Luận văn Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3

3. Mục đích nghiên cứu. 5

4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu . 5

5. Phương pháp nghiên cứu. 6

6. Kết cấu luận văn. 6

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 8

1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. 8

1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 8

1.1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh . 10

1.1.2.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội

của nền kinh tế quốc dân . 10

1.1.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp và hiệu quả sản xuất kinh doanh

bộ phận . 12

1.1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối . 12

1.1.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn . 13

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh 26 doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu sau khi tính toán được so sánh với các tiêu chuẩn nhất định. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành th́ì so sánh với các chỉ tiêu của kỳ trước. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: 1.4.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp cho phép ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nó là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đề ra. 1.4.1.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh Nghiệp: 27 - Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các chủ doanh nghiệp thì mối quan tâm hàng đầu là thu được cái gì sau quá trình sản xuất kinh doanh và thu được bao nhiêu. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận được các chủ doanh nghiệp quan tâm và đặt nó là chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Công thức: Π = TR - TC Trong đó: + Π: Lợi nhuận thu được (lợi nhuận trước thuế) từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + TR: Tổng doanh thu bán hàng + TC: Tổng chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó - Chỉ tiêu doanh thu: Tổng doanh thu (TR) TR = Qi x Pi Trong đó: TR doanh thu bán hàng; Qi: khối lượng sản phẩm i bán ra; Pi: giá bán sản phẩm i Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Tổng chi phí (TC) TC = FC + VC Trong đó : FC là chi phí cố định VC là chi phí biến đổi Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. 28 1.4.1.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng Công thức: DTR = Π TR Trong đó: + DTR: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng + Π: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh + TR: Tổng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. 1.4.1.3. Hiệu quả sử dụng chi phí - Doanh thu trên 1 đồng chi phí của doanh nghiệp: Doanh thu trên 1 đồng chi phí = TR TC Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. - Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: DCP = Π TC Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả khi tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. 1.4.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cho phép ta đánh giá được hiệu quả từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. 29 1.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Sử dụng vốn có hiệu quả là yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây: - Doanh lợi của vốn kinh doanh: DVKD = Π VKD Trong đó: + DVKD: Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh + Π: Lợi nhuận trước thuế hay sau thuế lợi tức + VKD: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. - Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n): n = TR VKD Trong đó: + TR: Tổng doanh thu bán hàng + VKD: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp n càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn kinh doanh trong kỳ thì có thể quay vòng vốn được bao nhiêu vòng. - Số ngày của một vòng quay (S): S = 365 n Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi được toàn bộ vốn kinh doanh, S càng nhỏ càng tốt. - Doanh lợi vốn chủ sở hữu: 30 DVCSH = Π VCSH Trong đó: + DVCSH: Doanh lợi vốn chủ sở hữu + Π: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế + VCSH: Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. Ngoài việc đánh giá hiệu quả chung về vốn kinh doanh, còn cần đánh giá hiệu quả riêng cho từng loại vốn. Có nhiều cách phân chia vốn kinh doanh, nhưng trong luận văn này tác giả chủ yếu chia thành vốn lưu động và vốn cố định. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: - Doanh lợi vốn lưu động: DVLĐ = Π VLĐ Trong đó: + DVLĐ: Doanh lợi vốn lưu động + VLĐ: Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động, doanh nghiệp tạo ra mấy đồng lợi nhuận. - Số vòng quay vốn lưu động (nLĐ): nLĐ = TR VLĐ Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn lưu động trong kỳ thì có thể quay vòng vốn được bao nhiêu vòng. n càng cao càng tốt. - Số ngày một vòng quay vốn lưu động (SLĐ): S = 365 31 nLĐ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi được toàn bộ vốn lưu động. S càng nhỏ càng tốt - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HLĐ): HLĐ = VLĐ TR Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu vốn lưu động. HLĐ càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và số tiền tiết kiệm càng nhiều. * Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định): Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụng các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. - Sức sinh lời của tài sản cố định: DVCĐ = Π TSCĐ Trong đó: + DVCĐ: Doanh lợi tài sản cố định + TSCĐ: Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tạo ra mấy đồng lợi nhuận. DVCĐ càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả. - Sức sản xuất của tài sản cố định (N): N = TR TSCĐ Trong đó: + TR: Tổng doanh thu bán hàng + TSCĐ: Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ doanh nghiệp đưa vào sử dụng thì có thể sản xuất được bao nhiêu lần. N càng lớn càng tốt. - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định (HCĐ): 32 HCĐ = TSCĐ TR Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu vốn cố định (giá trị tài sản cố định). HCĐ càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. 