Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LưỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI 8
1.1. Cho vay và vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 8
1.1.1. Cho vay của Ngân hàng thương mại 8
1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay 9
1.2. Cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1. Ảnh hưởng của doanh nghiệp đến hoạt động cho vay của Ngân
hàng thương mại 11
1.2.2. Các hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
thương mại 13
1.3. Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
thương mại và các nhân tố ảnh hưởng 16
1.3.1. Quan niệm về chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại 16
1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của Ngân hàng thương mại 17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng doanh
nghiệp của Ngân hàng thương mại 21
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LưỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THưƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 29
2.1. Vài nét khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 30
2.1.3. Thực trạng hoạt động và kết quả kinh doanh 31
2.2. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm 36
2.2.1. Thực trạng chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Hoàn Kiếm 36
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp ở ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh hoàn kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp cho vay không có TSĐB đang có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong cơ cấu tín dụng của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm. Đồng
nghĩa với tỷ trọng dư nợ có TSĐB có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm
2014 tỷ lệ dư nợ Không có TSĐB trên tổng dư nợ là 17,42% nhưng đến năm 2015
tỷ lệ này đã tăng lên 21,13% và đến năm 2016 tăng tới 31,51%. Điều này cho thấy
sự thay đổi trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh có xu hướng cởi
mở hơn trong cho vay bằng tiêu chí khách hàng không có TSĐB hoặc sử dụng biện
pháp bảo đảm bổ sung.
2.1.3.3. Hoạt động khác
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Chi nhánh còn có
một nguồn thu lớn từ dịch vụ.
Cụ thể các khoản mục thu phí dịch vụ như sau:
Bảng 2.3: Tình hình thu dịch vụ của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai
đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Triệu đồng, %
CHỈ TIÊU
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2015
so với
Năm
2014
Năm
2016
so với
Năm
2015
Thu phí Tiền tệ kho quỹ 891 877 801 -14 -76
Thu phí Tín dụng và dịch vụ khác 602 649 897 47 248
Thu phí từ dịch vụ Tài trợ thương mại 523 637 925 114 288
Thu phí từ dịch vụ Thanh toán chuyển tiền 1.597 2.178 2.983 581 805
Thu phí từ dịch vụ hoạt động Thẻ 612 711 1.880 99 1.169
Thu dịch vụ ròng 4.225 5.053 7.486 828 2.433
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2014 - 2016)
36
Nhìn chung chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đều tăng qua 3 năm, trong
đó Thanh toán chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014, thu dịch vụ ròng đạt
4.225 triệu đồng, đạt 63,06% so với kế hoạch được giao; năm 2015, thu dịch vụ
ròng tăng 19,61% so với năm 2014, chỉ đạt 43,94% kế hoạch được giao; năm 2016
thu dịch vụ ròng đạt 7.486 triệu đồng, tăng 48,14% so với năm 2015, và đạt 84,11%
kế hoạch được giao.
Năm 2016 do phát triển được thêm khách hàng mới, đặc biệt là KHDN FDI có
mở thẻ trả lương cho cán bộ công nhân viên với số lượng khá lớn nên thu phí từ
hoạt động thẻ tăng mạnh so với 2 năm trước.
Thu phí Tiền tệ kho quỹ có xu hướng giảm qua các năm do xu hướng giao
dịch của Khách hàng đang dần thay đổi thói quen giao dịch bằng tiền mặt sang hình
thức giao dịch chuyển khoản qua Ngân hàng, điều này cũng là phù hợp với xu
hướng phát triển của thị trường tài chính và dần hiện đại hóa.
Ngoài ra, thu phí từ các hoạt động khác đều có xu hướng tăng cho thấy hoạt
động dịch vụ của Chi nhánh đang phát triển khá tốt.
2.2. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thƣơng mại
Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Thực trạng chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Các văn bản áp dụng
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm là một chi
nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động tín dụng cũng như
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm phải chủ động
tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ
để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay
VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm đang áp dụng một số các văn bản nghiệp vụ tín
dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp sau:
37
- Quyết định số 699/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 02/07/2014 và các văn
bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc Ban
hành Quy định cấp và quản lý giới hạn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam.
