Luận văn Chiến lược kinh doanh cho xí nghiệp cơ điện - Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro

MỤC LỤC. 1

LỜI CẢM ƠN. 6

LỜI CAM ĐOAN . 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . 8

DANH MỤC CÁC BẢNG . 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ . 10

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I. 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . 4

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 4

1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. 4

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh. 5

1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh . 6

1.2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH

DOANH . 7

1.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô. 8

1.2.1.1. Phân tích môi trường kinh tế. 8

1.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của pháp luật – chính sách . 10

1.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng yếu tố chính trị. . 10

1.2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên – xã hội. 10

1.2.1.5. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật – công nghệ . 11

1.2.2. Phân tích môi trường vi mô. 11

1.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại. 11

1.2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 12

1.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nhà cung ứng. 12

1.2.2.4. Phân tích ảnh hưởng của khách hàng. 13

1.2.2.5. Phân tích ảnh hưởng của sản phẩm thay thế . 13

1.2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp . 13

1.2.3.1. Hoạt động marketing. 14

1.2.3.2. Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển. 14

pdf113 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược kinh doanh cho xí nghiệp cơ điện - Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CBCNV làm cho chỉ tiêu chi phí lương tăng lên đáng kể bằng 120.22% so với năm 2011, tăng 20.22% về số tương đối hay tăng 20,571 Tỷ VND về số tuyệt đối. Chỉ tiêu chi phí cho nguyên vật liệu cũng 13.4% so với năm 2011 về số tương đối, hay tăng 11,352 Tỷ VND về số tuyệt đối. Mặc dù sang năm 2012 tỉ lệ lạm phát đã giảm đi nhiều so với năm 2011 nhờ nỗ lực của chính phủ đo đó giá nguyên vật liệu, nhiên liệu cũng giảm đà tăng. Nhưng do khối lượng công việc nhiều hơn nên kéo theo chi phía cho nguyên vật liệu và nhiên liệu tăng lên. Chỉ tiêu chi phí cho các dịch vụ từ bên ngoài của XNCĐ năm 2012 cũng tăng 32.37% so với năm 2011 về mặt tương đối, tăng 1,66,237 Tỷ VND về số tuyệt đối. Chỉ tiêu các khoản chi khác, năm 2012 đạt 139.06% so với năm 2011, tăng 39.06% về số tương đối, hay tăng 1,752 Tỷ VND về số tuyệt đối. Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 39 Chỉ tiêu bảo hiểm của XNCĐ năm 2008 đạt 132.09% , tăng 32.09% với năm 2007 về mặt tương đối, hay tăng 0,196 Tỷ VND về số tuyệt đối. Chỉ tiêu chi phí cho dịch vụ trong XNLD đạt 115.80 % với năm 2011, tăng 15.80 % về mặt tương đối, hay tăng 0.492 Tỷ VND về số tuyệt đối. Đó là những chỉ tiêu đóng vai trò tiêu cực, quyết định trong việc làm tăng thêm tổng chi phí của XNCĐ trong năm 2012. • Lợi nhuận: Nhìn vào bảng phân tích trên, ta thấy rằng: Tốc độ tăng của tổng chi phí (20.52 %) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (12.95%) cho nên lợi nhuận của XNCĐ năm 2012 giảm 40.98% so với năm 2011 về số tương đối hay giảm 920,525 Tỷ VND về số tuyệt đối, chỉ đạt 22,544 Tỷ VND, tức là đạt 59.02% so với năm 2011. • Đánh giá chung: Năm 2012 là năm XNCĐ hoàn thành vượt mức tất cả các kế hoạch đã đề ra nó thể hiện ở doanh thu của XNCĐ tăng 12.95% so với năm 2011 hay tăng 40,199 Tỷ VND về số tuyệt đối. Tuy nhiên phần tăng thêm này vẫn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế SXKD của XNCĐ bởi vì cơ chế hạch toán giá thành nội bộ Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro chưa hoàn thiện. Nhiều sản phẩm nội bộ của XNCĐ cho các công ty thành viên VSP dựa trên biểu giá thành đã lỗi thời làm giảm doanh thu của XNCĐ. Lợi nhuận của XNCĐ năm 2012 chỉ đạt 59.02% so với năm 2011, giảm 40.98% về số tương đối hay giảm 15,65 Tỷ VND về số tuyệt đối. Bởi lẽ năm 2012 xí nghiệp có đột phá về tăng lương làm cho phi phí đội lên 20.57 tỉ nên của Xí nghiệp có giảm đi. Tuy nhiên với tốc độ tăng doanh thu và nhiều đơn hàng mới , lợi nhuận năm 2013 hứa hẹn sẽ được cải thiện rất nhiều Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 40 2.3 