Luận văn Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp ngành bất động sản

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .

DANH MỤC BẢNG BIỂU .

DANH MỤC HÌNH .

DANH MỤC HỘP .

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC . 4

1.1.Tổng quan nghiên cứu . 4

1.2.Cơ sở lý luận về chính sách cổ tức . 9

1.2.1. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức. 9

1.2.2. Phân loại chính sách cổ tức . 22

1.2.3. Cơ sở đánh giá về chính sách cổ tức . 26

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. 29

CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

2.1. Cách tiếp cận.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin.

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRưỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015. 40

3.1. Khái quát về cổ phiếu ngành bất động sản. 40

3.1.1. Đặc tính của ngành. 40

3.1.2. Diễn biến cổ phiếu ngành bất động sản

pdf23 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp ngành bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Phân tích các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam thời gian quaError! Bookmark not defined. 3.3.1. Các yếu tố khách quan ...................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Các yếu tố chủ quan .......................... Error! Bookmark not defined. 3.4. Đánh giá những bất cập và nguyên nhân trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam .......................................................................................... 81 3.4.1. Những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bât động sản trên TTCK Việt Nam ............ 81 3.4.2. Nguyên nhân những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bât động sản trên TTCK Việt NamError! Bookmark not defined. CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................................... 101 4.1. Nguyên tắc xây dựng chính sách cổ tức ............................................ 101 4.1.1. Theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, an toàn và tránh cắt giảm cổ tức ................................................................................................ 101 4.1.2. Chính sách cổ tức đƣợc xây dựng phải dựa trên đánh giá đầy đủ và đúng đắn các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp .................... 102 4.1.3. Chính sách cổ tức phải cân đối lợi ích của cổ đông và lợi ích của toàn doanh nghiệp ..................................................................................... 103 4.1.4. Chính sách cổ tức đƣợc xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật ............................................................................................................. 103 4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam ..................................................... 104 4.2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp niêm yết ................................. 104 4.2.2. Khuyến nghị đối với nhà đầu tƣ ........ Error! Bookmark not defined. 4.2.3. Kiến nghị với UBCKNN và SGDCK ............................................. 120 4.2.4. Đề xuất với Chính phủ .................................................................... 123 KẾT LUẬN .................................................................................................. 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 129 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cổ tức là nguồn lợi nhuận sau thuế chia cho các cổ đông và cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một số cổ đông mong muốn nhận đƣợc cổ tức, một số khác lại có xu hƣớng trông chờ tăng giá cổ phiếu và không muốn nhận cổ tức ở hiện tại. Do vậy, chính sách cổ tức không chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích của cổ đông mà còn ảnh hƣởng đến chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Vì vậy, việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp vì thế có thể điều chỉnh theo thời gian do sự tác động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chƣa có nhận thức đúng đắn và định hƣớng rõ ràng mang tính dài hạn về chính sách cổ tức. Việc chậm chi trả cổ tức, nợ cổ tức diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ nhiều khi bị động với những chính sách cổ tức của doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc thiết lập kế hoạch đầu tƣ. Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản, mặc dù thị trƣờng gần đây có khởi sắc trở lại nhƣng nhiều cổ đông trong ngành vẫn phải mòn mỏi chờ cổ tức, cho thấy nhiều doanh nghiệp ngành bất động sản đang khát vốn và có thể gặp “trục trặc” trong vấn đề tài chính. Để xem xét chính sách cổ tức và cụ thể là chính sách cổ tức các doanh nghiệp ngành bất động sản, tôi xin đƣợc chọn đề tài: “Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp ngành bất động sản” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Câu hỏi nghiên cứu  Thực trạng chính sách cổ tức và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành BĐS trên TTCK Việt Nam nhƣ thế nào?  Với đặc thù riêng của ngành bất động sản, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam chịu ảnh hƣởng mạnh nhất từ những nhân tố nào?  Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam cần đƣợc hoàn thiện nhƣ thế nào? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này đƣợc nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách cổ tức; - Đánh giá chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua; - Phân tích những bất cập và nguyên nhân trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ngành bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam thời gian qua; - Đƣa ra các giải pháp phù hợp về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010-2015.  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam. - Về thời gian: Dữ liệu dùng để nghiên cứu để thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian 5 năm từ 2010-2015. Các doanh nghiệp này đƣợc lựa chọn dựa trên các tiêu chí: doanh nghiệp niêm yết cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu có kết cấu nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách cổ tức. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1. Tổng quan nghiên cứu Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ. Việc phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp một mặt tác động đến thu nhập thực tế ở hiện tại, mặt khác tác động đến tiềm năng tăng trƣởng thu nhập trong tƣơng lai của cổ đông. Chính sách cổ tức không chỉ tác động đến giá trị tài sản thực tế của cổ đông, mà còn ảnh hƣởng đến tỷ lệ tăng trƣởng cổ tức của cổ đông trong tƣơng lai và là dấu hiệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ra bên ngoài thị trƣờng. Chính sách cổ tức chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Phân tích lý thuyết và thực nghiệm về chính sách cổ tức cho đến nay đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu có hai trƣờng phái lý thuyết đó là sự độc lập và không độc lập của chính sách cổ tức. Lý thuyết của trƣờng phái về sự độc lập của chính sách cổ tức cho rằng chính sách cổ tức của doanh nghiệp không tác động đến giá cổ phiếu và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trƣờng phái này có thể kể đến nghiên cứu của Miller và Modigliani (1961), họ đƣa ra lý thuyết chính sách cổ tức không quan trọng, nghĩa là chính sách cổ tức không có tác động đến giá cổ phiếu, lý thuyết này dựa trên những giả định không thực tế là không có thuế hay chi phí giao dịch. M&M cho rằng bất kể doanh nghiệp phân phối lợi nhuận nhƣ thế nào, giá trị của nó đƣợc quyết định bởi khả năng kiếm tiền và chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp. Họ cho rằng một chính sách đầu tƣ cho trƣớc, chính sách cổ tức đƣợc lựa chọn không ảnh hƣởng đến giá trị cổ phiếu cũng nhƣ tổng số lợi nhuận cho cổ đông. Nói cách khác, các nhà đầu tƣ tính toán giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị vốn hóa của nguồn thu nhập trong tƣơng lai và nó không bị tác động dù doanh nghiệp có chi trả cổ tức hay không và doanh nghiệp thiết lập chính sách