- Quyết định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010 và các văn bản sửa
đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc Ban hành Quy
định cho vay đối với các tỏ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam.
- Quyết định số 588/2016/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 16/04/2016 của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam về việc Ban hành Quy trình cấp tín dụng Khách hàng
doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Quyết định số 680/2016/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 15/04/2016 của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc Ban hành Quy trình nhận bảo đảm cấp
tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Công văn số 2395/TGĐ-NHCT9 ngày 09/03/2016 của Tổng giám đốc Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc Định hướng tín dụng năm 2016.
- Cùng các văn bản khác có liên quan.
Theo các quyết định này, giới hạn tín dụng tối đa được cấp đối với một khách
hàng không vượt quá tích số giữa vốn chủ sở hữu tại thời điểm cấp GHTD với hệ số
được xác định cho từng hạng khách hàng như sau:
HẠNG KHÁCH HÀNG TỪ A TRỞ LÊN BBB, BB
1. KHÁCH HÀNG CÓ VĐL TRÊN 50 TỶ ĐỒNG
Hệ số đối với cấp tín dụng có bảo đảm 6 lần 5 lần
Hệ số đối với cấp tín dụng không có bảo đảm 5 lần 4 lần
2. KHÁCH HÀNG CÓ VĐL TỪ 50 TỶ ĐỒNG TRỞ XUỐNG
Hệ số đối với cấp tín dụng có bảo đảm 7 lần 6 lần
Hệ số đối với cấp tín dụng không có bảo đảm 5 lần 4 lần
Tương tự như vậy thì tổng giới hạn đối với một nhóm khách hàng liên quan
không vượt quá tích số giữa vốn chủ sở hữu của công ty mẹ tại thời điểm cấp
GHTD với hệ số được xác định cho từng hạng của công ty mẹ như sau:
38
HẠNG CÔNG TY MẸ AAA AA, A BBB, BB
Hệ số theo hạng 10 lần 8 lần 7 lần
Đối với khách hàng/ nhóm khách hàng xếp hạng từ B trở xuống cảu kỳ chấm
điểm gần nhất, GHTD tối đa được xác định bằng tổng dư nợ tại thời điểm hêt
GHTD đã cấp, đồng thời có lộ trình giảm dần và thu hết nợ trong thời gian tối đa
không quá 2 năm kể từ khi cấp lại GHTD.
Trường hợp xét thấy có thể xác định giới hạn tín dụng lớn hơn mức thẩm
quyền, Chi nhánh chuyển hồ sơ trình Trụ sở chính phê duyệt, trong đó có ý kiến của
Chi nhánh sau khi thẩm định về tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của
khách hàng
Cùng với đó là VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm thực hiện tìm kiếm, tiếp thị
và thẩm định cho vay theo quy trình quy định cũng như định hướng tín dụng của
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ.
2.2.2 Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Hiện nay, VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm đang thực hiện cho vay theo quy
trình tín dụng được quy định tại Quyết định số 588/2016/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày
16/04/2016 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc Ban hành Quy
trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam. Cụ thể quy trình này như sau:
a. Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
Đây là bước mà các cán bộ QHKH thực hiện tìm kiếm, tiếp cận khách hàng và
tiếp nhận nhu cầu, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
* Đối với hồ sơ pháp lý
Hồ sơ tư cách pháp lý của khách hàng:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
- Quyết định thành lập
39
Hồ sơ pháp lý xác định thẩm quyền quyết định giao dịch tín dụng và giao
dịch bảo đảm của khách hàng:
- Điều lệ công ty
- Văn bản xác định thẩm quyền quyết định giao dịch tín dụng, giao dịch bảo
đảm (trong trường hợp Điều lệ không quy định)
- Văn bản/tài liệu hợp lệ xác định thành viên HĐQT/HĐTV/Ban quản trị HTX
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của khách hàng phê
duyệt: Kế hoạch SXKD, Giao dịch tín dụng, Bảo đảm tiền vay (Nghị quyết, Biên
bản họp )
Hồ sơ pháp lý xác định tư cách pháp lý của Người đại diện:
- Văn bản/tài liệu hợp pháp xác định người đại diện theo pháp luật
- Văn bản ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật cho Người đại diện ký
kết các giao dịch với Ngân hàng (nếu Người đại diện ký kết không phải là Người
đại diện theo pháp luật).
