Luận văn Chất lượng công chức sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục sơ đồ

Mục lục

MỞ ĐẦU . . 1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu .4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5. Phương pháp nghiên cứu .8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .10

7. Kết cấu luận văn .10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP

TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH

1.1. Công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

tỉnh .12

1.1.1. Khái niệm cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

tỉnh . .12

1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn

thuộc UBND cấp tỉnh . .14

1.1.3. Công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

. .23

pdf150 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công. - Tổ chức quản lý các phương tiện vận tải bộ, thủy trên địa bàn thành phố. - Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc tước quyền khai thác của doanh nghiệp xe buýt, xe liên tỉnh khi có vi phạm trong hoạt động xe buýt, xe liên tỉnh theo quy định hiện hành. Phê duyệt và ban hành kế hoạch 55 giảng dạy, các giáo trình học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên về hoạt động xe buýt, xe liên tỉnh cho lái xe, nhân viên bán vé xe buýt, xe liên tỉnh. - Về quản lý kỹ thuật phương tiện cơ giới giao thông đường bộ: + Tổ chức đăng kiểm kỹ thuật, đăng ký và kiểm tra kỹ thuật các phương tiện vận tải (bộ và thuỷ) các phương tiện thi công công trình giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của cục quản lý chuyên ngành cấp phép lưu hành các phương tiện vận tải thuỷ bộ. + Thẩm định trình duyệt hoặc xét duyệt thiết kế: sửa đổi, phục hồi và đóng mới các phương tiện vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải hoặc của cục quản lý chuyên ngành. - Quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch và cấp đổi giấy phép lái xe ôtô, môtô, bằng thuyền, máy trưởng tàu sông các loại theo quy định. Thu thập, tổng hợp thông tin và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước vào thực tiễn của ngành. Lập kế hoạch và thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật được duyệt trong kế hoạch hàng năm. Về tổ chức và quản lý công chức viên chức nhà nước: - Nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố phương án kiện toàn tổ chức ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình và đặc điểm của từng giai đoạn phát triển. - Tổ chức việc thực hiện tiêu chuẩn hoá các chức danh công chức viên chức của ngành theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, Ngành. - Quy hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và quản lý đội ngũ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ thuộc ngành; Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức thuộc 56 sở và đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét phê duyệt theo đúng quy định của nhà nước. - Phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễm nhiệm, điều động, cách chức các chức vụ công chức viên chức nhà nước của Sở thuộc diện Ủy ban nhân dân thành phố quản lý, thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố và theo nguyên tắc quản lý cán bộ. Về quan hệ đối ngoại: - Giúp Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu và đề xuất các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuộc ngành giao thông vận tải. Tham gia đàm phán, ký kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án này. - Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến ngành giao thông vận tải. Theo dõi nắm tình hình và tiến độ thực hiện các dự án này. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc ngành giao thông vận tải khi được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép hoặc uỷ quyền. 