Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 4
1.1. Các khái niệm cơ bản. 4
1.1.1. Khái niệm về chiến lược . 4
1.1.2. Các cấp độ chiến lược . 6
1.1.3. Quy trình hoạch định chiến lược . 6
1.2. Các mô hình phân tích trong xây dựng chiến lược. 8
1.2.1. Mô hình phân tích môi trường . 8
1.2.2. Mô hình phân tích nội bộ doanh nghiệp . 14
1.2.3. Mô hình phân tích tổng hợp - Mô hình phân tích SWOT . 19
1.3. Các chiến lược kinh doanh . 20
1.3.1. Mô hình SPACE xác định vị trí doanh nghiệp . 20
1.3.2. Các chiến lược kinh doanh chung . 21
1.3.3. Chiến lược theo từng giai đoạn chu kỳ sống của ngành . 26
TỔNG KẾT CHƯƠNG I . 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VIỆC XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VCTEL VIỆT NAM . 31
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Vctel Việt Nam . 31
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần Vctel Việt Nam . 31
2.1.2. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của công ty . 33
2.1.3. Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty. 36
2.1.4. Giới thiệu về tình hình kinh doanh của Vctel . 39
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh . 40
126 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vctel Việt Nam đến năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hăn, cản trở sự
hội nhập của doanh nghiệp trong
thời kỳ đổi mới.
- Nhu cầu cuộc sống con người
nâng cao nên đòi hỏi về sản
phẩm cũng khắt khe hơn về mẫu
mã, chất lương, tính an toàn.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 46 Viện Kinh tế & Quản lý
sản phẩm chất lượng, tiện ích.
Công nghệ
- Ứng dụng CNTT trong quản lý, tác
nghiệp giúp nâng cao hiệu quả lao
động.
- Lĩnh vực truyền thông phát triển
với nhiều phương tiện đa dạng giúp
doanh nghiệp có thể tiếp cận với
nhiều nguồn thông tin giá trị, đồng
thời dễ dàng quản bá hình ảnh tới
khách hàng.
- Đầu tư cho công nghệ với chi
phí đầu tư ban đầu cao là thách
thức cho các doanh nghiệp tiềm
lực tài chính yếu.
- Áp lực cạnh tranh từ các sản
phẩm thay thế khác có công
nghệ tân tiến hơn.
2.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh
2.2.2.1. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Nhà cung ứng:
Vật tư chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty là thiết bị thoại,
tổng đài, thiết bị hội nghị, thiết bị an ninh giám sát và một số vật tư khác trong lĩnh
vực thông tin, truyền thông. Do đặc thù ngành thông tin và truyền thông là cung cấp
các thiết bị và giải pháp tích hợp hệ thống nên chi phí trong thiết bị vật tư chiếm
khoảng 55% - 60% giá thành sản phẩm.
Hiện nay toàn bộ các trang thiết bị vật tư chính cấu thành nên sản phẩm của
doanh nghiệp đều chưa có đơn vị sản xuất trong nước. Chính vì vậy các đầu vào
như thiết bị hệ thống thoại, hệ thống camera, hệ thống hội nghị đều phải nhập
thông qua các nhà phân phối trong nước hay nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
Do đặc điểm của ngành Thông tin - Viễn thông phần lớn các trang thiết bị đầu
vào là phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài. Chính vì vậy chính sách dự trữ
đầu vào hợp lý vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo lợi nhuận là yếu tố quan trọng
đem lại lợi nhuận của công ty.
Việc nhập khẩu trực tiếp các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua luôn bị tác động của tỷ giá hối
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 47 Viện Kinh tế & Quản lý
đoái và thị trường ngoại hối. Sự tăng giảm bất thường của tỷ giá hối đoái có ảnh
hưởng tới việc tính toán chi phí sản xuất của công ty vì giá bán sản phẩm thường cố
định trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 1 tháng). Trong khi vật tư thiết
bị nhập hàng tuần lại bị chi phối của tỷ giá hối đoái. Đây là một hạn chế mà công ty
không thể lường được hết. Nhiều thời điểm công ty đã phải chịu thiệt hại đến lợi
nhuận.