- Quyết định bổ nhiệm: Giám đốc, Kế toán trưởng
- Chứng minh nhân dân/ công an/ quân đội/ hộ chiếu của Người đại diện theo
pháp luật, Người đại diện ký kết, Kế toán trưởng.
- Thông báo mẫu chữ ký của người có liên quan tới giao dịch Ngân hàng:
Người đại diện theo pháp luật, Người đại diện ký kết, Kế toán trưởng
- Các văn bản khác theo quy định của Ngân hàng.
* Đối với hồ sơ đề nghị vay:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Báo cáo tài chính (2 năm gần nhất) và Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất
(không quá 4 tháng tính đến thời điểm thẩm định) : Báo cáo kết quả hoạt động
SXKD, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC
- Bảng kê chi tiết số dư tín dụng tại các TCTD đến thời điểm vay vốn (nếu có)
- Hợp đồng kinh tế/ Hợp đồng liên doanh
- Kế hoạch SXKD, Kế hoạch tài chính (nếu có)
- Phương án vay vốn/Dự án đầu tư
40
- Các hồ sơ liên quan khác
b. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Cán bộ QHKH và Trưởng/ Phó phòng kiểm tra tống thể hồ sơ khách hàng
cung cấp, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trung thực; Kết hợp thẩm định thực tế
khách hàng, tra cứu thông tin CIC và xác định khách hàng có thuộc nhóm đối tượng
hạn chế/ hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hướng tín dụng của NHCT
trong từng thời kỳ hay không.
Toàn bộ thông tin này, cán bộ QHKH cung cấp cùng hồ sơ cho CBTĐ.
c. Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng
CBTĐ thẩm định chi tiết khách hàng về: tư cách, tổ chức bộ máy, cập nhật
thông tin thay đổi về pháp lý, tình hình quan hệ tín dụng, năng lực SXKD và năng
lực tài chính. Đồng thời rà soát khách hàng có thuộc nhóm khách hàng liên quan để
thực hiện cấp GHTD chung cho nhóm.
CBTĐ thẩm định kế hoạch SXKD, phương án/ dự án/ đề nghị cấp tín dụng của
khách hàng. Trong quá trình thẩm định, CBTĐ phối hợp cùng CB QHKH làm rõ và
bổ sung thông tin chưa thu thập đầy đủ, có thế trực tiếp đi thực tế khách hàng; cùng
đánh giá lợi ích, rủi ro khách hàng mang lại, đưa ra đề xuất cấp tín dụng/ từ chối cấp
tín dụng.
CBTĐ lập Tờ trình thẩm định và quyết định tín dụng, chuyển CB QHKH kiểm
soát nội dung tờ trình và cùng ký đề xuất quyết định tín dụng, chuyển Trưởng/ Phó
phòng kiểm soát. Trưởng/ Phó phòng tiến hành kiểm tra, trao đổi, thẩm định hồ sơ
và đưa ra đề xuất, chịu trách nhiệm về kết quả rà soát.
d. Quyết định cấp tín dụng
Giám đốc/ Phó Giám đốc chi nhánh tiếp nhận hồ sơ, xem xét và chịu trách
nhiệm về quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, được quyền trả lại hồ sơ và
yêu cầu thẩm định lại/ hoặc từ chối cấp tín dụng. Với hồ sơ vượt thẩm quyền chi
nhánh, chi nhánh trình hồ sơ lên Trụ sở chính.
Khi có thông báo phê duyệt của Trụ sở chính (với hồ sơ vượt thẩm quyền chi
nhánh ) hoặc quyết định cấp tín dụng của Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh (với hồ sơ
thuộc thẩm quyền chi nhánh), thông tin và hồ sơ được chuyển lại phòng ban liên quan.
