Luận văn Chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2.Lịch sử vấn đềnghiêncứu . 2

3.Mục đích nghiên cứu . 4

4. Phạm vi nghiên cứu . 5

5. Phương pháp nghiên cứu . 5

NỘI DUNG. 6

Chương 1: Những vấn đề chungvề ngườilính trong thơ ca Việt Nam. 6

1.1.Kháiniệm về người lính . 6

1.2.Người lính –ngu ồn cảmhứng sáng tạocủathơca . 6

1.3.Vàinétvềchân dung ng ười lính trong thơca Việt Nam. 9

1.3.1.Chân dung ng ười lính trong thơca trung đại . 9

1.3.2.Chân dung ng ười lính trong thơca hiện đại . 11

Chương 2: Những vẻ đẹpcủa người línhtrong thơ NguyễnDuy . 15

2.1.Vẻ đẹp của người lính trong đời sống chiến tranh . 15

2.1.1.Vẻ đẹp tâm hồn. 15

2.1.1.1.Nỗi nhớ quêhương ,gia đình ,người yêu . 15

2.1.1.2.Tình đồng chí, đồng đội . 22

2.1.1.3.Tinh th ần lạc quan . 26

2.1.2.Vẻ đẹp nhận thức tưtưởng . 29

2.1.2.1.Ý thức vềnghĩa vụcủabản thân . 29

2.1.2.2.Lýtưởng cao đẹp . 31

2.1.2.3.Tình yêu quêhương đấtnước. 33

2.2.Vẻ đẹp của người lính giữa đời thường . 38

2.2.1.Ngườilính trong cuộc sống gia đình . 38

2.2.2.Ngườilính ngoài xãhội . 42

Chương 3: Nghệthuật thể hiệnvẻ đẹpcủa ngườilính trong thơ Nguyễn Duy . 49

3.1.Thể thơ . 49

3.1.1.Thể thơ ngũngôn . 49

3.1.2.Thể thơlụcbát . 51

3.1.3.Thể thơtự do . 53

3.2.Ngôn ngữ. 56

3.3.Hình ảnh . 57

KẾT LUẬN . 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đối với nơi yên nghỉ cuối cùng của đồng đội. Vì hoàn cảnh, người chiến sĩ phải chôn bạn trong rừng đước-rừng ngập mặn nên: “thuỷ triều lên nấm mộ cũng ngập chìm”. “Đúng như Nguyễn Duy tâm sự: anh luôn cảm thấy mình mắc nợ cuộc sống, mắc nợ những đồng đội. Cái cảm giác đáng quý cũng là cái ý thức trách nhiệm ấy đã thôi thúc anh, nâng giúp anh viết ngày một nhiều, ngày một hay hơn về người chiến sĩ”[20;289]. Có thể nói, tình đồng chí, đồng đội là một tình cảm thiêng liêng không thể thiếu của người chiến sĩ. Tình cảm ấy thể hiện rất rõ trong thơ của Nguyễn Duy viết về người lính. Người lính của Nguyễn Duy luôn có sự thông cảm, chia sẻ những khó khăn, vất vả với đồng đội. Đồng thời, người lính ấy còn hiểu được cả tâm tư, tình cảm của đồng đội. 2.1.1.3. Tinh thần lạc quan: Là một người lính, bước chân vào chiến trường là đi vào nơi lửa đạn, đối mặt với cái chết, nhưng người lính ấy không hề sợ hãi. Những người lính ra đi một cách vui vẻ, tự nguyện bởi vì họ luôn tin tưởng vào ngày mai, vào ngày chiến thắng. Một nhà phê bình đã viết: “Tâm hồn lính biểu hiện ở niềm lạc quan chiến thắng”[23;99]. Người lính của Nguyễn Duy cũng vậy. những khó khăn vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường không làm họ nản lòng. Cuộc sống của người lính trong chiến tranh không phải là chăn êm nệm ấm, là nhà cao cửa rộng mà là khó khăn, nguy hiểm. Họ không những thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả về tinh thần. Họ phải đối mặt với bệnh tật và cả cái chết. Cuộc sống của những người lính là cuộc sống không biết đến ngày mai nhưng họ vẫn tin tưởng vào tương lai phía trước. Nguyễn Duy đã miêu tả cuộc sống của người lính trong chiến tranh: “...là hầm, là tăng, là võng là cơn sốt rét rừng vàng bủng là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn...” (Nghe tắc kè kêu trong thành phố). Có một căn bệnh mà trong thời chiến hầu như người chiến sĩ nào cũng