Dưới đây là danh sách một số nhà cung cấp vật tư, thiết bị đầu vào chính cho
công ty:
Bảng 2.5: Nguồn vật tư thiết bị công ty cổ phần Vctel
Stt Thiết bị - Vật tư Nhà cung cấp Địa điểm
I. Nhà cung ứng trong nước:
1
Thiết bị hệ thống thoại
Panasonic
Công ty TNHH thương mại đầu tư
và phát triển (TID)
TP. Hà Nội
Thiết bị hệ thống thoại
LG
Công ty TNHH VKX TP. Hà Nội
Thiết bị hệ thống thoại
SIEMENS
Công ty TNHH AGC TP. Hà Nội
Thiết bị hệ thống thoại
NEC
Công ty TNHH Itlighthouse TP.Sài Gòn
Xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật và
Thương mại (Tecapro)
TP. Hà Nội
2
Thiết bị an ninh giám
sát
Công ty cổ phần Biển bạc TP. Hà Nội
3
Thiết bị hội nghị trực
tuyến
Công ty cổ phần công nghệ và giải
pháp truyền thông hợp nhất
Cypresscom
TP. Hà Nội
4 Vật tư khác
Công ty TNHH thiết bị điện - điện
tử viễn thông Khánh Linh
TP. Hà Nội
Công ty TNHH viễn thông SH TP. HCM
II. Nhà cung ứng nước ngoài:
1 Thiết bị thoại IP Grandstream Networks, Inc Trung Quốc
(Nguồn: Công ty CP Vctel Việt Nam)
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 48 Viện Kinh tế & Quản lý
Căn cứ vào thị trường cung ứng và qua tình hình giao dịch thực tế của Vctel với
các nhà cung cấp, hiện tại công ty có những thuận lợi và khó khăn trong mối quan
hệ với các đối tác của mình như sau:
- Thuận lợi:
+ Có được uy tín cao với nhà cung cấp vì có lịch sử giao dịch lâu dài, thanh toán
đúng hạn.
+ Được hưởng ưu đãi về số lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ sau bán
hàng vì số lượng mua nhiều, được sự tín nhiệm.
- Khó khăn:
+ Không chủ động được nguồn vật tư, thiết bị đầu vào về số lượng, chất lượng,
thời gian bởi các nhà phân phối cũng ở thế bị động do phải nhập khẩu toàn bộ.
+ Khó xác định được biến động của tỷ giá hối đoái, giá nhà phân phối ban hành.
+ Việc mua nguyên vật liệu với số lượng hay việc thanh toán ngay để có giá tốt
khiến công ty gặp rủi ro trong quản lý NVL và vốn kinh doanh.
+ Việc xử lý các sự cố phức tạp với các vật tư, thiết bị nhập về hoàn toàn phụ
thuộc vào nhà phân phối.
Qua những phân tích trên ta thấy quyền lực của nhà cung cấp là mạnh.
Sản phẩm thay thế:
Ngày nay khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng, với
sự ra đời của máy tính, mạng internet đã làm thay đổi cách thức liên lạc trên toàn
thế giới. Bên cạnh đó những thiết bị điện tử tân tiến, các công nghệ truyền dẫn
không dây phát triển mạnh đã làm nên cuộc cạnh mạng trong lĩnh vực thông tin và
truyền thông.
Các nhà cung cấp dịch vụ thoại như các tập đoàn viễn thông lớn trong nước,
cách công ty công nghệ lớn có thể triển khai dịch vụ thông tin nội bộ trên nền tảng
Analog hay IP bằng cơ sở hạ tầng sẵn có của họ là việc làm khả thi. Điều này sẽ tạo
nên những sản phẩm dịch vụ thay thế cho hệ thống thoại nội bộ của công ty đang
kinh doanh với chi phí cạnh tranh.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 49 Viện Kinh tế & Quản lý
Với xu thế phát triển của các thiết bị cầm tay thông minh, các thiết bị điện tử
tích hợp đa công nghệ đang tạo nên những làn sóng mới về việc sử dụng nhữg
sản phẩm công nghệ cao này thay thế cho các sản phẩm truyền thống.