57 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án, Kế hoạch phát triển ngành GTVT.Tài chính, ngân sách, quan hệ đối ngoại, tiếp công dân, khiếu nại và tố cáo, phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng và kỷ luật; đào tạo công chức, viên chức và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành; tham gia thành viên Ban chỉ đạo hình thành theo quy chế đối với cấp Sở và theo yêu cầu của cấp trên. 1. Văn phòng Sở 2. Phòng Kế hoạch đầu tư 3. Phòng Tài chính 4. Phòng Tổ chức cán bộ 5. Phòng Pháp chế 6. T.hanh tra Sở 7. Trường Cao đẳng GTVT Hoạt động vận tải đường bộ và đường thủy; chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố; Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa đường bộ; tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa; đăng ký cấp biển số cho xe máy chuyên dùng; Tổ chức sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giây phép lái xe; Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; Ký các giấy phép có liên quan đến lĩnh vực phụ trách hoặc được phân công của Giám đốc Sở. Vận hành khai thác và bảo trì công trình hạ tầng giao thông đường bộ; Đầu tư xây dựng dự án sử dụng nguồn vốn ủy quyền thuộc lĩnh vực cầu, đường bộ; Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công viên, cây xanh, vườn thú theo phân cấp; Đầu tư, xây dựng các công trình chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông, giao thông thông minh và công viên cây xanh; công tác tổ chức giao thông đường bộ và trật tự ATGT; công tác cải cách hành chính của Sở; Ký các giấy phép có liên quan đến lĩnh vực phụ trách hoặc được phân công của Giám đốc Sở. Đầu tư xây dựng các công trình giao thông: cầu, đường bộ, bãi đậu xe (ngầm, nổi); Đường sắt đô thị; Hệ thống cấp - thoát nước; Tham gia các Hội đồng, Ban Chỉ đạo và các công tác khác theo sự phân công của Giám đốc Sở hoặc của cấp có thẩm quyền. Ký các giấy phép có liên quan đến lĩnh vực phụ trách hoặc được phân công của Gíam đốc Sở. 1. Phòng QL Xây dựng công trình giao thông đường bộ; 2. Phòng Quản lý Cấp thoát nước; 3.Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2; 4. Khu Quản lý Giao thông đô thị số 3; 5. Ban QL dự án vệ sinh môi trường thành phố. 1. Phòng QL Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ; 2. Phòng Quản lý Công viên cây xanh; 3. Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1; 4. Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4; 5. Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn. 1. Phòng Quản lý Vận tải đường bộ; 2. Phòng Quản lý Giao thông đường thủy; 3. Phòng Quản lý Sát hạch và cấp giấy phép lái xe; 4. Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng; 5. Các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S, 50-02S, 50-03S; 6. Khu Quản lý đường thủy nội địa; 7. Cảng vụ Đường thủy nội địa; 8. Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; 9. Ban QL đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp. 58 Sở Giao thông vận tải do Giám đốc phụ trách chung, có một số Phó Giám đốc giúp việc theo sự phân công của Giám đốc. Giám đốc Sở Giao thông vận tải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm. Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Các chức danh khác của Sở Giao thông vận tải do Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo sự phân cấp quản lý cán bộ của Thành uỷ và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở: Phòng Kế hoạch đầu tư; Phòng Tài chính; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Pháp chế; Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ; Phòng Quản lý xây dựng công trình giao thông đường bộ; Phòng Quản lý vận tải đường bộ; Phòng Quản lý giao thông đường thủy; Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe; Phòng Quản lý công viên cây xanh; Phòng Quản lý cấp thoát nước; Văn phòng Sở; Thanh tra Sở. - Các đơn vị trực thuộc Sở: Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1; Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2; Khu Quản lý Giao thông đô thị số 3; Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4; Khu Quản lý Đường thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa; Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng; Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-01S; Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-02S; Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-03S; Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn; Ban Quản lý đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp; Ban Quản lý Dự án vệ sinh môi trường thành phố; Trường Cao đẳng Giao thông vận tải. 59 2.1.2. Đội ngũ công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Số