Luận văn Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT, KÍ HIỆU.vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .ix

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài luận văn.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .6

7. Kết cấu của luận văn.7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.8

1.1 Cơ sở khoa học về tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại .8

1.1.1 Khái niệm tín dụng và đặc điểm của tín dụng bán lẻ.8

1.1.2 Các hình thức tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại.10

1.1.3 Tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.12

1.2 Chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân Hàng Thương Mại .14

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng bán lẻ.14

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM .15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM.24

1.3.1 Nhân tố chủ quan.24

pdf120 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi nhánh Thừa Thiên Huế Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động tín dụng của Ngân hàng và một số khách hàng lớn, công tác chi tiêu tài chính, nhân sự. Phó Giám đốc: phụ trách trực tiếp phòng, tổ được giám đốc phân công, ủy quyền. 39 Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính - VietinBank CN Huế Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Khối KHDN PHÓ GIÁM ĐỐC Khối Bán lẻ Phòng Khách Hàng Doanh nghiệp Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ PGG Hương Trà PGD Thuận An PGD Tây Lộc PGD Nguyễn Huệ PGD Duy Tân PGD Nguyễn Hoàng PGD An Dương Vương PGD Gia Hội PGD Thuận Thành Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Tổng Hợp Phòng Kế Toán Phòng Bán Lẻ 40 - Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN): Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách mảng KHDN trong việc quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của các đối tượng KHDN phù hợp với định hướng, quy định của NHCTVN trong từng thời kỳ. - Phòng Bán lẻ: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo chỉ nhánh phụ trách mảng bán lẻ trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao theo quy định NHCTVN trong từng thời kỳ. - Phòng Kế toán: Là đơn vị tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc về nghiệp vụ kế toán tài chính, hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ; Quản lý việc điều hành tiền mặt một cách tiết kiệm, hiệu quả tại VietinBank CN Huế theo quy định của NHCTVN trong từng thời kỳ. Thực hiện chức năng bán/cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng theo nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở quy định, quy trình nghiệp vụ hiện hành của NHCTVN. - Phòng/Tổ Tiền tệ kho quỹ: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt vật lý, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ Tài sản bảo đảm... tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển theo quy định của VietinBank trong từng thời kỳ. Tổ chức quản lý, tham mưu với Ban lãnh đạo về việc xây dựng định mức tồn quỹ tiền mặt tại chi nhánh theo quy định trình NHCTVN. Quản lý việc điều hành tiền mặt một cách tiết kiệm, hiệu quả tại VietinBank CN Huế theo quy định của NHCTVN trong từng thời kỳ. - Phòng/Tổ tổng hợp: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo; quản lý chất lượng, quản lý rủi ro và xử lý nợ có vấn đề và phòng chống rửa tiền/Tài trợ khủng bố, Phòng chống gian lận theo quy định của NHCTVN trong từng thời kỳ. - Phòng Tổ chức hành chính: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám Đốc trong công