MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng sốliệu, các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN
1.1. Một sốkhái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống .6
1.2. Các chỉtiêu đánh giá chất lượng cuộc sống .8
1.3. Tổng quan vềmức sống dân cưtrên thếgiới và Việt Nam.27
Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư
tỉnh Bình Thuận .44
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cưtỉnh Bình Thuận .69
Chương 3:NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯTỈNH BÌNH THUẬN
3.1. Căn cứxây dựng .108
3.2. Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dân cưtỉnh
Bình Thuận.108
3.3. Những giải pháp cụthểnhằm nâng cao CLCS dân cư.116
KẾT LUẬN.123
TÀI LIỆU THAM KHẢO.124
PHỤLỤC .126
138 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cuộc sống tỉnh Bình Thuận - Hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ suất tử làm giảm quy mô dân số và là một trong hai yếu tố quan trọng của
gia tăng dân số tự nhiên.
Tỷ suất tử của tỉnh thấp hơn so với mức trung bình của cả nước và nhiều
vùng khác trong nước, chẳng hạn như đồng bằng sông Hồng (5.60/00 năm 2006),
Duyên hải Nam Trung Bộ (4,9 0/00). Tỷ suất tử của tỉnh luôn thấp hơn 50/00, tỷ suất
tử thô chỉ dao động trong khoảng từ 4.10/00 đến 4.50/00.
Bảng 2.3. Tỉ suất tử thô tỉnh Bình Thuận theo thành thị và nông thôn
Đơn vị:%o
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Toàn tỉnh 4,83 4,62 4,55 4,50 4,48 4,47 4,45 4,42
Thành thị 4,25 4,06 4,01 3,99 3,97 3,96 3,95 3,97
Nông thôn 5,08 4,87 4,79 4,75 4,73 4,72 4,75 4,70
Nguồn:Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2006
Tỷ suất tử thô có sự khác nhau giữa các địa phương trong toàn tỉnh. Những
địa phương ở vùng cao, vùng xa thì tỷ suất tử thô thường cao. Mặc dù mạng lưới y
tế tuyến huyện, tuyến xã có sự tiến bộ đáng kể, song nhìn chung vẫn còn mỏng và
chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tỷ suất tử thô còn có sự thay đổi giữa
khu vực thành thị và nông thôn. Những nơi nào là vùng sâu, vùng xa thường là
những khu vực nông thôn, với những khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế, trở
ngại trong việc phát triển giao thông.
Cũng giống như tỷ suất sinh thô tỷ suất tử thô ở khu vực thành thị luôn thấp
hơn so với khu vực nông thôn. điều này có thể phản ánh một phần nào về mức sống
giữa hai khu vực. Ở những khu vực nông thôn, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa,
vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống thì việc chăm sóc y tế cũng gặp không ít
khó khăn. Chẳng hạn ở những vùng Đông Tiến, Phan Lâm…
Tỷ suất tử của trẻ em ở nhóm dưới 1 tuổi và 5 tuổi giảm đáng kể trong những
năm vừa. Các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được thực rộng
khắp trong toàn tỉnh. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành y tế trong việc nâng cao
chất lượng khám sức khỏe cho người dân. Tỷ suất tử vong còn có sự thay đổi ở các
nhóm tuổi, nếu như ở nhóm từ 0-16 tuổi các em nữ tử vong cao hơn, đến độ tuổi từ
65 trở lên thì tử vong ở nam cao hơn ở nữ. Có thể thấy mức tử vong của tỉnh đã
phần nào phản ánh việc CLCS người dân ngày một cải thiện, các điều kiện y tế
được đảm bảo ngày một tốt hơn.
* Gia tăng dân số tự nhiên.
Gia tăng dân số tự nhiên được quyết định bởi sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh
thô và tỷ suất tử thô trong một thời gian nhất định (1 năm), được tính bằng % hoặc
0/00.
