MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CễNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 8
1.1. Khỏi niệm, vị trớ vai trũ, đặc điểm, tiêu chuẩn của cỏn bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó; Khỏi niệm chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó 8
1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó 25
1.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó 44
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN (TỪ 2004 ĐẾN 2008) 53
2.1. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên 53
2.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên 70
2.3. Nguyên nhân hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chớnh quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên 79
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN 82
3.1. Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên 82
3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cỏn bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên 90
3.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên 94
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH NGHIấN CỨU CỦA TÁC GIẢ 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiểu số, am hiểu ngôn ngữ, phong tục, được nhân dân tín nhiệm, cán bộ từ nới khác đến sẽ gặp trở ngại về ngộ ngữ, khả năng tiếp xúc, thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, gây dựng lòng tin, nắm bắt địa hình rộng, phức tạp... Do đó, trước mắt vẫn phải sử dụng những cán bộ có khả năng làm được việc, có uy tín nhưng phải được bồi dưỡng những nội dung cần thiết để nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc. Đồng thời phải có kế hoạch xây dựng, đào tào một cách bài bản cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, con em địa phương để tạo nguồn cán bộ tại chỗ thay thế.
2.1.2. Về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên
* Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2004
Điện Biên được tách ra từ tỉnh Lai Châu và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, với 08 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện). Toàn tỉnh có 88 xã, phường, thị trấn (75 xã, 9 phường và 4 thị trấn), trong đó có 59 xã đặc biệt khó khăn, với tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 1.844 người (gồm cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách và công chức chuyên môn), trong đó: Thành phố Điện Biên Phủ: 155 người; Thị xã Lai Châu: 39 người; huyện Điện Biên: 410 người; huyện Tuần Giáo: 407 người; huyện Điện Biên Đông 211 người; huyện Mường Lay: 242 người; huyện Tủa Chùa: 252 người; huyện Mường Nhé: 128 người.
Về dân tộc: Trong tổng số 1844 cán bộ, công chức cấp xã có 1555 người là dân tộc thiểu số.
Về giới tính: có 130 người là nữ (7%); 1714 người nam (92,95%)
Trình độ văn hóa: Tiểu học: 698 người (40%); trung học cơ sở: 872 người (47%); trung học phổ thông: 250 người (13%)
Trình độ chuyên môn: Sơ cấp 142 người (7%); trung cấp: 117 người (6%); cao đẳng và đại học: 18 người (1%).
Trình độ lý luận: Sơ cấp: 238 người (12%); trung cấp: 438 người (26%); cao cấp 4 người (0,21%)
Trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế: quản lý nhà nước: 328 người (17%); quản lý kinh tế: 6 người (0,32%) [xem phụ lục 1.1].
* Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2005
Theo số liệu thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên đến 31 tháng 12 năm 2005 toàn tỉnh có tổng số 841 cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, trong đó có 360 cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã, 504 công chức chuyên môn. Trong tổng số 840 cán bộ, công chức có 55 người là nữ chiếm 6,54%; 711 người là dân tộc thiểu số chiếm 84,64%. Chất lượng cụ thể như sau:
- Đối với cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã (04 chức danh) tổng số 360 người.
Về trình độ văn hóa: Tiểu học: 57 người chiếm 15%; trung học cơ sở: 245 người chiếm 68%; trung học phổ thông: 55 người chiếm 15,27%.
Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp: 21 người chiếm 5,83%; trung cấp: 18 người chiếm 5%; đại học: 5 người chiếm 1,38%.
Về trình độ lí luận chính trị: Sơ cấp: 45 người chiếm 12,2%; trung cấp 192 người chiếm 53,33%.
Về trình độ quản lí nhà nước: Sơ cấp: 175 người chiếm 48,61%; trung cấp: 11 người chiếm 3% [xem phụ lục 1.4].
- Đối với công chức chuyên môn (7 chức danh) tổng số 504 người.
Về trình độ văn hóa: tiểu học: 74 người chiếm 15%; trung học cơ sở: 289 người chiếm 57,3%; trung học phổ thông: 136 người chiếm 27%.
Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp: 31 người chiếm 6,2%; trung cấp: 126 người chiếm 25%; đại học 5 người chiếm 1%.