tác nhân sự, văn phòng, hành chính quản trị theo quy định của NHCTVN trong từng thời kỳ. 41 - Các Phòng giao dịch (PGD): Bao gồm 09 Phòng giao dịch trực thuộc. Cán bộ nhân viên các phòng giao dịch thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động Phòng giao dịch trong hệ thống NHCTVN và các quy định về mô hình hoạt động trong từng thời kỳ. 2.1.4 Một số kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế Những năm gần đây, hoạt động Ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cùng với sự có mặt của rất nhiều NHTMCP ngoài quốc doanh là sự xâm nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh trên gây sức ép khá lớn đến VietinBank CN nói chung và VietinBank CN Thừa Thiên Huế nói riêng do họ có khá nhiều lợi thế về công nghệ, con người, trình độ quản lý, Cùng với khó khăn về cạnh tranh là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đứng trước bóng đen kinh tế và khủng hoảng nợ công. Hệ thống tài chính Ngân hàng đặt trước sự báo động khi các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm một loạt các Ngân hàng hàng đầu thế giới. Kinh tế trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn. Chính các nhân tố này đã làm cho lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số thành quả nhất định. 2.1.4.1 Về công tác huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của Ngân hàng. Nhờ có nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân...mà ngân hàng nguồn lực để cho vay và đầu tư tài chính. Nguồn vốn huy động thấp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cũng như các hoạt động sinh lợi khác của Ngân hàng. 42 Bảng 2.1: Số dư huy động vốn tại VietinBank CN Huế giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tăng/giảm Tỷ lệ (%) Tăng/giảm Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn 3.465.000 3.816.380 4.059.190 351.380 10,14 242.810 6,36 Phân theo loại tiền - VNĐ Cơ cấu (%) loại tiền 3.305.000 95,38 3.724.800 97,61 3.983.060 98,12 419.800 - 12,7 - 258.260 - 6,93 - - Ngoại tệ quy VNĐ Cơ cấu (%) loại tiền 160.000 4,62 91.580 2,39 76.139 1,88 -68.420 - -4,27 - -18.441 - 20,14 - Phân theo nguồn huy động - Huy động vốn doanh nghiệp Cơ cấu(%)nguồn huy động 1.232.000 35,56 909.700 23,84 888.510 21,89 -322.300 - 26,16 - -21.190 - -2,33 - - Huy động vốn dân cư Cơ cấu (%) nguồn huy động 2.233.000 64,44 2.906.680 76,16 3.170.680 78,11 673.680 - 30,17 - 364.000 - 9,08 - Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế 43  Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm: Năm 2016, nguồn vốn huy động của VietinBank CN Huế đạt 3.465 tỷ đồng. Năm 2017, nguồn vốn huy động tăng trưởng 10,14%, đạt 3.816 tỷ đồng. Năm 2018, giá trị này đạt 4.059 tỷ đồng, tăng 6,36% so với năm trước, chiếm 15,3% thì phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Có được kết quả khả quan này là nhờ những giải pháp gắn công tác huy động vốn với sử dụng vốn, thực hiện cơ chế khoán chỉ tiêu công việc kèm với việc thực hiện giao chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm cho từng cán bộ nhân viên đơn vị đã tạo cơ sở cho việc tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động tại VietinBank CN Huế, đặc biệt là nguồn vốn huy động dân cư.  Nguồn tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn: Tỷ lệ nguồn vốn tiền gửi trong dân cư tăng dần qua các năm về cả quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2016 là 2.233 tỷ đồng; năm 2017 đạt 2.906 tỷ đồng tăng 30,17% so với năm 2016; năm 2018 con số này là 3.170 tỷ đồng, tương đương tốc độ 9,08% so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ trọng tiền gửi trong dân cư trong nguồn tiền gửi tăng, chứng tỏ VietinBank CN Huế đã và đang chú trọng khai thác tốt ở phân khúc đầy tiềm năng này.  Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm dần qua các năm về cả quy mô lẫn tỷ trọng: Cụ thể: năm 2016 huy động vốn từ khối KHDN là 1.232 tỷ đồng, chiếm 35,56%; năm 2017 là 909 tỷ đồng, chiếm 23,84%; năm 2018 là 888 tỷ đồng, chiếm 21,89% trong tổng số dư huy động. Năm 2018 là một năm khó khăn trong hoạt động huy động vốn khối KHDN. Nhiều khách hàng truyền thống, số dư lớn tại VietinBank CN Huế sụt giảm nguồn vì lý do khách quan như đổ vốn về công ty mẹ (Điện lực TT Huế), định kỳ chuyển về tổng công ty (CTCP Vicem Thạch cao Xi Măng) 44 Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế Biểu đồ 2.1: Số dư huy động vốn tại VietinBank CN Huế theo tính chất nguồn vốn huy động giai đoạn 2016-2018 2.1.4.2 Về công tác tín dụng Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của Chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác động mạnh đến công tác tín dụng tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 45 Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Vietinbank Huế ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- (%) Tăng/giảm Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 2.263 3.493 4.281 1.230 54,38 787 22,53 Phân theo loại tiền - VNĐ Cơ cấu (%) loại tiền 1.895 83,74 3.428 98,12 4.254 99.37 1.533 - 80,90 - 826 - 24,11 - - Ngoại tệ quy VNĐ Cơ cấu (%) loại tiền 368 16,26 65 1.88 26 0.63 -302 - -82,16 - -38 - -59,23 - Phân theo loại hình khách hàng - Khách hàng doanh nghiệp lớn, DN vừa và nhỏ Cơ cấu (%) loại hình khách hàng 1.489 65.82 2.470 70.71 2.907 67.91 981 - 65,87 - 436 - 17,68 - - Khách hàng Bán lẻ: +Khách hàng doanh nghiệp Siêu vi mô Cơ cấu (%) loại hình khách hàng 165 7.31 190 5.47 268 6,28 25 - 15,33 - 77 - 40,81 - +Khách hàng Cá nhân Cơ cấu (%) loại hình khách hàng 608 26,87 832 23,82 1.105 25,81 224 - 36,88 - 272 - 32,80 - (Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế) 46 Từ bảng trên có thể thấy:  Dư nợ cho vay không ngừng gia tăng trong bối cảnh cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn ngày càng gay gắt: Cụ thể: Dư nợ cho vay năm 2016 đạt 2.263 tỷ đồng, năm 2017 là 3.493 tỷ đồng, tăng 1.230 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng 54,83%. Năm 2018, VietinBank CN Huế đạt 4.281 tỷ đồng, tăng 787 tỷ đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng trưởng 22,53%. Dư nợ cho vay của VietinBank CN Huế tăng trưởng ổn định và an toàn so với địa bàn, chiếm thị phần 10,81%. Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tại VietinBank CN Huế phân theo loại hình khách hàng giai đoạn 2016-2018  Dư nợ của các khối khách hàng tăng trưởng tốt: Trong năm, dư nợ cho vay của các khối khách hàng đều tăng trưởng tốt, ghi nhận sự nỗ lực không ngừng trong việc giữ vững khách hàng cũ, truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới. Dư nợ cho vay đối với KHDN của VietinBank CN Huế có xu hướng tăng qua các năm. Dù vậy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ KHDN vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng dư nợ chung của Chi nhánh. Dư nợ KHDN đến ngày 31/12/2018 là 2.907 tỷ đồng, tăng 436 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 17,68% so với năm 2017. Dư nợ Khách hàng bán lẻ năm 2018 là 1.374 tỷ đồng, tăng 350 tỷ so 47 với 2017 tương đương tỷ lệ tăng trưởng 34,29%. VietinBank CN Huế cũng đã triển khai tốt các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất, tạo