lượng công chức Tính đến ngày 31/12/2016, theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giao thông vận tải có 362 công chức, 57 nhân viên hợp đồng (theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) đang công tác tại 12 phòng ban và Thanh tra Sở Giao thông vận tải. Như vậy, tổng số công chức và nhân viên hợp đồng của Sở Giao thông vận tải là 419 người. Cụ thể: 60 Stt Đơn vị Công chức Hợp đồng 68 1 Ban Giám đốc 5 2 Văn phòng Sở 19 21 3 Phòng Tổ chức cán bộ 08 4 Phòng Kế hoạch đầu tư 11 5 Phòng Tài chính 13 6 Phòng Pháp chế 05 7 Phòng Quản lý Xây dựng công trình giao thông đường bộ 18 8 Phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ 21 9 Phòng Quản lý Giao thông đường thủy 10 10 Phòng Quản lý Vận tải đường bộ 18 11 Phòng Quản lý Cấp thoát nước 13 12 Phòng Quản lý Sát hạch và cấp giấy phép lái xe 20 13 Phòng Quản lý Công viên Cây xanh 08 14 Thanh tra Sở Giao thông vận tải 193 36 Tổng : 419 (người) 362 57 Bảng 2.1. Số lượng công chức tại Sở Giao thông vận tải - Cơ cấu công chức theo giới tính 61 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu công chức theo giới tính năm 2016 (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Từ Biểu đồ 2.1. cơ cấu công chức theo giới tính cho thấy tỷ lệ nam/nữ tương đương 2/1 (nam: 268/419 người, chiếm tỷ lệ 64 %; nữ: 151/419 người, chiếm tỷ lệ 36 %). Có thể nhận thấy đội ngũ công chức của Sở Giao thông vận tải phần lớn là nam nên dễ dàng đảm nhiệm, giải quyết những tình huống phức tạp (giải quyết công việc nặng nhọc, khó khăn, sự cố công trình, ); trong công việc có hạn chế là ít siêng năng, nhạy bén, mềm dẻo, linh hoạt,như với công chức nữ. - Cơ cấu công chức theo độ tuổi Biểu đồ 2.2: Cơ cấu công chức theo độ tuổi năm 2016 (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) 62 Từ Biểu đồ 2.2. độ tuổi của đội ngũ công chức cho thấy, số công chức dưới 30 tuổi (75/419 người, chiếm tỷ lệ 18 %) là lực lượng công chức trẻ, năng động, nhiệt huyết, đầy tiềm năng. Đội ngũ này có trình độ ngoại ngữ và tin học vững vàng, nhưng lại thường là những người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành, chưa trải nghiệm nhiều trong thực tế, trình độ quản lý nhà nước, lý luận chính trị chưa học được ở nhà trường, năng lực chuyên môn còn hạn chế, ... nên cần thêm thời gian trui rèn mới thạo việc chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Phần lớn số công chức nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi (243/419 người, chiếm tỷ lệ 58 %) là lực lượng năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, có sự trưởng thành về chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác, cũng như có quá trình rèn luyện, trải nghiệm về chuyên ngành giao thông vận tải. Đây là lực lượng trung tâm, nòng cốt nhất của Sở Giao thông vận tải; là lực lượng lý tưởng cho việc xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao; tạo điều kiện trong công tác tạo nguồn, quy hoạch dài hạn cho đội ngũ lãnh đạo tại cơ quan; là điều kiện tốt để bồi dưỡng, phát hiện, đề bạt, bổ nhiệm ở những vị trí cao hơn. Vì vậy, cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Còn lại, những công chức trên 50 tuổi đến 60 tuổi (101/ 419 người, chiếm tỷ lệ 24 %) là lực lượng có nhiều kinh nghiệm nhất. Đây là những người có quá trình tham gia cách mạng, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong công tác ở nhiều lĩnh vực, là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng vì đã rèn luyện, thử thách trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước, cũng như trong giai đoạn khởi đầu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, về trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ công chức này còn hạn chế nên việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ và tin học cho những công 63 chức này là cần thiết để phục vụ công tác trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. 