41
e. Thông báo tín dụng, Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và Soạn thảo, ký kết hợp đồng
CB QHKH thông báo kết quả chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận tín dụng đến
khách hàng và bằng văn bản (nếu cần) thể hiện rõ nội dung cần thông báo.
Các bộ phận liên quan thực hiện thủ tục nhận bảo đảm theo quy trình nhận bảo
đảm cấp tín dụng hiện hành.
Bộ phận HTTD tại Chi nhánh tiến hành soạn thảo Hợp đồng tín dụng theo nội
dung phê duyệt cấp tín dụng, chuyển phòng ban liên quan cùng Giám đốc/ Phó
Giám đốc chi nhánh và khách hàng để kiểm soát nội dung và ký Hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng phải được ký bởi Người đại diện theo pháp luật/ Người có thẩm
quyền ký kết của khách hàng.
f. Bàn giao hồ sơ tín dụng, Giải ngân theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết
Toàn bộ hồ sơ tín dụng sau khi có phê duyệt và ký kết đầy đủ sẽ được CBTĐ
lập phiếu và bàn giao sang bộ phận HTTD tại chi nhánh.
CB QHKH có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề suất giải ngân từ khách hàng, kiểm
tra mục đích, điều kiện giải ngân của khách hàng, kiểm tra hạn mức còn lại, kiểm
tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân, chuyển CBTĐ nhập dữ liệu đề xuất
giải ngân vào hệ thống VCOM và chuyển sang Phòng HTTD tại chi nhánh.
Phòng HTTD tại chi nhánh tiếp nhận đề xuất, rà soát hồ sơ giải ngân đảm bảo
tuân thủ đúng phê duyệt tín dụng và quy định của NHCT, thực hiện tác nghiệp trên
hệ thống INCAS và VCOM, chuyển hồ sơ sau khi rà soát trình ký Giám đốc/ Phó
Giám đốc và bộ phận Kế toán để thực hiện hạch toán giải ngân.
g. Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ
Kiểm tra, giám sát tín dụng là một bước hậu giải ngân nhưng đóng vai trò
quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, giúp đảm bảo công tác quản lý rủi ro tín
dụng hiệu quả, giúp kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản
nợ vay có dấu hiệu xấu, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và các
thiệt hại có thể xảy ra.
Đến hàng kỳ, CB QHKH có trách nhiệm thực hiện theo dõi, đôn đốc khách
hàng thực hiện trả nợ gốc - lãi đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng không trả
42
nợ đúng hạn sau khi đã được thông báo, đôn đốc, Ngân hàng tiến hành thay đổi các
chính sách khách hàng đang áp dụng như: ngừng ưu đãi, ngừng cho vay mới, bổ
sung thêm TSĐB,; thực hiện trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ
hoặc tiến hành phát mại TSĐB để thu hồi nợ
h. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Ngân hàng thực hiện giao trả TSĐB cho khách hàng; soạn thảo Biên bản
thanh lý hợp đồng (nếu Hợp đồng tín dụng có thỏa thuận phải thanh lý hợp đồng),
hai bên cùng ký Biên bản và lưu hồ sơ.