lợi thế lớn cho VietinBank CN Huế trong công tác tiếp cận khách hàng, tăng trưởng dư nợ đồng đều trong 2 khối khách hàng. 2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ thu phí Phát triển dịch vụ phi tín dụng là cách thức có hiệu quả để để tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho ngân hàng, nhất là trong điều kiện các dịch vụ tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm qua, VietinBank CN Huế đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội:  Hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ duy trì nguồn thu ổn định: Năm 2018 cho thấy sự đóng góp ổn định của hoạt động thanh toán quốc tế vào kết quả kinh doanh của VietinBank CN Huế. Cụ thể: doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank CN Huế đạt 78 triệu USD, giảm 13 triệu USD so với năm 2017. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu chủ yếu từ hoạt động chuyển tiền ngoại tệ, chiếm đến 71% doanh số xuất nhập khẩu toàn Chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2018 đạt 56 triệu USD, giảm 12 triệu USD so với năm 2017.  Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử đạt được nhiều thành quả tích cực: Giai đoạn 2016-2018, VietinBank CN Huế tiếp tục triển khai liên kết với nhiều đơn vị, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để triển khai dịch vụ trả lương qua thẻ. Đồng thời, VietinBank CN Huế cũng hợp tác với Đại học Huế để phát hành thẻ sinh viên tích hợp thẻ ghi nợ nội địa cho sinh viên ở các trường Đại học, các khoa trực thuộc. Số lượng thẻ ghi nợ phát hành và kích hoạt lũy kế năm 2018 là 53.363 thẻ, giảm 5.808 thẻ so với năm 2017. Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành và kích hoạt lũy kế được 2.103 thẻ, tăng 478 thẻ so với năm 2017. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ipays lũy kế năm tăng trưởng 108% so với năm 2017. Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ được mở rộng. Năm 2015, VietinBank CN Huế đã triển khai lắp đặt hệ thống máy thanh toán thẻ tại siêu thị Big C theo hợp đồng hợp tác giữa VietinBank CN Huế và BigC Việt Nam. Số lượng máy chấp nhận thanh toán 48 thẻ POS được lắp đặt thêm trong năm 2016 là 93 máy, trong năm 2017 là 122 máy và đến năm 2018 là 215 máy. Các đơn vị chấp nhận thẻ đã được triển khai ở nhiều nhà hàng, khách sạn, siêu thị trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ và hỗ trợ bán chéo sản phẩm. Nhiều hình thức dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn tỉnh đã được triển khai như thu học phí qua thẻ ghi nợ đối với sinh viên các trường Đại học, thu tiền điện qua thẻ ghi nợ đối với chi nhánh điện lực Bắc Sông Hương và Nam Sông Hương, dịch vụ thu tiền nước phối hợp với Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, dịch vụ thu phí Internet phối hợp với Viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế, dịch vụ chuyển khoản SMS và thanh toán trực tuyến IPAY cho khách hàng cá nhân, dịch vụ thanh toán trực tuyến EFAST dành cho khách hàng doanh nghiệp ... VietinBank CN Huế cũng đang phối hợp với Bệnh viện trường Đại học Y dược về thu viện phí qua thẻ, đã hoàn thành các công đoạn chạy thử và dự kiến triển khai chính thức trong Quý I năm 2018.  