2.1.2.2. Ngạch công chức Tính đến thời điểm hiện nay, đội ngũ công chức Sở Giao thông vận tải có: Chuyên viên cao cấp và tương đương: 01 người, chiếm tỷ lệ 0,2 %; chuyên viên chính và tương đương: 34 người, chiếm tỷ lệ 8,2 %; chuyên viên và tương đương: 265 người, chiếm tỷ lệ 63,2 %; cán sự và tương đương: 67 người, chiếm tỷ lệ 16%; nhân viên: 52 người, chiếm tỷ lệ 12,4 %. Biểu đồ 2.3: Thống kê công chức theo ngạch (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Từ Biểu đồ 2.3. thống kê số lượng công chức theo ngạch cho thấy, tại Sở Giao thông vận tải có 1 chuyên viên cao cấp và tương đương. Số công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương là 34 người, chiếm tỷ lệ 8,2 % . Đây là lực lượng vừa có tri thức, kiến thức, vừa có nhiều kinh nghiệm công tác, cũng như có năng lực thực thi tốt công vụ. Có kỹ năng xử lý các tình 64 huống phức tạp trong quá trình thực thi công vụ cũng như có phương pháp tư duy logic và khả năng thực thi công vụ theo một quy trình khoa học và hiệu quả cao. Đội ngũ này phần lớn giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương nên cần thiết chú trọng nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định hiệu quả. Số công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương rất lớn, cụ thể có 265 người, chiếm tỷ lệ 63,2 %. Đây là lực lượng chủ yếu để vận hành mọi hoạt động của Sở Giao thông vận tải. Đội ngũ này cần được nâng cao trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Còn lại 67 cán sự và 52 nhân viên, chiếm tỷ lệ 28,3 %, điều này phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở. Đội ngũ này nên khuyến khích tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.1.2.3. Trình độ chuyên môn Tính đến ngày 31/12/2016, trình độ chuyên môn của công chức của Sở Giao thông vận tải như sau: Trên đại học: tiến sỹ: 1 người; thạc sỹ: 37 người, chiếm tỷ lệ 9,1 %; Đại học: 257 người, chiếm tỷ lệ 61,4 %; Cao đẳng: 43 người, chiếm tỷ lệ 10,2 %; Trung cấp: 54 người, chiếm tỷ lệ 12,8 %; Chưa qua đào tạo: 27 người, chiếm tỷ lệ 6,5 %. 65 Biểu đồ 2.4: Thống kê trình độ chuyên môn của công chức (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Theo Biểu đồ 2.4. về trình độ chuyên môn của công chức, số lượng công chức có trình độ chuyên môn tương đối cao (tỷ lệ đại học và sau đại học chiếm đến 70,5% ). Số lượng công chức có trình độ đại học là 257 người (chiếm tỷ lệ 61,4%); trình độ sau đại học là 38 người (chiếm tỷ lệ 9,1 %). Trong đó, Phòng Quản lý vận tải đường bộ là phòng có số công chức trình độ sau đại học cao nhất (1 tiến sỹ, 10 thạc sỹ). Một số phòng không có công chức có trình độ sau đại học (như Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe). Vẫn còn 97 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, chiếm tỷ lệ 23%. Số công chức này cần được quan tâm cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần căn cứ vào vị trí việc làm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. 66 Cuối cùng, còn 27 người, chiếm tỷ lệ 6,5 % chưa qua đào tạo (dưới trung cấp). Đây là những nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP (bảo vệ, tạp vụ, lái xe...). Nhìn chung, trình độ chuyên môn của công chức Sở từng bước được nâng lên theo yêu cầu, nhiệm vụ; đa số công chức có trình độ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Sở, đòi hỏi Sở phải tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nhằm giảm dần số công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp, chưa qua đào tạo, tăng số công chức có trình độ đại học, trên đại học để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý hành chính nhà nước. 2.1.2.4. Trình độ lý luận chính trị Biểu đồ 2.5: Cơ cấu công chức theo trình độ lý luận chính trị (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải, công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị đối với đội ngũ công chức của Sở đã có sự chuyển biến về số lượng cũng như chất lượng. Số công chức có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị cũng khá cao, có 107 người (chiếm tỷ lệ 25,5 %); số công chức có 67 trình độ trung cấp chính trị tương đối đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở có 203 người (chiếm tỷ lệ 48,5 %). Tuy nhiên, số công chức chưa qua đào tạo, có trình độ dưới trung cấp chính trị còn khá nhiều, có đến 109 người (tỷ lệ 26 %). Từ Biểu 2.5. cơ cấu công chức theo trình độ chính trị cho thấy, trong thời gian tới Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải cần tiếp tục quan tâm đúng mức để nâng cao trình độ chính trị cho đội ngũ công chức Sở. 2.1.2.5. Trình độ quản lý nhà nước Biểu đồ 2.6: Cơ cấu công chức theo trình độ quản lý nhà nước (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số công chức Sở đã qua bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước là 300/419 người chiếm tỷ lệ 71,6%. Trong đó, bồi dưỡng kiến thức chuyên viên cao cấp: 01 người; bồi dưỡng kiến thức chuyên viên chính: 34 người (chiếm tỷ lệ 8,4%) và bồi dưỡng kiến thức chuyên viên: 265 người (chiếm tỷ lệ 63,2%). Số công chức chưa được đào tạo bồi dưỡng là 119 người (chiếm tỷ lệ 28,4%). 