Có thể nói gia tăng dân số tự nhiên quyết định sự phát triển dân số ở tỉnh
Bình Thuận bởi vì gia tăng dân số cơ học không đáng kể. Tỷ lệ này không ngừng
giảm qua các năm từ 1992 đến năm 2001. Tỷ suất sinh giảm dẫn đến việc gia tăng
dân số của tỉnh cũng giảm.
Baûng 2.4. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh qua các năm
(Đơn vị:%)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỷ suất tăng
dân số tự
nhiên
1,7 1,76 1,69 1,62 1,56 1,49 1,46 1,41
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2006
Qua bảng trên ta thấy rõ rằng gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng
kể kể từ năm 1999 đến năm 2006. Từ 1,7% năm 1999, giảm xuống còn 1,41% năm
2006 tức là đã giảm đi được gần 3%. Nếu như thời kỳ 1992 - 1996 tỷ lệ sinh trong
toàn tỉnh là 3,08%, tỷ lệ tử là 0, 41% và gia tăng tự nhiên là 2,67% thì đến giai đoạn
1999 - 2006 các con số này là: tỷ lệ sinh: 2,04%, tỷ lệ tử: 0,45%, gia tăng tự nhiên
là 1,59%. Những kết quả đạt được trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
của tỉnh Bình Thuận là không thể phủ nhận, một sự biến đổivô cùng to lớn nếu như
so với thời kỳ từ 1992 – 1996. Tuy vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ gia tăng tự nhiên toàn
tỉnh vẫn ở mức cao, cao hơn mức trung bình của cả nước (1,21% năm 2006), so với
một số địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ thì Bình Thuận vẫn có tỷ lệ gia
tăng tự nhiên khá cao. Tuy vậy, đây cũng là những kết quả đáng khích lệ trong công
tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Bình Thuận. Sự gia tăng tự nhiên thay
đổi từ những vùng xa xôi hẻo lánh, đến những khu vực đồng bằng, từ những vùng
nông thôn đến những khu vực thành thị.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
%
Tỉ lệ tử Tỉ lệ sinh Tỉ lệ tăng tự nhiên
Chúng ta có thể thấy đường biểu diễn tỷ lệ sinh và gia tăng tự nhiên có sự
giảm đáng kể. Đây là cơ sở cho việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người
dân của tỉnh. Ở các địa phương miền núi tỷ lệ sinh vẫn còn cao, chính vì vậy, gia
tăng tự nhiên vẫn còn khá cao. Điều này gây khó khăn cho việc nâng cao CLCS dân
cư. Đối với các địa phương ở thành thị, miền đồng bằng như: Phan Thiết, Hàm Tân
thì tỷ suất sinh thấp hơn, gia tăng tự nhiên cũng thấp vì vậy có nhiều thuận lợi trong
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Thuận
việc nâng cao mức sống người dân. Vấn đề quan trọng là vẫn phải tiếp tục giảm tỷ
lệ sinh để từ đó có thể giảm gia tăng tự nhiên. Tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến
những vùng xa xôi khó khăn cho phát triển kinh tế, coi trọng công tác kế hoạch hoa
gia đình. Có như vậy mới góp phần cải thiện đời sống người dân.
* Gia tăng cơ giới:
Đối với địa phương như Bình Thuận thì gia tăng cơ giới không đáng kể, chủ
yếu gia tăng dân số là do gia tăng tự nhiên quyết định. Điều này khác với nhiều địa
phương có nền kinh tế mạnh trong khu vực nói riêng và toàn quốc nói chung, gia
tăng cơ giới rất cao. Có thể thấy rõ điều đó qua thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa
(Đồng Nai), Bình Dương. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Bình Thuận đã có
những bước phát triển đáng kể về kinh tế đặc biệt là du lịch cũng như việc xây dựng
các khu công nghiệp cũng đã thu hút dân cư từ các tỉnh vào Bình Thuận để lập
nghiệp sinh sống. Mặc dù vậy, số lượng này vẫn không nhiều và gia tăng dân số của
Bình Thuận vẫn chủ yếu là gia tăng tự nhiên.