Thu phí dịch vụ: Tổng thu dịch vụ năm 2018 của Chi nhánh đạt 21.024 triệu đồng, tăng 5.082 triệu đồng so với năm 2017, mức tăng 32%. Trong đó phí dịch vụ của khối KHDN là 5.783 triệu đồng, tăng 1.922 triệu đồng so với năm 2017, mức tăng 50%, chiếm tỷ trọng 28% trên tổng phí dịch vụ. Phí dịch vụ thu được từ khối KHBL là 15.241 triệu đồng, tăng 3.315 triệu đồng so với năm 2017, mức tăng 22%, chiếm tỷ trọng 72% tổng phí dịch vụ toàn Chi nhánh. Một số dịch vụ thu phí chiếm tỷ trọng lớn gồm phí dịch vụ từ hoạt động chuyển tiền là 2.880 triệu đồng, chiếm 14% tổng phí dịch vụ. Phí tài trợ thương mại là 3.400 triệu đồng, chiếm 16% tổng phí dịch vụ. Phí dịch vụ hoạt động tiền gửi là 4.971 triệu đồng, chiếm 24% tổng phí dịch vụ. Phí dịch vụ thẻ là 1.746 triệu đồng, chiếm 8% tổng phí dịch vụ. Phí dịch vụ hoạt động tiền vay là 1.043 triệu đồng, chiếm 5% tổng phí dịch vụ... Kết quả kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2016-2018 như sau: 49 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % I Thu nhập 151.688 165.751 225.766 14.063 9,27 60.015 36,21 1 Thu nhập từ hoạt động cho vay và huy động vốn khối KHDN 68.638 57.700 63.806 -10.938 -15,94 6.106 10,58 2 Thu nhập từ hoạt động cho vay và huy động vốn khối Bán lẻ 60.573 68.450 69.608 7.877 13,00 1.158 1,69 3 Thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro 4.495 327 53.836 -4.168 -92,73 53.509 16363,61 4 Thu dịch vụ 15.297 15.942 21.024 645 4,22 5.082 31,88 5 Thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh khác 2.685 23.332 17.492 20.647 768,98 -5.840 -25,03 II Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro 73.061 75.764 107.475 2.703 3,70 31.711 41,85 III Lợi nhuận 78.627 89.987 118.291 11.360 14,45 28.304 31,45 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế) 50 Thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm 2016-2018, thu nhập của năm sau cao hơn năm trước, cho thấy hoạt động của Chi nhánh ngày càng đi vào ổn định hơn. Năm 2017 lợi nhuận đạt 89.987 triệu đồng, tăng 14,45% so với năm 2016. Sang năm 2018, tình hình kinh doanh tốt hơn, lợi nhuận đạt 118.291 triệu đồng, mức tăng 31,45% so với năm 2017. Do hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Trong cơ cấu thu nhập của Vietinbank Chi nhánh Huế, thu từ hoạt động của hai khối KHDN và Khối Bán lẻ chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể năm 2018 khối KHDN chiếm 28,26% và Khối Bán lẻ chiếm 30,83% tổng doanh thu. Đạt được mức tăng trưởng ổn định như vậy là do Chi nhánh luôn chú trọng trong việc tìm kiếm khách hàng; không ngừng hoàn thiện, phát huy những mặt tích cực trong công tác phát triển khách hàng; tăng cường đầu tư công nghệ kỹ thuật, các tiện ích Ngân hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh nhất. Ngoài ra, nguồn thu nhập của Ngân hàng được tạo ra từ nhiều nguồn khác mà chiếm phần lớn là các khoản thu nhập từ thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hố, kinh doanh trái phiếu và thu từ các hoạt động kinh doanh khác. 51 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1 Cơ cấu Các hình thức tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1.1 Căn cứ vào thời gian vay Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ nhóm Khách hàng Bán lẻ theo thời gian vay vốn ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1 Tổng dư nợ cuối kỳ 773 1.023 1.374 250 32,34 351 34,31 2 Dư nợ ngắn hạn 321 423 545 102 31,78 122 28,84 3 Dư nợ trung hạn 369 409 533 40 10,84 124 30,32 4 Dư nợ dài hạn 83 191 296 108 105 5 Tỷ lệ nợ ngắn hạn 41,53 41,35 39,67 (0,18) (1,68) 6 Tỷ lệ nợ trung hạn 47,74 39,98 38,79 (7,76) (1,19) 7 Tỷ lệ nợ dài hạn 10,74 18,67 21,54 7,93 2,87 Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng Dư nợ cho vay Khách hàng Bán lẻ phân theo thời gian vay vốn 52 Việc phân loại dư nợ theo kỳ hạn giúp cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó, đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Dư nợ cho vay Khách hàng Bán Lẻ của VietinBank CN Huế tăng trưởng đều qua các năm của giai đoạn 2016-2018, song song với đó, dư nợ trên từng kỳ hạn vay cũng có sự tăng trưởng đồng hành. Dư nợ ngắn hạn năm 2017 tăng 102 tỷ đồng so với năm 2016, đạt mức tăng 21,78%; con số này của năm 2018 là 122 tỷ đồng, mức tăng 28,84%. Đối với dư nợ trung hạn, năm 2018 đạt mức tăng 124 tỷ đồng, tương đương 30,28% so với cuối năm 2017. Tỷ trọng các kỳ hạn cũng được duy trì ổn định trong thời gian qua. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn và trung hạn ở mức 40% và dài hạn 20%. VietinBank CN Huế chủ yếu tài trợ ngắn hạn cho các nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Siêu vi mô và hộ gia đình, cá nhân. Mỗi khoản vay ngắn hạn chỉ kéo dài đến tối đa 12 tháng, tốc độ thu nợ cho vay ngắn hạn nhanh hơn rất nhiều so với các khoản vay trung dài hạn. Mặt khác, các khoản vay trung và dài hạn luôn có rủi ro thu hồi vốn cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Vì vậy VietinBank CN Huế nên có biện pháp gia tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn so với dư nợ trung dài hạn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng. Tránh các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. 53 2.2.1.2 Căn cứ Cơ cấu dư nợ theo tính chất đảm bảo cho khoản nợ vay Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ nhóm Khách hàng Bán lẻ theo tính chất đảm bảo cho khoản nợ vay ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1 Dư nợ cuối kỳ 773 1.023 1.374 250 32,34 351 34,31 2 Dư nợ không có bảo đảm 72 113 168 41 56,94 55 48,67 3 Dư nợ có bảo đảm 701 910 1.206 209 29,81 296 32,53 4 Tỷ lệ nợ không có bảo đảm trên tổng dư nợ 9,31% 11,05% 12,23% 1,73% 1,18% 5 Tỷ lệ nợ có bảo đảm trên tổng dư nợ 90,69% 88,95% 87,77% -1,73% -1,18% Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng Dư nợ cho vay Khách hàng Bán lẻ phân theo tính chất bảo đảm Việc cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu tập trung ở các khách hàng có quan hệ lâu năm có uy tín với ngân hàng còn lại hầu hết các khoản vay đều có tài sản đảm bảo, việc cho vay có tài sản bảo đảm giúp cho Ngân hàng giảm rủi ro nếu khách hàng không có khả năng thanh toán khoản nợ thì tài sản đảm bảo là 54 nguồn trả nợ thứ 2 của Ngân hàng. Vì vậy, VietinBank CN Huế xác định việc định giá tài sản tài sản rất quan trọng, VietinBank CN Huế đã có bộ phận định giá hoặc thuê tổ chức định giá trung lập đối với tài sản có giá trị lớn, hầu như các tài sản có giá trị lớn liên quan đến dự án lớn thì VietinBank CN Huế đều thuê công ty định giá tài sản đảm bảo. Hiện nay việc xác định giá thị trường của TSĐB hoàn toàn do cán bộ thẩm định tự xác định vì thế việc xác định giá thị trường của tài sản tùy thuộc vào thiện chí chủ quan của CBQHKH và hội đồng định giá, đây là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mức cho vay của khách hàng và ảnh hưởng đến liệu có thu hồi lại vốn vay từ việc phát mại tài sản đảm bảo khi khách hàng gặp rủi ro không có khả năng trả nợ từ nguồn sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng dư nợ không có Tài sản bảo đảm tăng chậm và ổn định qua các năm. Tỷ trọng dư nợ không có Tài sản bảo đảm từ năm 2016 đến 2018 tăng nhẹ, cụ thể tỷ lệ dư nợ không có Tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ lần lượt là 9%, 11%, 12% cho thấy mức an toàn của các khoản vay của ngân hàng là rất cao. Có được mức an toàn cao cho các khoản vay là do bên cạnh duy trì mối quan hệ thân thiết với các khách hàng lớn có tình hình tài chính tốt, hiện