Luận văn Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN!. 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài. 5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 11

5. Phương pháp nghiên cứu . 12

6. Những đóng góp mới của luận văn. 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 14

1.1. Giới thuyết về các khái niệm: dân gian, văn hóa dân gian, chất dân gian. 14

1.1.1. Khái niệm dân gian .14

1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian.14

1.1.3. Khái niệm chất dân gian.17

1.2. Thể hiện chất dân gian trong hoạt động sáng tạo văn hóa – văn học nghệ thuật. 19

1.2.1. Trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật quan phương, bác học.19

1.2.2. Trong một số loại hình nghệ thuật .20

1.2.3. Trong hoạt động văn học.25

1.3. Sơn Nam - nhà văn Nam Bộ. 36

1.3.1. Tiểu sử.36

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác.37

1.3.3. Nhà văn của đất Phương Nam(1) .39

CHƯƠNG 2. CHẤT DÂN GIAN TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN SƠNNAM. 47

2.1. Nội dung tư tưởng và nội dung hiện thực. 47

2.1.1. Động lực tình cảm – Cảm hứng chủ đạo.47

2.1.2. Tình người và triết lý nhân sinh .50

2.1.3. Hiện thực hôm nay và hiện thực xa xưa.56

2.2. Đất nước miền tây với góc nhìn dân gian . 59

2.2.1. Trù phú, hoang sơ và bí ẩn .59

2.2.2. Sông nước, kênh rạch chằng chịt và mùa nước nổi .61

2.2.3. Đồng đất mênh mông, rừng rậm U Minh, cá nước chim trời .644

2.3. Sự thể hiện chất dân gian trong cuộc sống và con người. 67

2.3.1. Cư dân “miền cố thổ”.67

2.3.2. Chất dân gian trong lao động sản xuất và nghề nghiệp mưu sinh.82

2.3.3. Những sắc thái đậm chất dân gian trong đời sống tinh thần.95

CHƯƠNG 3. CHẤT DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN

SƠN NAM . 107

3.1. Kết cấu và cốt truyện .107

3.1.1. Kết cấu theo lối truyện dân gian.107

3.1.2. Cốt truyện theo mô típ truyền thống .109

3.1.3. Sử dụng chuyện xưa tích cũ .112

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.117

3.2.1. Hệ thống nhân vật .117

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật .124

3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.125

3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ.127

3.3.1. Giọng điệu mang âm hưởng dân gian .127

3.3.2. Ngôn ngữ bình dân và phương ngữ Nam Bộ .129

3.3.3. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố .135

KẾT LUẬN . 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 142

PHỤ LỤC . 148

pdf182 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái xương cá...” [42, tr.159]. Ăn, uống, cách ăn đó cũng là truyền thống, là di sản khi được truyền từ đời này sang đời khác. Theo ông Tư Huỳnh thì cách ăn cá như vậy đã có từ đời cha ông, cứ thế mà truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi ăn uống cũng là một nghệ thuật, là văn hóa, văn hóa ẩm thực “Ăn theo kiểu ông bà để lại. Ở sau hè này, còn một cái nền nhà xưa, từ đời nào không ai biết. Tôi đào nền nhà đó, tìm vàng bạc. Biết đâu hồi xưa, Gia Long tẩu quốc đã hạ trại đó rồi bị quân Tây Sơn rượt, bỏ quên nhiều món ngọc ngà châu báu. Rốt cuộc tôi gặp từng đống xương cá. Thầy hai hiểu chưa? Hồi xưa, họ ăn như bọn mình từ nãy giờ” [42, tr.159]. Thậm chí, qua cách ăn uống mà thấy được nguồn cội văn hóa, dấu tích của lịch sử “Dạ, nói thiệt chớ. Mấy đống xương cá vụn đống là những “sử liệu biết nói.” Nó ghi lại hình ảnh oai hùng của người... đi khai hoang. Và biết