2.2.1.2. Kết cấu dân số
* Kết cấu sinh học
- Kết cấu theo độ tuổi
Dân số Bình Thuận có cơ cấu trẻ: nhóm 0 – 14 tuổi chiếm 35,14%, nhóm dân
số trong độ tuổi lao động chiếm 57,3%, nhóm trên tuổi lao động là 7,6%. Sự biến
động cơ cấu tuổi của dân số có xu hướng ngày càng hợp lý, tỷ lệ dn số phụ thuộc
giảm dần từ 0,85 (1999) xuống 0,81 (2000) và 0,74 (2004). Đây có thể coi là một
thuận lợi về nguồn lực trong giai đoạn tới, tuy nhiên đây cũng là khó khăn trong tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo cũng như các vấn đề khác.
-Kết cấu dân số theo giới tính.
Việc nghiên cứu kết cấu dân số theo giới tính có một ý nghĩa rất quan trọng
trong việc nâng cao mức sống dân cư. Theo nghiên cứu thì phụ nữ tạo ra thu nhập
thông thường thấp hơn so với nam giới. Đây cũng là một điều hợp ly, bởi vì phụ nữ
không chỉ có chức năng tạo ra thu nhập mà còn bị chi phối bởi chức năng người mẹ,
người vợ, nhất là theo quan điểm Á - Đông thì điều này càng thể hiện rõ nét .
Bảng 2.5. Dân số phân theo giới tính của các địa phương trong tỉnh năm 2006
Đơn vị: Người
Nam Nữ
TỔNG SỐ 1.165.599 577.984 587.615
Phan Thiết 209.473 101.794 107.679
La Gi 103.208 51.170 52.038
Tuy Phong 137.608 68.030 69.578
Bắc Bình 121.314 60.587 60.727
Hàm Thuận Bắc 161.799 80.523 81.276
Hàm Thuận Nam 94.994 47.125 47.869
Tánh Linh 103.072 51.725 51.347
Đức Linh 137.616 69.406 68.210
Hàm Tân 72.187 35.397 36.790
Phú Quý 24.328 12.227 12.101
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận – 2006
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy rõ rằng số lượng nữ thường cao hơn nam ở tất cả
các địa phương trong toàn tỉnh. Theo thống kê thì năm 1999 nữ chiếm 50,64% dân
số, đến năm 2002 thì dân số nữ chiếm 51,61% và năm 2006 con số này là 50, 41%.
Có thể thấy rằng cơ cấu giới tính của tỉnh đã tiến dần và đạt sự cân bằng hợp lý hơn
so với cơ cấu giới tính trung bình của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Cần phải
hiểu rõ vấn đề này để từ đó có những biện pháp tạo công ăn việc làm phù hợp với
nữ giới nhằm tạo thêm thu nhập nâng cao đời sống người dân.
* Kết cấu dân tộc.
Bình Thuận là tỉnh cũng có rất đông các dân tộc anh em sinh sống. Mỗi một
dân tộc có trình độ canh tác và văn hóa riêng. Nhưng một điều có thể nhận thấy
rằng những dân tộc sống ở những cao, vùng sâu thì điều kiện phát triển kinh tế cũng
như trình độ dân trí không cao. Điều này cũng có tác động lớn đến mức sống dân cư
cũng như việc nâng cao đời sống của họ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về kết cấu dân
tộc là cần thiết trong việc tìm hiểu mức sống dân cư. Theo thống kê Bình Thuận có
37 dân tộc anh em sinh sống trong đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 93,04% sinh
sống ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh. Sau dân tộc Kinh là dân tộc Chăm
chiếm 2,84% tập trung nhiều ở vùng Bắc Bình, Tuy Phong. Đây là dân tộc có trình
độ học vấn và trình độ canh tác cao cùng một nền văn minh rực rỡ. Các dân tộc như
Racglay: 1,21%, Hoa: 1,07%, còn lại 1, 84% là các dân tộc anh em khác. Dựa trên
việc nắm bắt tình hình dân tộc để từ đó lãnh đạo tỉnh có những chính sách đúng đắn
và kịp thời nhằm nâng cao CLCS cho người đồng bào dân tộc thiểu số.