Qua các phân tích trên, qua tình hình thực tế kinh doanh những sản phẩm, dịch
vụ của công ty từ khi thành lập cho tới nay thì công ty sẽ phải đối mặt với những
khó khăn và thuận lợi như sau:
- Thuận lợi:
+ Những giải pháp, thiết bị công ty đang cung cấp trong lĩnh vực thông tin, an
ninh giám sát, hội nghị trực tuyến, dịch vụ kỹ thuật đều mang tích chất truyền
thống nên giá thành thấp. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của nước
ta.
- Khó khăn:
+ Việc ra đời những công nghệ mới trên nền tảng IP được tích hợp trong các
thiết bị nhỏ gọn, nhiều tính năng như Smartphone, Tablet, Smart TV và nhiều các
sản phẩm thông minh, tiện dụng khác sắp ra đời trong tương lai gần với giá cả cạnh
tranh đang là một thách thức đối với những sản phẩm truyền thống công ty đang
kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình thực tế ta nhận thấy quyền lực của sản phẩm thay thế là
trung bình.
Khách hàng
Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, mỗi sự biến đổi trong nhu cầu,
quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải có những động
thái tích cực để có thể thích ứng được. Họ có thể tạo ra áp lực buộc nhà sản xuất
phải giảm giá bán hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Hình 2.4: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm công ty CP Vctel Việt Nam
Công ty
CP Vctel
Người tiêu
dùng cuối cùng
Trung gian thương mại
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 50 Viện Kinh tế & Quản lý
Khi nghiên cứu về mô hình kênh phân phối sản phẩm của Vctel, các khách hàng
của công ty được chia làm hai nhóm theo mục đích sử dụng đối với sản phẩm như
sau:
- Nhóm 1: Các khách hàng là cá nhân, tổ chức mua sản phẩm và dịch vụ để sử
dụng trực tiếp mà không dùng để bán lại (người tiêu dùng cuối cùng).
- Nhóm 2: Các khách hàng là cá nhân, tổ chức mua sản phẩm với mục đích
thương mại hóa nhằm thu lợi (trung gian thương mại).
Bảng 2.6: Tỷ lệ % của mỗi nhóm khách hàng theo doanh thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Nhóm
2011 2012 2013
Doanh thu Tỉ lệ % Doanh thu Tỉ lệ % Doanh thu Tỉ lệ %
Nhóm 1 6.921,72 87% 7.206,8 76,4% 6367,5 58,3%
Nhóm 2 1.034,28 13% 2.226,2 23,6% 4.554,5 41,7%
(Nguồn: Công ty CP Vctel Việt Nam)
Bảng 2.7: Tỷ lệ % của mỗi nhóm khách hàng theo số lượng
Đơn vị tính: Người
Năm
Nhóm
2011 2012 2013
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Nhóm 1 1210 96,8% 1294 95,15% 1308 94,3%
Nhóm 2 40 3,2% 66 4,85% 79 5,7%
(Nguồn: Công ty CP Vctel Việt Nam)
Qua hai bảng số liệu trên ta nhận thấy kênh bán hàng trực tiếp đã mang lại doanh
thu chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn việc phân phối qua trung gian thương mại. Tuy vậy
dòng doanh thu này có chiều hướng giảm đi theo thời gian: năm 2011 doanh thu
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 51 Viện Kinh tế & Quản lý
bán hàng nhóm 1 chiếm tỷ trọng 87%; sang năm 2012 bị sụt giảm mất 10,6% so với
năm 2011; năm 2013 sụt giảm so với năm 2012 là 18,1%. Bên cạnh đó ta thấy
doanh thu từ nhóm khách hàng 2 tăng trưởng rất nhanh: năm 2011 doanh thu nhóm
2 chiếm tỷ trọng 13%; năm 2012 doanh thu nhóm này tăng khoảng 2,15 lần so với
năm trước đồng thời chiếm tỷ trọng 23,6%; năm 2013 doanh thu nhóm 2 tăng xấp xỉ
2 lần, chiếm tỷ trọng 41,7%.