đâu, nói đánh dấu những nơi của loài người ở rừng U Minh từ ngàn năm về trước”. [42, tr.160]. Cá là nguồn lợi thủy hải sản quan trọng với người miền Tây Nam Bộ. Từ cá người ta có thể dùng để chế biến nhiều loại món ăn khác nhau, trong đó không thể không kể đến món mắm. Đây là một món ăn truyền thống của người Việt, có ở hầu hết bữa ăn gia đình, ở mọi lúc, mọi nơi và được mọi người thích thú. Từ bữa cơm thanh đạm của người nghèo đến bữa tiệc, bữa cỗ của làng, đám cưới, đám hỏi, hay bữa ăn của vua chúa, quan lại đều không thể không có món mắm, ngay đến cả người nước ngoài như ông thầy kiểm lâm Rốp trong Sông Gành Hào cũng “tập tành ăn mắm sống như người Việt”. Cái món ăn đơn sơ, dân dã đó đã trở thành quốc hồn quốc túy của người Việt. Điều thú vị cho tôi khi tìm hiểu văn hóa ẩm 75 thực của dân gian trong các truyện ngắn của Sơn Nam là được “thưởng thức” nhiều món ăn ngon, cách chế biến, cách ăn rặt “Nam Bộ” qua từng con chữ trong tác phẩm. Chẳng hạn như trong truyện Tấm lòng vàng, thông qua nhân vật Lựu, nhà văn đã giới thiệu đến bạn đọc quy trình làm món mắm của dân gian như sau “Vào khoảng bảy giờ sáng hôm sau, Lựu và đứa con gái cho xuồng cập bến trước chòi Hai Tỵ. Khoang xuồng đầy cá chết dại, nhiều con to cỡ bắp chân Cô biểu cháu đem cá lên sân này mà đánh vẩy, mổ bụng, để lâu nó sình. Tới trưa, đi tiệm mua muối năm tới gia đình sống khá giả nhờ lu mắm này” [45, tr.399]. Tất nhiên, cá là một sản vật của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và văn hóa Nam Bộ thì có lẽ những món ăn chế biến từ cá xứng đáng đứng ở vị trí số một. Nhưng sau cá là nhiều món ăn ngon khác nữa, chẳng hạn như món bò gác tréo mà nhà văn Sơn Nam có dịp nói đến trong truyện ngắn Con trích ré như sau: “Trước tiên mình cầm dao, đâm lụi vào da con bò Quả đúng như lời, mũi dao vừa xoắn vào da bò là một thỏi thịt đỏ tươi từ từ vọt ra. Ông tổng Báu cắt miếng thịt nửa sống nửa chín ấy, gắp trong đũa. Đến bàn thứ nhất, ông lượm một miếng chuối chát, rồi đến bàn thứ nhì, ông lượm một miếng khế chua, kế đến miếng rau sống, miếng bánh tráng rồi ông gói lại, đem chấm tại bàn có mắm nêm” [42, tr.328]. Người ta vẫn nói nếu muốn tìm hiểu tính cách con người, sinh hoạt văn hóa, sản vật của một vùng đất nào đó, không gì bằng con đường ẩm thực. Thử lấy đoạn trích trên làm ví dụ: dụng cụ ăn bằng dao, đũa, cách ăn tự phục vụ  nếp sống của người phương Đông; món ăn chính là thịt bò, ăn kèm với các loại rau sống, chuối chát, rau thơm, khế  sản vật của đời sống nông nghiệp; tất cả cuộn lại chấm thứ nước chấm đặc biệt mắm nêm  đích thị món ăn của người bình dân Việt Nam; cách ăn chung tập thể, ưa đông vui, nhộn nhịp theo kiểu “một miếng giữa làng bằng một sàng giữa bếp”  coi trọng tính cộng đồng, đề cao danh dự  phong vị ẩm thực của dân gian. Ong là một đặc sản của rừng U Minh. Mật ong dùng để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp; sáp ong có thể ăn và ong non cũng là một món ngon quê nhà không thể bỏ qua khi đến U Minh. Hơn nửa thập kỷ trước, trong tác phẩm của mình, nhà văn Sơn Nam đã tả chân thực đến chi tiết đến các món ngon quê nhà, đặc sản quê hương, văn hóa ẩm thực mà chỉ cần đọc thôi cũng đủ để thực khách “thèm” và ao ước giá như một lần được về Miền Tây, lần theo tác phẩm của nhà văn để được thỏa thú ẩm thực “sành nhất trời Nam” này. Chẳng hạn như món ăn ong non lăn bột chiên ngon hết sẩy mà Sơn Nam đã viết trong truyện Cái tổ ong như sau: “Bầy ong gom