cổ tức nhƣ thế nào. Còn trƣờng phái sự không độc lập của chính sách cổ tức có: lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay, lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết hiệu ứng nhóm khách hàng. Theo lý thuyết chú chim trong long bàn tay, Gordon (1961) đƣa ra lý thuyết là nhà đầu tƣ ƣa thích cổ tức cao. Gordon khẳng định rằng các cổ đông không thích rủi ro, sẽ thích cổ tức hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tƣơng lai ít chắc chắn hơn. Theo Gordon, cổ tức làm giảm tính bất trắc của cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận tƣơng lai của doanh nghiệp với một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, việc không chi trả cổ tức làm tăng tính bất chắc của cổ đông, làm tăng suất chiết khấu và giảm giá cổ phần. Với lý thuyết phát tín hiệu, các nhà nghiên cứu cho rằng luôn có khoảng cách về thông tin giữa các nhà quản lý và các nhà đầu tƣ bởi nhà quản lý kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp hàng ngày và nắm bắt nhiều thông tin nội bộ mà nhà đầu tƣ bên ngoài không tiếp cận đƣợc. Trong điều kiện bất cân xứng thông tin nhƣ vậy thì cổ tức đƣợc xem là công cụ truyền tín hiệu. Lintner (1956) và Gordon (1963) cho rằng các nhà đầu tƣ đều rất e ngại rủi ro, không thích mạo hiểm điều dó lý giải vì sao họ thích cổ tức hiện tại và tăng trƣởng ổn định hơn là trông chờ vào việc tăng giá cổ phiếu. Cũng theo hai tác giả, cổ tức cung cấp một tín hiệu về sự phát triển của doanh nghiệp cho nhà đầu tƣ. Bhattacharyya (1979) cho rằng các nhà quản trị có những thông tin mật về việc hỗ trợ phân phối dòng tiền và họ phát đi tín hiệu vào thị trƣờng thông qua việc lựa chọn mức cổ tức. Trong trạng thái cân bằng của việc phát tín hiệu, nếu ngƣời quản lý tin rằng giá trị doanh nghiệp sẽ tăng trong tƣơng lai, họ sẽ nâng mức trả cổ tức lên cao hơn. Lý thuyết chi phí đại diện xuất hiện khi xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đông trong doanh nghiệp, một bên là ngƣời sở hữu tài sản và một bên là ngƣời sử dụng tài sản. Theo Jensen và Meckling (1976) chi phí đại diện xuất phát từ việc tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, phát sinh khi ban giám đốc doanh nghiệp thực hiện những hoạt động nhằm mục đích mang lại lợi ích cho riêng họ thay vì những hoạt động có lợi cho các cổ đông, chính là những ngƣời sở hữu doanh nghiệp. Những lợi ích từ quyết định này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra chi phí đại diện còn có thể phát sinh bởi cổ đông. Những cổ đông của doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt thƣờng yêu cầu chi trả cổ tức thay vì tái đầu tƣ. Do vậy, bên cạnh chi phí đại diện đƣợc đề cập bởi Jensen và Meckling (1976) thì Easterbrook (1984) đã đƣa ra chi phí đại diện phát sinh từ thái độ e sợ rủi ro của ban giám đốc. Thái độ e ngại với rủi ro bắt nguồn từ việc ban giám đốc lo sợ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kém sẽ ảnh hƣởng đến vị trí công việc của họ, nên họ có xu hƣớng chọn những dự án an toàn cũng đồng nghĩa với tỷ suất sinh lời không cao. Với lý thuyết hiệu ứng nhóm khách hàng thì nhà đầu tƣ đƣợc xem nhƣ khách hàng, mỗi khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau và có xu hƣớng thích mua cổ phiếu của các doanh nghiệp thực hiện những chính sách cổ tức đáp ứng đƣợc nhu cầu cụ thể của mình. Điều này xảy ra do nhà đầu tƣ phải chịu những mức thuế khác nhau trong hai tình huống đƣợc chi trả cổ tức và tang giá cổ phiếu, bên cạnh việc phát sinh chi phí giao dịch khi thực hiện mua bán cổ phiếu. Al- Malkawi (2007) khẳng định rằng những doanh nghiệp, trong thời kỳ tăng trƣởng thƣờng có xu hƣớng trả cổ tức thấp hơn, điều này sẽ thu hút những khách hàng mong muốn kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu trong tƣơng lai. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp trong giai đoạn bão hòa sẽ có xu hƣớng chi trả cổ tức nhiều hơn, thu hút các đối tƣợng khách hàng có yêu cầu thu nhập ngay lập tức. Cũng trong nghiên cứu năm 2007, Al-Malkawi đã chia các khách hàng thành hai nhóm: nhóm khách hàng bị chi phối bởi thuế và nhóm khách hàng bị chi phối bởi chi phí giao dịch. Ông kết luận rằng những nhà đầu tƣ giao dịch cổ phiếu trong thị trƣờng có khung thuế suất cao thƣờng thích các doanh nghiệp trả ít hoặc không trả cổ tức. Tuy nhiên, trƣờng hợp ngƣợc lại cũng xảy ra khi các nhà đầu tƣ thích nhận đƣợc cổ tức hơn nếu chi phí giao dịch cổ phiếu ở mức cao. Đặc biệt đối với các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, họ cần cổ tức để đáp ứng những nhu cầu của bản than hoặc họ không có khả năng chi trả cho các khoản chi phí giao dịch quá cao. Đi đầu về nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và chính sách cổ tức có nghiên cứu của Black và Scholes (1974), trong nghiên cứu của mình họ đƣa ra 25 danh mục đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán New York đƣợc xem xét trong khoảng thời gian 1936-1966. Bằng cách sử dụng mô hình định giá vốn tài sản để nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và lợi nhuận mà nhà đầu tƣ nhận đƣợc sau khi điều chỉnh rủi ro và thuế. Mô hình sử dụng biến động giá dƣới hình thức rủi ro mà nhà đầu tƣ phải đối mặt nhằm thu đƣợc lợi nhuận mong muốn. Kết quả thu đƣợc là không có mối liên hệ nào giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Baskin (1989) đã nghiên cứu thực nghiệm 2.344 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ từ 1967-1986 bằng việc sử dụng phƣơng pháp hồi quy xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức biến động giá cổ phiếu. Nghiên cứu đã kết luận chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến biến động giá cổ phiếu, vì vậy nhà quản trị có thể sử dụng mối quan hệ này để điều chỉnh rủi ro nhằm thu hút đầu tƣ. Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức cũng có nhiều nghiên cứu trên thế giới. Pruitt & Gitman (1991) trong nghiên cứu của họ quan sát thấy rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định thƣờng có thể dự đoán đƣợc lợi nhuận của họ trong tƣơng lai, và thƣờng trả cổ tức ổn định và cao hơn các doanh nghiệp có lợi nhuận biến động. Ở Iran, Etemadi và Chalalki (2005) nghiên cứu quan hệ giữa hiệu quả quản lý và cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Teheran. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ tƣơng quan tỷ lệ thuận giữa hiệu quả quản lý và chính sách cổ tức. Anil and Kapoor (2008) nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy dòng tiền, thuế thu nhập doanh nghiệp, tốc độ tăng doanh thu, P/E (hệ số giá trị thị trƣờng trên giá trị sổ sách) không ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hệ số thanh khoản và rủi ro (beta) lại có ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Ahmed và Javid (2009) xác định nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi trong khoảng thời gian từ 2001-2006. Nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp dựa vào EPS hiện tại và DPS trong quá khứ để quyết định chính sách cổ tức. Lợi nhuận, tính thanh khoản và tỷ lệ sở hữu tỷ lệ thuận với tỷ lệ chi trả cổ tức, trong khi đó quy mô công ty, cơ hội đầu tƣ và tỷ số nợ có mối tƣơng quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chi trả cổ tức. Tại Việt Nam, Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cƣờng (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức với dữ liệu của 95 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2013, kết quả nghiên cứu chỉ ra EPS, ROA, chính sách cổ tức giai đoạn trƣớc, lãi suất ngân hàng tác động thuận chiều đến chính sách cổ tức, còn tốc độ tăng trƣởng kinh tế vĩ mô (hay cơ hội đầu tƣ) tác động ngƣợc chiều với chính sách cổ tức. Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trƣờng bằng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu dạng bảng với kỹ thuật hiệu ứng tác động cố định (FEM) thông qua dữ liệu 165 công ty niêm yết trên HOSE và HNX từ 2009-2013, nghiên cứu đi đến kết luận chính sách cổ tức có ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Trƣơng Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015) nghiên cứu chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE với dữ liệu nghiên cứu là 236 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn 2010-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu dao động từ 9.5% - 17.9%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu hồi quy bằng mô hình ảnh hƣởng cố định cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng kiểm soát và hình thức chi trả cổ tức là các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trên HOSE. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam chƣa đi vào nghiên cứu chính sách cổ tức cho một ngành nghề cụ thể mà đa số là các đánh giá cho toàn thị trƣờng. Ngành bất động sản là ngành có khối lƣợng vốn đầu tƣ lớn và nằm trong suốt quá trình thực hiện đầu tƣ, không dễ dàng mua bán, chi phí quản lý và chi phí giao dịch cao, phụ thuộc nhiều yếu tố đan xen, thời gian để tiến hành đầu tƣ cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động và rủi ro xảy ra, do đó chính sách cổ tức cần đƣợc nghiên cứu để đảm bảo hài hòa lợi ích của cổ đông và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu này trên cơ sở số liệu có thể thu thập đƣợc, sử dụng nghiên cứu định tính và định lƣợng sẽ làm rõ chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và cụ thể là nghiên cứu trƣờng hợp ngành bất động sản trên TTCK Việt Nam. Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng hoặc có các giải pháp phù hợp để doanh nghiệp ngành bất động sản có chính sách cổ tức hiệu quả. 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách cổ tức 1.2.1. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức 1.2.1.1. Nguồn gốc và khái niệm về cổ tức Thông thƣờng, sau một quá trình các hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cổ phần sẽ thu đƣợc một số lợi nhuận nhất định; từ số lợi nhuận này, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành việc phân phối lợi nhuận. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nƣớc, số lợi nhuận còn lại là lợi nhuận sau thuế, về cơ bản sẽ đƣợc chia thành hai phần:  Phần lợi nhuận dành để chia cho các cổ đông hiện hành của doanh nghiệp đƣợc gọi là lợi tức cổ phần hay cổ tức.  Phần lợi nhuận đƣợc giữ lại nhằm mục đích tái đầu tƣ đƣợc gọi là lợi nhuận giữ lại tái đầu tƣ. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng đƣợc trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính (Theo Khoản 3, Điều 4, Luật DN 2014). Thực tế có rất nhiều cách mà doanh nghiệp cổ phần phân phối tiền cho các cổ đông, chẳng hạn doanh nghiệp dùng tiền để mua lại cổ phần nhằm mục tiêu nhất định nào đó, nhƣng chỉ đƣợc gọi là cổ tức nếu nhƣ lƣợng tiền mặt đó đƣợc lấy từ lợi nhuận. Do vậy, nguồn gốc của cổ tức là lợi nhuận sau thuế đã thực hiện của doanh nghiệp cổ phần. 1.2.1.2. Quy trình trả cổ tức Thời gian chi trả cổ tức của các doanh nghiệp ở các nƣớc khác nhau là khác nhau, nhƣ nƣớc Mỹ thƣờng chi trả cổ tức theo mỗi quý, trong khi đó các doanh nghiệp ở các nƣớc khác có thể trả cổ tức theo chu kỳ nửa năm hoặc kết thúc năm tài chính. Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn trả cổ tức nửa năm một lần. Việc lựa chọn trả cổ tức với tần suất cao sẽ làm cho cổ phiếu của doanh nghiệp đƣợc đánh giá cao, tuy nhiên sẽ làm cho công tác quản trị dòng tiền của công ty sẽ gặp khó khăn hơn do phải thu xếp tài chính để thực hiện việc chia trả cổ tức. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn, nhu cầu trả nợkhi lựa chọn số lần trả cổ tức trong một năm. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp sẽ quyết định việc chi trả cổ tức. Doanh nghiệp sẽ công bố thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về việc chi trả cổ tức. Sau khi thông báo việc chi trả cổ tức, khoảng 2 tuần là thời gian doanh nghiệp sẽ đến trung tâm lƣu ký chứng khoán để chốt danh sách cổ đông đƣợc hƣởng cổ tức. Tùy thuộc vào hệ thống thanh toán bù trừ giữa tài khoản cổ phần và tài khoản của ngƣời mua và ngƣời bán ở từng quốc gia mà cần thiết phải có một khoảng thời gian thanh toán bù trừ nhất định, chẳng hạn trong hệ thống thanh toán T+2, giao dịch ngày hôm nay thì sau hai ngày sẽ đƣợc thanh toán bù trừ xong. Điều này làm xuất hiện ngày giao dịch không hƣởng quyền, nghĩa là vào ngày giao dịch không hƣởng quyền, ngƣời mua sẽ không đƣợc hƣởng cổ tức trong khi ngƣời bán lại đƣợc hƣởng cổ tức vì vào ngày chốt danh sách cổ đông thì ngƣời bán cổ phiếu lại có tên trong danh sách cổ đông. Khoảng hai tuần sau sẽ là ngày thanh toán cổ tức cho cổ đông. Hình 1.1: Quy trình chi trả cổ tức Ngày thông báo cổ tức Ngày giao dịch không hƣởng quyền Ngày chốt danh sách cổ đông Ngày thanh toán cổ tức  Ngày thông báo cổ tức: là ngày Hội đồng quản trị thông báo mức cổ tức hay tỷ lệ cổ tức sẽ đƣợc trả, hình thức cổ tức, ngày chốt danh sách cổ đông và ngày thanh toán cổ tức. Ngày này rất quan trọng vì theo đó các thông tin về tăng, giảm hoặc duy trì cổ tức sẽ đƣợc công bố, qua đó thị trƣờng thấy đƣợc thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Ngày giao dịch không hƣởng quyền: Nếu ngƣời mua cổ phiếu vào ngày giao dịch không hƣởng quyền thì sẽ không đƣợc nhận cổ tức, trong khi ngƣời bán lại đƣợc nhận cổ tức vì ngƣời bán lại có tên trong danh sách cổ đông đƣợc hƣởng cổ tức. Tùy thuộc vào hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán của từng nƣớc áp dụng, thông thƣờng là sau 2 ngày giao dịch, cổ đông mới có tên trong danh sách cổ đông đƣợc hƣởng cổ tức. Về mặt lý thuyết, giá trị thị trƣờng của mỗi cổ phần sẽ giảm đi một lƣợng đúng bằng mức cổ tức mà ngƣời mua không đƣợc hƣởng vào ngày giao dịch không hƣởng quyền.  Ngày chốt danh sách cổ đông: Là ngày trung tâm lƣu ký chứng khoán sẽ chốt danh sách cổ đông hiện hành để đƣợc hƣởng cổ tức và gửi danh sách cổ đông cho doanh nghiệp.  Ngày thanh toán cổ tức: Thông thƣờng sau 2 tuần kể từ ngày chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp sẽ chuyển trả cổ tức cho cổ đông có thể dƣới dạng tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển tiền vào tài khoản của cổ đông ở các công ty chứng khoán. Với quy trình thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu, về cơ bản cũng giống quy trình thanh toán bằng tiền. Thời gian kể từ ngày chốt danh sách cổ đông đến ngày thanh toán cổ tức có thể kéo dài hơn, hoặc khi bán cổ phiếu, cổ đông có thể bán luôn quyền đƣợc nhận cổ tức cho ngƣời mua vào ngày giao dịch không hƣởng quyền. 1.2.1.3. Các hình thức trả cổ tức Có ba hình thức trả cổ tức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để thực hiện việc chi trả cổ tức là hình thức cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản.  Hình thức cổ tức bằng tiền Cổ tức bằng tiền là khoản lợi nhuận sau thuế đƣợc biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả trực tiếp cho cổ đông hiện hành. Hình thức này rất phổ biến trên thế giới và đƣợc hầu hết các doanh nghiệp cổ phần áp dụng. Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp cổ phần sẽ căn cứ vào số lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ, số lợi nhuận tích lũy và số tiền có thể tập trung để xác định mức trả cổ tức bằng tiền mặt. Thƣờng thì các doanh nghiệp sẽ trả cổ tức đều đặn theo từng quý, doanh nghiệp sẽ thông báo trả cổ tức và tiến hành trả cho cổ đông thông qua chuyển khoản hoặc cổ đông có thể đến nhận cổ tức trực tiếp tại doanh nghiệp. Trả cổ tức bằng tiền làm tài sản là vốn bằng tiền của doanh nghiệp đƣợc chi cho các cổ đông, do đó sẽ làm giảm tài sản, tƣơng ứng với vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Do đó, giá trị sổ sách một cổ phần sau khi chi trả cổ tức sẽ giảm xuống so với trƣớc khi trả cổ tức. Chi trả cổ tức bằng tiền có những ƣu điểm, đồng thời là có cả những hạn chế. Về ƣu điểm, khi doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền sẽ tạo ra thu nhập thực tế cho các cổ đông, đáp ứng nhu cầu chi tiêu và tiền mặt cho các cổ đông. Cổ tức bằng tiền mặt thể hiện sự dồi dào về dòng tiền của doanh nghiệp, đó là dấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp đang đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007857_0549_2003182.pdf
Tài liệu liên quan