2.2.3 Kết quả cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.3.1 . Doanh số cho vay và dư nợ cho vay Khách hàng Doanh nghiệp
Bảng 2.4: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: t đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tổng doanh số cho
vay
1.482 4.014 5.156 2.532 170,85 1.142 28,45
Doanh số cho vay
KHDN
1.062 2.883 3.955 1.821 171,47 1.072 37,18
Tỷ trọng 71,66 71,82 76,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2014 - 2016)
Qua bảng trên cho thấy: doanh số cho vay đối với KHDN tăng trong hai năm
2015 và 2016, đặc biệt ở năm 2015. Điều này cho thấy nhu cầu vốn và khả năng tiếp
43
cận vốn của Doanh nghiệp tăng mạnh để tiếp tục phục hồi sản xuất kinh doanh sau giai
đoạn khủng hoảng. Bên cạnh đó, cũng thể hiện nỗ lực của VietinBank Chi nhánh Hoàn
Kiếm trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và không ngừng phát
triển khách hàng mới để mở rộng doanh số cho vay Khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: T đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Năm 2015
so với
Năm 2014
Năm 2016
so với
Năm 2015
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
KHDN siêu vi mô 221 15,40 237 16,31 248 11,51 16 7,24 11 4,44
KHDN VVN 621 43,28 576 39,64 771 35,78 -45 -7,25 195 25,29
KHDN lớn 219 15,26 196 13,49 167 7,75 -23 -10,5 -29
-
17,37
KHDN FDI - - 2 0,14 304 14,11 2 - 302 99,34
Dƣ nợ KHDN 1.061 73,94 1.011 69,58 1.490 69,14 -50 -4,71 479 47,38
Tổng dƣ nợ 1.435 1.453 2.155 18 1,25 702 48,31
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm
giai đoạn 2014 - 2016
Cụ thể, dư nợ cho vay trong giai đoạn 2014 - 2016 có xu hướng tăng, đặc biệt
là sự gia tăng mạnh trong năm 2016, khi tổng dư nợ cho vay đạt 2.155 tỷ đồng, tăng
48,31% so với năm trước; trong đó phải kể đến sự gia tăng cho vay đối với KHDN.
Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN trong tổng dư nợ giảm trong 3 năm qua nhưng
lại có sự tăng mạnh về mặt giá trị dư nợ. Về mặt giá trị tuyệt đối, dư nợ đối với KHDN
năm 2015 giảm 50 tỷ đồng (tương ứng với 4,71%) so với năm 2014; năm 2016, dư nợ
ở khu vực này đạt 1.490 tỷ đồng, tăng 479 tỷ đồng (tương ứng với 47,38%).
44
Dư nợ tín dụng đối với KHDN siêu vi mô năm 2015 đạt 237 tỷ đồng, tăng 16
tỷ đồng (tương ứng tăng 7,24%) so với năm 2014, năm 2016 tăng 11 tỷ đồng (tương
ứng tăng 4,44%) so với năm trước. Đối với nhóm Khách hàng này dư nợ chỉ tăng
nhẹ qua các năm do số lượng khách hàng mới ít và quy mô vốn nhỏ nên dư nợ gia
tăng không lớn như các nhóm khách hàng khác.
Dư nợ tín dụng đối với KHDN Vừa Và Nhỏ năm 2015 đạt 576 tỷ đồng, giảm
45 tỷ đồng (7,25%) so với năm 2014; năm 2016 tăng 195 tỷ đồng tương đương với
25,29% so với năm 2015, đạt 771 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đối với KHDN lớn giảm qua các năm. Năm 2015 đạt 219 tỷ
đồng, giảm 23 tỷ đồng (10,50%) so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục giảm 29 tỷ
đồng (17,37%) so với năm 2015 về mức dư nợ 167 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đối với KHDN FDI tăng và tăng mạnh ở năm 2016. Trong 2
năm, dư nợ cho vay với nhóm KHDN FDI tăng mạnh từ 2 tỷ đồng lên 304 tỷ đồng
ở năm 2016. Đó là do có một số khách hàng mới trong năm 2016 thuộc nhóm khách
hàng này.
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng KHDN VVN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên đang có xu hướng giảm, trong khi đó cơ cấu tín
dụng Khách hàng cá nhân và KHDN FDI đang có xu hướng tăng, cụ thể: năm
2014 cơ cấu tín dụng của Khách hàng Cá nhân là 26,06% trên tổng dư nợ, nhưng
đã tăng lên 30,42% năm 2015 và 30,86% năm 2016; cơ cấu tín dụng của KHDN
FDI là 0% trên tổng dư nợ cho vay năm 2014, và đã tăng nhẹ lên 0,14% năm 2015
và 14,11% năm 2016.