* Kết cấu xã hội
-Kết cấu dân số theo lao động.
Trong việc tìm hiểu kết cấu theo lao động ngoài việc chúng ta tìm hiểu số
người lao động, dân số hoạt động còn một vấn đề quan trọng cần tìm hiểu đó là việc
làm, tỷ lệ thất nghiệp. Bởi vì, để có thu nhập thì con người phải có việc làm đảm
bảo cuộc sống cho họ. Điều này tác động rất lớn đến đời sống dân cư.
Bình Thuận có một lực lượng lao động tương đối dồi dào, dân số hoạt động
lớn và hoạt động trong các ngành khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
Bình Thuận trong việc phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ dân số phụ thuộc và góp phần
vào việc nâng cao CLCS cho dân cư trong tỉnh.
Bảng 2.6. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bình Thuận
Năm Dân số
(người)
Trong tuổi lao động
(người)
Tỉ lệ% so với
tổng dân số
1996 956.000 488.298 51,07
1997 980.000 502.122 51,25
1998 1.004.000 515.687 51,36
1999 1.038.246 552.783 53,24
2000 1.070.024 590.290 55,17
2001 1.089.328 592.237 54,37
2002 1.106.012 611.531 55,29
2006 1.165.599 702.782 60,29
Nguồn: Phòng Lao động- Việc làm - Sở LĐTBXH tỉnh Bình Thuận, 2006
Song song với việc gia tăng dân số trong độ tuổi lao động thì lao động theo
các ngành nghề kinh tế cũng gia tăng đáng kể. Có thể thấy là lực lượng lao động
làm việc trong ngành nông, lâm thủy sản có xu hướng ngày càng giảm. Lao động
trong các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có tăng nhưng tốc độ ngành dịch
vụ nhanh hơn tốc độ ngành công nghiệp và xây dựng. Sự biến động này là kết quả
của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy có phát triển đi lên nhưng
nhìn chung tốc độ còn chậm nhất là sự phát triển của ngành công nghiệp chưa đáp
ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Lực lượng lao động có việc làm trong ngành nông lâm thủy sản giảm dần.
Năm 1999 chiếm tỷ trọng 68,97% đến năm 2006 còn 64%. Ngành công nghiệp và
xây dựng năm 1999 chiếm 11,08% đến năm 2006 tăng leân không đáng kể chỉ là
11,10%, bình quân thời kỳ 1999-2006 tăng 1.907 người/năm và ngành dịch vụ cũng
tăng lên khá nhanh so với ngành công nghiệp năm 1999 là 19,95% đến năm 2006 là
24,9% bình quân thời kỳ 1999-2006 là 6.854người/năm. Điều này chứng tỏ cơ cấu
ngành nghề có xu hướng chuyển dịch từ nông lâm thủy sản sang các ngành khác, do
kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình này tuy chậm nhưng
đúng hướng. Rõ ràng chúng ta thấy cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh sang
ngành dịch vụ là do những kết quả to lớn trong việc phát triển ngành du lịch của
tỉnh trong những năm vừa qua.
