Luận văn Chất lượng cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu, biểu đồ

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP

XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 7

1.1. Tổng quan về chất lượng tín dụng cho vay Doanh nghiệp xây lắp của ngân hàng

thương mại . 7

1.1. 1. Tín dụng cho vay Doanh nghiệp xây lắp của ngân hàng thương mại . 7

1.1.2. Nét đặc thù hoạt động và hình thức cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp . 11

1.1.3. Quy trình cho vay doanh nghiệp xây lắp . 15

1.1.4. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại . 19

1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp

của ngân hàng thương mại . 23

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp xây lắp . 28

1.2.1. Các nhân tố chủ quan . 28

1.2.2. Các nhân tố khách quan . 30

1.3. Tổng quan một số nghiên cứu về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại và đề

xuất mô hình nghiên cứu. 33

1.3.1. Tổng quan một số nghiên cứu về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại . 33

1.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu . 34

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp xây lắp của một số

Ngân hàng ở Việt Nam và bài học đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi

nhánh Quảng Bình . 36

1.4.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong nước. 36

pdf131 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng; hệ số CAR của Ngân hàng theo báo cáo tài chính quốc tế đạt 7,55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53%.  Hoạt động huy động vốn Tổng vốn huy động tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Cụ thể: Năm 2016 tổng vốn huy động là 4.997 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 5.891 tỷ đồng và đến năm 2018 tổng huy động vốn đạt 6.764 tỷ đồng. Năm 2018, cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn có sự biến động tích cực. Nguồn vốn giá rẻ KKH tăng cả về số tuyệt đối (KKH bình quân tăng gần 200 tỷ đồng) lẫn tỷ trọng (từ 9,5% lên 11,2%). Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng và theo loại tiền tệ không có nhiều biến động so với 2017. Huy động vốn dân cư gia tăng ổn định trong giai đoạn 2016 - 2018, đến năm 2018 đạt 5.049 tỷ đồng, tăng trưởng 628 tỷ đồng (14%) so với đầu năm. Cơ cấu huy động vốn dân cư tập trung chủ yếu ở nhóm KHQT (chiếm 56,2% tổng huy động vốn dân cư trong khi số lượng KHQT chỉ chiếm 1% số lượng KHCN). KHTT và khách hàng phổ thông chiếm tỷ trọng lần lượt là 3% và 96% số lượng KHCN nhưng chỉ chiếm 22,4% và 21,4% tổng nguồn vốn huy động dân cư. 47 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % HĐV theo đối tượng KH 4.997 5.891 6.764 894 17,89 873 14,82 - HĐV TCKT 570 768 953 198 34,74 185 24,09 - HĐV cá nhân 3.669 4.421 5.049 752 20,50 628 14,20 - HĐV ĐCTC 759 702 762 -57 -7,51 60 8,55 HĐV theo kỳ hạn 4.997 5.891 6.764 894 17,89 873 14,82 - KKH 562 542 844 -20 -3,56 302 55,72 - Ngắn hạn 2.327 3.122 3.612 795 34,16 490 15,70 - TDH 2.108 2.227 2.308 119 5,65 81 3,64 HĐV theo loại tiền 4.997 5.891 6.764 894 17,89 873 14,82 - VND 4.675 5.632 6.582 957 20,47 950 16,87 - Ngoại tệ quy đổi 322 259 182 -63 -19,57 -77 -29,73 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 – 2018 của BIDV Quảng Bình) Năm 2018 thị trường tiền tệ có nhiều khó khăn, phức tạp và cạnh tranh quyết liệt. Trong năm để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Trong tình hình chung của nền kinh tế, các chỉ tiêu về tăng trưởng tiền gửi, huy động vốn 2018 của BIDV Quảng Bình đều tăng so với 2017. Thêm vào đó, Ngân hàng đã chấp hành nghiêm túc các qui định của Ngân hàng nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nền vốn, đáp ứng các yêu cầu an toàn về thanh khoản theo quy định của NHNN và đáp ứng đủ nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Cụ thể là: - Triển khai các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần - Triển khai ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với một số tập đoàn, tổng 48 công ty lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ - Đa dạng hoá đối tượng khách hàng - Giao quyền chủ động và linh hoạt cho giám đốc chi nhánh trong thực hiện lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn kết hợp với nhiều hình thức khuyến mại cho khách hàng. - Cơ cấu lại mạng lưới theo hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV Quảng Bình trên thị trường tiền tệ.  