về ổ. Ông Tư bước tới, cầm một cái bao bố, khom lưng rồi thừa 76 cơ hội thuận tiện, gói gọn cái tổ ong vào bao, ông trở lại mương, nhận xuống nước: ong chết ngộp. Cô Kim Em tuân lời cha, xuống mương đem cái bao lên. Cái ổ ong được phá ra. Ong non trắng phau, lúc nhúc, gom hơn một thúng, đem lăn bột chiên ăn ngay trong đêm ấy” [42, tr.137]. Những món ngon dân dã này, ngày xưa rất dễ kiếm, là món ăn của người dân nghèo, thế mà bây giờ người giàu có, muốn ăn cũng khó. Bởi lẽ, kiếm đâu ra nguyên vật liệu. Ngày này, chỉ khi về tận miệt rừng U Minh, may mắn thì mới có thể được thưởng thức món ong non lăn bột chiên mà cha con ông Tư đã chế biến cách đây hơn nửa thế kỷ. Dựa vào những tư liệu quý giá này mà ngày nay và có lẽ tận mai sau, con cháu chúng ta sẽ vẫn mãi tự hào vì nguồn sản vật quê hương, truyền thống văn hóa ẩm thực của dân tộc. Đôi khi, những món ăn ngon không nhất thiết phải là sơn hào hải vị, mà chỉ dân dã, tự nhiên nhưng cũng đủ cho thực khách nhớ mãi không thôi, bởi như dân gian đã đúc kết “miếng ngon nhớ lâu”. Câu chuyện về khẩu vị ăn uống của dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam dường như cứ dài thêm như cánh rừng U Minh giàu có và lôi cuốn, làm ta nói đến cái này lại không thể bỏ qua cái kia. Bởi nhà văn viết quá hay, quá thú vị về khẩu vị ẩm thực dân gian mà ta không thể dời mắt, bởi đó là dấu ấn đậm nét thể hiện chất dân gian và cũng bởi ngày nay những món ăn dân dã như vậy đã không còn tìm thấy hoặc nguyên vẹn như xưa nữa. Và câu chuyện về ẩm thực tiếp theo là câu chuyện về cách nướng khoai đất sét khá hay và ngon - truyện Tâm sự chú lái nồi. Khoai là món ăn thường thấy ở chốn thôn quê, người nông dân nghèo không đủ gạo cơm để ăn nên phải ăn khoai thêm vào. Đó là sự thực thường thấy ở các vùng quê nghèo. Củ khoai, cách chế biến và ăn khoai trong thực tế đời thường đã trở nên rất khác khi đi vào trong truyện của “Ông già Nam Bộ”. Chỉ thực sự hiểu, yêu mến và cả “nghiền” món ăn này, lang thang đến từng hang cùng ngõ hẻm tiếp xúc trực tiếp với người dân thì nhà văn mới đưa đến cho độc giả một cách chế biến và ăn khoai “ngon” như thế nay “Cậu khác chạy về xóm, đem ra cái nồi đất, trong nồi đầy khoai lang sống Khoai lang sắp vun đống trên nền sân, cái nồi đất lại úp ngược xuống, trùm lấy đống khoai. Sau đó, bọn trai kiếm đất sét, trét xung quanh miệng nồi cho kín hơi. Hàng chục bó rơm được phủ lên cái nồi và châm lửa đốt” [45, tr.374]. Cũng trong tác phẩm này, thông qua tâm sự của ông già Kiệm ta thấy được những vật dụng nấu nướng được dân gian yêu quý, đó là chiếc nồi đất bình dị, đơn sơ nhưng đã gắn bó với bữa cơm hàng ngày của người dân. “Nồi đất quý lắm” chỉ một câu nói đó của ông già Kiệm cũng biết trong cách chế biến thức ăn của dân gian xưa, chiếc nồi đất có vị trí 77 quan trọng. Ngày nay khi lịch sử khảo cổ tìm thấy những vật dụng có thể bình dị như chiếc nồi đất kia nhưng cũng ẩn chứa trong đó là cả một nền văn hóa, thói quen sinh hoạt, là cứ liệu lịch sử quan trọng. Ông già Kiệm khuyên răn lớp trẻ cũng chính bằng những trải nghiệm thực tế của bản thân như một sự truyền tiếp tinh hoa ẩm thực của dân gian cho các thế hệ sau “Nồi đất nấu ngon cơm, miếng cơm cháy thơm phức. Đốt khoai lang như vầy, không có nồi đất phủ lên thì hôi gió, dùng nồi nhôm thì hôi ê, củ sống, củ chín. Lùi tro thì chờ lâu lắc, lửa rơm cháy lẹ, làm sao lùi được” [45, tr.374]. Ăn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của