Về trình độ lí luận chính trị: Sơ cấp: 28 người chiếm 5,6%; trung cấp: 73 người chiếm 14%.
Về trình độ quản lí nhà nước: Sơ cấp 56 người chiếm 11%; trung cấp: 3 người chiếm 0,6% [xem phụ lục 1.3].
* Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2006
- Đối với cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã: tổng số 405 người.
Về trình độ văn hóa: tiểu học: 83 người chiếm 20,49%; trung học cơ sở: 247 người chiếm 60,98%: trung học phổ thông: 75 người chiếm 18,51%.
Về trình độ chuyên môn: Chưa qua đào tạo: 284 người chiếm 70,12%; sơ cấp: 56 người chiếm 13,82%; trung cấp 57 người chiếm 14%; cao đẳng: 4 người chiếm 0,98%; đại học 4 người chiếm 0,98%.
Về trình độ lí luận chính trị: Chưa qua đào tạo: 131 người chiếm 32,34%; sơ cấp 69 người chiếm 17%; trung cấp 205 người chiếm 50,61%.
Về trình độ quản lí nhà nước: Sơ cấp: 115 người chiếm 28,39%; trung cấp 0 [xem phụ lục 1.7].
- Đối với công chức chuyên môn: tổng số 535 người.
Về trình độ văn hóa: Tiểu học: 74 người chiếm 13,83%; trung học cơ sở: 302 người chiếm 56,44%; trung học phổ thông: 159 người chiếm 29,71%.
Về trình độ chuyên môn: Chưa qua đào tạo: 262 người chiếm 48,97%; sơ cấp: 76 người chiếm 14,2%; cao đẳng: 7 người chiếm 1,3%; đại học 4 người chiếm 0,74%;
Về trình độ lí luận chính trị: Chưa qua đào tạo: 332 người chiếm 62%; sơ cấp: 117 người chiếm 21,86%; trung cấp 86 người chiếm 16%.
Về trình độ quản lí nhà nước: Sơ cấp 92 người chiếm 17,19%; trung cấp: 0. [xem phụ lục 1.5].
Qua số liệu trên cho thấy số lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2006 đã tăng so với năm 2005. Đối với cán bộ chuyên trách chính quyền tăng 45 người, công chức chuyên môn tăng 31 người. Bên cạnh đó chất lượng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cũng được nâng lên, tuy nhiên chất lượng về trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị và trình độ quản lí nhà nước tăng chậm, vẫn còn nhiều cán bộ công chức chưa được đào tạo với tỷ lệ cao như: lí luận chính trị 49,25%; chuyên môn 58%; quản lí nhà nước 78%.
* Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2007
Tổng số cán bộ, công chức trong toàn tỉnh năm 2007 là 3.287 người, trong đó cán bộ chuyên trách cấp xã 1157 người (cán bộ chuyên trách chính quyền là 428 người); cán bộ không chuyên trách 1490 người; công chức chuyên môn 640 người.
- Đối với cán bộ chuyên trách chính quyền: tổng số 428 người, trong đó có 13 nữ chiếm 3%; 371 người dân tộc thiểu số chiếm 86,86%.
Về độ tuổi: Dưới 30: 9 người chiếm 2,1%; từ 30 đến 45: 160 người chiếm 37,38%; từ 46 đến 60: 260 người chiếm 60, 74%; trên 60: 1 người chiếm 0,23%.
Về trình độ văn hóa: Tiểu học: 63 người chiếm 14,71%; trung học cơ sở: 288 người chiếm 67,28%; trung học phổ thông: 77 người chiếm 17,99%.
Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp: 29 người chiếm 6,77%; trung cấp: 71 người chiếm 16,58%; cao đẳng: 2 người chiếm 0,46%; đại học 6 người chiếm 1,4%; chưa qua đào tạo: 320 người chiếm 74,76%.
Về trình độ lí luận chính trị: Bồi dưỡng 12 người chiếm 2,8%; sơ cấp: 51 người chiếm 11,91%; trung cấp: 228 người chiếm 53,27%; chưa qua đào tạo:137 người chiếm 32%.
Về trình độ quản lí nhà nước: Bồi dưỡng: 256 người chiếm 59,81%; sơ cấp 11 người chiếm 2,57%; trung cấp: 6 người chiếm 1,4%; chưa qua đào tạo: 155 người chiếm 36,21% [xem phụ lục 1.10].