Hoạt động tín dụng Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình luôn đứng thứ hai trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại địa phương và đã khẳng định vị thế của Ngân hàng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Chi nhánh đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, khai khoángĐồng thời chi nhánh còn thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững. Năm 2018, thực hiện chỉ đạo của hệ thống về thực hiện các chương trình kích cầu của Chính phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, BIDV Quảng Bình tập trung cho vay theo các chương trình hỗ trợ lãi suất, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, thiết yếu của nền kinh tế. - Quy mô dư nợ tín dụng: Đạt 9.107 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2018, đảm bảo kiểm soát tốt giới hạn tín dụng theo kế hoạch. Quy mô tín dụng cuối kỳ giảm 578 tỷ đồng (6%) so với đầu năm, nguyên nhân do trong năm Công ty TNHH MTV Xi măng Sông Gianh thực hiện trả nợ vay trước hạn 1.780 tỷ đồng. Nếu không tính đến khoản này, quy mô tín dụng cuối kỳ tại Chi nhánh thực tế tăng 1.202 tỷ đồng 49 (12%) so với đầu năm, thấp hơn mức tăng trưởng của Hệ thống (17%) và thấp hơn so với mức tăng trưởng của khu vực (14%). Cũng do tác động của việc trả nợ vay trước hạn này, thị phần tín dụng của Chi nhánh trên địa bàn giảm 3,8% so với 2016, xếp thứ 02 trên địa bàn (sau Agribank Quảng Bình). - Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng bám sát định hướng của BIDV: Cơ cấu hoạt động chuyển dịch tích cực theo định hướng gia tăng ở phân khúc khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES). Dư nợ bán lẻ đạt 1.408 tỷ đồng, tăng trưởng 242 tỷ đồng (21%) so với năm 2018. Dư nợ bán lẻ theo kế hoạch (không gồm dư nợ cầm cố, thấu chi cầm cố, thẻ tín dụng) đạt 1.111 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng (17%) so với năm trước. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ tăng từ 12% lên 15,4%, tỷ trọng dư nợ khách hàng SMES tăng từ 31% lên 42,4%., còn tỷ trọng dư nợ khách hàng Doanh nghiệp lớn giảm từ 57% về 42%. - Cơ cấu tín dụng chuyển dịch sang ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay TDH/Tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ TDH/TDN là 35,35% năm 2017, giảm 10% so với 2016. Dư nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2017 đạt 5.887 tỷ đồng, tăng trưởng 601 tỷ đồng (11%) so với năm trước. - Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng so với đầu năm do việc giảm dư nợ và do việc rà soát, định hạng tín dụng khách hàng được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên vẫn được kiểm soát trong giới hạn định hướng của BIDV. - Công tác xử lý nợ xấu đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2018 Chi nhánh thu hồi hơn 01 tỷ đồng nợ hạch toán ngoại bảng và 28,13 tỷ đồng nợ bán VAMC, hoàn thành vượt mức kế hoạch BIDV giao. 50 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDVQuảng Bình giai đoạn 2016 - 2018 T T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ theo kỳ hạn Tỷ đồng 10.063 9.685 9.107 -378 -3,76 - 578 11,37 Dư nợ Ngắn hạn Tỷ đồng 4.737 5.287 5.887 550 11,61 601 -26,80 Dư nợ Trung dài hạn Tỷ đồng 5.449 4.399 3.220 -1050 - 19,27 - 1.179 -5,97 2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ theo đối tượng Tỷ đồng 10.141 9.685 9.107 -456 -4,50 - 578 -9,63 - Dư nợ TCKT (Trong đó:) Tỷ đồng 9.206 8.519 7.699 -687 -7,46 - 820 -30,58 Dư nợ DN lớn Tỷ đồng 7.082 5.516 3.829 -1566 -22,11 - 1.687 28,87 Dư nợ SMEs (bao gồm DNSN) Tỷ đồng 2.238 3.003 3.870 765 34,18 867 20,75 - Dư nợ bán lẻ Tỷ đồng 1.021 1.166 1.408 145 14,20 242 17,07 Dư nợ bán lẻ theo KH Tỷ đồng 771 949 1.111 178 23,09 162 11,37 3 Dư nợ xấu Tỷ đồng 40,01 46,75 91,34 6,74 44,59 4 Dư nợ nhóm 2 Tỷ đồng 18,30 19,80 20,44 1,50 0,64 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 – 2018 của BIDV Quảng Bình) Về hoạt động tín