủ định Ý phủ định trong tiếng Nga cũng có thể được truyền tải nhờ các giới từ phủ định. Giới từ cơ bản nhất có khả năng biểu thị ý phủ định là giới từ без. Ý nghĩa của nó chỉ được sáng tỏ thông qua việc kết hợp với danh từ ở cách hai. Trong các trường hợp đó nó có các sắc thái ý nghĩa khác nhau liên quan đến sự phủ định như: thiếu, vắng mặt, phủ định, đối lập Một điểm cần lưu ý là một số tác giả cho rằng ngoài giới từ без còn có một số giới từ khác cũng có thể biểu thị ý phủ định như вне, кроме, за исключением. Ví dụ: 58. Находиться вне школы – находиться не в школе, за пределам школы (Nằm ngoài trường – nằm không ở trong trường, ngoài phạm vi của trường) 59. Все за исключением Паши получили высокие оценки – Все, кроме Паши получили высокие оценки – Все получили высокие оценки, а Паша не получил. (Tất cả, trừ Pasa, đều nhận được điểm tốt – Tất cả, ngoài Pasa, đều nhận được điểm tốt – Tất cả đều nhận được điểm tốt, còn Pasa thì không.) 33 Quay trở lại với giới từ без chúng ta nhận thấy trong một số cấu trúc giới từ без và tiểu từ не có nghĩa tương đương. Ví dụ: 60. Писать без воодушевления – писать не с воодушевлением (Viết không có sự hào hứng – viết không với sự hào hứng) 61. Лежать без пользы – лежать не с пользой (Nằm không có lợi – nằm không với ích lợi gì) Cũng cần phải nói thêm rằng tuy hai cấu trúc trên đều diễn tả ý phủ định nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Nếu giới từ без biểu thị sự phủ định chung đối với một đối tượng nào đó thì cấu trúc với не chứa đựng sự đối lập ngầm ẩn. Chúng ta cùng xem xét các câu sau: Ví dụ: 62. Она пошла на выставку без подруги. (Cô ấy đi xem triển lãm không có bạn gái.) 63. Она пошла на выставку не с подругой. (Cô ấy đi xem triển lãm không cùng với bạn gái.) Сâu 62. được hiểu là “Cô ấy đi đến buổi triển lãm mà không có bạn (đi cùng)”. Câu này có thể nói đã trọn vẹn về ý. Nhưng câu 63. lại không như vậy. Câu “Cô ấy đi đến buổi triển lãm không phải với người bạn gái” làm cho người nghe cảm thấy cần có thêm thông tin về người đi cùng: “không đi với người bạn gái, có lẽ đi cùng với bạn trai hay mẹ”. Người ta thường sử dụng giới từ без với nghĩa phủ định trong hai trường hợp sau: a) Trong đa số các trường hợp, giới từ без cho thấy không có mối liên kết giữa hành động và điều kiện nào đó. Xét về chức năng cú pháp cụm từ chứa без đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ phương thức hành động. Ví dụ: 64. Он выполнил эту работу без труда. (Anh ta hoàn thành công việc không khó khăn gì.) 34 b) Trong vai trò làm định ngữ không phù hợp, без có chức năng xác định đặc điểm cho một sự vật, sự việc nào đó. Ví dụ: 65. Сегодня к вам приходил пожилой человек без бороды и усов. (Hôm nay có một người đàn ông trung niên chẳng có râu và ria đã đến chỗ anh) 2.1.4. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ нет, нельзя/ невозможно/ немыслимо Trong tiếng Nga còn có các cách nói phủ định bằng cách sử dụng các từ như нет, нельзя. Các từ này được gọi là các từ mang tính vị từ (предикативы) có đặc trưng là các từ biểu thị cảm giác, trạng thái và có chức năng làm vị ngữ trong câu vô nhân xưng. a) Từ phủ định нет Từ phủ định нет được sử dụng trong các câu phủ định tự thân với mục đích biểu thị phủ định sự có mặt hay tồn tại của sự vật hay hiện tượng nào đó. Theo sách Ngữ pháp tiếng Nga (1980), cấu trúc phủ định này thể hiện bốn ý nghĩa cơ bản sau:  Sự vắng mặt của điều kiện bên ngoài Ví dụ: 66. Нет ветра. (Không có gió.) 67. Нет солнца. (Không có nắng.)  