Bằng việc phân tích đồng thời bảng 2.3 và bảng 2.4 ta nhận thấy tốc độ tăng
doanh thu hàng năm lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng số lượng khách hàng ở nhóm
2. Điều này có ý nghĩa giá trị hàng hóa trung bình bán ra cho mỗi một khách hàng ở
nhóm 2 ngày càng cao. Bên cạnh đó ta có giá trị trung bình hàng bán cho một khách
hàng nhóm 1 qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013 lần lượt là: 5,52 triệu đồng;
5,57 triệu đông; 4,87 triệu đồng. Cũng như vậy giá trị trung bình hàng bán cho một
khách hàng nhóm 2 qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013 lần lượt là: 25,85 triệu
đồng; 33,73 triệu đồng; 57,65 triệu đồng.
Qua những phân tích này ta thấy nhóm 1 là nhóm khách hàng nhỏ thường xuyên
mua lẻ, nhóm 2 là nhóm khách hàng lớn và ít thường xuyên mua bán. Thực tế đã
chức minh là qua lịch sử giao dịch thì số liệu có ghi lại nhóm khách hàng 1 thường
là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ mua sản phẩm dịch vụ của Vctel với
tư cách là người dùng cuối cùng, nhóm 2 là các đơn vị thi công, nhà thầu chính sử
dụng các sản phẩm của Vctel cho các công trình dự án mà họ triển khai.
- Thuận lợi:
+ Các khách hàng trực tiếp (khách lẻ) chiếm tỷ lệ doanh thu cao và tương đối ổn
định qua các năm, tạo ra nguồn tài chính dồi dào nuôi sống doanh nghiệp.
+ Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhóm khách hàng trung gian thương mại là cơ sở cho
việc tăng trưởng doanh thu.
- Khó khăn:
+ Ngày càng có nhiều thông tin và sự am hiểu của khách hàng về sản phẩm nên
doanh nghiệp gặp phải áp lực mặc cả lớn từ phía người mua.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 52 Viện Kinh tế & Quản lý
+ Kinh tế khó khăn nên độ nhạy cảm về giá là khá cao: khách hàng muốn mua
với giá cả phải chăng đồng thời tối đa hóa lợi ích sử dụng.
Các đối thủ tiềm ẩn
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham
gia vào thị trường cung ứng những giải pháp, sản phẩm trong lĩnh vực thoại nội bộ,
an ninh giám sát, truyền hình trực tuyến... Bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, cổ
phần, nhà nước, liên doanh và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên để được
người tiêu dùng chấp nhận, đồng tình, ủng hộ là cả một thách thức mà không phải
doanh nghiệp nào cũng dám mạo hiểm thực hiện.
- Thuận lợi: Công ty đã hoạt động trong ngành thông tin, viễn thông đã được
nhiều năm, được nhiều người tiêu dùng biết đến.
- Khó khăn: Các yêu cầu về kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực, nguồn vật tư đầu
vào để gia nhập ngành là thấp nên có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, đặc biệt
là các doanh nghiêp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tương đồng.
Như vậy quyền lực của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là trung bình.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trong ngành cung cấp các giải pháp thông tin, viễn thông tổng thể tại miền Bắc
hiện nay có một số đối thủ cạnh tranh chính là:
- Công ty TNHH giải pháp truyền thông Thiên An
- Công ty TNHH VNC (Vnctel)
- Công ty cổ phần viễn thông tin học Staphone
- Công ty cổ phần viễn thông Lạc Hồng
- Công ty TNHH điện tử viễn thông Tân Việt
- Công ty TNHH viễn thông Lê Hoàng
- Công ty TNHH thương mại tin học viễn thông Danh Việt
Ngoài ra còn một số đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ khác chiểm tỷ trọng thấp khoảng
10% thị trường.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 53 Viện Kinh tế & Quản lý
Qua số liệu tổng hợp từ hàng trăm hợp đồng, báo giá và những phản hồi của
khách hàng tới bộ phận kinh doanh, kỹ thuật của công ty đồng thời sử dụng số liệu
từ 50 phiếu điều tra tôi đã có các số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.8 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Tiêu chí Vctel
Thiên
An
Vnctel Staphone
Lạc
Hồng
Tân Việt
Lê
Hoàng
Danh
Việt
Sự nhận biết
của KH
40 42 30 35 30 26 23 17
80% 84% 60% 70% 60% 52% 46% 34%
Khả năng
bán hàng
28 32 22 26 20 15 13 10
56% 64% 44% 52% 40% 30% 26% 20%
Đánh giá
năng lực tài
chính
Khá Tốt Khá Tốt Khá TB TB TB
Chất lượng
sản phẩm
Khá Cao Khá Khá TB Khá TB TB
Giá cả TB Thấp TB Thấp Cao TB TB Cao
Chủng loại
sản phẩm
TB Cao Cao Cao TB TB Thấp TB
Giao hàng Nhanh Nhanh TB Nhanh TB Chậm TB TB
Quảng cáo ít Nhiều TB Nhiều ít ít ít TB
Chính sách
bán hàng (Tỷ
lệ CK %)
TB Cao Cao TB Cao Cao TB Cao
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 54 Viện Kinh tế & Quản lý
Đội ngũ quản
lý
Khá Tốt Khá Tốt Khá Khá TB TB
Đội ngũ nhân
viên
Khá Khá Khá Tốt Khá Khá TB Khá
Từ bảng tổng kết và kết quả phân tích các tài liệu nội bộ, chúng ta có thể rút ra
một số nhận xét là ngành đang có sự canh tranh gay gắt. So với các đối thủ cạnh
tranh thì công ty có điểm mạnh, điểm yếu như:
- Điểm mạnh:
+ Sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty là phổ
biến.
+ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng của công ty là tương đối tốt.
- Điểm yếu:
+ Chủng loại sản phẩm chưa nhiều, chưa đáp ứng được thị hiếu của thị trường.
+ Giá bán còn chưa thực sự hấp dẫn.
+ Các đối thủ áp dụng tỷ lệ % chiết khấu cao hơn công ty để thu hút KH.
Qua phân tích ở trên, có thể nhận thấy quyền lực của các đối thủ cạnh tranh trực
tiếp là khá cao.
Bảng 2.9: Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh
Yếu tố
Thuận lợi, điểm mạnh đối
với Công ty
Khó khăn, điểm yếu đối với
Công ty
Quyền
lực
Nhà cung
ứng
- Được ưu đãi về số lượng,
giá, dịch vụ sau bán hàng.
- Phụ thuộc hoàn toàn nguồn
vật tư đầu vào.
- Khó xác định được sự biến
động của giá nguyên vật liệu
nhập khẩu, tỷ giá hối đoái.
Trung
Bình
Khách
hàng
- Khách hàng thuộc kênh
bán lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao.
- Chưa có hệ thống phân phối
ổn định.
- Áp lực mặc cả do sự gia tăng
hiểu biết của khách hàng về
sản phẩm.
Rất Cao
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 55 Viện Kinh tế & Quản lý
Đối thủ
cạnh
tranh hiện
tại
- Thương hiệu đã được
nhận diện.
- Dịch vụ sau bán hàng tốt.
- Chất lượng SP tốt.
- Chủng loại hàng hóa chưa
nhiều nên chưa đáp ứng được
hết nhu cầu của khách hàng.
- Giá bán còn chưa hấp dẫn.