- Đối với công chức chuyên môn: tổng số 640 người, trong đó 120 người nữ chiếm 18,75%; 455 người là dân tộc thiểu số chiếm 71%.
Về độ tuổi: Dưới 30: 261 người chiếm 40,78%; từ 30-45: 242 người chiếm 37,81%; từ 46-60: 137 người chiếm 21,4%.
Về trình độ văn hóa: Tiểu học: 36 người chiếm 5,62%; trung học cơ sở: 368 người chiếm 57,5%; trung học phổ thông: 236 người chiếm 36,87%.
Về trình độ chuyên môn: Chứng chỉ: 4 người chiếm 0,62%; sơ cấp: 25 người chiếm 3,9%; trung cấp: 390 người chiếm 60,9%; cao đẳng 19 người chiếm 2,96%; đại học 10 người chiếm 1,56%; chưa qua đào tạo: 192 người chiếm 30%.
Về trình độ lí luận: Bồi dưỡng: 8 người chiếm 1,25%; sơ cấp 54 người chiếm 8,43%; trung cấp: 59 người chiếm 9,21%; cao cấp: 3 người chiếm 0,46%; chưa qua đào tạo: 516 người chiếm 80,62%.
Về trình độ quản lí nhà nước: Bồi dưỡng: 106 người chiếm 16,56%; sơ cấp: 0; trung cấp: 5 người chiếm 0,78%; cao cấp: 2 người chiếm 0,31%; chưa qua đào tạo: 527 người chiếm 82,34% [xem phụ lục 1.9].
Qua số liệu trên cho thấy: số lượng, chất lượng cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã so với năm 2006 có tăng nhưng không đáng kể, số cán bộ chuyên trách làm kiên nhiệm vẫn còn nhiều (7,47%). Chất lượng cán bộ chuyên trách về trình độ văn hóa vẫn chiếm 14% bậc tiểu học; 74,76% chưa qua đào tạo chuyên môn; 32% chưa qua đào tạo lí luận chính trị; 36,21% chưa qua đào tạo quản lí nhà nước. Như vậy tỷ lệ cán bộ chuyên trách chưa được đào tạo còn nhiều, đây là rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng nói chung của cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Riêng công chức chuyên môn năm 2007 tăng 105 người so với năm 2006. Chất lượng của các công chức chuyên môn được nâng lên rõ rệt kể cả trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị và trình độ quản lí nhà nước.
* Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2008
- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã toàn tỉnh:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 tỉnh Điện Biên có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện), 106 xã, phường, thị trấn (09 phường, 05 thị trấn và 92 xã) với tổng số 3.351 cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó, cán bộ chuyên trách cấp xã: 1.151 người (cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã là 422 người), công chức chuyên môn: 674 người, cán bộ không chuyên trách: 1.526 người.
Tổng số 3.351 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có 729 chức danh kiêm nhiệm; 790 người nữ chiếm 23,57%; 2561 người nam chiếm 76,42% [xem phụ lục 1.16].
Chất lượng chung cụ thể như sau:
+ Về Độ tuổi: Dưới 30: 858 người (25,6%); từ 30-45: 1191 người (35,54%); từ 46-60: 1191 người (35,54%); trên 60:120 người (3,58%).
+ Trình độ văn hóa: trung học phổ thông: 591 người (17,63%); trung học cơ sở: 1893 người (56,49%); tiểu học: 819 người (24,44%); chưa qua đào tạo: 48 người (1,43%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 36 người (1%); cao đẳng: 34 người (1%); trung cấp:896 người (26,73%); sơ cấp:117 người (3,49%); chứng chỉ: 19 người (0,56%); chưa qua đào tạo: 2249 người (67,11%).
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 5 người (0,14%); trung cấp: 714 người (21,30%); sơ cấp: 245 người (7,31%); bồi dưỡng: 9 người (0,26%); chưa qua đào tạo: 2378 người (70,96%).
+ Trình độ quản lý nhà nước: Cử nhân: 0%; trung cấp: 7 người (0,20%); sơ cấp: 4 người (0,11%); bồi dưỡng: 803 người (23,96%), chưa qau đào tạo: 2537 người (75,7%).
- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã:
a) Cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã:
Cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã gồm có: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
* Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã:
+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân gồm có: 71 người
- Về giới tính: 62 người nam (78,3%), 9 người nữ (12,6%).
- Về độ tuổi: Từ 30 - 45 tuổi: 18 người (25,3%), từ 46 - 60 tuổi: 52 người (73,2%), trên 60: 1 người (1,4%)
- Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 22 người (30,98%); trung học cơ sở: 43 người (60,56%), trung học phổ thông: 6 người (8,45%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 1 người (1,4%), trung cấp: 17 người (23,94%), sơ cấp: 1 người (1,4%), chưa qua đào tạo: 52 (73,23%).
- Về trình độ lý luận: Sơ cấp: 6 người (8,45%), trung cấp: 41 người (57,74%); chưa qua đào tạo: 24 người (30,8%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước: 48 người (67,6%), trung cấp: 1 người (1,4%), chưa qua đào tạo: 11 người (10,6%).
+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân gồm có 99 người, trong đó có 80 người nam (80,8%), 12 người nữ (12,12%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 2 người (2%), từ 30 - 45 tuổi: 35 người (35,35%), từ 46 - 60 tuổi: 62 người (62,62%).
- Về trình độ văn hoá: Chưa qua đào tạo: 1 người (1%); Tiểu học: 28 (28,28%); trung học cơ sở: 60 người (60,6%), trung học phổ thông: 10 người (10%).
- Về trình độ chuyên môn: Trung cấp: 19 người (19,19%), sơ cấp: 4 người (4,4%), chưa qua đào tạo: 76 người (76,76%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Bồi dưỡng: 1 người (1%); Sơ cấp: 14 người (14,14%), Trung cấp: 48 người (48,48%), chưa qua đào tạo: 36 người (36,36%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Đa qua bồi dưỡng quản lý nhà nước: 69 người (69,69%), chưa qua đào tạo: 30 người (30,30%) [xem phụ lục 1.15].
* Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: gồm có 103 người, trong đó 25 người kiêm nhiệm, 94 người nam (91,26%), 9 người nữ (8,73%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 1 người (0,9%), từ 30 - 45 tuổi: 37 người (35,92%), từ 46 - 60 tuổi: 65 người (63,1%).
- Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 19 (18,44%); trung học cơ sở: 56 người (54,36%), trung học phổ thông: 28 người (27,18%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 2 người (1,94%); Cao đẳng: 2 người (1,94%), trung cấp: 31 người (30%), sơ cấp: 5 người (4,85%), chưa qua đào tạo: 63 người (61,16%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 6 người (5,82%), trung cấp: 75 người (72,81%), chưa qua đào tạo: 22 người (21,35%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước: 91 người (88,34%); trung cấp: 01 người (0,97%), chưa qua đào tạo: 22 (30,9%).
+ Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân gồm có 149 người, trong đó có 119 người nam (79,86%), 18 người nữ (12%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 4 người (2,68%); từ 30 - 45 tuổi: 70 người (46,97), từ 46 - 60 tuổi: 75 người (50,33%).
- Về trình độ văn hoá: Chưa qua đào tạo: 2 (1,34%); Tiểu học: 22 (14,76%); trung học cơ sở: 100 người (67.11%), trung học phổ thông: 25 người (16,77%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 5 người (3,35%); trung cấp: 51 người (34,22%), sơ cấp 11 người (7,38%), chưa qua đào tạo: 82 người (55%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Bồi dưỡng: 1 (0,67%); Sơ cấp: 17 người (11,40%), trung cấp: 76 người (51%), chưa qua đào tạo: 55 người (36,91%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước: 104 người (69,79%), chưa qua đào tạo: 45 người (30,2%).
Qua số liệu trên cho thấy số cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã ở Điện Biên năm 2880 về cơ cấu nữ đã có tăng đáng kể chiếm 11,37% so với năm 2007 là 3%; số cán bộ chuyên trách chính quyền dộ tuổi còn khá cao, chủ yếu ở độ tuổi từ 46-60; về trình độ chuyên môn số cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo năm 2008 chiếm 64,68% so với năm 2007 là 74,76%; trình độ lí luận chính trị số cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo chiếm 32,46% so với năm 2007 là 32%; về trình độ quản lý nhà nước số cán bộ chưa qua đào tạo năm 2008 chiếm 30,56% so với năm 2007 là 36,21% [xem phụ lục 1.15].