Bảng 2.7. Lực lượng lao động trong các ngành kinh tế
Đơn vị tính: người, %
CN-XD NLN Dịch vụ
Năm
Tổng
số
Số lượng % Số
lượng
% Số
lượng
%
1999 421.891 46.741 11,08 290.982 68,97 84.168 19,95
2002 482.964 51.106 10,58 320.962 66,46 110.896 22,96
2005 538.000 59.000 11,00 349.000 64,90 130.000 24,20
2006 559.000 62.000 11,10 358.000 64,00 139.000 24,90
Nguồn:Sở LĐTBXH tỉnh Bình Thuận, 2006
Lực lượng lao động có việc làm có xu hướng tăng, năm 1999: 421.891
người, năm 2002 có 482.964 người, năm 2006 là 559.000, bình quân thời kỳ 1999 -
2006 tăng 27.421 người/năm. Nếu xét theo khu vực thành thị và nông thôn thì
chúng ta cũng sẽ thấy một thực tế đó là: số người có việc làm ngày càng tăng và lẽ
dĩ nhiên là tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Năm 1999 số người có việc làm ở
khu vực thành thị là 89.276 người thì đến năm 2006 con số này lên tới 225.120
người và đi kèm với nó là tỷ lệ người không có việc giảm xuống từ 27.504 người
năm 1999 (chiếm 6,12% lực lượng lao động) xuống còn 25.000 người (chiếm
3,91% lực lượng lao động)
Bảng 2.8. Tình trạng việc làm của lực lượng lao động qua các năm
Đơn vị:người
Tình trạng việc làm 1999 2000 2005 2006
Có việc làm 421. 891 426. 613 538.000 559.000
+ Thành thị 89. 276 90. 275 216.660 225.120
+ Nông thôn 332. 615 336. 338 321.340 333.880
+ Không có việc làm 27. 504 30. 132 26.000 25.000
+ Thành thị 10. 762 7. 877 11.760 11.400
+ Nông thôn 16. 742 22. 255 14.240 13.600
Nguồn:Sở LĐTBXH tỉnh Bình Thuận, 2006
Khi tìm hiểu về vấn đề việc làm thì đến cập đến một bộ phận dân cư không
hoạt động kinh tế thường xuyên là điều cần thiết. Đây là một bộ phận không nhỏ tác
động đến CLCS người dân. Bởi vì trong các bộ phận dân cư này xuất phát từ những
nguyên nhân như: ốm đau, bệnh tật, đi học…Họ là lực lượng có tạo ra thu nhập
nhưng ít hoặc là không tạo ra thu nhập, lực lượng này có thể tạo ra một lực lượng ăn
theo đáng kể bên cạnh lực lượng lao động thường xuyên. Riêng số người nội trợ có
xu hướng tăng khá nhanh ở đây một mặt do thiếu việc làm nên có một số người nhất
là phụ nữ buộc phải làm nội trợ nhưng mặt khác do đời sống phát triển nên nội trợ
trở thành nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đòi hỏi phải đáp ứng.
-Kết cấu theo trình độ văn hóa
Kết cấu dân số theo trình độ văn hóa thể hiện trình độ học vấn dân cư của
một quốc gia. Kết cấu này phần nào đó thể hiện được trình độ phát triển của một
quốc gia. Ở các nước phát triển trên thế giới tỷ lệ người biết chữ rất cao khoảng hơn
90%, trong khi ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này rất thấp chỉ khoảng 70%.
Đối với nước ta thì có thể coi đó là một ngoại lệ, bởi vì nước ta tuy vẫn còn là một
nước đang phát triển nhưng rất chú trọng việc phát triển giáo dục. Tỷ lệ người biết
chữ không ngừng tăng qua các năm. Khi đề cập đến trình độ học vấn thì cần đề cập
đến trình độ học vấn của dân cư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao
động. Có thể nói vấn đề này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu
mức sống dân cư. Nếu người dân có trình độ thì họ có thể nhận thức được nhiều vấn
đề một cách nhanh chóng và chính xác:y tế, giáo dục, giữ gìn vệ sinh…đồng thời họ
có thể nhận thức đúng đắn những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Nếu người lao động có trình độ thì họ tiếp thu tốt hơn khoa học kỹ thuật, làm chủ
công nghệ, nâng cao năng suất. Điều này rất quan trọng trong quá trình nước ta tiến
hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ đó, kinh tế sẽ phát triển nâng cao
thu nhập cải thiện đời sống.