Cao
Đối
thủ
tiềm
tàng
- Công ty đã gây dựng
được thương hiệu, được
nhiều khách hàng tin dùng.
- Rào cản gia nhập thị trường
thấp, có nhiều đối thủ tiềm
tàng.
Trung
bình
Sản phẩm
thay
thế
- Sản phẩm với công nghệ
truyền thống nên có giá
thành hợp lý.
- Sự ra đời các công nghệ mới,
chi phí rẻ là nguy cơ thay thế
sản phẩm truyền thống.
Trung
Bình
2.2.2.2. Chu kỳ sống của ngành
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong
nước nói riêng thì mấy năm trở lại đây ngành thông tin viễn thông vẫn ổn định được
tốc độ tăng trưởng của mình, bảng sau sẽ chứng minh sự phát triển ổn định về
doanh thu của một số công ty trong ngành qua các năm như sau:
Bảng 2.10: Doanh thu của các công ty trong ngành thông tin viễn thông
TT Doanh thu ĐVT
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1 Vctel Tỷ đồng 6,850 7,956 9,433 10,922
2 Thiên An Tỷ đồng 12,550 13,60 13,989 14,750
3 Vnctel Tỷ đồng 8,980 9,225 9,856 10,865
4 Staphone Tỷ đồng 10,325 9,890 10,402 11,280
5 Lạc Hồng Tỷ đồng 8,64 9,464 9,806 9,650
6 Tân Việt Tỷ đồng 6,560 7,825 8,290 8,665
7 Lê Hoàng Tỷ đồng 4,742 5,548 6,664 6,468
8 Danh Việt Tỷ đồng 4,163 3,675 4,380 4,854
Tổng cộng 62,81 68,883 72,82 77,454
Tỷ lệ % tăng trưởng so với 2010 10% 16% 23,31%
(Nguồn: Công ty CP Vctel Việt Nam)
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 56 Viện Kinh tế & Quản lý
Qua bảng số liệu ta nhận thấy doanh thu ngành này trong những năm vừa qua
đang trên đà tăng trưởng mặc dù bị chi phối bởi suy thoái kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng được giữ vững và có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng có thể khẳng định rằng
thông tin, viễn thông là ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của
ngành.
Các doanh nghiệp trong ngành hiện nay có tốc độ tăng trưởng cao, tuy vậy
nhiều công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng việc đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đây cũng là xu thế tất yếu
khi ngành từng bước đi vào giai đoạn tái cấu trúc và bão hòa. Ta có thể kể tới các
doanh nghiệp trong ngành với các sản phẩm mới như:
- Công ty TNHH giải pháp truyền thông Thiên An với việc mở kinh doanh các
sản phẩm:
+ Thiết bị liên lạc cầm tay: Bộ đàm dùng cho công trường, bộ đàm dùng cho
bảo vệ, bộ đàm dùng cho tổ chức các sự kiện, bộ đàm dùng cho nhà hàng khách sạn.
+ Các giải pháp trong ghi âm: Ghi âm cho hệ thống thoại, ghi âm điện thoại, hệ
thống Voicemail.
- Công ty Cổ phần viễn thông tin học Staphone đẩy mạnh kinh doanh mảng dây
cáp CNTT – Viễn thông như: Cáp mạng Cat5, Cat6; cáp thoại Cat3; Cáp quang
Singlemode và Multimode.
- Công ty TNHH VNC (Vnctel) mở rộng sang việc cung cấp các thiết bị truyền
dẫn quang như: Thiết bị ghép kênh, thiết bị chuyển mạch, thiết bị chuyển đổi
quang
Trước tình hình đó Vctel cũng đang tiến hành nghiên cứu, phát triển các sản
phẩm thoại, an ninh giám sát trên nền tảng IP: Hệ thống tổng đài IP; hệ thống tổng
đài mềm; hệ thống Camera Wifi, 3G kết nối trên đường truyền Internet Như vậy
Vctel đã lựa chọn hướng đi hiện đại hóa công nghệ của sản phẩm nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.