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN 2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô: Phân tích môi trường vĩ mô gồm 5 phân tích: phân tích môi trường kinh tế (thế giới và Việt Nam), phân tích ảnh hưởng của luật pháp-chính sách, phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên-xã hội, phân tích sự ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ và phân tích sự ảnh hưởng của các sự kiện chính trị. Dưới đây tôi trình bày lần lượt các phân tích trên và ảnh hưởng của chúng đến kinh doanh của XNCĐ 2.3.1.1 Phân tích môi trường kinh tế 2.3.1.1.1 Phân tích môi trường kinh tế thế giới Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm hơn dự báo do khủng hoảng ở Châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới trong tháng 6/2013, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn mức dự báo đầu năm là 2,4% và mức 2,3% của năm 2012. Khu vực Eurovẫn đang là khu vực có nhiều dấu hiệu kém lạc quan khi quý I/2013 là quý thứ 6 có mức tăng trưởng âm, với mức tăng GDP so với quý trước là âm 0,2% và so với cùng kì năm trước là âm 1,1%.Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Euro tiếp tục tăng từ khoảng 10% trong năm 2011 lên 12,2% trong tháng 4/2013. Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 7,7% trong năm 2013, giảm so với mức dự báo 8,4% vào đầu năm, do khả năng ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng và đang phải đối mặt với khả năng nợ địa phương ở ngoài tầm kiểm soát. Ấn Độ cũng chỉ đạt mức tăng trưởng GDP 4,8% trong quý 1/2013, thấp hơn mức 5,3% của cùng kì năm trước và tiếp tục xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng từ đầu năm 2010. Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu khi theo Morgan Stanley, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Ấn Độ đã lên tới 9%, tập trung vào các đối tượng người nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mười trong số các tập đoàn gia đình lớn cũng chiếm tới 13% toàn bộ tổng số nợ của hệ thống, đa phần được xếp vào loại nợ đang thực hiện mặc dù trong tình trạng rất yếu kém. Tăng trưởng kinh tế thế giới có sự hỗ trợ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản. Mỹ đang duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 2% từ Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 41 đầu năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9% trong năm 2011 xuống 7,6% trong tháng 5/2013, chỉ số giá nhà S&P/Case Shiller trong tháng 4/2013 đã tăng 12,1% so cùng kì năm trước, niềm tin tiêu dùng ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, chỉ số tín nhiệm tăng từ mức tiêu cực lên ổn định. Nhật Bản cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng dương từ quý 1/2012 với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức trên 4,5% đầu năm 2012 xuống còn 4,1% trong tháng 4/2013. Giá thế giới trong những tháng đầu năm 2013 tiếp tục xu hướng giảm.Nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi (nhất là Trung Quốc và Ấn Độ) chậm lại đã khiến nhu cầu tiêu thụ lương thực và năng lượng giảm cũng như việc đồng tiền của các nước xuất khẩu giảm giá đã khiến giá nông sản tính bằng USD giảm. NHTG dự báo trong năm 2013 giá năng lượng sẽ giảm 2% (trong đó giá dầu giảm 2,4%) và giá nông sản giảm 6% so với năm 2012. Hình 2.3: Chỉ số giá năng lượng thế giới, 2005-2013 Nguồn: Thị trường hàng hóa (NHTG) Trung quốc giảm nhập khẩu dầu thô 6 tháng đầu năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục hải quan Trung Quốc, tháng 6, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 5,39 triệu thùng dầu/ngày, cao hơn 2,1% so với cùng kỳ nhưng giảm mạnh 4,4% so với tháng 5. Lượng nhập khẩu tháng 6 này được ghi nhận thấp nhất 9 tháng. Tính chung 6 tháng đầu năm, nước này nhập khẩu 5,57 triệu thùng dầu/ngày, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Điều này dấy lên lo ngại tăng trưởng chậm tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể dẫn tới nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu thấp hơn kỳ vọng trong năm nay. Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 42 Trước những biến động đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực của kinh tế thế giới, có thể nhận định kinh tế thế giới sẽ phục hồi với tốc độ chậm lại nhưng khả năng rơi vào suy thoái kép là thấp; xu hướng chung trong điều hành kinh tế vĩ mô của các nước trong thời gian tới sẽ là rút dần các chính sách kích thích kinh tế nhưng với tốc độ chậm hơn so với kế hoạch nhằm đối phó với nguy cơ lạm phát và giảm phát đan xen. Sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ, Nhật bên cạnh sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ làm cho tốc độ tăng trưởng thế giới thấp hơn dự báo. Bên cạnh đó nhu cầu dầu mỏ và khí đốt được dự báo sẽ thấp hơn kỳ vọng vì giảm nhập khẩu dầu thô từ trung quốc gây áp lực lên các công ty dầu khí phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu và mặt bằng giá thế giới. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình đầu tư và phát triển mỏ mới, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường truyển thống của XNCĐ trong thời gian tới. 2.3.1.1.2 Phân tích môi trường kinh tế Việt Nam • Sự phát triển kinh tế Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO thì tác động của kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2012 tiếp tục là năm tương đối khó khăn với tình hình kinh tế Việt Nam, mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng dần từng quý nhưng mức tăng cả năm vẫn ở mức thấp. Hình 2.4: Diễn biến tăng trưởng GDP theo quý, giai đoạn 2008-2012 [Nguồn: Tổng cục thống kê] Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 43 Trong lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực có đóng góp khoảng 24% vào GDP của cả nước, tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2012 đạt 6,3 triệu tấn, đạt doanh thu dầu đạt 5,43 tỉ USD, bằng 131% kế hoạch năm. Mặc dù năm 2012 có rất nhiều khó khăn từ nhiều mặt (sản lượng dầu khí thụt giảm, kinh tế biến động, giá dầu thô biến động,...), nhưng lĩnh vực dầu khí vẫn có những bước tăng trưởng khả quan. Điều này thể hiện nghành dầu khí nước ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về đầu tư xây lắp dầu khí vẫn là rất cao. Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2012 sẽ cho ta thấy rõ hơn về nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau khủng khoảng kinh tế. Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008– 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03 [Nguồn: tổng hợp từ Tổng cục Thống kê] Tốc độ tăng trưởng GDP tuy có giảm nhưng vẫn giữ được mức ổn định đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, đặc biệt là các công ty về dầu khí. Các công ty dầu khí nước ngoài ngày càng quan tâm và tăng cường đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí mới của Việt Nam. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành dầu khí trong nước nói chung và XNCĐ nói riêng vì sự tham gia ngày càng nhiều các công ty dầu khí lớn của nước ngoài, công ty liên doanh sẽ mở rộng thị trường và dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. • Tỷ lệ lạm phát Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Bảng 2.4 thể hiện lạm phát của Việt Nam trong khuynh hướng hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát như: Lạm phát do cầu kéo; Lạm phát do chi phí đẩy (giá điện, xăng dầu, gas,... tăng cao khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao hơn); Lạm phát tiền tệ; Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 44 ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối dẫn đến một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép, đầu tư giàn trải kém hiệu quả như Tập đoàn Vinashin;.... qua đó tạo ra áp lực lạm phát. Hình 2.5: Lạm phát theo khuynh hướng hiện nay [Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World bank)] Nhìn vào hình trên ta thấy được lạm phát của Việt Nam năm 2012 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2011. Có được sự kìm chế lạm phát này là do nỗ lực của chính phủ đã áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát như: 1) thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ; 2) kiểm soát chặt chẽ- nâng cao hiệu quả chi tiêu công; 3) tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa; 4) đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu; 5) tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng các chính sách về san sinh xã hội;Hiện nay giá các mặt hàng bắt đầu có sức tăng mạnh trở lại xuất phát từ việc tăng giá xăng dầu, giá điện... do vậy mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn sẽ cần phải được kiểm soát chặt chẽ trong những năm tiếp theo. Lạm phát được kìm hãm và theo chiều hướng giảm dần là mặt tích cực đối với nền kinh tế cũng như đối với nghành xây lắp dầu khí. Khi lạm phát