mắc phải. Đó là sốt rét rừng. hậu quả của nó là làm cho da người lính trở nên “vàng bủng”. Nếu hình ảnh người lính của Nguyễn Duy hiện ra với hình ảnh “cơn sốt rét rừng vàng bủng” thì người lính trong thơ Quang Dũng là “xanh màu lá”: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. (Tây Tiến) Bên cạnh bệnh tật, người chiến sĩ còn đối mặt với nhiều nguy hiểm khác:bom, mìn, vực sâu, đèo trơn,… .Có thể nói, tất cả điều gây bất lợi cho họ. Thế nhưng tinh thần của người lính thì ngược lại. Đứng trước những nguy hiểm đó, họ vẫn có thể: “rung võng cười khoái trá” (Nghe tắc kè kêu trong thành phố) Tiếng cười của người lính sau trận đánh, trong những lúc thanh thản càng làm nổi bật tinh thần lạc quan của họ. Nếu trong chiến đấu họ anh dũng bao nhiêu thì sau đó người lính lại hồn nhiên bấy nhiêu. Không giống người lính của Nguyễn Duy, người lính trong thơ Hồng Nguyên lại có cách cười khác: “Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu” (Nhớ). Tiếng cười trong thơ Hồng Nguyên là tiếng cười của sự tin tưởng vào tương lai, tin tưởng vào ngày độc lập. Như đã nói ở trên, những khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường không làm người lính nản lòng. Họ hăng hái tham gia những đoàn quân ra mặt trận với một tư thế sẵn sàng, tự nguyện.Mục đích của họ đi vào chiến trường thật đơn giản, đó là “nhận mặt họ hàng”. Không phải một hay hai mà rất nhiều người tham gia chiến đấu: “Những đứa con sông Mạ vẫn lên đường nhận mặt họ hàng ngoài mặt trận” (Dòng sông mẹ). Yếu tố nào đã giúp cho những con người ấy tiếp tục lên đường dù biết rằng khó khăn gian khổ đang ở phía trước. Đó chính là niềm lạc quan cách mạng. Chiến trường ác liệt rồi vẫn có lúc bình yên. Sau những phút “sục sôi bom lửa chiến trường”, sau những khi đối đầu với quân giặc, người lính lại có những phút giây yên tĩnh. Nguyễn Duy đã đo được sự yên tĩnh đó trong tâm tư người lính: “Tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” (Bầu trời vuông). Nguồn động viên lớn nhất đối với người lính có lẽ là những lá thư từ hậu phương. Những lá thư chứa đựng trong nó muôn vàn tình cảm của người gửi. Đó có thể là thư của mẹ, của vợ, em gái hay người yêu. Sau trận chiến, người lính lại đem những lá thư ra đọc. Trận đánh ác liệt vừa xảy ra hay trận đánh sắp tới giớ đây không khiến cho họ bận tâm, lo lắng. Những giây phút bình yên đối với người lính thật quý báu. Họ đã trở về con người thật và nói lên tâm trạng của mình lúc bấy giờ: “Khoái nào bằng phút ngả lưng mở trang thư dưới bóng rừng đu đưa” (Bầu trời vuông) Ngày mai đối với họ là bắt đầu của một ngày mới, là nơi khởi đầu của đời người. Mặt trận đối với người lính giờ đây không còn là nơi nguy hiểm, chết chóc mà là nơi để người lính “nhận mặt họ hàng”, là nơi khởi đầu của cuộc đời: “Mặt trận dời vào sâu ngày mai ta dừng chân nơi nào khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ đâu biết những gì chờ ta đằng kia chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy”. (Xó bếp). Tinh thần lạc quan còn giúp cho người chiến sĩ vượt qua những thiếu thốn trong cuộc sống. Người lính của Nguyễn Duy đã tìm thấy trong ổ rơm của một nhà ven đường “hương mật ong của ruộng”, sự ấm áp “hơn chăn đệm”: Niềm lạc quan ấy,tinh thần lạc quan ấy không phải tự