Với sự gia tăng mạnh của dư nợ cho vay KHDN trong năm 2016 và thời gian
gần đây cho thấy tầm quan trọng của KHDN trong cơ cấu tín dụng của VietinBank
Chi nhánh Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, sự gia tăng này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng
nếu Chi nhánh không thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trong công tác quản lý rủi ro từ
khâu thẩm định cho vay đến các khâu giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các
cam kết trong hợp đồng của Doanh nghiệp.
45
2.2.3.2 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn khoản vay
Bảng 2.6: Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
theo kỳ hạn khoản vay
Đơn vị: t đồng , %
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Dư nợ ngắn hạn 899 84,73 758 74,98 1.163 78,05
Dư nợ trung - dài hạn 162 15,27 253 25,02 327 21,95
Tổng dƣ nợ 1.061 100 1.011 100 1.490 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2014 - 2016)
Qua những số liệu ở bảng trên ta có thể thấy rằng VietinBank Chi nhánh Hoàn
Kiếm chủ yếu cho vay vốn ngắn hạn đối với các Doanh nghiệp, chiếm khoảng từ
78% đến 85% trong tổng dư nợ cho vay Khách hàng Doanh nghiệp. Tỷ lệ này có sự
thay đổi trong 3 năm qua, mặc dù dư nợ ở các kỳ hạn cho vay đều tăng tuy nhiên
tốc độ tăng có sự khác biệt so với cơ cấu cũ nên tỷ trọng của từng kỳ hạn cũng có sự
thay đổi trong tổng thể dư nợ của Chi nhánh. Dư nợ (cũng như tỷ trọng) cho vay
trung - dài hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng. Với tình hình các Doanh nghiệp
ngày càng củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường, cùng với chiều hướng khả
quan của lãi suất, lạm phát nói riêng và nền kinh tế nói chung, trong thời gian tới,
Chi nhánh vẫn nên tiếp tục mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với các Khách
hàng Doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận, đặc biệt đối với những Doanh nghiệp có
uy tín, và quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng.
2.2.3.3 Số lượng doanh nghiệp vay vốn
Theo thống kê từ bảng tổng hợp dư nợ tại VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm
vào thời điểm 31/12/2016, số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi
nhánh là 280 tăng 1,45% so với năm 2015. Trong đó, cơ cấu Khách hàng Doanh
46
nghiệp vừa và nhỏ chiếm 64,64% còn lại còn lại là các KHDN khác. Cơ cấu này
trong năm 2015 là 63,41% và năm 2014 là 66,55%. Cơ cấu này cho thấy sự dịch
chuyển trong cơ cấu đối tượng cho vay KHDN của Chi nhánh là tương đối ổn định
và đối tượng khách hàng chủ yếu là KHDN vừa và nhỏ.
Bảng 2.7: Số lƣợng doanh nghiệp vay vốn của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm
Đơn vị: Doanh nghiệp, %
CHỈ TIÊU
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
Số
lƣợng
Tỷ
trọng
KHDN siêu vi mô 86 30,28 93 33,70 89 31,79
KHDN Vừa và Nhỏ 189 66,55 175 63,41 181 64,64
KHDN lớn 8 2,82 6 2,17 4 1,43
KHDN FDI 1 0,35 2 0,72 6 2,14
Tổng KHDN 284 100,00 276 100,00 280 100,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2014 - 2016)
Số lượng khách hàng doanh nghiệp của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm
tương đối ổn định trong 3 năm qua. Điều này cho thấy bên cạnh sự nỗ lực của cán
bộ Chi nhánh trong việc mở rộng khách hàng mới thì vẫn có một lượng không nhỏ
khách hàng cũ mất đi trong các kỳ. Số lượng Doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng
lân cận đang có xu hướng thu hẹp, lượng các NHTM ngày càng gia tăng và cạnh
tranh khốc liệt. Vì vậy trong thời gian tới VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm cần
mở rộng cho vay đối với KHDN hơn nữa và cần có chính sách giữ chân khách hàng
cũ uy tín nhằm khai thác được tối đa tiềm năng của KHDN.