1.4.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động bao gồm: - Sức sinh lời bình quân của lao động: Π bq = Π L Trong đó: + Π bq: Lợi nhuận bình quân một lao động + L: Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Năng suất lao động tính theo doanh thu: W = TR L Trong đó: + W: Năng suất đơn vị lao động tính theo doanh thu + TR: Tổng doanh thu + L: Số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 lao động tham gia vào quá trình SXKD hay bình quần một đơn vị thời gian lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hưởng lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm: số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân 33 làm việc mỗi ngày của lao động trong doanh nghiệp và năng suất lao động bình quân mỗi giờ. Về bản chất, chỉ tiêu năng suất lao động được xác định phù hợp với công thức khái niệm hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và do đó biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. - Hiệu suất tiền lương: HTL = Π TL Trong đó: + HTL: Hiệu suất tiền lương + TL: Tổng tiền lương chi ra trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương. HTL càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí lao động hợp lý. 1.4.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản - Sức sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận / Tổng tài sản bq trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần/ Tổng tài sản bq trong kỳ - Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, tổng tài sản của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu năng hoạt động của tài sản càng cao. 34 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP MỎ 2.1. Khái quát về Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ 2.1.1. Lịch sử hình thành & phát triển Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đông Bắc được thành lập theo quyết định số 3576/QĐ- BQP này 09/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc, ngoài nhiệm vụ quân sự quốc phòng, đơn vị được giao các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bao gồm các ngành nghề chính như: xây dựng công nghiệp, dân dụng; chế biến, tiêu thụ than; kinh doanh xăng dầu; gia công cơ khí; khoan thăm dò... Với nhiệm vụ được cấp trên giao, hàng năm đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, kế hoạch Tổng công ty giao và trên cơ sở nguồn lực, tình hình thực tế của đơn vị. Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển Công ty là đơn vị luôn đi đầu trong các công tác đổi mới công nghệ, tăng năng suất, giảm sức lao động và đặc biệt đáp ứng được công tác an toàn. Hằng năm, Công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Từ tháng 01/2018, Công ty thống nhất quản lý tập trung, giao cho các đơn vị chế biến tiêu thụ than đầu nguồn tiếp nhận than từ khai trường mỏ của các đơn vị sản xuất. Ngày 19/4/2018, thực hiện Quyết định của Bộ Quốc phòng sáp nhập nguyên trạng Công ty KTKS Tây Nguyên vào Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại, đổi tên thành Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ- Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc. Trên cơ sở sáp nhập, Công ty đã tổ chức tiến hành rà soát, xây dựng, sắp xếp biên chế tổ chức trên cơ sở quyết định của TCT đồng thời phù hợp tình hình thực tế nhằm ổn định, duy trì sản xuất. Phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, trong năm 2018, 2019, Đảng ủy chỉ huy Công ty đã có những giải pháp trong công tác điều hành sản xuất phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, áp dụng các biện pháp kỹ thuật 35 trong thi công các Công trình (đặc biệt hoạt động xây lắp), trong chế biến than tiêu thụ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD. Thông tin về Công ty: Tên: CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP MỎ - CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC Tên viết tắt: CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP MỎ Địa chỉ: 790 Trần Quốc Tảng- Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: 02033.711271 - Fax: 02033.711266 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5700101468031 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. Ngành nghề kinh doanh: - Khai thác vận tải, chế biến và tiêu thụ than. - Sửa chữa gia công cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng. - Thi công xây lắp các công trình công trình công nghiệp và dân dụng. - Kinh doanh dịch vụ xăng dầu - Khoan thăm dò địa chất.... Thành tích: - Huân chương Lao động hạng Nhất 2016. - Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2010. - Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007. - Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng 3 2012 - Nhiều Bằng khen, cờ thi đua của các cấp trao tặng. 36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ (Nguồn: Phòng tổ chức lao động của Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ) Chức năng từng bộ phận - Ban giám đốc: Công tác quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến tham mưu đi qua ba cấp quản lý: đứng đầu là Giám đốc với 5 Phó Giám đốc giúp việc theo chuyên môn; Gồm các phó Giám đốc kĩ thuật, an toàn, kinh doanh, cơ điện, chính trị. - Các phòng chuyên môn: Gồm 9 phòng * Phòng chính trị Phòng Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở Công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Công ty, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bí thư Đảng ủy Công ty và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Chính trị Tổng công ty. Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Chính trị Tổng công ty, nghị quyết của Đảng ủy Công ty, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bí thư Đảng ủy Công ty và mệnh lệnh 37 của người chỉ huy Công ty, tình hình nhiệm vụ, tính chất hoạt động và kế hoạch công tác của đơn vị, Phòng Chính trị đề xuất để Đảng ủy Công ty quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện. *Phòng tổ chức lao động Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty hoạt động trên các lĩnh vực Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện về: Công tác tổ chức biên chế, công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo và công tác chính sách cho Cán bộ, công nhân viên và người lao đông và công tác quân sự quốc phòng trong toàn Công ty. *Văn phòng Tham mưu giúp Đảng uỷ, Chỉ huy Công ty trên các lĩnh vực Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện về các mặt: Công tác văn phòng, công tác hành chính, công tác Hậu cần và công tác Y tế của Công ty. *Phòng Kế hoạch - Đầu tư Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty hoạt động trên các lĩnh vực Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện về: Công tác thủ tục đầu tư; Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; Công tác điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công tác thuê ngoài và công tác quản lý giá thành, tiêu thụ sản phẩm, Công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình công nghiệp, công trình dân dụng; công tác mua sắm vật tư, trang thiết bị. Quản lý và lập hồ sơ, báo cáo liên quan đến đất đai do Công ty quản lý và sử dụng theo quy định (kể cả đất quốc phòng, đất đi thuê); Lập các hồ sơ xin thuê đất, gia hạn thuê đất theo quy định. *Phòng Kỹ thuật Xây dựng Tham mưu giúp việc cho Giám đốc đơn vị hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện về: Công tác kỹ thuật xây dựng; Công tác trắc địa, địa chất; Công tác quản lý đánh giá chất lượng công trình; Công tác 38 giám sát, đánh giá tiến độ và chất lượng công trình, thủ tục thanh quyết toán công trình, hạng mục công trình. Triển khai thực hiện công tác môi trường của Công ty. *Phòng Địa chất – Trắc địa – Thăm dò Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: công tác khoan, thăm dò; địa chất công trình, địa chất mỏ; địa vật lý, quản trị tài nguyên, khoáng sản, nguồn phóng xạ được giao; quản lý đánh giá chất lượng than, khoáng sản, nguồn phóng xạ được giao; công tác trắc địa mỏ; trắc địa công trình. *Phòng An toàn – Bảo hộ lao động Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty thực hiện đầy đủ Luật AT- VSLĐ; Các Nghị định của Chính phủ ( 37,39,44) và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về AT- VSLĐ và các qui định công tác AT- VSLĐ- PCCN của Tổng Công ty; Kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện công tác AT- VSLĐ- PCCN của các đơn vị trực thuộc công ty. *Phòng Cơ điện, Vận tải, Vật tư Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động trên các lĩnh vực Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện về: Công tác Cơ điện, Công tác Vận tải, Công tác Vật tư. Trực tiếp quản lý hoạt động của các trạm trộn bê tông thương phẩm (BTTP) của công ty. *Phòng Tài chính Kế toán Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty hoạt động trên các lĩnh vực Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận, đánh giá và tổ chức thực hiện về: Công tác tổ chức kế toán thống kê - tài chính; Công tác phân tích tình hình tài chính; Công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản trong sản xuất kinh doanh và tài sản được Cấp trên cấp, Chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; công tác bảo vệ an toàn tài sản của các công trường, phân xưởng, trạm KDXD và toàn Công ty; công tác chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước, Bộ 39 Quốc Phòng và Tổng Công ty Đông Bắc.Kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của các bộ phận và toàn Công ty. - Các phòng công trường phân xưởng trạm kinh doanh xăng dầu: gồm 8 công trường phân xưởng 01 trạm kinh doanh xăng dầu: Mục tiêu triển khai công tác tiếp nhận vận tải chế biến tiêu thụ than, xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng, gia công cơ khí, khoan thăm dò và tổ chức cung ứng và bán lẻ xăng dầu 2.2. Khái quát về hoạt động SXKD Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ 2.2.1. Kết quả hoạt động SXKD Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ giai đoạn 2016 ÷ 2018 Kết quả kinh doanh của Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc được phân tích thông qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 2.1). Dựa vào những số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2016 đến năm 2018 ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế của công ty từ 8.382,59 triệu đồng năm 2016 đến năm 2017 là 9.108,28 triệu đồng và đến năm 2018 tăng vọt lên 21.987,56 triệu đồng tương đương mức tăng từ 8,66% đến 41,4% có sư thay đổi vượt mức trên là do qua từng năm công ty đã dần đi vào hoạt động theo chiều sâu, đầu tư cơ sở vât chất, tìm kiếm biện pháp tiết kiệm chi phí và quảng bá uy tín ra bên ngoài, ngày càng nhận được nhiều công trình xây dựng với quy mô và khối lượng lớn, lượng than chế biến và giao tiêu thụ hàng năm đã tăng . Đặc biệt tháng 3/2018 sau khi sáp nhập giữa Công ty Đầu tư thương mại và Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên quy mô hoạt động của Công ty được mở rộng, ngành nghề cũng tăng lên đưa Công ty có bước tiến nổi bật trong quá trình hoạt động. Đi cùng với đó doanh thu thuần của công ty tăng dần theo từng năm. Xét về chênh lệch doanh thu thuần, năm 2017 là 1.734.142,54 triệu đồng, so với năm 2016 tăng đến 50.975,86 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 3,03%. Năm 2018, doanh thu thuần là 2.548.619,65 triệu đồng. Mức chênh lệch doanh thu thuần của năm 2018 so với năm 2017 là 814.477,11 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 47%. Điều này 40 phần nào chứng tỏ sau sáp nhập mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ đã có những chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn phát triển. Về Giá vốn hàng bán của Công ty: Do sản lượng tiêu thụ tăng lên dẫn đến việc giá vốn hàng bán cũng tăng, năm 2017 và năm 2018 lần lượt tăng 75.395,55 triệu đồng và 790.475,33 triệu đồng so với năm trước, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán năm 2017 là 4,7% và năm 2018 là 47,1% so với năm trước đó. Lợi nhuận gộp của Công ty có nhiều biến động cụ thể lợi nhuận gộp năm 2017 là 56.036,24 triệu đồng giảm 24.419,69 triệu đồng so với năm 2016 tương đương giảm 30,35% nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng hóa điều này chứng tỏ trong giai đoạn 2016 – 2017 khả năng kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty còn chưa tốt gây ra lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2018 Công ty đã có sự sắp xếp cơ cấu lại, thay đổi chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao, năm 2018 lợi nhuận gộp là 80.038,03 triệu đồng tăng 24.001,79 triệu đồng so với năm 2017 tương đương 42%. Con số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp có ý nghĩa lớn đối với công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ, thể hiện được phần nào kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn này. Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2017 đạt mức 494,35 triệu đồng, giảm 63,03%, Tới năm 2018 doanh thu tài chính tiếp tục giảm - 308,86 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 62,5%. Song song cùng với nó chi phí tài chính lại tăng lên từ 1,19% năm 2017 so với năm 2016 và 34,9% năm 2018 so với năm 2017. Hoạt động tài chính của Công ty có chiều hướng đi xuống. 41 Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ giai đoạn 2016 - 2018 CHỈ TIÊU Năm 2016 (tr.đồng) Năm 2017 (tr.đồng) Năm 2018 (tr.đồng) So sánh 2017- 2016 So sánh 2018 – 2017 Tuyệt đối (tr.đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tr.đồng) Tương đối (%) (A) 1 2 3 (4) = (2)- (1) (5) = (2)/ (1) (6) = (3)- (2) (7) = (3)/ (2) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.683.166,68 1.734.142,54 2.548.619,.65 50.975,.86 103,03 814.477,11 147,0 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.683.166,68 1.734.142,54 2.548.619,.65 50.975,.86 103,03 814.477,11 147,0 4. Giá vốn hàng bán 1.602.710,75 1.678.106,.29 2.468.581,62 75.395,55 104,70 790.475,33 147,1 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 80.455,93 56.036,24 80.038,03 - 24.419,69 69,65 24.001,79 142,8 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.337,14 494,35 185,49 - 842,78 36,97 - 308,86 37,5 7. Chi phí tài chính 8.505,71 9.457,62 12.758,61 951,91 111,19 3.300,99 134,9 Trong đó: Chi phí lãi vay 7.508,68 9.072,77 12.742,10 1.564,10 120,83 3.669,32 140,4 8. Chi phí bán hàng 47.583,34 23.604,84 33.704,39 - 23.978,50 49,61 10.099,55 142,8 9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 17.478,47 14.478,28 12.564,.67 - 3.000,19 82,83 - 1.913,60 86,8 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.225,54 8.989,86 21.195,85 764,31 109,29 12.205,.99 235,8 11. Thu nhập khác 159,14 118,42 923,74 - 40,72 74,41 805,.32 780,1 12. Chi phí khác 2,1 132,03 - 2,1 0,00 132,03 13. Lợi nhuận khác 157,.04 118,.42 791,71 - 38,.62 75,41 673,.29 668,6 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.382,59 9.108,.28 21.987,56 725,69 108,66 12.879,29 241,4 Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ 42 Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty Công Nghiệp Mỏ trong giai đoạn 2016 – 2018 đều đạt giá trị dương điều này chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh có lãi. Công ty đang trên đà phát triển cần chú trọng hơn trong công tác quản lý, tiết kiệm chi phí trong khâu bán hàng và đưa ra những chính sách, hướng đi phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Như vậy, giai đoạn 2016 – 2018 Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ đã mở rộng quy mô SXKD, việc này đã đem

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_trang_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty.pdf
Tài liệu liên quan