dưng mà có.Nó là sự tiếp nối của truyền thống, “niềm lạc quan ấy là của cả một thế hệ” [23;100]. Những thế hệ người lính nối tiếp nhau vào chiến trường, tiếp nối tinh thần lạc quan để đi đến thành công của cuộc cách mạng. 2.1.2. Vẻ đẹp nhận thức, tư tưởng: 2.1.2.1. Ý thức về nghĩa vụ của bản thân: Sinh ra và lớn lên trong lúc đất nước gặp chiến tranh, “chàng lính này vào chiến trường sẵn sàng xã hết mình vì nước gặp tai ương” [ 21;265]. Đó là những suy nghĩ chung của những thanh niên trong thời chiến. Người lính của Nguyễn Duy cũng đã ý thức được điều đó, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước: “Mười tám tuổi ra đi bước thứ nhất đặt bàn chân vào lửa đường chiến tranh biết chỗ nào dừng” (Dòng sông mẹ) Mười tám tuổi, lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Thế mà người thanh niên ấy sẵn sàng dấn thân vào lửa đạn để bảo vệ quê hương, bảo vệ dòng sông Mạ mến yêu. Đây là thời điểm quan trọng đối với người lính, nó đánh dấu sự trưởng thành của một con người. Có thể thấy rằng bước đi vào đời đầu tiên của người thanh niên này là đi vào chiến trường: “bước thứ nhất đặt bàn chân vào lửa”. Không ai muốn điều đó xảy ra nhưng hoàn cảnh không cho phép. Mặc dù lường trước những khó khăn nhưng người lính ra đi vì trách nhiệm, vì nghĩa vụ. Trong chiến tranh, có biết bao nhiêu người con gái con trai đã đi vào chiến trường với lứa tuổi mười tám, hai mươi mang theo cả mối tình thơ mộng. Cũng giống như người lính của Nguyễn Duy,người lính trong thơ của Trương Nhân Huyền đi vào chiến trường năm mười tám tuổi: “Tôi đi xa năm mười tám tuổi Cuốn nhật kí nằm dưới đáy ba lô Chiếc khăn thêu nằm dưới đáy balô Và em trong tim Những ngày trận mạc” (Có một loài trăng). Cuộc chiến tranh diễn ra, người lính đã tự ý thức được nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước. Bởi vì họ nghĩ rằng: “Có ai trên đất nước này mà số phận không dính vào chiến tranh” (Chiến hào). Người lính cho rằng họ tham gia vào cuộc chến tranh do số phận họ phải “dính vào chiến tranh”. Vì vậy, họ nhập vào cuộc chiến một cách tự nhiên với một tinh thần tự nguyện, hăng hái: “Rất tự nhiên, đến lượt chúng ta thôi lại trần trụi con người với đất đá ta đào hối hả nào hối hả nữa lên” (Chiến hào). Trong những giờ phút nghỉ ngơi, người chiến sĩ nhìn thấy căn hầm chữ A và chợt nhận ra nghĩa vụ của mình ngay cả với những căn hầm: “hứng bom đỡ đạn đã nhiều vẫn lặng thinh với cỏ rêu bên đường”. (Hầm chữ A). Những căn hầm là tấm lòng của nhân dân đối với những người chiến sĩ. Cuộc kháng chiến sẽ không thành công nếu không có những con người hi sinh một cách “lặng thinh” như những căn hầm. Vì vậy, những người lính của Nguyễn Duy đã tự ý thức được nghĩa vụ của bản thân đối với nhân dân, những người âm thầm góp sức cho cuộc cách mạng. Người lính ấy tâm niệm một điều: “Một đời không thể nào quên lòng dân - chiếc mộc vững bền cho ta” (Hầm chữ A). Cuộc chiến tranh đã đi qua mang theo cả thời trai trẻ của người lính, vì cuộc đời của họ gắn liền với cuộc kháng chiến. Người lính cảm nhận được sự tỉ lệ thuận giữa thời gian của chiến tranh và thời gian của đời người: “Chiến tranh đi qua - thời trai anh đi qua” (Gửi về Lam Sơn) Cuộc chiến bằng súng đạn đã kết thúc, giờ đây người lính lại bước vào cuộc chiến khác ác