con người. Nhưng dưới góc nhìn của nhà văn tài hoa như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng hay Sơn Nam thì hoạt động đó đã được nâng tầm thành văn hóa ăn, văn hóa ẩm thực rất thú vị và độc đáo như thế. Trong truyện ngắn Hội ngộ bến Tầm Dương, nhà văn Sơn Nam đã có viết về ẩm thực với bài vè của nhân vật trong truyện như sau: Quán này bán đồ ngon, Bán thịt sấu, thịt trăn, thịt mèo Gà quay, phá lấu, bồ câu Lại thêm đủ thứ, thịt hươu, thịt rừng Thịt chồn xào lộn với củ hành Còn đầu ông Địa tôi nấu canh chua Lại thêm cỏ nhác, rượu Tây, rượu Tàu Còn rượu đến tôi ngâm với rắn mối Gà xào, chuột lột, tôi nấu ca ri Rắn hổ hành làm sạch tôi nấu rô ti Xin mời quý vị muốn xơi thứ nào Thịt bò chiên làm chả giò Còn thịt heo sống, tôi bóp tái thật chua Nem tôm, nem thịt lại thêm mắm lòng Hầu hết qúy khách ăn chơi cho phỉ Còn thịt xá xíu tôi chặt lộn với thịt phay Thịt phá lấu ăn với cải xanh Còn thứ ngon nhứt: cải bắp nấu canh thịt chuột cống xù [42, tr.539]. Không chỉ kể tên nhiều loại món ăn thú vị, đặc sản của vùng đất Nam Bộ mà bài vè trên còn chỉ là cách thức chế biến và kết hợp các món ăn như một nhà ẩm thực học, chuyên 78 gia về ẩm thực chuyên nghiệp. Đó là tài năng của nhà văn bởi không chỉ hiểu sâu sắc về ẩm thực mà còn có tâm hồn nhạy cảm và khả năng sáng tạo văn chương của nhà văn. Cùng với ăn là uống đã tạo nên những thành tố cơ bản nhất của ẩm thực (triết tự Hán của ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn; ẩm thực là uống ăn nhưng do thói quen người ta thường sử dụng là ăn uống). Đề cập đến vấn đề uống, nhà văn Sơn Nam đã đưa ra hai thức uống cơ bản và phổ biến của người dân là uống trà và uống rượu. Trà là đồ uống quen thuộc và được nhiều người ưu thích. Không chỉ người Nam Bộ có thói quen uống trà mà người Việt, người Hoa, người Nhật hay một số nước phương Đông thì trà đã trở thành đồ uống không thể thiếu. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, vùng miền có những cách uống trà khác nhau. Ví dụ như người Nhật có hẳn phong tục trà đạo với những nguyên tắc cầu kỳ; người Việt ở miền Bắc uống trà cũng thường là trà nóng, đặc, uống khi thảnh thơi, nhàn tản, trà được pha ủ trong bộ đồ chuyên dụng; còn người Nam thường uống trà nguội, nhạt, thích thêm đá thành thức uống hàng ngày. Ngoài ra, dân gian cũng tận dụng những thức uống có sẵn trong tự nhiên, dễ kiếm nhưng bổ dưỡng và tiện lợi như nước dừa – một loài cây trái có rất nhiều ở mọi miền đất nước đặc biệt là ở Nam Bộ - vựa trái cây của Việt Nam. Nước dừa có sẵn quanh năm, uống mát, bổ, ngon mà lại rẻ và có sẵn nên được người dân lao động rất thích dùng. “- Chào các ông! Tôi tìm cho các ông vài trăm trái dừa Đừng uống nước lạnh bịnh lắm” [42, tr.219]. Ngoài ra, trong các truyện ngắn của mình, nhà văn Sơn Nam cũng nhắc đến các thức uống khác được dân gian ta sử dụng như nước mía lau, nước lạnh, trà đá, nước đậu rang “Hết trà rồi, cháu uống nước đậu rang cho ấm bụng” [42, tr.267]. Một loại đồ uống không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người dân là rượu. Khác với trà thường được uống giải khát, rượu thường được uống khi có đám tiệc cưới hỏi, ma chay, công việc cúng kỵ. Người Nam Bộ mỗi khi uống rượu thường gọi là nhậu “Nhậu là tiếng thanh, không gợi ý thô tục; xem tự vị của Huỳnh Tịnh Của năm 1896, nhậu ghi là uống! Ăn nhậu tức là ăn và uống, “nhậu rượu” là uống rượu [30, tr.269]. Trong rất nhiều các truyện ngắn của Sơn Nam có