2.3. Phân tích nội bộ công ty cổ phần Vctel Việt Nam
2.3.1. Phân tích nội bộ công ty theo chuỗi giá trị
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 57 Viện Kinh tế & Quản lý
2.3.1.1. Các hoạt động trực tiếp
Cung ứng đầu vào
- Điểm mạnh: Hiện tại việc cung ứng đầu vào của công ty do Phòng vật tư quản
lý, tất cả các nguyên nhiên vật liệu đầu vào đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ
bởi bộ phận quản lý chất lượng của Phòng kỹ thuật để đảm bảo các nguyên liệu đầu
vào đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Điểm yếu: Do mặt bằng hiện tại công ty nhỏ, kho chứa nguyên liệu không đáp
ứng được nhu cầu kinh doanh, nhất là khi có được nhiều đơn đặt hàng một lúc. Hầu
hết nguyên vật liệu của công ty khi thi công phải thuê kho ở bên ngoài, chuyển dần
vào phục vụ thi công theo tiến độ công trình. Việc này vừa mất thêm chi phí vận
chuyển, vừa chứa đựng rủi ro là nếu trục trặc trong quá trình vận chuyển nguyên
liệu vật liệu, khi đó có thể dẫn đến chậm tiến độ của các đơn đặt hàng của khách
hàng.
Vận hành hoạt động
Các năm qua, nhờ áp dụng cải tiến kỹ thuật không ngừng đã giúp năng suất lao
động của công ty đạt tương đối cao, hiệu quả sử dụng phương tiện máy móc thiết bị
đạt trên 90%. Do đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng qua các năm cũng tăng, cụ thể là:
Bảng 2.11: Chỉ tiêu sản lượng công ty CP Vctel Việt Nam
Năm
Nhóm
2010
2011 2012 2013
Tỉ lệ tăng
trưởng
hàng năm
(%)
Tỉ lệ tăng
trưởng
hàng năm
(%)
Tỉ lệ tăng
trưởng
hàng năm
(%)
Số HĐ 1.175 1.250 6,4% 1.360 8,8% 1.387 2%
Doanh thu
(triệu đồng)
6.850 7.956 16,1% 9.433 16,6% 10.922 15,7%
(Nguồn: Công ty CP Vctel Việt Nam)
Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống quản lý tương đối chặt chẽ, thống nhất
toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 58 Viện Kinh tế & Quản lý
đầu vào, thi công sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Điều này, giúp
cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Điểm mạnh:
+ Máy móc thiết bị hiện đại.
+ Hiệu quả sử dụng thiết bị cao.
- Điểm yếu:
+ Do có sự chuyển dịch từ bán lẻ sang thi công các công trình lớn hơn nên
chủng loại sản phẩm vật tư ngày càng tăng lên, sản phẩm lại cồng kềnh, mà diện
tích nhà kho nhỏ nên việc bố trí kho gặp khó khăn, gây hạn chế cho việc xuất hàng.
Gây lãng phí thời gian chờ đợi xếp hàng, thiếu tính chủ động trong làm việc.
Cung ứng đầu ra
- Điểm mạnh:
+ Có đội ngũ phương tiện vận chuyển luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
+ Hàng hóa luôn có sẵn trong kho, đảm bảo việc cung cấp hàng hóa trong vòng
1 đến 2 ngày.
- Điểm yếu:
+ Vì kho nhỏ nên số lượng hàng hóa dự trữ được ít, vẫn phải đi thuê kho ngoài
dẫn tới việc tăng chi phí kho vận.
+ Vì vật tư thiết bị trong ngành được nhập thông qua các nhà phân phối tại Việt
Nam, đây cũng là một bất lợi cho công ty khi luôn phải có dự trữ hàng hóa ở mức
cao tránh những rủi do do việc thiếu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
Marketing và bán hàng
Cho đến nay, công ty đã xây dựng chính sách xúc tiến bán hàng rộng khắp, trong
đó tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc, miền Trung. Để khuyến khích việc tiêu
thụ sản phẩm, công ty luôn có chế độ ưu đãi đặc biệt phù hợp đối với từng sản
phẩm, đối tượng khách hàng.