68 Như vậy, số công chức của Sở chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước còn nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý nhà nước của một số công chức còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ. Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải cần tiếp tục quan tâm đúng mức để nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức Sở. 2.1.2.6. Trình độ tin học Biểu đồ 2.7: Cơ cấu công chức theo trình độ tin học năm 2016 (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Từ Biểu đồ 2.7. cho thấy phần lớn công chức có trình độ tin học. Số công chức có chứng chỉ trình độ tin học đạt tỷ lệ cao nhất (có 322 người, chiếm tỷ lệ 76,8 %); và số công chức có trình độ tin học từ cao đẳng trở lên còn khá ít (chỉ có 32 người, chiếm tỷ lệ 7,6 %); vẫn còn một số ít công chức còn hạn chế về trình độ tin học (cụ thể có đến 66 người, chiếm tỷ lệ 15,6 %). 69 Hiện nay, Sở Giao thông vận tải đã tin học hóa nhiều hoạt động chuyên môn (các phần mềm chuyên dụng trong công tác quản lý nhà nước đang được triển khai tại Sở). Vì thế đội ngũ công chức nhất thiết phải có khả năng sử dụng công nghệ thông tin thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. STT Tên phần mềm Mục đích sử dụng 1 Phần mềm Lõi Quản lý văn bản, Web điều hành, lịch công tác, quản lý hồ sơ một cửa, hộp thư cá nhân,... 2 PILEPRO (dùng cho Phòng Quản lý Xây dựng công trình giao thông đường bộ) Tính móng cọc - mố trụ 3 Imas (dùng cho Phòng Tài chính) Phần mềm do Bộ Tài chính cung cấp 4 Phần mềm Dự toán CE++, Nova 4.01 Phần mềm hỗ trợ lập dự toán công trình giao thông 5 Phần mềm quản lý dữ liệu cấp giấy chứng nhận cải tạo phương tiện . Phần mềm quản lý dữ liệu cấp đăng ký xe máy chuyên dùng. Quản lý dữ liệu cấp giấy chứng nhận và đăng ký xe máy chuyên dùng. 6 Phần mềm Cấp phù hiệu xe và thẩm định khai thác tuyến. Phần mềm chuyên ngành vận tải đường bộ 7 Website trên hệ thống Hồ Chí Minh CityWeb Cung cấp thông tin ngành GTVT cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu 8 Phần mềm xếp hàng tự động Giúp ổn định trật tự, tránh tình trạng chen lấn; tiết kiệm thời gian chờ đợi. Bảng 2.2. Tên phần mềm đang được sử dụng tại cơ quan Sở GTVT TPHCM 70 2.1.2.7. Trình độ ngoại ngữ Biểu đồ 2.8: Cơ cấu công chức theo trình độ ngoại ngữ năm 2016 (Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh) Khả năng sử dụng ngoại ngữ là một trong những kỹ năng thiết yếu trong thời buổi toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại như hiện nay. Có rất nhiều đối tác từ nhiều quốc gia khác nhau đến liên hệ tham gia dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Đặc biệt là những dự án do Ngân hàng Thế giới hoặc Chính phủ các nước viện trợ. Mặt khác, cũng có nhiều cơ quan, tổ chức của các nước bạn liên hệ để trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác quản lý giao thông vận tải tại địa phương. Vì thế, công chức cần có khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm việc với các đối tác, các cơ quan, tổ chức từ các quốc gia trên thế giới. Từ Biểu đồ 2.8. cơ cấu công chức theo trình độ ngoại ngữ, phần lớn công chức đã đạt được chứng chỉ ngoại ngữ (có 314 người, chiếm tỷ lệ 75 %), một số ít công chức đạt trình độ cao đẳng trở lên (có 50 người, chiếm tỷ lệ 12 %) và số công chức còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ (có 54 người, chiếm tỷ lệ 13 %). 