Bình Thuận có nhiều cố gắng trong công tác xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.
Năm 1991 tỷ lệ người mù chữ là 20,1% giảm xuống còn 18, 5% năm 1995 và năm
2006 là 0%. Đến năm 2006 đã có 10/10 huyện, thành phố và 126/126 xã, phường
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và xóa mù.
Về trình độ học vấn của lực lượng lao động nhìn chung vẫn còn thấp, tuy số
người chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp cấp 1 hàng năm giảm dần, số người tốt nghiệp
cấp 2, cấp 3 có tăng lên. Nhưng tốc độ tăng còn chậm, bình quân trong 5 năm 1996-
2000 số tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 chiếm tỷ trọng chỉ có 25, 84% so với lực lượng lao
động.
Đây là điều cần phải quan tâm để nâng cao trình độ cho người lao động. Khi
đánh giá chất lượng của lực lượng lao động người ta thường đề cập đến trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Năm 1996 số lao động không có chuyên môn kỹ thuật là 392.
698 người chiếm 94, 91% lực lượng lao động, đến năm 2000 có 422. 203 người
chiếm 92, 44%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng lên. Năm 1996 là
21. 059 người chiếm 5, 09% so với lực lượng lao động, năm 2000 có 34. 542 người
chiếm 7, 78% so với lực lượng lao động, bình quân thời kỳ 1996-2000 tăng 2. 696
người/năm. Trong đó, đào tạo nghề có xu hướng ngày càng tăng, năm 1996 có 6.
302 người chiếm 1, 58% so với lực lượng lao động, năm 2000 là 13.096 người,
chiếm 2, 85 so với lực lượng lao động. Tuy vậy, cơ cấu đào tạo vẫn còn quá bất hợp
lý thể hiện qua tỷ lệ:cứ 1 người có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học thì có 1,
44 người có trình độ trung học và chỉ có 1, 5 người là công nhân kỹ thuật thời điểm
năm 2000. Tỷ lệ quá thấp so với thế giới, ở các nước trong khu vực thì tỷ lệ tương
ứng là 1-4-10. Thực trạng trên cho thấy lực lượng lao động ở tỉnh có chất lượng rất
thấp, lại có cơ cấu bất hợp lý. Đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế. Điều này đã
gây ra không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người
lao động. Vì vậy, đòi hỏi phải có chính sách đào tạo hợp lý mới có thể đáp ứng
được nhu cầu đào tạo của lưc lượng lao động và phục vụ thiết thực cho quá trình
phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
2.2.1.3. Phân bố dân cư
Dân cư của tỉnh phân bố trên nhiều đại bàn khác nhau, vùng núi, đồng bằng,
ven biển. Mật dộ dân số thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của cả nước 149
người/km2 so với 254 người/km2 năm 2006. Tuy vậy, mật độ có sự chênh lệch giữa
các đại phương trong toàn tỉnh. Huyện Phú Quý là nơi có mật độ dân số cao nhất
1.352 người/km2. Huyện đảo này khá phát triển với nghề biển và là nơi có mức
sống dân cư khá cao. Sau Phú Quý là Phan Thiết trung tâm kinh tế, chính trị của
tỉnh. Huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Bắc Bình với 66 người/km2, đây là
huyện có diện tích lớn nhất trong toàn tỉnh. Sự phân bố dân cư giữ thành thị và nông
thôn nhìn chung ít có sự thay đổi: dân số thành thị từ 23, 4% (1992) tăng lên 23,
51% (1999) và 37,46% năm 2006; dân số nông thôn 76,6% năm (1992) giảm xuống
cón 76, 49% (1999) và 62,54% năm 2006.