dụng theo ngành nghề: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV Quảng Bình chuyển biến đúng định hướng, một số ngành BIDV Quảng Bình ưu tiên tập trung đầu tư như xi măng, sắt, thép, chế biến nông lâm nghiệp và thủy sản đều có tăng trưởng dư nợ về số tuyệt đối qua các năm. 51 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 số tiền % số tiền % số tiền % Dư nợ 125.596 100 149.419 100 190.701 100 Xây lắp 31.273 24,9 35.263 23,6 41.579 21,7 Bất động sản 7.308 5,8 8.592 5,8 11.042 5,8 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 11.555 9,2 10.907 7,3 14.303 7,5 Công nghiệp chế biến và khai thác 34.925 28 32.118 21,5 41.450 21,7 Nông lâm nghiệp và thủy sản 7.912 6,3 8.965 6 11.088 6 Thương mại và dịch vụ 31.525 25 51.550 34,5 67.587 35,4 Ngành khác 1.098 0,9 2.024 1,4 3.628 1,9 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016-2018 của BIDV Quảng Bình). Ngân hàng đã và đang triển khai thực hiện đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Hiện tại, ngân hàng tập trung và ưu tiên đầu tư cho các ngành sản xuất phân phối điện, than, xi măng, đầu tư nhà ở và đã thực hiện điều chỉnh đầu tư vào các ngành khác như dầu khí, dệt may, xây lắp Về chất lượng tín dụng: Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu 2016 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV Quảng Bình đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): 2018 tổng dư nợ tăng thêm 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,82%, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,1% có tăng nhẹ so với 2017 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi..  Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của 52 ngân hàng hiện đại. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Nỗ lực gia tăng thu dịch vụ ròng, đặc biệt là nguồn thu từ dịch vụ bán lẻ. Tích cực phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, giảm dần tỷ trọng các nguồn thu phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Bảng 2.6: Doanh thu sản phẩm dịch vụ của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Tỷ đồng DÒNG SẢN PHẨM 2016 2017 2018 TH Tỷ trọng (%) TH Tỷ trọng (%) TH Tỷ trọng (%) 1 Thanh toán 6.312 12,2 6.603 14,0 7.907 16,49 2 Kiều hối 372 0,7 409 0,9 386 0,81 3 Ngân quỹ 27 0,1 127 0,3 348 0,73 4 Bảo lãnh 21.279 41,0 27.281 58,0 27.473 57,31 5 Tín dụng 3.502 6,8 376 0,8 197 0,41 6 Tài trợ thương mại 280 0,5 1.562 3,3 2.844 5,93 7 Dịch vụ thẻ 3.180 6,1 4.038 8,6 4.466 9,32 9 Dịch vụ ủy thác 13.411 27,8 3.291 7,0 928 1,94 10 BSMS và NHDT 1.239 2,4 1.947 5,2 1.857 3,87 11 Thu dịch vụ khác 60 0,1 1.418 0,4 1.532 3,20 Tổng Dịch vụ ròng 46.800 100 47.052 100 47.939 100,0 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016-2018 của BIDV Quảng Bình) Tổng dịch vụ ròng tại Chi nhánh tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Tổng dịch vụ ròng đạt 46.800 tỷ đồng năm 2016, sau đó một năm tăng lên 47.052 tỷ đồng và đến năm 2018 tăng lên 47.939 tỷ đồng. Năm 2018, tổng thu dịch vụ ròng đạt 47,39 tỷ đồng, hoàn thành 107% kế hoạch. Dòng phí dịch vụ ủy thác (thu từ hoạt động bán nợ có kỳ hạn) giảm mạnh so với năm ngoái do thay đổi trong cơ chế mua bán nợ (ngừng bán nợ có kỳ hạn, số thu trong năm chủ yếu thu từ các hợp đồng còn số dư từ năm 2016, không phát sinh HĐ bán nợ mới). Nếu không tính đến dòng phí dịch vụ ủy thác, thu dịch vụ ròng của Chi nhánh năm 2018 tăng hơn 3 tỷ đồng (7,4%) so với năm trước. Các dòng dịch vụ truyền thống vẫn duy trì tỷ trọng lớn, dịch vụ bảo lãnh chiếm 57%, dịch vụ thanh toán 16%. Các dòng có mức tăng trưởng lớn: Dịch vụ 53 TTTM đạt 2.844 tỷ đồng, tăng 1.282 tỷ đồng (82%) so với 2017. Dịch vụ thanh toán đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 1.303 tỷ đồng (20%), dịch vụ thẻ đạt 4,5 tỷ, tăng 400 triệu đồng, tương đương 11%. Dòng dịch vụ ngân hàng điện tử chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn và chưa có dấu hiệu tăng trưởng. 