được giữ ở mức ổn định thì sẽ tạo được lòng tin nơi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, giúp họ bảo tồn được giá trị của vốn đầu tư. Như vậy, nếu lạm phát tiếp tục duy trì đà giảm như hiện nay sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như XNCĐ cắt giảm được chi phí do không phải thay đổi giá cả các sản phẩm, dịch vụ thường xuyên và giúp các doanh Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 45 nghiệp ít phải thay đổi kế hoạch tài chính vì lạm phát, từ đó chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. • Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ Trong năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND do NHNN công bố luôn giữ ở mức khoảng 20.828 VND/ 1USD. Đây được xem là thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá của NHNN. Nếu so với mức công bố từ đầu năm của NHNN là trong năm 2012 tỷ giá sẽ tăng 2-3% thì có thể thành công này còn vượt qua mong đợi. Và theo dự báo của các chuyên gia thì nhìn vào trung hạn hoặc ít nhất từ nay đến cuối năm tỷ giá USD/VND vẫn ổn định. Tỷ giá ổn định là một tín hiệu rất tốt của nền kinh tế, nó không gây lo ngại gia tăng chi phí bởi việc thay đổi tỷ giá trong quá trình mua sắm vật tư, thiết bị nhập khẩu. Bên cạnh đó còn góp phần giúp các DN dự báo được tương đối chính xác chi phí cũng như doanh thu của mình, từ đó chủ động trong công việc sản xuất kinh doanh. XNCĐ là xí nghiệp trực thuộc Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro, có sự góp vốn của phía công ty Zarubezneft (LB Nga), vì vậy mọi chi phí sản xuất kinh doanh, lợi nhuận đều quy đổi sang đồng tiền USD. Vì vậy nếu tỷ giá ở mức ổn định thì Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro sẽ thuận lợi hơn trong việc cân đối tài chính kế toán, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ vì cắt giảm được chi phí trích lập dự phòng biến động tỷ giá. Điều này làm tăng tính cạnh tranh về giá của Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro nói chung và XNCĐ nói riêng • Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Nhiều ngành công nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu khí, sản xuất thép, điện,... Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của khu vực có vốn ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2012 đạt 72,2 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 55% tổng KNXK cả nước. Rõ ràng, khu vực này vẫn duy trì được vai trò dẫn dắt, đóng góp phần lớn vào thành tích XK, trực tiếp tạo nguồn thu ngoại tệ, từng bước cân bằng cán cân thanh toán, xuất - nhập khẩu nói chung. Cũng trong năm 2012, nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 59,943 tỷ USD, Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 46 tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,7% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, năm 2012, khu vực ĐTNN đã xuất siêu 11,9 tỷ USD. Về vốn FDI, năm 2012, Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, tính từ 1/1/2012 đến 31/12/2012, cả nước đã có 1.287 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Trong năm 2012 có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Trong đó, cả nước có 549 dự án ĐTNN thuộc ngành chế biến, chế tạo, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,7 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2012. Bảng 2.3: Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam qua các năm 2008-2012. Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI (tỷ USD) 71,7 21,5 18,6 14,7 16,3 [Nguồn: Tổng hợp từ trang web Bộ Kế hoạch và Đầu tư] Qua bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm dần qua các năm từ 2008 đến năm 2011, nhưng bất ngờ lại tăng lên vào năm 2012. Điều này chính tỏ sự phục hồi của FDI. Mặt khác, vốn FDI của Việt Nam đang tập trung vào các dự án có hiệu quả, giải ngân nhanh chứ không chạy theo tổng số vốn FDI đăng ký. Đây hoàn toàn là chính sách hợp lý trong giai đoạn hiện nay nhằm hạn chế tối đa các dự án “ treo”, gây lãng phí cho nhà nước. Vốn các dự án FDI trong những năm qua tiếp tục được tập trung vào các ngành công nghiệp, trong đó ngành dầu khí chiếm tỷ lệ đầu tư khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực lọc hoá dầu với số tiền đầu tư lến đến cả tỷ USD là một tín hiệu rất tính cực. Có thể liệt kê các dự án có phần vốn đầu tư lớn của nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí các năm qua và trong