liệt và gian khổ hơn. Cuộc chiến đi tìm những người đã khuất, đi tìm đội, tìm thân nhân. Hoà bình lập lại, trước “những dòng tin như vết cứa của lòng” người lính biết mình phải đối mặt với những khó khăn mới. Bản chất của anh bộ đội cụ Hồ không cho phép người lính quên đi nhiệm vụ của mình: “Góp với mọi người Cùng mọi người Đi tìm thân nhân”. (Tìm thân nhân). Đi tìm thân nhân cũng chính là cách để người lính không quên nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ của những người được trở về sau chiến tranh đối với những người nằm xuống: “Thằng còn sống chớ phụ lòng thằng chết”. (Mười năm bấm đốt ngón tay). 2.1.2.2. Lí tưởng cao đẹp: Là một người lính, đều quan trọng nhất là phải có lí tưởng. Hơn nữa, đó phải là một lí tưởng cao đẹp. Nguyễn Duy cũng vậy. Người lính trong ông vào chiến trường “cóc phải vì ham sung đạn mơ chiến tích hay màng huân chương” [21; 265]. Họ ra đi vì lí tưởng cao đẹp của mình. Con đường chiến tranh mở ra như một “dòng nước xiết” và người lính phải lèo lái con thuyền của cuộc đời trên dòng nước đó. Vậy mà người lính vẫn tìm thấy bên cạnh dòng nước xiết đó là bến bờ của sự sống: “Tôi nhập cuộc đời giữa dòng nước xiết dù tới đâu dù dạt bến nào thấy hạt cát có cái gì bất diệt” (Dòng sông mẹ) Người lính đã nhận ra bên trong hạt cát nhỏ nhoi, tầm thường kia sự bất diệt. Trong những đêm ở chốt 417, nhìn thấy ánh sáng xanh lè của đạn nổ, người lính lại nghĩ đến ánh đèn ở những làng dân. Đó là thứ ánh sáng luôn có mặt trong lòng người lính, ánh sáng như thiêu đốt người lính trong những đêm không ngủ. Thế nhưng, đó lại là ánh sáng của những ngọn đèn đã tắt: “Lửa đốt lòng ta những đêm không ngủ là ánh đèn đã tắt dưới làng dân” (Đêm ở chốt 417). Giữa cảnh “sục sôi bom lửa chiến trường” người lính vẫn cảm nhận được sự bình yên của những mái ấm gia đình qua những căn hầm che chắn bom đạn. Điều đó chứng tỏ giữa cảnh chiến đấu ác liệt người lính vẫn luôn mong có được sự yên tĩnh trong tâm tư, sự bình yên trong tâm hồn. Họ chiến đấu không phải vì họ muốn làm mà vì họ phải làm. Điều đó chứng tỏ họ bước vào cuộc chiến không phải vì ham muốn cầm súng mà vì lí tưởng: bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Đối với những người lính, lí tưởng của họ là “sự tự khẳng định mạnh mẽ của thế hệ mình, một thế hệ do cách mạng đẻ ra và đào luyện từ trong lòng nôi một chế độ mới và đen cống hiến cho chế độ toàn bộ khát vọng, nhiệt tình, ý thức cho đến cả chính xương máu, số phận, sinh mạng mình” [24;43]. Người lính trong thơ Nguyễn Duy không chỉ có lí tưởng cao đẹp là bảo vệ quê hương đất nước mà còn phải là một người có ích cho xã hội. Người lính ấy đã từng có mong muốn mình là loài cỏ dại vô danh mà hữu ích. Người lính khao khát được chia sẻ mọi buồn dau với mọi người, đem lại cho mọi người những “màu sắc vui tươi” của cuộc sống. Với một lí tưởng, một ý thức cao đẹp, người lính không nghĩ đến mình, chỉ nghĩ đến mọi người, chỉ “mong có ích cho người”: “Chia mình cho mọi buồn đau tan mình trong mỗi sắc màu vui tươi những mong có ích cho người dẫu làm thân cỏ dập dùi…xá chi” (Cỏ dại). Dù đi đâu, về đâu, người lính ấy vẫn mang trong lòng một mong muốn: được trở về với thiên nhiên, trở về với tuổi thơ. Nơi ấy luôn có dáng dấp của một “miền quê”, một “nguồn