đề cập đến rượu, hễ có thời gian là người dân lại tụ tập một nhóm người để nhậu, đám tiệc hay đám tang cũng nhậu, vui nhậu, buồn cũng nhậu... “Rồi thầy liên tưởng đến sự thật là họ nhậu với cá, nhứt là cá đồng, vì cá đồng thơm ngon hơn cá biển. Nay mai, họ sẽ nhậu với cá trong ao vuông của ông Lơ Pheo và sẽ ăn cắp cá của ông mà bán để mua rượu” [45, tr.63]; “Chú Biện Tiết đến xóm Xẻo Quao, làm quen với Hai Mịn. Biện Tiết ở tận bờ xáng, thua cờ bạc quá nhiều nên đến Xẻo Quao trốn nợ. Hai Mịn là 79 chỗ quen biết cũ. Dạo đó, Hai Mịn cứ dạo xóm mà uống rượu, rượu đặt tại chỗ, món nhậu thì dư tràn [45, tr.438]. Ngoài ra, trong các truyện ngắn của mình, nhà văn cũng đề cập đến việc hút của người dân. Đó là hút thuốc, như trong các truyện ngắn như Ông Bang cà ròn, Đơn Hùng Tín chào đời, Hương rừng, Chuyện năm xưa Xét về phương diện phục sức: “Long bào của dân gian” nhà văn Đào Tăng đã viết về bộ lễ phục khăn đóng áo dài của nhà văn Sơn Nam đầy trân trọng như thế trong tập ký sự Đi và sống với Sơn Nam. Hình ảnh khăn đóng áo dài trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam bởi đó là dấu ấn của trang phục truyền thống dân tộc qua hàng trăm năm lịch sử. Không chỉ trong các truyện ngắn như: Bức tranh con heo, Đảng xăm mình, Xóm cù là, Câu thai đố có hình ảnh khăn đóng áo dài xuất hiện mà trong nhiều tác phẩm khác của nhà văn hình ảnh mang tính biểu tượng của trang phục dân tộc đó cũng được xuất hiện thường gắn với dịp lễ hội, đình đám, cúng lễ như trong biên khảo Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa & Văn minh miệt vườn; ngay chính tác giả cũng thường mặc áo dài khăn đóng mỗi khi tham gia cúng bái, lễ lạt quan trọng. Bộ lễ phục dân tộc áo dài khăn đóng được nhà văn nâng niu, gìn giữ và trân trọng như một bảo vật của mình. Nhà văn Đào Tăng đã kể về một hình ảnh đời thường dung dị, mộc mạc nhưng đầy nhân văn của nhà văn Sơn Nam qua việc ông gìn giữ và trân quý bộ “long bào dân gian”: Thế nhưng, có ai biết được nếu đem cất giấu hết tất cả các bộ khăn đóng áo dài lễ phục của ông treo trên đống sách ngổn ngang nơi ông đang sống và làm việc, nhất là những dịp cuối năm, đầu năm. Đó mới đại sự Tại nơi ở của ông, các bộ lễ phục khăn đóng áo dài được ông móc treo trên cao, nâng niu gìn giữTrong các ngày có lễ hội, quốc lễ, ông mặc bộ lễ phục khăn đóng áo dài chỉnh tề, trân trọng đứng ra cúng bái khai hội Đời thường trong dân gian, những bộ áo dài khăn đóng đáng kính này nhà văn Sơn Nam còn sử dụng rất nhiều lần” [68, tr.73-74-75]. Có lẽ xuất phát từ chính tình cảm trân quý của mình với bộ lễ phục dân tộc nên nhà văn đã đưa vào tác phẩm của mình khá nhiều hình ảnh chiếc áo dài khăn đóng xuất hiện với các nhân vật như ông hương trưởng Neo trong truyện ngắn Bức tranh con heo “Ông được hương chức hội tề phong cho làm hương trưởng, cai trị dân làng bằng cách suốt ngày ở không, thỉnh thoảng đi nhậu nhẹt hoặc mặc áo dài khăn đóng trong dịp rước quan chủ quận, chủ tỉnh thời Pháp thuộc” [42, tr.112]. Trong truyện Câu thai đố là hình ảnh ông kỳ lão cầm 80 chịch của hội thi thai đố “Một ông kỳ lão, mặc áo dài bịt khăn đóng ngồi chễm chệ trên cái đài cao, kế bên là cái bầu rượu. Ông chủ đài này vừa uống rượu, vừa cầm cái rùi nhỏ” [42, tr.680]. Áo bà ba là trang phục hằng ngày khá phổ biến ở Nam Bộ. Bởi đó là trang phục được người dân lao động yêu thích bởi sự tiện dụng. Trong rất nhiều tác phẩm của mình, khi nhắc đến vấn đề trang phục nhà văn