Mật độ dân số không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện với
nhau cũng gây không ít khó khăn cho việc phân công sắp xếp lao động ảnh hưởng
lớn đến hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và tác động không nhỏ đến mức
sống dân cư.
2.1.2.4. Kinh tế
Cùng với xu hướng chuyển dịch kinh tế tất yếu trên thế giới, nước ta trong
những năm gần đây đang có sự chuyển dịch kinh tế khá mạnh mẽ. Bình Thuận một
tỉnh ở vùng cực nam Trung Bộ cũng có sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa khá mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Trong giai đoạn trước đổi mới nền kinh tế nước ta nói chung, nền kinh tế của
tỉnh nói riêng phát triển khá chậm. Nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu kinh tế, công nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp, tốc độ phát triển công
nghiệp không cao. Từ khi đổi mới cơ cấu kinh tế cả nước cũng như của tỉnh ngày
một hợp lý hơn: tỷ trọng công nghiệp ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, tốc độ
phát triển công nghiệp khá nhanh. Trong giai đoạn 1991-1995 ngành công nghiệp
của tỉnh từng bước ổn định và tăng trưởng khá cao: tăng bình quân hàng năm 20,
34%. Bước sang giai đoạn 2000 - 2005 sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp hơn
đạt 16,18%, năm 2006 tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 19,2% song vẫn cao hơn
mức trung bình của cả nước. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế
biến chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 90% tập trung vào một số mặt hàng như chế
biến hải sản, nông sản, nước khoáng, muối…Tuy nhiên, ngành công nghiệp vẫn
chưa tận dụng hết tiềm năng của tỉnh và sản phẩm công nghiệp chưa có khả năng
cạnh tranh cao. Điều này cần có những biện pháp đúng để phát triển ngành công
nghiệp có hiệu quả hơn nữa.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình thuận có đường bờ biển khá dài, có một ngư
trường lớn. Chính vì vậy, ngành thủy sản được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển. Sản
lượng hải sản khai thác không ngừng tăng qua các năm từ 128.000 tấn (2000) lên
145.000 tấn (2005), với tốc độ tăng bình quân 2,52%/năm (2001 - 2005), trong đó
cá các loại, nhuyễn thể và mực chiếm tỷ trọng lớn. Giai đoạn 2001 – 2005, nuôi
trồng thủy hải sản tiếp tục phát triển và tăng nhanh hơn khai thác. Giá trị sản lượng
nuôi trồng tăng 37,13%/năm trong khi khai thác tăng 7,05%/năm. Để có thể phát
triển thành ngành mũi nhọn trong tương lai, tỉnh đã đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ
thuật, cũng như vốn cho người dân. Với ưu thế sẵn có cùng những chính sách đúng
đắn của tỉnh hi vọng ngành này sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh cũng có những bước phát triển mới. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi phát triển khá tốt, sản xuất nông, lâm nghiệp duy trì ở mức
tăng trưởng cao (bình quân 7,1%/năm). Các cây trồng như: mía, điều, thanh long là
những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Cây mía là nguyên liệu cho
nhà máy đường Bình Thuận, cây thanh long trong những năm qua đã là nguồn của
cải của người dân trong tỉnh. Bên cạnh trồng trọt chăn nuôi cũng phát triển đàn gia
súc, gia cầm tăng lên khá nhanh. Bình quân giai đoạn 1992-1995 đàn bò tăng bình
quân 9,49%, đàn heo tăng 13, 4%, đàn gia cầm tăng 11, 11%. Sang giai đoạn 2001 -
2004, đàn bò tăng bình quân 2,82%, đàn heo tăng 4,84 %, đàn gia cầm tăng 12,37%.
Số lượng các loại gia súc, gia cầm không ngừng tăng qua các năm và giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi vì vậy mà cũng tăng theo. Năm 2004 tổng giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi là 315,8 tỷ đồng theo giá cố định năm 1994, trong đó chăn nuôi gia súc
chiếm tỷ trọng 74,12%, chăn nuôi gia cầm chiếm 12,2% và chăn nuôi khác chiếm
11,6%.