* Nhận xét về chất lượng của cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã tỉnh Điên Biên hiện nay.
Đa số cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã ở Điện Biên là những người ưu tú nhất của Đảng ở chính quyền cơ sở. Hầu hết họ là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có lối sống giản dị, gần gũi nhân dân, am hiểu và gắn bó mật thiết với cơ sở.
Tuy nhiên bên cạnh có những ưu điểm còn có những nhược điểm sau đây:
- Có một số cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã ở Điện Biên có biểu hiện dao động, cơ hội, tham ô, tham dịch, tham nhũng, có những lúc, những nơi còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ, dòng họ.
- Về cơ cấu: Tỷ lệ nữ là quá ít, Chủ tịch Hội đồng nhân dân là nữ 9 người (12,6%); Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 12 người nữ (12,12%); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là 9 người nữ (8,73%); Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là 18 người nữ (12%).
Tỷ lệ cán bộ trẻ từ 30-45 rất ít: Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 18 người (25,3%), Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 35 người (35,35%), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là 37 người (35,92%), Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là 70 người (46,97).
Tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 30 tuổi vô cùng ít: Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân: 2 người (2%); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: 1 người (0,9%); Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân: 4 người (2,68%).
Hạn chế lớn nhất của cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã ở Điện Biên là trình độ:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân chưa được đào tạo gì về chuyên môn 52 (73,23%); chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 22 người (30,9%), chưa học gì về lý luận là 24 người (30,8%),
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có 1 người (1%) chưa học gì về văn hoá; 36 người (36,36%) chưa học lý luận chính trị; 76 người (76,76%) chưa được đào tạo gì về chuyên môn; 30 người (30,30%) chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có 22 người (21,35%) chưa được học lý luận chính trị; 63 người (61,16%) chưa được đào tạo gì về chuyên môn; 11 người (10,6%) chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có : 2 (1,34%) chưa qua đào tạo về trình độ văn hoá; 55 người (36,91%) chưa học gì về lý luận chính trị; 82 người (55%) chưa được đào tạo về chuyên môn; 45 người (30,2%) chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.
Nhìn chung cán chuyên trách chính quyền cấp xã ở Điện Biên hiện nay kiến thức được đào tạo nhiều nhất là lý luận chính trị, kiến thức ít được trang bị nhất là quản lý kinh tế tiếp đến là quản lý nhà nước.
Trình độ của người cán bộ, công chức quyết định năng lực quản lý nhà nước người cán bộ.
Với trình độ của người cán bộ chuyên trách chính quyền cơ sở ở Điện Biên như trên là yếu tố cản trở không nhỏ đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
b) Công chức cấp xã
Công chức cấp xã bao gồm 7 chức danh sau đây: Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội. Chất lượng được biểu hiện cụ thể như sau:
* Trưởng công an:
Trưởng công an xã ở tỉnh Điện Biên bao gồm: 92 người, trong đó 49 người hoạt động kiêm nghiệm, 100% nam.
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 11 người (11,95%), từ 30 - 45 tuổi: 45 người (48,91), từ 46 - 60 tuổi: 36 người (24,16%).
- Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 23 người (25%); trung học cơ sở: 58 người (63%), trung học phổ thông: 11 người (11,95%).
- Về trình độ chuyên môn: trung cấp:18 người (19,56%), sơ cấp: 8 người (8,69%), chứng chỉ: 19 người (20,65%): chưa qua đào tạo: 47 người (51%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 18 người (19,56%), trung cấp: 19 người (20,65%), chưa qua đào tạo: 55 người (59,78%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Bồi dưỡng: 35 người (38%); trung cấp: 4 (4,34%), chưa qua đào tạo: 53 người (57,6%) [xem phụ lục 1.12].
* Chỉ huy trưởng quân sự:
Chỉ huy trưởng quân sự bao gồm: 101 người, trong đó 40 người hoạt động kiêm nhiệm.
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 20 người (19,8%), từ 30 - 45tuổi: 53 người (52,47%), từ 46 - 60 tuổi: 27 người (26,73%), trên 60 tuổi: 1 người (0,99%).
- Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 17 người (16,83%); trung học cơ sở 75 người (74,25%), trung học phổ thông: 9 người (8,9%).