đã viết về chiếc áo bà ba với nhận định sâu sắc “Chiếc áo bà ba được xem như nét đặc trưng của Nam Bộ” [40, tr.267]. Các truyện ngắn có đề cập đến hình ảnh chiếc áo bà ba như: Hào hoa phong nhã, Ngày mưa đầu mùa, Tình nghĩa giáo khoa thư, Con ngựa đất; hay trong một số tác phẩm thuộc các thể loại khác như: Ngôi nhà mặt tiền, Vạch một chân trời, Chim quyên xuống đất. Trong truyện ngắn Hào hoa phong nhã, nhà văn cho ta thêm hiểu biết về thường phục quen thuộc của người dân Nam Bộ: “Áo bà ba mà người miền Nam ưa thích là kiểu áo nhái theo thường phục của nhóm thương gia vượt trùng dương nầy, áo không có bâu, vạt ngắn. Vạt ngắn giúp ta cử động dễ dàng, không vướng gai góc [45, tr.169]. Không chỉ là trang phục ưa thích của người dân lao động, mà áo bà ba cũng được những viên chức nghèo diện khi làm việc “Đây, thầy giáo mặc áo bà ba, lâu lâu bước ra khỏi lớp để chào hỏi khi thầy xã, thầy cai tổng đi ngang qua” [42, tr.879]. Trang phục áo bà ba không chỉ tiện dụng mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của người mặc “Nguyệt xô cửa bước vào. Bộ quần áo bà ba đen không làm nàng kém đẹp” [42, tr.265]. Ở một số tác phẩm ta cũng thấy nhà văn đề cập đến trang phục của các dân tộc sinh sống nơi đây như hình ảnh chiếc xà rông truyền thống của người Khơme “Cai tổng Ba mặc xà rông ngồi trên cầu mát, đọc báo lục tỉnh tân văn” [42, tr.647]; cộng đồng người Việt với hình ảnh đám “trẻ con trần truồng, đàn ông ở trần, đàn bà con gái thì mặc áo ngắn, quần cụt [45, tr.439] cũng có thể coi là khá phổ biến trong cách ăn vận thường ngày của người Kinh ở các vùng quê; còn người Hoa thường mặc quần áo lụa tàu “người duy nhất trong xóm còn mặc quần áo lụa là Dù Háy, người Huê kiều đến mua bán và cho vay từ hai mươi năm trước” [45, tr.438]. Dấu ấn của trang phục đậm chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam ngoài áo ba ba, khăn đóng áo dài, trang phục đặc trưng của các dân tộc cộng cư trên vùng đất này thì còn có guốc mộc “Tuổi ông ta độ năm mươi là cùng, nhưng trán đã quá nhăn. Ông mặc “pi-ja-ma” trắng, đi guốc, tay chống can” [42, tr.723]; hay hình ảnh chiếc nón lá đội đầu “Nó cúi đầu nhìn tay chân cha nó đã rút lên, mặt nghiêng một bên khuất cái nón lá” [42, tr.493]. 81 Một biểu hiện rõ nét chất dân gian của cư dân “miền cố thổ” trong truyện ngắn Sơn Nam là vấn đề đi lại. Do điều kiện địa lý tự nhiên nên ở Nam Bộ mà nhất là vùng Tây Nam Bộ, phương tiện giao thông đi lại cũng khác ở các vùng miền khác. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lại có cả biển nữa nên giao thông đường thủy trở nên cần thiết và được sử dụng phổ biến. Có thể nói, chưa ở đâu trên đất nước hình chữ S này mà vốn từ chỉ các phương tiện, cách thức, giao thông đường thủy lại có sự phong phú, đa dạng như ở Nam Bộ này, nào là ghe, thuyền, xuồng ba lá, tam bản, quai chèo, bơi, chèo, lướt sóng, lặn, ngụp, lội, bến, phà, sông, kênh, rạch, biển, lung, bưng biền Tất cả đã tạo nên tính đặc trưng cho giao thông Nam Bộ mà ít nơi nào có được. Thuở xưa, người dân sinh sống trên vùng đất Tây Nam Bộ này hầu như ai cũng biết bơi lội, chèo xuồng bởi đó vừa là mưu sinh vừa là nhu cầu cuộc sống của họ. Dường như ở xứ này, trẻ con sinh ra đã thấy kênh rạch, sông ngòi chằng chịt ngay trước nhà nên có khi biết bơi trước khi biết đi. Nhà văn Sơn Nam đã viết về đặc tính, thói quen, phương tiện giao thông của người Nam Bộ với tất cả sự am hiểu sâu sắc bởi trong đó có hình ảnh