2.3. Chất lƣợng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.3.1. Thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành và tài sản đảm bảo
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế
Đa phần các KHDN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là các Doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực Xây dựng xây lắp và Công nghiệp chế biến - chế tạo. Cụ thể, các đối
47
tượng khách hàng chiếm dư nợ lớn của Chi nhánh là các Doanh nghiệp chuyên về
Sản xuất sản phẩm công nghiệp và Thi công xây dựng công trình. Đặc điểm của các
Doanh nghiệp này là có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, nguồn thu tương đối ổn định,
do vậy vòng quay vốn dài, có cả nhu cầu vốn ngắn hạn để quay vòng sản xuất và vay
vốn dài hạn để đầu tư. Cụ thể, trong giai đoạn 2014-2016, cơ cấu ngành nghề của các
KHDN vay vốn tại VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm được thể hiện qua biểu đồ sau:
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nông-lâm-thủy sản
Xây dựng, xây lắp
Công nghiệp chế biến chế
tạo
Thương nghiệp, dịch vụ vận
tải kho bãi
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp căn cứ theo
ngành nghề kinh tế
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2014 - 2016)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy rằng: Chi nhánh có cơ cấu dư nợ KHDN theo
ngành nghề tương đối đồng đều, duy nhất chỉ có ngành Nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ
trọng khá nhỏ so với các ngành khác. Khu vực Thương nghiệp, dịch vụ vận tải kho bãi
chiếm từ 31-38% tổng dư nợ cho vay KHDN, tuy nhiên tỷ trọng của ngành này đang
có xu hướng giảm. Ngành Công nghiệp chế biến chế tạo luôn duy trì ổn định, chiếm
35% trong tổng dư nợ cho vay KHDN trong 3 năm vừa qua. Ngành Xây dựng xây lắp
có xu hướng tăng tỷ trọng đều qua các năm, từ 25% (năm 2014) lên 30% (năm 2016).
48
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.8: Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp căn cứ theo TSĐB
Đơn vị: T đồng, %
CHỈ TIÊU
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Dư nợ có TSĐB 814 76,72 704 69,63 811 54,43
Dư nợ không có TSĐB 247 23,28 307 30,37 679 45,57
Tổng dƣ nợ cho vay KHDN 1.061 100 1.011 100 1.490 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2014 - 2016)
Biện pháp cho vay không có TSĐB có tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu cho
vay của VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm và ngày càng có xu hướng tăng.
Đồng nghĩa với tỷ trọng dư nợ có TSĐB có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ
thể, năm 2014 tỷ lệ dư nợ có TSĐB của KHDN trên tổng dư nợ cho vay KHDN
là 76,72% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 69,63% và đến năm
2016 giảm tới 54,43%. Điều này cho thấy sự thay đổi trong chính sách quản trị
rủi ro tín dụng của Chi nhánh có xu hướng cởi mở hơn trong cho vay, đặc biệt ở
đối tượng Khách hàng Doanh nghiệp, khách hàng không có TSĐB cũng có thể
tiếp cận và sử dụng vốn vay.
2.3.2. Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu
Chất lượng cho vay đối với KHDN được thể hiện qua các chỉ tiêu về nợ
quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ dư nợ có TSĐB tại VietinBank Chi nhánh Hoàn Kiếm qua
các năm, qua đó phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động cho vay KHDN tại
Chi nhánh.
Việc thống kê các chỉ tiêu về chất lượng cho vay là một biện pháp giúp cho
các nhà quản lý ngân hàng có thể nắm bắt được tình hình chung về hiệu quả đối với
các khoản cho vay của ngân hàng. Mục đích của việc tính toán các chỉ tiêu này là:
thứ nhất, giúp ngân hàng có thể kịp thời điều chỉnh để có thể đảm bảo được giới hạn
49
an toàn theo quy định; thứ hai, giúp ngân hàng kiểm soát được mức độ rủi ro trong
hoạt động cho vay, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề,
góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thông suốt và
hiệu quả.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_cho_vay_khach_hang_doanh_nghiep_o_ngan_h.pdf