cội” của kiếp người: “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội có một miền quê trong đi đứng nói cười” (Tuổi thơ). Trải qua bao năm chiến tranh, người lính ấy đã đi qua thời trai trẻ, đã từng vào sinh ra tử nhưng vẫn mang một lí tưởng: chiến đấu vì chính nghĩa, vì lẽ phải. Dù tham gia vào cuộc chiến tranh nhưng người lính ấy vẫn chán ghét chiến tranh. Người lính đã có một lời chúc rất nhân tình đối với một tân binh: “Chúc chú mày cứ đẹp như cây cảnh lại trời không bao giờ phải ra trận” Lời chúc ấy thể hiện khát vọng hoà bình của người lính. Trong chiến tranh, người lính đã không chùn bước trước những khó khăn thì trong đời sống hằng ngày, trước những thử thách của cuộc sống anh cũng không hề chùn bước. Có bao người đã không chiến thắng được ngay chính bản thân mình nhưng người lính lại khác. Lí tưởng của người kính không cho phép anh “chùn chân” trước những khó khăn thử thách: “Lẽ nào giờ đây anh chùn chân trước vách núi cheo leo dựng đứng trong lòng dù rằng cao thật đấy” (Trở lại khúc hát ru). Dù người lính ấy có chiến đấu anh dũng đến đâu thì anh cũng là một anh nông dân mặc áo lính, vẫn đứng về phía nhân dân. Người lính ấy đi vào chiến trường nhưng “không ham giết một kẻ thù, chỉ mong cứu một đời người” [21;266]. Đó chính là lí tưởng cao đẹp của một người lính. Lí tưởng ấy là đứng về phía nhân dân, chiến đấu vì nhân dân . 2.1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước: Tình yêu quê hương đất nước là đặc điểm nổi bật trong tâm hồn của những người lính.Vì thế , “người lính ra trận nhân danh tình yêu quê hương” [17;102] .Đối với những người lính, chỉ có tình yêu quê hương đất nước mới giúp họ có đủ tự tin,nghị lực sẵn sàng xã thân vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự thanh bình cho quê hương.: “Sông Mạ ơi hạt cát dạt bến nào điệp khúc sông trong lòng nguyên vẹn” (Dòng sông mẹ) Tình yêu quê hương của người lính được thể hiện qua niềm tự hào. Người lính tự hào về quê hương , ca ngợi những đặc sản, những địa danh của quê hương đất nước: “Ai qua Thanh Hoá về Quảng Xá men rượu là hương vị của làng tôi nhắc cầu Bố chắc nhiều người cò nhớ đình nhà Lê rêu phủ đã bao đời”. (Cầu Bố). Không chỉ có người lính của Nguyễn Duy mới ca ngợi quê hương mà người lính trong thơ Hoàng Cầm cũng vậy. Người lính của Hoàng Cầm tự hào về những bức tranh Đông Hồ đã làm nên nét văn hoá đặc trưng của quê hương: “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đồng hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” (Bên kia sông Đuống). Tình yêu quê hương đất nước còn được thể hiện ở tình thương yêu đối với “những người chịu đen da cho muối trắng” (Muối trắng). Chỉ có tình yêu quê hương đất nước mới giúp người lính nhận ra được cái mộc mạc, nồng nàn của “hơi ấm ổ rơm”. Xuất thân từ nông thôn, người lính hiểu được những điều đơn giản nhất: cái ấm của ổ rơm,của tình quân dân không dễ chia cho những người không hiểu được nó: “…cái ấm nồng nàn như lửa cái mộc mạc lên hương của lúa đâu dễ chia cho tất cả mọi người” (Hơi ấm ổ rơm). Cũng chính tình yêu ấy đã giúp người lính nhận ra “cái “rễ siêng”của đất nghèo, cái manh áo cộc của tre nhường cho măng [ 22;69]. Chỉ có những người sống gắn bó với quê hương mới hiểu được sự siêng năng, sự hi sinh của những