Sản phẩm của công ty là sản phẩm đặc thù trong lĩnh vực thông tin viễn thông
nên không phải ai cũng có nhu cầu và biết tới, việc bán hàng còn gặp nhiều khó
khăn. Bên cạnh đó các giải pháp tổng thể về hệ thống thông tin truyền thông, an
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 59 Viện Kinh tế & Quản lý
ninh giám sát của công ty còn chưa đa dạng, giá bán chưa thực sự cạnh tranh do đó
khó tiêu thụ. Công ty đang dần nâng cao chất lượng, năng suất, chủ động nghiên
cứu và xây dựng giải pháp hệ thống để hạ giá thành sản phẩm.
Để hỗ trợ cho công tác bán hàng trong bối cạnh các phương tiện truyền thông
phát triển, công ty đã lựa chọn phương tiện truyền thông online, quan hệ công
chúng, các tạp chí, TV, các biển quảng cáo với mục tiêu quảng bá tên tuổi, sản
phẩm, hình ảnh của công ty trên thị trường.
- Điểm mạnh:
+ Sự hỗ trợ của công ty qua các hoạt động khuyến mại, quảng cáo đã tạo điều
kiện thuận lợi trong việc bán hàng của công ty.
- Điểm yếu:
+ Sản phẩm hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng, tính năng do các thiết bị này sản
xuất theo từng phân khúc thị trường của các công ty sản xuất tại nước ngoài. Giá
thành còn khá cao nên chưa thu hút được khách hàng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Với quan điểm luôn quan tâm đến lợi ích khách hàng, công ty đã có phòng kỹ
thuật nhằm hỗ trợ những thắc mắc của khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tư
vấn, hướng dẫn lắp đặt, xử lý sự cố cho khách hàng trên toàn quốc.
- Điểm mạnh: Đáp ứng nhanh nhất yêu cầu khách hàng về dịch vụ, hỗ trợ kỹ
thuật.
- Điểm yếu: Chi phí cho hoạt động này cao. Yêu cầu về trình độ của cán bộ kỹ
thuật còn chưa đáp ứng được hết.
2.3.1.2. Các hoạt động trợ giúp
Quản lý nguồn nhân lực
Công tác quản lý nguồn nhân lực do phòng Hành chính nhân sự (HCNS) đảm
nhiệm, gần 40 cán bộ công nhân viên hiện nay đều được đào tạo có trình độ, tay
nghề đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng xây dựng
các nội quy lao động, xây dựng chính sách tuyển dụng, thăng tiến ở mọi cấp, xây
dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm quản lý và khuyến khích người lao động.
Luận văn thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đình Anh 60 Viện Kinh tế & Quản lý
Ngoài ra công ty đã xây dựng được các quy trình tác nghiệp cho từng bộ phận;
xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả, chất lượng của từng cá nhân và phòng ban
làm thước đo công bằng cho tất cả mọi người; phòng Kế toán đã xây dựng các
chính sách về tiền lương, định mức tiền lương đảm bảo cuộc sống cho người lao
động.
- Điểm mạnh:
+ Đã có các chính sách rõ ràng về công tác quản lý, khuyến khích người lao
động trong công việc.
- Điểm yếu:
+ Do chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty cổ phần nên
trong khâu tuyển dụng bị tác động của nhiều mối quan hệ cá nhân.
+ Do mới chuyển đổi sang công ty cổ phần nên ban lãnh đạo cũ và mới có nhiều
vấn đề về quản lý, chiến lược chưa tìm được tiếng nói chung.
Phát triển công nghệ
Hoạt động nghiên cứu và triển khai hiện tại đang do Phòng kỹ thuật chịu trách
nhiệm. Phòng này sẽ nghiên cứu sản phẩm mớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273374_2967_1951389.pdf