71 2.2. Khảo sát chất lượng công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Để có cơ sở khách quan cho việc nghiên cứu chất lượng công chức Sở Giao thông vận tải, học viên đã tiến hành điều tra, thu thập thông tin thông qua việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của 100 công chức tại cơ quan và 100 người dân, người đại diện doanh nghiệp, tổ chức đến liên hệ công tác tại cơ quan Sở thông qua Phiếu khảo sát ý kiến trực tiếp. Kết quả, học viên đã thu nhận được 96 phiếu khảo sát ý kiến của công chức và 81 phiếu khảo sát ý kiến của người dân/doanh nghiệp (sau đây gọi chung là người dân) đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, mục đích đặt ra của nghiên cứu để sử dụng vào phân tích, đánh giá chất lượng công chức Sở (xem chi tiết ở Phụ lục 1, 2 phần Phụ lục). Kết quả khảo sát chất lượng công chức tại Sở Giao thông vận tải được thể hiện trên các mặt sau: 2.2.1. Kỹ năng thực thi công vụ Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học thì kỹ năng thực thi công vụ của công chức Sở cũng không kém phần quan trọng. Thực tế cho thấy không phải bất cứ công chức nào có trình độ chuyên môn cao cũng có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao, cũng như thực hiện tốt trách nhiệm thực thi công vụ. Qua tiến hành khảo sát định lượng, định tính về kỹ năng thực thi công vụ cho thấy: 72 Bảng 2.3: Khảo sát người dân về khả năng giải quyết công việc của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Stt Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Khả năng giải quyết công việc Nhanh nhẹn 64 79 Bình thường 17 21 Chậm chạp - - 2 Sự năng động, linh hoạt trong giải quyết công việc Rất linh hoạt , năng động, sáng tạo 39 48 Khá 27 33 Bình thường 15 19 Bảo thủ, nguyên tắc, cứng nhắc - - 3 Hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho người dân Rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ 61 75 Tạm được 20 25 Lòng vòng, khó hiểu - - Không hiểu, gây khó khăn, phiền hà - - 4 Khả năng nắm bắt chủ trương, chính sách để hướng dẫn, giải quyết cho người dân Rất tốt, am hiểu, rành rẽ 39 48 Khá 30 37 Bình thường 12 15 Còn yếu kém - - (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của học viên) Khả năng giải quyết công việc hiệu quả, chính xác của công chức Sở Giao thông vận tải nói chung được người dân đánh giá khá cao với 79% ý kiến khảo sát cho “nhanh nhẹn” và 21% đánh giá ở mức “bình thường”. Đánh giá sự linh hoạt, nhạy bén của công chức Sở Giao thông vận tải khi tham gia giải quyết công việc, có hơn 48% ý kiến người dân được hỏi là đánh giá “rất linh hoạt”, hơn 33% đánh giá mức “khá” và 19% ở mức “bình thường”. Việc thực hiện hướng dẫn thủ tục và các yêu cầu liên quan để giải quyết hồ sơ cho người dân của công chức trong cơ quan được 75% ý kiến 73 người dân tham gia khảo sát đánh giá ở mức “đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu” và 25% ở mức “tạm được”. Khả năng nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để giải thích, hướng dẫn cho người dân khi đến liên hệ công tác của công chức Sở được đánh giá với hơn 48 % ý kiến người dân được khảo sát đánh giá ở mức “rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ”, hơn 37% đánh giá mức “khá” và 14 % ở mức “bình thường”, không có ý kiến nào cho rằng “còn yếu kém”. Như vậy, qua khảo sát ý kiến người dân cho thấy vẫn còn tồn tại một số công chức chưa nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn giải quyết hồ sơ, công việc cho người dân; thiếu sự chuyên nghiệp trong công việc dẫn đến việc chậm trễ, sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ, thụ lý công việc; cũng như chưa có phương pháp làm việc khoa học, chưa có giải quyết, ứng xử hợp lý, phù hợp với từng đối tượng cụ thể để đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Đây là nguyên nhân làm người dân bức xúc, bực bội mỗi khi đến liên hệ giải quyết công việc; từ đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng “cò”, “dịch vụ”, ... làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Kết quả khảo sát ý kiến người dân về những kỹ năng công tác của công chức Sở Giao thông vận tải được thể hiện qua số liệu tổng hợp trong bảng dưới đây: 74 Bảng 2.4: Khảo sát người dân về những hạn chế tồn tại đối với các kỹ năng công tác của công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh Stt Nội dung Số ý kiến (lượt) Tỷ lệ (%) 1 Kỹ năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cong_chuc_so_giao_thong_van_tai_thanh_ph.pdf
Tài liệu liên quan