đang cho vay không có tài sản đảm bảo, Chi nhánh đã chủ động vận động các đối tượng khách hàng trên đưa thêm tài sản bổ sung, đồng thời hướng đến khách hàng là các doanh nghiệp siêu vi mô có năng lực tài chính tốt đồng thời Tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao. Việc mở rộng cho vay đối với các đối tượng khách hàng bán lẻ, giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng sẽ góp phần hạn chế rủi ro và tạo sự cân đối giữa tỷ lệ cấp tín dụng có tài sản đảm bảo và tín chấp. Vì thông thường cấp tín dụng cho đối tượng này phải có tài sản đảm bảo, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. 55 2.2.1.3 Căn cứ vào Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ nhóm Khách hàng Bán lẻ theo đối tượng khách hàng ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1 Dư nợ cuối kỳ 773 1.023 1.374 250 32,34 351 34,31 2 KHDN Siêu vi mô 165 190 268 25 15,15 78 41,05 3 KHCN 608 832 1.105 224 36,84 273 32,81 4 Tỷ lệ dư nợ KHCN trên tổng dư nợ Bán lẻ 21,35 % 18,57% 19,51% -2,77% 0,93% 5 Tỷ lệ dư nợ KH DN SVM trên tổng dư nợ Bán lẻ 78,65 % 81,33% 80,42% 2,67% -0,91% Nguồn: Phòng Tổng hợp – VietinBank CN Huế Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng Dư nợ cho vay Khách hàng Bán lẻ phân theo đối tượng khách hàng 56 Trong khoảng thời gian 2016-2018, dư nợ của nhóm khách hàng Doanh nghiệp Siêu vi mô tăng từ 165 tỷ đồng lên 268 tỷ đồng. Đây là con số còn khá hạn chế khi dư nợ khách hàng Doanh nghiệp Siêu vi mô chỉ chiếm tỷ trọng bình quân 20% trên tổng dư nợ Khách hàng Bán lẻ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có chiều hướng phát triển tốt, VietinBank CN Huế cần cải thiện hơn nữa về mảng dư nợ của nhóm khách hàng Doanh nghiệp Siêu vi mô. Nâng cao thị phần và số lượng khách hàng Doanh nghiệp Siêu vi mô sẽ giúp cho cơ cấu dư nợ Khách hàng Bán lẻ ổn định và phát triển đúng xu hướng lâu dài, bền vững. 2.2.2 Chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua các chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng bán lẻ tại VietinBank CN Huế Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động nhóm Khách hàng Bán lẻ ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1 Dư nợ cuối kỳ nhóm khách hàng Bán lẻ 773 1.023 1.374 250 32,34 351 34,31 2 Nguồn vốn huy động cuối kỳ nhóm khách hàng Bán lẻ 2.560 2.950 3.208 390 15,23 258 8,75 3 Doanh số cho vay trong năm 1.849 2.326 3.051 477 25,80 725 31,17 4 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 30,20% 34,68% 42,83% 4,48% 8,15% 57 Năm 2016, tổng dư nợ Khách hàng Bán lẻ là 773 tỷ đồng, năm 2017 con số này là 1.023 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng so với năm trước, đạt mức tăng 32,34%. Đến năm 2018, dư nợ Khách hàng Bán lẻ tăng thêm 351 tỷ đồng so với cuối năm 2017, đạt 1.374 tỷ đồng, mức tăng 34,31%. Điều này cho thấy Khối Bán lẻ của VietinBank CN Huế đã hoạt động rất tích cực và hiệu quả trong thời gian hai năm 2017-2018, dư nợ tín dụng Bán lẻ trong hai năm này đã tăng hơn 600 tỷ đồng, đạt mức tăng mỗi năm trên 30% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ đạt cao thể hiện ngân hàng có chính sách tín dụng tốt để phục vụ khách hàng và đồng thời cũng có chính sách marketing tốt và nhận được nhiều sự tin tưởng từ các khách hàng sử dụng dịch vụ. Để đạt được kết quả tốt như vậy, trong năm 2016, doanh số cho vay là 1.849 tỷ đồng, năm 2017 là 2.326 tỷ đồng và năm 2019 là 3.051 tỷ đồng. Cho thấy khối lượng lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_tin_dung_ban_le_tai_ngan_hang_thuong_mai.pdf
Tài liệu liên quan