- Về trình độ chuyên môn: Cao đẳng: 3 người (2,97%), trung cấp: 70 người (69,30%), sơ cấp: 1 người (0,99%), chưa qua đào tạo: 27 người (26,73%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Bồi dưỡng: 2 người (1,98%); Sơ cấp: 11 người (10,98%), trung cấp: 22 người (21,78%), chưa qua đào tạo: 66 người (65,34%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 38 người (37,62%), chưa qua đào tạo: 63 người (62,37%) [xem phụ lục 1.12].
* Văn phòng - Thống kê:
Văn phòng - Thống kê bao gồm: 110 người trong đó có 65 người nam (59%), 45 người nữ (40,9%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 79 người (71,8%), từ 30 - 45 tuổi: 20 người (18,1%), từ 46 - 60 tuổi: 11 người (10%).
- Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 1 người (0,9%); trung học cơ sở: 53 người (48,1%), trung học phổ thông: 56 người (50,9%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 2 người (1,8%); cao đẳng: 7 người (6,36%), trung cấp: 96 người (83,63%), chưa qua đào tạo: 5 người (4,54%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 11 người (10%), trung cấp: 2 người (1,8%), chưa qua đào tạo: 97 người (88,1%),
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Bồi dưỡng 36 người (32,72%), chưa qua đào tạo: 74 người (67,27%) [xem phụ lục 1.12].
* Tài chính - Kế toán:
Tài chính - Kế toán bao gồm: 109 người trong đó có 72 người nam (66%), 37 người nữ (33,94%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 57 người (52,29%), từ 30 - 45 tuổi: 36 người (30%), từ 46 - 60 tuổi: 16 người (14,67%).
- Về trình độ văn hoá:Tiểu học: 4 người (3,66%), trung học cơ sở: 44 người (40,36%), trung học phổ thông: 61 người (55,96%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 2 người (1,83%); cao đẳng: 2 người (1,83%), trung cấp: 95 người (87,15%), sơ cấp: 8 người (7,33%), chưa qua đào tạo: 2 người (1,83%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 8 người (7,33%), trung cấp: 6 người (5,5%), chưa qua đào tạo: 95 người (87, 15%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 29 người (26,6%), chưa qua đào tạo: 80 người (73,39%) [xem phụ lục 1.12].
* Địa chính - Xây dựng:
Địa chính - Xây dựng bao gồm: 104 người, 13 người hoạt động kiêm nhiệm, trong số 104 người có 78 người nam (75%), 26 người nữ (25%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 78 người (75%), từ 30 - 45 tuổi: 22 người (21,15%), từ 46 - 60 tuổi: 4 người (3,84%).
- Về trình độ văn hoá: Tiểu hoc: 1 người (0,96%); trung học cơ sở: 64 người (61,53%), trung học phổ thông: 39 người (37,5%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 1 người (0,96%); Cao đẳng: 1 người (1,96%), trung cấp: 102 người (98%)
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 1 người (0,96%), trung cấp: 3 người (2,88%), chưa qua đào tạo: 100 người (96,1%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 23 người (22,1%), chưa qua đào tạo: 81 người (77,88%) [xem phụ lục 1.12].
* Tư pháp - Hộ tịch:
Tư pháp - Hộ tịch bao gồm: 103 người, có13 người hoạt động kiêm nhiệm, trong số 103 người có 72 người nam (69,9%), 31 người nữ (30%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 65 người (63,1%), từ 30- 45 tuổi: 23 người (23,33%), từ 46 - 60 tuổi: 15 người (14,56%).
- Về trình độ văn hoá: trung học cơ sở: 64 người (61,53%), trung học phổ thông: 39 người (37,5%).
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 6 người (5,82%); trung cấp: 93 người (90,29%), sơ cấp: 1 người (0,97%), chưa qua đào tạo: 3 người (2,91%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 6 người (5,82%), trung cấp: 6 người (5,82%), chưa qua đào tạo: 91 người (88,34%)
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 30 người (29,12%), chưa qua đào tạo: 73 người (70,87%) [xem phụ lục 1.12].
* Văn hoá - Xã hội:
Văn hoá - Xã hội bao gồm: 55 người, có 01 người hoạt động kiêm nhiệm, trong số 55 người có 26 người nam (47,27%), 29 người nữ (52,72%).
- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 35 người (63,63%), từ 30 - 45 tuổi: 19 người (34,54%), từ 46 - 60 tuổi: 1 người (1,8%).
- Về trình độ văn hoá: Tiểu học: 3 người (5,45%); trung học cơ sở: 23 người (41,8%), trung học phổ thông: 29 người (52,72%)
- Về trình độ chuyên môn: Đại học: 1 người (1,8%); cao đẳng: 13 người (23,63%), trung cấp: 32 người (58,1%), chưa qua đào tạo: 9 người (16,36%).
- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 1 người (1,8%), trung cấp: 2 người (3,6%), chưa qua đào tạo: 52 người (94,5%).
- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 5 người (9%), chưa qua đào tạo: 50 người (90,9%) [xem phụ lục 1.12].
Qua số liệu cho thấy so với năm 2007 số lượng, chất lượng của công chức chuyên môn cấp xã năm 2008 tăng lên đáng kể. Số lượng công chức chuyên môn năm 2008 tăng 34 người; công chức nữ chiếm 27,15% (năm 2007 là 18,81%).
Độ tuổi: số lượng công chức chuyên môn ngày càng được trẻ hóa, số người dưới 30 tuổi chiếm 51,19% trong khi đó năm 2007 chỉ chiếm 40,78%; số người từ 46-60 ngày ít dần, năm 2008 chỉ chiếm 16, 32% trong khi đó năm 2007 số công chức này vẫn chiếm 21,4%.
Trình độ chuyên môn: số công chức học nâng cao trình độ chuyên môn được trú trọng hơn. Đại học chiếm 1,78% so với năm 2007 là 1,56%; cao đẳng chiếm 3,86% so với năm 2007 là 2,96%; trung cấp chiếm 75% so với năm 2007 là 60,9%; số công chức chưa qua đào tạo năm 2008 chiếm 13,8% so với năm 2007 là 30%.
Trình độ lí luận: năm 2008 số công chức đi đào tạo, bồi dưỡng so với năm 2007 là không tăng, chứng tỏ chỉ tiêu học lí luận chính trị năm 2008 của công chức chuyên môn không được trú trọng.
Trình độ quản lí nhà nước: số công chức chuyên môn học bồi dưỡng ít chỉ chiếm 29% so với năm 2007 là 16,57%.
* Nhận xét về số lượng, chất lượng công chức chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên hiện nay.
- Về số lượng công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên chưa đủ theo định biên, hoạt động kiêm nhiệm đang còn nhiều (thực chất là thiếu người có đủ trình độ, năng lực để bố trí vào công chức); Trưởng công an xã thiếu 14, Chỉ huy trưởng quân sự thiếu 5, Địa chính - Xây dựng thiếu 2, Tư pháp - Hộ tịch thiếu 3, Văn hoá - Xã hội thiếu 51 người.
- Độ tuổi của công chức cấp xã ngày càng được trẻ hoá: Số người trên 55 tuổi ngày càng ít, số người dưới 35 tuổi ngày càng đông.
- Về trình độ của công chức cấp xã: Trình độ văn hoá ngày càng được nâng lên, đa số công chức đã học xong trung học cơ sở và trung học phổ thông; trình độ lý luận chính trị chưa học gì đang còn nhiều: Trưởng công an 55 người (59,78%), Chỉ huy quân sự: 66 người (65,34%), Văn phòng - Thống kê: 97 người (88,1%), Tài chính - Kế toán: 95 người (87, 15%), Địa chính - Xây dựng: 100 người (96,1%), Tư pháp - Hộ tịch: 91 người (88,34%), Văn hoá - Xã hội: 52 người (94,5%).
Công chức cấp xã là người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng điều đáng nói là họ chưa học gì về chuyên môn đang còn nhiều: Trưởng công an xã: 47 người (51%), Chỉ huy quân sự: 27 người (26,73%), Văn phòng - Thống kê: 5 người (4,54%), Tài chính - Kế toán: 2 người (1,83%), Tư pháp - Hộ tịch: 3 người (2,91%), Văn hoá - Xã hội: 9 người (16,36%).
Lĩnh vực kiến thức mà công chức cấp xã thiếu nhiều nhất là quản lý nhà nước: Trưởng công an:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN CHINH THUC 2009-TUYEN.doc
- phu luc.doc