cây Tre Việt Nam. Nếu không có tình yêu quê hương đất nước người lính không chỉ nhìn thấy ánh trăng qua cửa sổ mà giật mình. Sống trong lòng thành phố người lính vẫn “rưng rưng” khi nhớ về “đồng” về “bể”, về “sông” về “rừng”. Người lính như nhìn thấy lại hình ảnh của quê hương qua ánh trăng ngoài cửa sổ: “Ngửa mặt lên nhìn mặt thấy cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng”. (Ánh trăng). Lê Quang Hưng trong Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng đã từng nhận xét: “Ánh trăng đã “bao” được hầu hết các vùng trong Tổ quốc” [ 20;287]. Điều này càng thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước của người lính trong thơ Nguyễn Duy. Đọc Ánh trăng ta có một cái nhìn tổng quan về những miền quê khác nhau trên đất nước Việt Nam. Qua ánh trăng, chúng ta có thể thấy được cái “dáng người vừa thoáng gặp” của một cô giáo ở Lạng Sơn, đại diện cho những con người ở vùng biên giới. Để rồi sau nhiều năm xa cách, hình ảnh cô giáo ấy vẫn còn mãi trong lòng người lính: “Dáng điệu ấy chốt lại lòng ta mãi như dạ hương thoáng gặp một đêm nào” (Dạ hương) Ta lại bắt gặp những “chiến hào xẻ dọc ngang mặt đất” những chiến hào đã tạo nên dấu ấn của một vùng quê. Bởi vì đó không phải là một chiến hào bình thường mà nó mang dáng dấp của một con người: “Chiến hào với ta là một phần thân thể đường chỉ tay trong lòng bàn tay nếp nhăn dầy trên vỏ não lằn gân xanh và mạch máu đỏ” (Chiến hào) Từ tình yêu đối với quê hương đất nước, người lính nhận ra được cái đẹp của những cơn mưa ở Hà Nội, những cơn mưa bất chợt, “tự dưng” đến và tự dưng đi: “Tự dưng lộp độp ngang đầu ồ mưa! Mưa rào giữa nắng hay chưa Hạt mưa ném thẳng có chừa ai dâu” (Mưa trong nắng, nắng trong mưa) Nguyễn Duy còn thể hiện một quan niệm mới về quê hương.Tình yêu quê hương đất nước của người lính trải dài khắp các nẻo đường, từ bắc vào nam, từ Lạng Sơn qua Hà Nội đến cố đô Huế thơ mộng và cổ kính. Cố đô Huế hiện ra trong nỗi nhớ của người lính với sông Hương, bến Ngự, với lan báo hỉ, ngô đồng: “Lan báo hỉ nở tình cờ bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang chợ chiều bến Ngự chưa tan ai đi ngược dốc Phú Cam một mình” (Nhớ bạn) Nếu vẻ đẹp của cố đô Huế là cổ kính thì Đà Lạt mang một vẻ đẹp mờ ảo. Người lính của Nguyễn Duy không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Thanh Hoá mà còn ca ngợi vẻ đẹp của những miền quê khác trên đất nước. Vẻ đẹp của Đà Lạt được cụ thể hoá qua hình ảnh ánh trăng “ảo ảnh”, qua làn sương trắng, “chiếc lá thông rơi”. Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa Đà Lạt và những vùng quê khác: “Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng ngọn gió nhà ai thấp thoáng bên đồi tiếng móng ngựa gõ ròn trên dốc nắng nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi” (Đà Lạt một lần trăng) Không chỉ đến với Đà Lạt, người lính ấy còn đi đến nơi tận cùng của tổ quốc – mũi Cà Mau. Theo tiếng gọi của quê hương, để giữ gìn quê hương đất nước, người lính đã “đến với trời và nước / Mũi Cà Mau xa xôi” (Tình ca nơi cuối đất). tình yêu của người lính không phân biệt bắc nam, gần xa. Dù là một nơi rất xa xôi nhưng người lính vẫn đi tới. Và người lính ấy không hề cô đơn nơi “cuối đất” vì tình yêu không có ranh giới, không bến bờ: “Nơi tận