Sự vắng mặt của một sự vật (người hay vật) Ví dụ: 68. Нет брата. (Không có anh/ em trai.) 69. Нет денег. (Không có tiền.)  Sự vắng mặt tình trạng của con người Ví dụ: 70. Нет сил. (Không còn sức lực.) 71. Нет времени. (Không có thời gian.)  Sự vắng mặt một sự kiện hay một hành động Ví dụ: 35 72. Нет урока. (Không có giờ học.) 73. Нет вопросов. (Không có câu hỏi.) Trong các trường hợp b, c, d, tình huống phủ định có thể liên quan đến một đối tượng nào đó. Ví dụ tình huống vắng mặt một sự vật (Нет книги (Không có sách)) có thể liên quan đến một người (У меня нет книги (Tôi không có sách)); hay tình huống vắng mặt tình trạng bên trong của con người có thể liên quan đến người có tình trạng đó: Нет счастья (Không hạnh phúc) và В семье нет счастья (Gia đình không có hạnh phúc). Từ phủ định нет có thể tương đương với một câu hay thành phần chính của câu trong hội thoại hay trong các cấu trúc đối lập. Trong hội thoại нет được sử dụng khi trả lời các câu hỏi hoặc có chứa yếu tố phủ định hoặc không có yếu tố đó. Nếu trong câu hỏi không có yếu tố phủ định, thì từ нет trong câu trả lời sẽ là yếu tố phủ định. Khi đó câu trả lời cũng có thể nhắc lại một phần câu hỏi. Ví dụ: 74. - Любите ли вы отдыхать на море? (Bạn có thích nghỉ ngơi ở biển không?) - Нет. (Không.) 75. - Вы не знаете этого человека? (Bạn có biết người này không?) - Нет. (Không.) 76. - Вы историк? (Bạn là nhà sử học à?) - Нет. Я не историк. (Không. Tôi không phải là nhà sử học.) Trong thành phần của cấu trúc đối lập, từ нет chứa toàn bộ nội dung phủ định đối lập với phần khẳng định. Ví dụ: 77. На улице шум, а здесть нет. (Ngoài đường thì ồn ào, còn ở đây thì không.) 78. Тебе весело, а мне нет. (Bạn thì vui vẻ, còn tôi thì không.) 79. Отец дома, а мать нет. (Bố ở nhà, còn mẹ thì không.) b) Từ phủ định нельзя/ невозможнo/ немыслимо Các từ phủ định нельзя, невозможно, немыслимо có vai trò như các từ mang tính vị từ và là thành phần phủ định trong các câu kiểu như “Нельзя пройти” 36 (Không thể đi qua), “Немыслимо забыть” (Không thể quên), “Невозможно разговаривать” (Không thể nói chuyện). Câu phủ định với нельзя và động từ nguyên dạng thể hoàn thành diễn tả việc không thể thực hiện được hành động. Ví dụ: 80. Нельзя было и подумать о продолжении пути. (А.С. Пушкин – Капитанская дочка) (Không thể nghĩ về việc tiếp tục cuộc hành trình.) Nếu kết hợp với động từ nguyên dạng thể chưa hoàn thành kiểu câu này biểu thị việc ngăn cấm thực hiện hành động. Ví dụ: 81. Нельзя было думать и об Оренбурге, претерпевающем все бедствия осады. (А.С. Пушкин – Капитанская дочка) (Không nên nghĩ cả về Orenburg đang phải chịu đựng tất cả hậu quả của trận bão tuyết.) Câu phủ định với невозможно, немыслимо kết hợp với động từ thể hoàn thành hay chưa hoàn thành đều diễn tả việc không thể hoàn thành được hành động. Ví dụ: 82. Невозможно рассказать, какое действие произвела на меня эта простонародная песня... (А.