của quê hương, của chính bản thân ông. Hình ảnh những chiếc xuồng ba lá, ghe ngo, nghe bầu, “ca nốt”, tàu đồng, tàu sắt, tam bản, đò, bơi, lội, lướt sóng trên những con kênh, rạch, lung, hay ngoài biển khơi được nhà văn đưa vào trang viết cho đọc giả hiểu hơn về một loại hình giao thông đặc thù của miền Tây Nam Bộ thể hiện rất đậm tính dân gian, gắn liền với thói quen sinh hoạt, đi lại của người dân vùng sông nước. Giao thông đường thủy là một trong những loại hình giao thông quan trọng và được người dân miền Tây sử dụng thường xuyên nhất nên hầu ở trong bất cứ truyện ngắn nào của Sơn Nam nếu đã không nhắc đến vấn đề “đi lại” thì thôi, chứ nhắc đến rồi là sẽ có giao thông đường thủy. Giao thông đường thủy đã được nhà văn nhắc đến rất gần gũi, quen thuộc và thiết thực với cuộc sống của người dân Miền Tây. Đó, chính đặc tính của dân gian trong vấn đề đi lại (mà ngày nay ta gọi là giao thông). Ví dụ như kể chuyện quan Tây ghé qua Hòn Cổ Tron, ông già Hòn Cổ Tron xin quá giang vào bờ (truyện ngắn Hòn Cổ Tron); chuyện cha con Tư Đức chèo xuồng chở củi qua sông Gành Hào trong truyện ngắn cùng tên; truyện Cô Út về Rừng cũng nhắc đến nhà ông bà Hương Cả Ba ở cạnh bến sông; chuyện Con Bảy đưa đò; chuyện Tư Lập bơi xuồng vào rừng U Minh ăn ong trong Hương rừng; chuyện vợ chồng Tư Cồ chèo xuồng đi làm ruộng trong truyện Ruộng Lò Bom; chuyện mẹ con cô Lựu ở tận Bình Thủy xuôi thuyền đi cắt lúa thuê, bắt cá về làm mắm trong Tấm lòng vàng; câu chuyện rước dâu trên sông rạch nên bị 82 sấu bắt mất người trong truyện Con sấu cuối cùng đều có sự xuất hiện của các phương tiện giao thông đường thủy đơn giản, thô sơ rất gần gũi và thiết thực với dân gian. Một sự “để ý” của tôi khi tìm hiểu các truyện ngắn của Sơn Nam là hầu như rất hiếm khi nhắc đến các phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay. Theo ý kiến của cá nhân tôi, không phải thời Sơn Nam sống và viết các phương tiện giao thông này chưa có; cũng không hẳn vì đề tài nhà văn chọn là viết về Nam Bộ (ở đây vẫn có những phương tiện giao thông này) mà có thể chính vì trong tư duy và cảm hứng sáng tác của ông chất dân gian luôn đậm nét từ thiên nhiên, con người, xã hội và những vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày như ăn, ở, mặc, đi lại, đời sống tinh thần và có thể do cả thói quen của chính nhà văn nữa. “Trong cả cuộc đời mình, Sơn Nam chẳng có lấy bất cứ một chiếc xe nào và cũng chẳng biết đi bất cứ loại xe nào, dù là xe đạp. Phương tiện giao thông chủ yếu của ông là đi bộ. Bởi thế, ông được mệnh danh là “Ông già đi bộ” [68, tr.36]. 2.3.2. Chất dân gian trong lao động sản xuất và nghề nghiệp mưu sinh Cha ông ta có truyền thống, kinh nghiệm về nghề trồng lúa nước. Nền văn minh của chúng ta chính là văn minh nông nghiệp, trong đó nghề trồng lúa nước đã phát triển và đạt đến trình độ cao. Đó là xét dưới góc độ khoa học, còn trong trang viết của mình, nhà văn Sơn Nam chỉ viết gắn gọn nhưng đầy khúc triết về nghề nông như sau “Trăm nghề, không nghề gì bằng nghề nông” (truyện Cấm bắt rùa), coi như một “tuyên ngôn” của nhà văn khi nói đến nghề nông. Qua đó, cũng thấy được vị trí, vai trò của nghề nông trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung, bởi đất nước chúng ta là đất nước nông nghiệp, lấy nghề nông làm gốc. Nghề trồng lúa nước, văn minh nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng và đặc trưng của dân tộc, của văn hóa dân gian Việt Nam nói chung. Ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của cả nước thì nghề trồng lúa nước càng trở nên quan trọng, xứng đáng được “vinh danh” ở vị trí trung tâm tạo nên giá trị văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất này. Vì vậy, khi nói đến các hoạt động lao động sản xuất, nghề nghiệp mưu sinh của dân gian thì có lẽ phải nhắc đến nghề trồng lúa nước ở “ngôi vị” đầu tiên. Do điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi hơn các vùng miền khác nên cách thức làm ruộng của người dân vùng Tây Nam Bộ cũng khác nhiều so với cách làm ruộng của người nông dân ở hai miền Bắc, Trung. Nếu như người nông dân ở miền Bắc và miền Trung thường làm ruộng theo kiểu cày sâu cuốc bẫm, gieo hạt, cấy mạ, chăm sóc lúa đến ngày trổ bông, đơm hạt chín vàng rồi thu hoạch về nhà, thì ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cách làm 83 ruộng thường thấy là trên những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay người nông dân chỉ cần gieo hạt (không cấy mạ) đợi thời gian lúa lớn lên và thu hoạch. Nhìn sơ qua cũng thấy cách làm ruộng ở đây nông nhàn hơn ở những nơi khác. Đó là cách làm ruộng theo kiểu dân gian thông thường. Đến khi vào trang văn của Sơn Nam cách làm ruộng của người nông dân Nam Bộ còn “lạ” hơn nữa. Ở đó, có chút gì đó vừa lam lũ của công việc nhà nông, vừa có chút gì đó mang âm hưởng tính cách của người Nam Bộ hào sảng nên khá thoải mái, vô tư và còn có cả chất dân gian hóa nghệ thuật của nghề nông nghiệp. Các truyện ngắn có đề cập đến tập quán trồng lúa nước như truyện Ruộng Lò Bom, Đóng gông ông thầy Quít, Một vũng máu tầm thường, Vùng láng linh Dưới con mắt của nhà văn, những người nông dân chân lấm tay bùn, kỹ thuật trồng lúa nước và vẻ đẹp của nghề nghiệp đã được phác họa bao gồm cả yếu tố tri thức, kinh nghiệm dân gian đúc kết qua bao thế hệ và đặc biệt là cũng rất lãng tử, điệu nghệ theo đúng chất Sơn Nam. Nhân vật Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng Lò Bom là một ví dụ điển hình. Việt Nam chúng ta là đất nước có nền văn minh lúa nước nên kỹ thuật canh tác lúa đã đạt trình độ cao. Sơn Nam không viết về nghề trồng lúa nước như một kỹ sư canh nông, hay nhà khoa học mà ông viết với tư cách một nhà văn, nên từ một nghề nghiệp phổ biến đó đã trở nên có chút gì đó kỳ thú. Cách nhân vật Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng Lò Bom trồng lúa cũng chẳng giống ai. Không chọn ruộng đồng bình thường, Tư Cồ chọn cánh đồng ngập nước mênh mông đang vào thời kỳ nước nổi để phát cỏ, làm ruộng. Cái cách làm ruộng kiểu đó bị bàn dân thiên hạ chê cười, coi là nói dóc, đến cả Lệ - vợ anh cũng không tin “Lệ sửng sốt vì anh chồng này nói như đùa giỡn. Xưa nay, chẳng ai làm ruộng nhờ cỏ” [42, tr.787]. Nhưng với Tư Cồ thì khác, đây là một công việc hẳn hoi “Từ khi học được kỹ thuật làm ruộng Lò Bom với một ông lão vô danh, Tư Cồ mừng quýnh như kẻ học được phép tiên, do kẻ siêu phàm truyền lại. Anh bám lấy nghề” [42, tr.792-793]. Tư Cồ làm ruộng theo kiểu dân gian truyền thống, chứa đựng trong đó triết lý và tri thức của dân gian “Tư Cồ nói dông dài về cách thức làm ruộng Lò Bom. Cỏ bị đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai, tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng”. [42, tr.791]. So với ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển thì c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_06_5074866126_2734_1871588.pdf
Tài liệu liên quan