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình 2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp xây lắp Trong những năm qua, BIDV Quảng Bình đã chú trọng cho vay đối với các DNXL, trên cơ sở những dự án, những công trình có kế hoạch, có nguồn vốn đã được ghi kế hoạch trong năm như các dự án xây dựng trạm BOT Quảng Bình, BOT Quảng Trị, một số tuyến đường Hồ Chí Minh... của Tập đoàn Trường Thịnh, tập đoàn Sơn Hải, công ty Trường Xuân, công ty Hoàng Huy Toàn,. đã cung ứng vốn kịp thời cho nhu cầu vốn của các DN phục vụ cho quá trình mua sắm nguyên vật liệu đầu tư xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Chi nhánh NHĐT&PT Quảng Bình thực hiện cho vay đối với DNXL như sau: Bảng 2.7: Tình hình cho vay đối với các DNXL tại BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % 1. Tổng DSCV 7.351.188 - 8.300.000 - 9.700.000 - 2. DSCV DNXL 2.352.380 100,0 2.739.000 100,0 3.346.500 100,0 - Ngắn hạn 2.187.670 93,0 2.629.440 96,0 2.744.130 82,0 - TDH 164.710 7,0 109.560 4,0 602.370 18,0 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 - 2018) 54 Đơn vị: Triệu đồng Biểu đồ 2.1: Biểu diễn doanh số cho vay theo kỳ hạn Qua bảng 2.7 ta thấy doanh số cho vay đối với DNXL của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm và tăng lên cùng với sự tăng lên của tổng doanh số cho vay nói chung. Cụ thể: - Năm 2017 doanh số cho vay đối với DNXL là 2.739.000 triệu đồng, tăng 16,44% so với năm 2016. - Năm 2018 doanh số cho vay DNXL tăng lên mạnh đạt 3.346.500 triệu đồng, tăng 22,18% so với năm 2017. Tuy nhiên ta thấy cơ cấu cho vay đối với DNXL theo kỳ hạn của Chi nhánh còn chưa hợp lý. Cho vay trung dài hạn DNXL còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ và nhỏ hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn DNXL. Nguyên nhân của sự biến động không đồng đều này một mặt là do đặc điểm của sản phẩm xây lắp, quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn khác nhau đòi hỏi phải sử dụng vốn lưu động để đáp ứng quá trình thi công mà không gây tồn đọng nợ cho các DNXL; mặt khác là do tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn của Chi nhánh trong những năm qua có nhiều biến động tăng giảm không đồng đều do ảnh hưởng của việc chia tách tỉnh nên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn. Bên cạnh đó khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là một số ban quản lý dự án, các đơn vị xây lắp. Nguồn tiền gửi của các đơn vị này biến đổi theo chu kỳ, thường tăng đột biến vào thời điểm đầu và giảm thấp ở các 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2016 2017 2018 55 tháng cuối năm do nhu cầu thanh toán và trả nợ vay. Doanh số cho vay đối với các DNXL chiếm tỷ trọng lớn, thường là từ 33%-36% trong tổng doanh số cho vay nói chung. Và đang có xu hướng tăng lên qua các năm. 2.2.2.Tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp xây lắp Công tác thu nợ là một trong những hoạt động trọng tâm không chỉ đối với NHĐT&PT Quảng Bình nói riêng mà còn đối với toàn bộ hệ thống NHTM, vì chỉ khi thu được nợ thì mới có nguồn vốn tiếp tục cho vay và tiếp tục nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm vừa qua NHĐT&PT Quảng Bình có công tác thu nợ đối với DNXL như sau: Bảng 2.8: Tình hình thu nợ đối với DNXL tại BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % 1. Tổng DSTN 5.807.439 - 7.221.000 - 9.797.000 - 2. DSTN DNXL 1.858.380 100,0 2.382.930 100,0 3.379.965 100,0 - Ngắn hạn 1.672.542 90,0 2.216.125 93,0 3.008.169 89,0 - TDH 185.838 10,0 166.805 7,0 371.796 11,0 3. DSCV DNXL 2.352.380 - 2.739.000 - 3.346.500 - 4. Thu nợ/Cho vay 0,79 - 0,87 - 1,01 - (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016-2018 của BIDV Quảng Bình) Đơn vị: Triệu đồng 56 Biểu đồ 2.2: Biểu diễn doanh số thu nợ theo kỳ hạn Tỷ số giữa doanh số thu nợ và cho vay nói lên mức độ cân bằng trong các nguồn thu chi của hoạt động tín dụng trong năm và tương quan thu nợ trong một thời gian nhất định. Nếu tỷ lệ này quá thấp dẫn đến rủi ro thanh khoản, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao thì rất có thể hoạt động tín dụng có chiều hướng bị thu hẹp. Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy tỷ lệ doanh số thu nợ và doanh số cho vay DNXL trong 2 năm 2016 và 2017 là tương đối tốt. Tuy nhiên năm 2018 tỷ lệ này là tương đối cao. Điều này sẽ gây ra những bất lợi cho Chi nhánh, bởi doanh số thu nợ thì cao nhưng doanh số cho vay lại thấp hơn, đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp khắc phục nếu không sẽ dẫn đến hoạt động tín dụng sẽ bị thu hẹp. Mặc dù đạt kết quả như trên nhưng nhìn chung việc thu nợ đối với DNXL gặp rất nhiều khó khăn do các dự án mà các DNXL thực hiên hầu hết là những dự án của Bộ, ngành Trung ương, địa phương nên nguồn vốn thanh toán chậm dẫn đến nợ quá hạn phát sinh nhanh. Nhiều dự án do Trung ương chỉ định ngân hàng cho vay vốn nên việc thu hồi nợ vay gặp rất nhiều khó khăn do các chủ đầu tư còn quá lệ thuộc và Nhà nước, chậm trễ việc trả nợ ngân hàng... 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 57 2.2.3. Tình trạng nợ quá hạn của DNXL tại BIDV Quảng Bình Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL ở BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Dư nợ quá hạn chung 1.210 1.788 4.026 2 Tỷ lệ nợ quá hạn chung (%) 1,0 1,19 2,1 3 Dư nợ quá hạn của DNXL 1.219 1.587 1.830 4 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL(%) 2,9 3,5 3,4 (Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV Quảng Bìnhgiai đoạn 2016-2018) Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNXL luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của ngân hàng. Điều này cho thấy cho vay DNXL là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về mặt tuyệt đối, dư nợ quá hạn của DNXL liên tục tăng qua các năm, một số DN có số nợ quá hạn lớn có thể kể đến là các đơn vị thành viên Tổng Công ty xây dựng Miền Trung, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến tình hình tài chính của các DNXL ngày càng khó khăn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, nhiều công trình thi công hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn thanh toán nên khách hàng không có nguồn trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra việc các chi nhánh không chấp hành nghiêm túc các văn bản, quy chế, quy trình của ngành, của BIDV, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát trong các khâu trước, trong và sau cho vay DNXL cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngày càng gia tăng: ví dụ Chi nhánh Quảng Bình cho vay công ty A có trụ sở tại Quảng Trị để thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh khác: trong lúc Công ty đang có dư nợ quá hạn khó đòi tại chi nhánh Quảng Bình nhưng vẫn được Chi nhánh Quảng Bình cho vay dự án đầu tư trung dài hạn, chi nhánh đã cho vay trước khi được TW phê duyệt. Ngoài ra cho vay chuyển vào tài khoản tiền gửi để công ty sử dụng, việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu cần quan tâm. Dư nợ của công ty tại Chi nhánh Quảng Bình đến tháng 31/12/2018 là trên 40 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là trên 31 tỷ đồng được đánh 58 giá là khó có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, tính về tỷ lệ tương đối, tốc độ gia tăng nợ quá hạn đối với DNXL vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay DNXL thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNXL trong năm 2018 giảm so với năm 2017. Điều này một phần do trong năm 2018, thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, nhiều công trình, dự án sử dụng từ nguồn ngân sách đã được khởi công xây dựng đã tạo nhiều cơ hội, công ăn việc làm cho các DNXL, đồng thời nguồn vốn tạm ứng, thanh toán của các công trình xây lắp cũng kịp thời hơn. Bảng 2.10: Phân loại Nợ quá hạn của DNXL tại BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016– 2018 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % NQH của DNXL 1.219 100 1.587 100 1.830 100 - NQH đến 180 ngày 695 57 0 0 256 14 - NQH từ 181-360 ngày 110 9 95 6 348 19 - NQH trên 360 ngày 414 34 1492 94 1244 68 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016-2018 của BIDV Quảng Bình) Theo cơ cấu thời gian, Nợ quá hạn của BIDV Quảng Bình được chia thành nợ quá hạn đến 180 ngày, nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày. Đối với những khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày, khả năng thu hồi là cao nếu Ngân hàng theo dõi sát dòng tiền của DN. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn của DNXL trên 360 ngày, đây chủ yếu là những khoản nợ do năm trước chuyển sang, gây nguy cơ rủi ro mất vốn cao. 59 2.2.4. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 2.11: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng DNXL tại BIDV Quảng Bình giai đoạn từ năm 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm DPRRTD đã trích trong kỳ Dư nợ Tỷ lệ dự phòng RRTD đã trích (%) 2016 43,41 2.087 2,08 2017 71,63 2.643 2,71 2018 84,46 3.390 2,49 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016-2018 của BIDV Quảng Bình) Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng DNXL vẫn phát sinh tăng hàng năm tại BIDV Quảng Bình, chi phí dự phòng năm 2016 là 43,41 tỷ đồng, năm 2017 là 71,63 tỷ đồng và đến năm 2018 là 84,46 tỷ đồng. BIDV Quảng Bình vẫn còn những khoản nợ không thu được nợ, có khả năng phải xóa nợ Do đó, để hạn chế mức thấp nhất các khoản nợ không thể thu được nợ và giảm thiểu việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ, thì cùng với việc quan tâm và xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đối với khách hàng DNXL, việc quan trọng mà BIDV Quảng Bình cần làm trong thời gian tới là phải nâng cao công tác thẩm định cho vay, đảm bảo việc xét duyệt cho vay phải chính xác, kịp thời. Qua đó, giảm thiểu tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tới mức thấp nhất và chỉ chấp nhận xoá nợ đối với những khoản nợ không thể xử lý, thu hồi được. 2.2.5. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. 60 Bảng 2.12: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của các DNXL tại BIDV Quảng Bình giai đoạn từ 2016 - 2018 Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 Tổng dư nợ DNXL Tỷ đồng 2.087 2.643 3.390 Vốn huy động DNXL Tỷ đồng 652 777 1.211 Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 3,2 3,4 2,8 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016-2018 của BIDV Quảng Bình) Qua 3 năm từ 2016 – 2018 ta thấy tình hình huy động vốn DNXL tại BIDV Quảng Bình khá hiệu quả được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động từ DNXL vào dư nợ. Năm 2016 bình quân 3,2 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2017 có giảm thấp hơn nhưng giảm không nhiều bình quân 3,4 đồng dư nợ sẽ có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2018 công tác huy động vốn đạt hiệu quả nhất, bình quân 2,8 đồng dư nợ thì có 1 đồng huy động vốn trong đó. 2.2.6. Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.13: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng và doanh số thu nợ trên doanh số cho vay của các DNXL tại BIDV Quảng Bình giai đoạn từ 2016 - 2018 Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 Dư nợ đầu kỳ Tỷ đồng 1.683 2.087 2.643 Dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 2.087 2.643 3.390 Dư nợ bình quân Tỷ đồng 1.885 2.365 3.017 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 1.858 2.383 3.380 Doanh số cho vay Tỷ đồng 2.352 2.739 3.347 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,99 1,01 1,12 Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay % 79 87 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016-2018 của BIDV Quảng Bình) 61 Vòng quay vốn tín dụng của DNXL tại BIDV Quảng Bình trong những năm qua có sự biến động tăng dần qua các năm, năm 2016 đạt 0,99 vòng; năm 2017 đạt 1,01 vòng, tăng 0,02 vòng so với năm 2016; đến năm 2018 tăng lên 1,12 vòng, tăng 0,11 vòng so với năm 2017. Có sự thay đổi này là do từ năm 2016 – 2018 doanh số thu nợ tăng nhiều hơn dư nợ bình quân, doanh số thu nợ năm 2017 tăng 525 tỷ đồng so với năm 2016, doanh số thu nợ năm 2018 tăng 997 tỷ so với năm 2017. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của DNXL tại BIDV Quảng Bình khá tốt. 2.2.7. Lợi nhuận cho vay doanh nghiệp xây lắp Bảng 2.14: Lợi nhuận cho vay doanh nghiệp xây lắp của ngân hàng BIDV – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018  Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % Lợi nhuận cho vay DNXL 367 474 683 117 31,88 209 43,18 Tổng lợi nhuận 1.531 1.979 2.817 448 29,26 838 42,34 Tỷ trọng 23,97 24,46 24,60 (Nguồn: Báo cáo thườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cho_vay_doanh_nghiep_xay_lap_tai_ngan_ha.pdf
Tài liệu liên quan