С. Пушкин – Капитанская дочка) (Không thể kể được bài hát dân ca này gây ấn tượng như thế nào với tôi) 83. После встречи, ему казалость, ее немыслимо забыть. (Sau buổi gặp gỡ, anh ta có cảm giác không thể nào quên được cô ấy.) 2.2. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ định trong tiếng Việt Sử dụng các từ phủ định là phương tiện phổ biến nhất khi bày tỏ ý phủ định trong đa số các ngôn ngữ hiện nay. Trong Việt Nam văn phạm tác giả Trần Trọng Kim cho rằng câu phủ định “là một câu có một tiếng phủ định trạng từ như không, chẳng, chớ, đừng, chưađặt trước tiếng động từ hay tiếng tĩnh từ”. Như 37 vậy, tác giả đã dùng tín hiệu phủ định rõ ràng nhất, phổ biến nhất để khái quát hóa về câu phủ định. Điều đó phản ánh vai trò quan trọng của các từ phủ định trong hiện thực giao tiếp. Vậy câu hỏi được đặt ra là các từ nào được gọi là các từ phủ định? Cho đến nay câu trả lời cho vấn đề này vẫn còn chưa thống nhất. Theo Nguyễn Kim Thản các từ phủ định được chia thành hai nhóm xét theo loại câu phân chia theo mục đích nói như sau: 1. Từ phủ định xuất hiện trong câu kể: không, chẳng (chả), chưa (chửa), không hề, chẳng hề, chưa hề, chưa từng. 2. Từ phủ định xuất hiện trong câu cầu khiến: đừng, chớ. Trong khi đó, Diệp Quang Ban thì cho rằng các từ này là: không, chẳng, chưa, đừng, chớ. Nguyễn Đức Dân lại thu hẹp số lượng các từ phủ định lại chỉ còn: không, chẳng, chưa. Một số nhà nghiên cứu thường không coi đừng, chớ là các từ phủ định. Đó chỉ là các từ thể hiện hành vi mệnh lệnh cấm đoán và khuyên ngăn không thực hiện một hành động nào đó. Với nhận xét này chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Theo quan điểm của chúng tôi các từ thêm từ hề như không hề, chẳng hề, chưa hề cũng không phải là từ phủ định vì yếu tố hề chỉ làm tăng cường, nhấn mạnh ý nghĩa phủ định mà thôi. Trong phần sau của nghiên cứu này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về các từ này. Trong tiếng Việt còn có một nhóm từ được sử dụng tương đương như một từ phủ định. Đó là các từ thông tục, trỏ những vật, con vật xấu như đếch, cóc, khỉ và những từ được quan niệm là xấu, như những từ trỏ các bộ phận sinh dục, hoạt động sinh dụcTuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu chúng tôi sẽ không đề cập đến nhóm từ thông tục này bởi phạm vi sử dụng hạn chế của chúng trong ngôn ngữ mà sẽ đi sâu vào khảo sát, phân tích và đưa ra nhận xét cụ thể cho các từ phủ định tiêu biểu nhất trong tiếng Việt. Các từ đó là không, chưa, chẳng. Ở đây chúng tôi cũng không đưa từ chả vào danh sách các từ kể trên như trong một số các nghiên cứu khác vì trên thực tế chả chỉ là biến thể của chẳng mà thôi. Trong Từ điển tiếng Việt (2004) của Viện Ngôn ngữ học các từ này được định nghĩa như sau: 38 Không: biểu thị ý phủ định đối với điều được đưa ra sau đó (có thể là một hiện tượng, sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất hoặc tình cảm). Chẳng: biểu thị ý phủ định nhấn mạnh, dứt khoát hơn không. Chưa (dùng trước thực từ): từ biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một lúc nào đó không có hoặc không xảy ra (nhưng tương lai lại có thể xảy ra). Mặc dù các từ trên đều biểu thị ý phủ định nhưng giữa chúng có sự khác biệt sau: - Chỉ có từ không được dùng để phủ định sự tồn tại của hành động. Các từ chẳng, chưa không có chức năng ấy. Chẳng hạn, để trả lời phủ định cho câu hỏi “Mẹ cháu có nhà không?”, ta chỉ có thể đáp “không” mà không thể đáp “chẳng” hay “chưa”. - Chỉ có từ chưa được dùng phủ định về thời gian (đã xảy ra) của hành động. Từ không, chẳng không có chức năng ấy. Chẳng hạn, để trả lời phủ định cho câu hỏi “Con đã làm xong bài tập chưa?”, ta chỉ có thể đáp “chưa” mà không thể đáp “không” hay “chẳng”. Khi xem xét ý nghĩa phủ định trong câu chúng ta cũng cần lưu ý đến phạm vị tác động của các từ phủ định. Xét câu sau: Anh Ba không gặp ai Câu trên có tính chất mơ hồ về ý nghĩa vì có hai cách hiểu: đây là câu hỏi hay đây là một câu phủ định tuyệt đối “Anh Ba không gặp một ai cả”. Điều này liên quan đến phạm vi phủ định của từ không. Nếu nó chỉ tác động vào một từ đứng trực tiếp ngay sau nó, chúng ta sẽ hiểu câu trên thành câu hỏi “Anh Ba [không gặp] ai?”, còn nếu nó tác động vào toàn bộ cụm từ đứng sau nó, chúng ta sẽ có một câu phủ định tuyệt đối “Anh Ba [không (gặp ai)]”. Chúng ta cùng quan sát tiếp các ví dụ sau: 84. Hắn không uống và gắp liên tục. 85. Tôi không thấy Ba và Mai đang ngồi đó. Hai ví dụ 84, 85 trên cũng trở nên mơ hồ khi không phân biệt rõ các nghĩa “Hắn không uống để gắp liên tục” hay “Hắn không uống và cũng không gắp liên tục”; “Tôi không thấy Ba còn Mai ngồi ở đó” hay “Tôi không thấy cả Ba và Mai”. Có sự 39 không tường minh đó là do hai câu trên có chứa biểu thức AnB, ở đó n là các từ nối đẳng lập và, hay, hoặc và chúng ta không xác định được từ phủ định có khả năng tác động vào từ nào. Trong tiếng Việt có những công cụ làm mất sự mơ hồ trong cấu trúc phủ định chẳng hạn như A và B tương đương một cách lô-gích cả A lẫn B. Trong số các từ phủ định thì không là từ được sử dụng nhiều nhất, còn chưa có tần số sử dụng thấp nhất. Trong luận văn Bước đầu đối chiếu cấu trúc phủ định Việt - Nga của tác giả Vũ Thị Thu Hường (2012) thống kê từ không chiếm số lượng đến hơn 50% trong tổng số các từ và các cấu trúc phủ định. Không cũng là từ phủ định duy nhất có thể đứng độc lập, tạo thành một câu đặc biệt để dùng khi cần bác bỏ bằng cách phủ định một sự kiện, một tình huống, một ý kiến. Trong trường hợp này nó không phải là một dạng rút gọn của một câu hay một cụm từ tương ứng và nó cũng không phải là một bộ phận của một câu nào đó lân cận tách ra. Ví dụ: 86. Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng mía. Thương mại? Không! Ấy là một cuộc tình duyên 87. - Nói chuyện mỹ thuật với bình dân thì thật phí lời! - Không! Không! Ngài là nhà báo, ngài phải nâng bình dân lên cái nghĩa vụ hiểu biết mỹ thuật mới được. (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) 2.2.1. Từ phủ định trong câu phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận Chúng ta nhận thấy, vị trí thường gặp của các từ phủ định là ngay trước phần nội dung của câu mà nó cần phủ định, chẳng hạn đẹp → không đẹp, chẳng đẹp, xong → chưa xong. Trong hiện thực ngôn ngữ đi cùng các từ phủ định còn có các từ kèm chỉ quá trình, sự đồng nhất, mức độKhi đó chúng ta cần lưu ý vị trí của các từ phủ định so với các từ trong nhóm từ kể trên như sau: - từ phủ định sẽ đặt sau những từ vẫn, cứ, đã, sẽ, lại, đều, càng, cũng, liền, rất, toàn, ắt, tất, chẳng qua - từ phủ định sẽ được đặt trước các từ hay, có, lắm, quá, rồi, nữa 40 - từ phủ định tùy theo ý nghĩa của câu mà đặt trước hay đặt sau những từ chỉ, còn, mãi mãi, luôn luôn, thường, thường thường a) Từ phủ định trong câu phủ định toàn bộ Trong trường hợp này từ phủ định có vị trí trước thành phần nòng cốt của câu. Câu phủ định sẽ có mô hình chung như sau: S + không/ chẳng/ chưa + P Đây là cấu trúc điển hình có chứa từ phủ định. Ở vị trí trước P, từ phủ định tham gia vào việc phủ định vị từ P. Tức là người nói dùng các từ này để phủ định một hiện tượng, một tính chất, một hành độngVị từ P có thể là động từ, tính từ, danh từ/ danh ngữ. Xét từng trường hợp cụ thể như sau:  S + không/ chẳng/ chưa + P (động từ) Từ phủ định trong cấu trúc này dùng để phủ định một hành động. Ví dụ: 88. Bọn lính giãn cả ra nhìn nhau và không hiểu. Sáu tên tử tù hơi ngạc nhiên về thái độ quản ngục. (Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù) 89. Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết.... (Nam Cao – Chí Phèo) 90. Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn (Kim Lân – Vợ nhặt) 91. Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. (Thạch Lam – Gió lạnh đầu mùa)  S + không/ chẳng/ chưa + P (tính từ) Ở vị trí này không có vai trò phủ định một trạng thái, một tính chất, đặc điểm Ví dụ: 92. Ngay cả đến trẻ con chúng nó cũng không bậy bạ như xưa. (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) 41 93. Đêm không tối, cũng không sáng, nền trời tràn qua nhiều lớp mây mỏng, rải rác một vài chòm sao. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) 94. Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu... (Nam Cao – Chí Phèo)  S + không/ chẳng/ chưa + P (danh từ/ danh ngữ) Trong trường hợp này nếu P là một danh từ hay danh ngữ thì từ phủ định sẽ đi cùng với các từ phải, phải là, là. Ví dụ: 95. Tôi chẳng là họ hàng gì mà phải làm ma đấy. (Nguyên Hồng – Mợ Du) 96. Hóa ra không phải là chín ông bố, cũng không phải là hai chục nữa. (Nguyễn Huy Thiệp – Những ngọn gió Hua Tát) 97. Thưa bà, hạnh phúc có gì là khác, nếu nó không là hạnh phúc của vợ chồng? (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) Cũng có khi chúng ta không cần dùng đến các từ phải, phải là, là kèm theo từ phủ định như trong các ví dụ sau đây: Ví dụ: 98a. Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng không cha không mẹ này! (Nam Cao – Chí Phèo) 99a. Cả hai vợ chồng đều không nghề không nghiệp, không một tấc đất cắm dùi, rồi không biết lấy gì mà nuôi con, thấy tương lai thiệt là mịt mù. Đối với những câu phủ định dạng này, vai trò của từ phủ định rất quan trọng. Sự hiện diện của nó trong các kết cấu phủ định là bắt buộc, tức là chúng ta không thể loại bỏ những tác tử phủ định mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Nói cách khác, sự có mặt của từ phủ định được coi như là điều kiện cần và đủ để cho phát ngôn được hiện thực hóa. Để làm rõ hơn điều này chúng ta tiến hành một phép thử như sau: 42 98b. Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng () cha () mẹ này! 99b. Cả hai vợ chồng đều () nghề () nghiệp, không một tấc đất cắm dùi, rồi không biết lấy gì mà nuôi con, thấy tương lai thiệt là mịt mù. Rõ ràng là sau khi lược bỏ các từ phủ định ý nghĩa của phát ngôn đã hoàn toàn thay đổi, các mối quan hệ nội tại của nó đã bị phá vỡ. b) Từ phủ định trong câu phủ định bộ phận Ngoài chức năng phủ định cho vị từ, các từ phủ định còn đóng vai trò là thành tố phủ định cho chủ ngữ hoặc thành phần phụ khác trong câu.  Từ phủ định ở vị trí phủ định chủ ngữ Khi từ phủ định là thành tố phủ định cho chủ ngữ trong câu, nó có ý nghĩa phủ định sự vật, hiện tượng là chủ thể của hành động, trạng thái, tính chấtTrong kết cấu này ít khi người ta sử dụng từ chưa, các từ phủ định khác thường phải kết hợp với yếu tố phụ thêm là từ phải: Không/ chẳng phải + S + P Ví dụ: 100. Không phải tuổi già mà sự cô đơn đã giết chết trái tim của bà. 101. Chẳng phải những cơn gió của mùa đông rét mướt mà những tia nắng của mùa xuân ấm áp đã len vào từng góc nhà.  Từ phủ định ở vị trí các thành phần phụ Ngoài chức năng phủ định cho các thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ, từ phủ định còn đóng vai trò làm định ngữ hạn định cho một thành tố phụ nào đó trong câu. Với chức năng này, từ phủ định có vị trí ngay trước thành phần mà nó cần phủ định. Cụm từ chứa các từ phủ định có vị trí khá linh hoạt, không nhất thiết phải đứng sau vị ngữ. Hiểu một cách đơn giản ta có mô hình như sau: S + P + không/ chẳng/ chưa + trạng từ/ động từ định ngữ/ danh từ định ngữ Ví dụ: 102. Nhưng này anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. (Nam Cao – Chí Phèo) 43 103. Nào là tội đái đường, tội cãi nhau, tội đi xe đạp không đèn, tội để nhà cửa mất vệ sinh, vân vân.... (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) 104. Nhiều ông cầm đến khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. (Nam Cao – Đôi mắt) 2.2.2. Từ phủ định trong các cấu trúc phủ định tuyệt đối Chúng ta quan sát các ví dụ sau đây: 104a. Tôi chẳng quen anh ta. 104b. Tôi chẳng quen người nào. 105a. Ba không nói về bộ phim. 105b. Ba chẳng nói gì cả. 106a. Lan không thích đi dạo vào buổi tối. 107b. Lan chẳng bao giờ thích đi dạo. Chúng ta nhận thấy có sự khác biệt về ý nghĩa phủ định trong hai cặp câu trên. Các câu a) bày tỏ ý phủ định hành động đối với từng đối tượng cụ thể “anh ta, bộ phim, vào buổi tối”. Yếu tố phủ định trong các dạng câu này liên quan “đến một hay một số phần tử của một tập hợp nào đó”. Trong khi đó sắc thái phủ đinh của các câu b) mạnh hơn rất nhiều. Cấu trúc tương tự như trong các câu b) được gọi tên là cấu trúc phủ định tuyệt đối. Phương thức hình thành ý nghĩa phủ định tuyệt đối ở các kiểu câu này là do sự kết hợp của từ phủ định và một yếu tố khác. Quan sát các câu phủ định ở nhóm này chúng tôi thấy chúng có các đặc điểm đáng lưu ý sau: a) Đại từ nghi vấn trong câu phủ định tuyệt đối Từ phủ định và đại từ nghi vấn là hai thành tố cơ bản tham gia vào việc cấu tạo các cấu trúc biểu thị sự phủ định tuyệt đối. Chẳng hạn như: không ai, chẳng ai, không (cái) gì, chẳng (cái) gì, không (ở) đâu, chẳng (ở) đâu, chưa bao giờ Tổ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_phu_dinh_tieng_nga_trong_su_doi_chieu_voi_tieng_viet_8476_1915850.pdf
Tài liệu liên quan