cùng đất nước Tình yêu không bến bờ” (Tình ca nơi cuối đất) Tình yêu quê hương đất nước còn được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên.Với lý tưởng sống cao đẹp, người lính luôn sống hết mình vì mọi người, cống hiến hết mình ngay cả khi chết đi rồi. Người lính ao ước dù sau này có trở thành loài cỏ dại, thành “bùn mục” vẫn phải có ích cho đời, cho đất nước: “Rồi khi ta rũ xuống rồi hoá thân bùn mục đắp bồi mai sau trái tim ta rất mỡ màu bao nhiêu là cỏ theo nhau bật mầm” (Cỏ dại) Yêu quê hương đất nước, người lính có một niềm mơ ước thật lớn lao. Đó là mơ ước cho đất nước được vươn xa hơn qua bên kia “bờ đại dương”. Mơ ước ấy gắn liền với hình ảnh “con cò” ,một hình ảnh gần gũi, thân thuộc của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam: “Mai rồi lại hát à ơ Con cò lặn lội bên bờ đại dương” (Lời ru con cò biển) Chính tình yêu quê hương đất nước đã giúp cho “người dưng” dám đến nơi miền quê Sa Đéc xa xôi để “đi cùng ta một chuyền đi xuồng đầy”(Xuồng đầy). Trong chuyến đi ấy, nggười lính đã cảm nhận được hình ảnh “sông nước Cửu Long hư thực và ám ảnh”[ 6;93] qua hình ảnh lau già, cu cườm, khói sương, …. Từ đó, người lính càng thêm yêu mến vẻ đẹp của mảnh đất phương Nam qua hình ảnh ánh trăng trên sông Tiền. Ở đây, người lính có sự so sánh về màu sắc giữa ánh trăng và dòng nước: “Trăng thì xanh mà nước thì lại đỏ”. Ánh trăng trên sông Tiền không gợi cho người lính hình ảnh của ánh trăng nơi chiến trường mà gợi lên sự thanh bình, yên ả: “Sóng lăn tăn óng ánh gió mùa thu chiếc xuồng nhẹ tựa hồ câu thơ cổ lục bình trôi mộng du” (Trăng sông Tiền) Yêu quê hương đất nước, người lính còn yêu cả hình ảnh “Cây đước lỡ làng cuối mũi Cà Mau”(Quà tặng). Mỗi vùng quê Nguyễn Duy đi qua đều in đậm dấu ấn trong thơ ông. Nhà thơ ca ngợi những vẻ đẹp của miền quê đó bởi vì nơi đâu cũng là quê hương, cũng có ở đấy những “gương mặt bạn bè”: Xin thương mến đến tận cùng chân thật những miền quê gương mặt bạn bè”. (Tuổi thơ). Nguyễn Duy đi rất nhiều nơi trên đất nước và cả ra nước ngoài. Vì vậy quê hương đối với ông dường như không có ranh giới. Ông cho rằng tổ quốc không phải được tính từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà là mọi nơi, mọi chốn: “Dù ở đâu cũng tổ quốc trong lòng cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”. 2.2.VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI LÍNH GIỮA ĐỜI THƯỜNG: 2.2.1 Người lính trong cuộc sống gia đình: Sự trở về của người lính sau chiến tranh là một môtip quen thuộc của nhiều tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng. “ Nhưng sự trở về của người lính trong đời sống hôm nay có những nét khu biệt so với trước đây”.[17;129]. Nếu trước đây người lính trở về trong vinh quang của sự chiến thắng thì người lính hôm nay lại khác. “Người chiến sĩ trở về với đời sống dân sự hôm nay đã phải đón nhận những thử thách mới không kém phần gay go và ác liệt đối với số phận của cá nhân và gia đình họ”[17;129]. Thử thách đầu tiên đối với người lính khi vừa trở về lại xảy ra trong chính ngôi nhà của anh. Một sự đổi thay đột ngột như một qua bom nổ “giữa ngực anh”. Đó là một thử thách rất lớn đối với người lính. Sau tám năm xa cách, “Vợ anh vừa đẻ một thằng con”(Trở lại khúc hát ru). Một sự thật phũ phàng không thể chấp nhận, một câu hỏi lớn được đặt ra: thằng bé là con ai? Nguyễn Duy đã rất tài tình trong việc tạo ra một tình huống éo le dẫn đến một cuộc độc thoại nội tâm troong người lính. Điều đó “thể hiện thành công lòng nhân hậu cao cả, đức tính quên mình của người chiến sĩ ngay trong cuộc chiến đấu rất riêng tư mà mang ý nghĩa phổ biến, không có tiếng súng mà vô cùng quyết liệt”[ 20;288]. Người lính này đã trải qua không biết bao nhiêu sự thay đổi của cuộc sống trong chiến tranh. Đối với anh, cái gì đã mất thì đã mất đi rồi, cái gì đáng còn thì đang tồn tại. Người lính đã chứng kiến nhiều cuộc chia ly, nhiều sự mất mát nên anh hiểu thế nào là giá trị của sự sum họp: “Để có được ngày sum họp lớn ta trải qua nhiều xa cách và hy sinh” (Trở lại khúc hát ru) Một thử thách lớn đặt ra cho một gia đình nhỏ. Trong lòng người lính xuất hiện một mâu thuẫn: đứa bé ra đời là “hạnh phúc lớn lao” hay là nguyên nhân của “sự xa cách”. Người lính cất lên câu hỏi: “sao lại thế?”, câu hỏi mà chính anh mới là người trả lời. Vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, người lính lại dấn thân vào một trận chiến mới, trận chiến không có tiếng súng. Đó là trận chiến ngay trong lòng anh. Người lính biết rằng mình cần phải làm gì và làm như thế nào nhưng điều quan trọng là anh phải thắng nổi lòng mình, phải nói ra được điều nên nói: “Điều ấy cần gì phải nghĩ ngợi lâu ngập ngừng khó khăn là đặt nổi lòng mình lên lưỡi” (Trở lại khúc hát ru) Vượt qua thử thách ấy, người lính còn phải tiếp xúc , va chạm với những lo toan của cuộc sống đời thường. Anh buộc phải thích nghi với nó. Người lính trở về với gia đình không còn là một anh hùng, không được nhớ đến quá khứ hào hùng của mình mà phải quên đi để sống một cuộc sống mới. “Anh nhét tấm huân chương vào hộc tủ dửng dưng dưng với mọi vui mừng ............................................................... mọi đau buồn anh cũng dửng dừng dưng” (Từng trải) Giống như người lính của Nguyễn Duy, vị tướng trong thơ Nguyễn Đức Mậu cũng có một tâm trạng như thế. Sau khi trải qua những năm tháng chiến đấu, người lính ấy trở về với gia đình với một thái độ dường như dửng dưng với tất cả: “Huân chương xếp vào góc tủ Nay hàm tướng tá mà chi Tuổi già công danh xem nhẹ Cuộc đời như nước trôi đi” (Một vị tướng về hưu) Ngỡ như người lính ấy đã “dửng dừng dưng” với mọi vui buồn nhưng bản chất của anh bộ đội cụ Hồ không cho phép anh làm như vậy. Trong lòng anh vẫn có nỗi lo sợ, nhưng không phải sợ khổ, sợ khó mà chỉ sợ sự trống trải, sự dửng dưng của tâm hồn: “Chỉ sợ lòng trống trải dửng dừng dưng” (Từng trải) Mười năm sau chiến tranh cuộc sống của người lính đã thay đổi. Từ việc sống ở rừng, người lính được trở về thành phố như niềm ao ước lúc trước. Vì vậy, không gian sống của người lính cũng thay đổi: “Mười năm ta ở đây lầu ba nhà một trăm chín mươi Nam Kỳ Khởi Nghĩa” (Mười năm bấm đốt ngón tay) Trong cuộc sống nhộn nhịp nơi thành thị, người lính ấy vẫn nhớ về thời chiến tranh, cái thời mà giấc ngủ của người lính gắn liền với “tiếng tắc kè”, “tiếng mưa rừng”: “Tiếng tắc kè nhỏ giọt trong đêm tiếng mưa rừng nhỏ giọt trong trí nhớ” (Mười năm bấm đốt ngón tay)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchandungnguoilinhtrongthonguyenduy.pdf