Những chuyển biến trong những ngành công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt
ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đã tạo cho người dân có công ăn việc
làm, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho họ, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Khi nhắc tới Bình thuận người ta nghĩ ngay đến một nơi được thiên nhiên ưu
đãi cho một vùng biển khá đẹp, những nét văn hóa lễ hội của các dân tộc đã tạo tiền
đề cho ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Trong năm 1991 toàn tỉnh đón tiếp 22.162
lượt khách, năm 1995 tăng lên 53200 lượt người và năm 2006 con số này là 1,7
triệu lượt khách, trong đó khách du lịch chiếm 10%. Những con số trên cho thấy
sức hấp dẫn của du lịch Bình Thuận đối với du khách là rất lớn. Du lịch phát triển
nhanh, có đóng góp lớn và trở thành một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế –
xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18%/năm. Ngành du lịch đã đóng
góp đáng kể vào tổng sản phẩm toàn tỉnh, con số này tăng từ 15.958 triệu đồng năm
1997 lên 20. 137 triệu đồng năm 2001 tức là tăng 1, 3 lần trong vòng 4 năm và đến
năm 2005 đóng góp khoảng 347 tỉ đồng, chiếm 4,5% tổng GDP toàn tỉnh. Ngành
này đang tiếp tục được đầu tư về mọi mặt để trở thành một ngành mũi nhọn, tiếp tục
mang lại lợi nhuận, tận dụng hết tiềm năng của tỉnh, nhằm mục đích cuối cùng đó là
phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân trong
tỉnh. Ngoài ra, ngành kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển mới với nhiều mặt
hàng được xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng hải sản là những thế mạnh của tỉnh,
bên cạnh đó còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lấy nguyên liệu từ vùng biển
giàu tiềm năng. Từ những kết quả trên có thể thấy nền kinh tế của tỉnh có xu hướng
phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Điều này làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh
ngày một hợp lý hơn qua các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Cơ cấu GDP tỉnh qua các năm
Ngành Năm 1999 Năm 2000 Năm 2006
Nông lâm nghiệp – Thủy sản 43,68% 42% 27,55%
Công nghiệp – xây dựng 22,14 % 22,7% 33,74%
Dịch vụ 34,18% 35,3% 38,72%
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận 2006
Tỷ trọng công nghiệp không ngừng tăng qua các năm từ 1999-2006. Trong
vòng 8 năm ngành này tăng lên khoảng 12%, trong khi đó ngành nông lâm nghiệp
lại giảm khá nhanh từ 43,68% xuống còn 27,55% tức là đã giảm đi 16,13%, đặc biệt
ngành dịch cũng phát triển khá mạnh bằng việc nâng cao tỷ trọng của mình trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh. Trong những năm tới tỉnh đã có chủ trương phát triển mạnh
những ngành tỉnh có thế mạnh nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh lên
để từ đó có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế nhanh của vùng kinh tế Đông Nam
Bộ, nhất là công nghiệp.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GDP tỉnh năm 1999 và 2006
Sự phát triển kinh tế tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập từ đó giúp ổn
định cuộc sống, nâng dần mức sống dân cư trong tỉnh lên. Có thể nói kinh tế phát
triển tác động rất mạnh mẽ đến mức sống dân cư.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh dần dần hình thành nên
những khu vực phát triển của mình.
Vùng kinh tế động lực: Phan Thiết-Hàm Thuận Nam-Hàm Tân-Phú Quý.
Đây là vùng giàu tiềm năng về tài nguyên biển, khoáng sản, nhiều nguồn nguyên
liệu. Vùng có nhiều khu vực ven quốc lộ 28, quốc lộ 1A, gần điện, nước có thể hình
thành n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH022.pdf