tương lai như: Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (tổng mức đầu tư 3,3 tỷ USD; Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn (Cà Mau) liên doanh với Công ty Chevron, công suất 6,4 tỷ m3/năm (tổng mức đầu tư trên 1,5 tỷ USD); Dự án liên doanh điều hành mỏ khí Nam Côn Sơn với Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 47 Công ty BP (tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD); Dự án Tổ hợp hoá dầu Miền Nam (tổng mức đầu tư 4 tỷ USD). Nhờ những khoản đầu tư mạnh từ các công ty nước ngoài vào lĩnh vực trong ngành dầu khí đã tạo cơ hội cho các ngành cung cấp dịch vụ năng lượng, và vận hành các giàn khoan dầu khí,... Đây chính là cơ hội lớn cho XNCĐ để cung cấp các dịch vụ có chất lượng của mình cho khách hàng. 2.3.1.2 Phân tích ảnh hưởng của pháp luật - chính sách Tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây luôn được đánh giá là một trong những nước ổn định nhất trên thế giới, điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dầu khí nói riêng. Sự ra đời của Luật Dầu khí năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2000 và năm 2008 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho hoạt động khai thác dầu khí trong lãnh thổ Việt Nam. Sau gần 15 năm thực hiện Luật Dầu khí, các công ty nước ngoài và liên doanh tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam tăng lên rất nhanh đã tạo ra một thị trường có tiềm năng rất lớn đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh cao trong ngành. Các bộ luật này cũng đưa ra điều kiện chặt chẽ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, các yêu cầu về bảo vệ môi trường được đòi hỏi chặt chẽ hơn, khí đồng hành không được đốt bỏ như trước nên nhu cầu xây dựng các giàn nén khí và đường ống dẫn khí trở nên rất cấp bách nếu muốn đưa các mỏ dầu vào khai thác. Do các yêu cầu của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm nên sẽ có nhiều công trình khai thác dầu khí cần đến dịch vụ Khảo sát duy trì chứng chỉ đăng kiểm, đặc biệt là khảo sát ngầm bằng thiết bị lặn điều khiển từ xa (ROV). Dịch vụ này cũng có một thị trường đầy tiềm năng. Môi trường pháp luật – chính sách ổn định đã tạo ra những cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành phát triển và cạnh tranh lành mạnh. 2.3.1.3 Phân tích ảnh hưởng môi trường tự nhiên Những năm gần đây thời tiết luôn có những diễn biến khó lường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân cũng như tới các hoạt động sản xuất Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 48 kinh doanh. Với đặc trưng của ngành khai thác dầu khí là khai thác chủ yếu ngoài biển nên điều kiện tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động sản xuất của ngành. Đặc điểm thời tiết biển Việt Nam là rất khắc nghiệt, vào mùa gió bão tiến độ thực hiện các công tác bảo dưỡng sửa chữa phải kéo dài hơn bình thường. Công tác đảm bảo an toàn năng lượng trong vận hành cũng gặp nhiều khó khăn. Để thích ứng và đối phó với sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các công ty khai thác và dịch vụ dầu khí phải có sự chuẩn bị chu đáo về thiết bị và nhân lực để có thể ứng phó kịp thời với các tình huống bất thường sảy ra. 2.3.1.4 Phân tích ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật- công nghệ Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, thông tin. Theo xu thế chung đó, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp dầu khí nói chung và cung cấp dịch vụ nói riêng cũng có những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ, thiết bị mới vào trong sản xuất, các sản phẩm, vật liệu và công nghệ mới ra đời ngày càng nhiều. Những tiến bộ về khoa học công nghệ trong ngành cũng đòi hỏi chi phí đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và mua thiết bị mới ngày càng cao. Nhưng nhờ đó thời gian bảo dưỡng sửa chữa thiết bị được rút ngắn và quan trọng nhất là có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu ra. Ngành dịch vụ năng lượng dầu khí từ xưa đến nay luôn đòi hỏi trình độ công nghệ cao và phức tạp, đặc biệt là đối với các công trình khai thác dầu khí trên biển. Trong ngành dầu khí các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị năng lượng cho các công trình khai thác dầu khí ngoài khơi một cách an toàn trong suốt thời gian hoạt động (khoảng 30 năm) là một việc rất quan trọng và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã có tác động lớn đối với sự phát triển của XNCĐ. Bằng việc đầu tư cho công nghệ mới nhằm rút ngắn thời gian bảo dưỡng thiết bị, tăng mức độ tin cậy của thiết bị giảm thời gian dừng máy do hư hỏng (deadtime), cung cấp ổn định năng lượng cho khai thác dầu khí. Xí nghiệp đang sẵn sàng nắm bắt cơ hội làm chủ thị trường trong phân khúc này. Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 49 2.3.2 Phân tích môi trường vi mô 2.3.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại Thị trường cung cấp dịch vụ năng lượng dầu khí có lãnh vực chuyên môn rộng, theo các báo cáo nghiên cứu thị trường thì từ nay đến năm 2020, mỗi năm sẽ có từ 3 đến 4 giàn khoan được đầu tư đóng mới và kèm theo là khối lượng lớn thiết bị năng lượng được thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng. Vì vậy XNCĐ với vị thế và kinh nghiệm sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường, bao gồm cả các công ty trong Tập đoàn như PVD, PTSC M&C và các công ty ngoài tập đoàn như Cảng Sài Gòn, Cơ điện Thủ Đức, Điện cơ Hà Nội, Alpha ECC, Nam Phương Xanh. Bên cạnh đó một số công ty nước ngoài như Phú Thái (CAT), Wartsila VietNam, Golten VietNam. Danh sách các đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất chính của xí nghiệp có thể chia ra thành 3 nhóm đối thủ: • Nhóm 1: Các công ty con thuộc PVN như Công ty khoan dầu khí (PVD), Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC M&C. • Nhóm 2: Nhóm các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện ở Việt Nam như Phú Thái (CAT), Wartsila VietNam, Golten VietNam, hoặc liên doanh liên kết như Woodgroup, Siemen. • Nhóm 3: Nhóm các công ty vừa và nhỏ như Cảng Sài Gòn, Cơ điện Thủ Đức, Điện cơ Hà Nội, Nam Phương Xanh... Nói chung các doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực này có đặc điểm là vừa cạnh tranh gay gắt với nhau lại vừa hợp tác với nhau trong nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Tập đoàn. Các công ty PTSC M&C, Cơ điện Thủ Đức, Anpha ECC thường xuyên hợp tác với XNCĐ trong vai trò nhà thầu phụ để thi công các công trình. Công ty PTSC M&C cũng hợp tác với Xí nghiệp cơ điện trong nhiều dự án lớn. Năm 2009, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 233 về phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của nhau trong các đơn vị thành viên, các liên doanh trong Tập Phạm Minh Đức Cao học QTKD 2010-2012 50 đoàn [7, tr.33]. Chủ trương này đã tạo ra rào cản kỹ thuật đối với các công ty ngoài Tập đoàn và các công ty nước ngoài, các công ty này chỉ có thể tham gia vào thị trường với tư cách nhà thầu phụ hoặc liên danh với các công ty thành viên tập đoàn. Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của XNCĐ thì lĩnh vực lắp đặt, sửa chữa, đại tu thiết bị động lực, tuốc bin khí, thiết bị khoan và khai thác là lĩnh vực một trong những lĩnh vực chính của XNCĐ. Do vậy, để tập trung làm rõ việc hoạch định chiến lược cho lĩnh vực quan trọng này, tôi lựa chọn việc tiến hành phân tích các đối thủ cạnh tranh theo năm bước đã nêu trong Chương I như sau: Bước 1: Lập danh mục và đánh giá sơ bộ các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lắp đặt, sửa chữa, đại tu thiết bị năng lượng, thiết bị khoan và khai thác. Để phân tích sâu hơn về các đối thủ cạnh tranh tác giả chọn đối với mỗi nhóm cạnh tranh nêu ở trên một doanh nghiệp tiêu biểu có thế mạnh về lĩnh vực đang phân tích : 1. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC M&C (nhóm 1): Điểm mạnh: Lĩnh vực hoạt động rộng chủ yếu là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí như: dịch vụ tàu chuyên ngành; dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt các công trình dầu khí; dịch vụ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí, đóng tàu dịch vụ, cung cấp nhân lực kỹ thuật và vật tư thiết bị dầu khí. Với tổng quy mô tài sản lớn, sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất lớn mạnh, phân bố tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó công ty PTSC M&C còn có một lợi thế rất quan trọng là nhận được sự ưu ái rất lớn của Tập đoàn PVN. Ngoài ra họ cũng thiết lập được mối quan hệ khá chặt chẽ với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Một mặt mạnh khác nữa của công ty là công tác marketing khá hiệu quả. Điểm yếu: Điểm yếu lớn nhất của công ty PTSC M&C là chưa có nhiều kinh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272750_0422_1951761.pdf
Tài liệu liên quan