Luận văn Chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH

SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH. 7

1.1. Những vấn đề chung về du lịch và phát triển du lịch . 7

1.1.1. Quan niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững . 7

1.1.2. Đặc trưng của phát triển du lịch bền vững. 12

1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững. 13

1.2. Những vấn đề chung về thực thi chính sách phát triển du lịch. 16

1.2.1. Chính sách công và thực thi chính sách công . 16

1.2.2. Thực thi chính sách phát triển du lịch. 22

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch . 28

1.2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch . 31

Tiều kết chương 1. 38

CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH . 39

2.1.Giới thiệu tiềm năng du lịch và kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh. 39

2.1.1. Vị trí địa lý . 39

2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. 39

2.1.3. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. 45

2.2. Thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. 47

2.2.1. Chính sách phát triển du lịch tại Bắc Ninh . 47

2.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch. 60

2.2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. 65

2.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao

. 65

2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch . 66

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nƣớc mà còn có khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch tổng hợp mang giá trị đặc trƣng của du lịch Bắc Ninh. -Thảm thực vật: Là địa phƣơng có diện tích rừng rất nhỏ, chủ yếu là rừng phòng hộ đƣợc trồng trên các khu vực đồi núi nên có giá trị không lớn cho việc phát triển du lịch, ngoại trừ một số diện tích rừng thuộc khu vực đồi 41 núi gắn liền với các di tích có tiềm năng trong phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai. 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phƣơng hình thành, mang đặc trƣng của nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và là trung tâm vùng Kinh Bắc cổ xƣa. Đây thực sự trở thành tài nguyên du lịch thế mạnh của tỉnh với hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn hết sức đa dạng và phong phú bậc nhất cả nƣớc. Tiêu biểu cho hệ thống tài nguyên đó phải kể đến: - Các di tích lịch sử văn hóa Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1259 điểm di tích. Trong đó có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng gồm 191 di tích đƣợc công nhận là di tích quốc gia và 237 di tích đƣợc công nhận di tích cấp tỉnh. So với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc thì Bắc Ninh đƣợc đánh giá là tỉnh có số lƣợng di tích vào loại cao nhất cả nƣớc. Nổi bật trong các di tích của tỉnh là hệ thống đình, chùa, đền, miếu. Đặc biệt trong số hệ thống di tích của tỉnh có 4 di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm: - Chùa Dâu: tên chữ là Diên Ứng tự, Pháp Vân tự hay Cổ Châu tự. Chùa nằm ở xã Thanh Khƣơng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Đây là trung tâm cổ xƣa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa là một danh lam cổ tự bậc nhất không chỉ xứ Kinh Bắc mà là cả trời Nam. Kiến trúc của chùa còn đến ngày nay đƣợc dựng dƣới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Chùa còn lƣu giữ nhiều hiện vật, tƣ liệu quý có giá trị lịch sử, nghệ thuật. Chùa Dâu gắn liền với các sự tích truyền thuyết về Tứ pháp thể hiện khát vọng cao đẹp của cƣ dân Việt từ ngàn đời nay. - Chùa Bút Tháp: tên chữ là Ninh Phúc Tự nằm ở bên bờ Nam sông Đuống thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa là một 42 công trình kiến trúc có quy mô lớn và hoàn hảo của Thế kỉ XVII đƣợc bảo lƣu nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trong chùa còn lƣu giữ bảo vật quốc gia tƣợng Phật Bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn “độc nhất vô nhị” trong hệ thống tƣợng pháp ở Việt Nam. Ngoài ra các công trình kiến trúc đặc sắc của chùa còn phải kể đến tòa cửu phẩm liên hoa, tòa tháp bút, cầu đá và hệ thống tƣợng thờ cũng nhƣ hoa văn điêu khắc trang trí trong chùa. - Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý ( Đền Đô ). Vƣơng triều Lý đƣợc lịch sử biết đến là vƣơng triều mở đầu khai sáng nền văn minh Đại Việt và kinh đô Thăng Long – Hà Nội ngày nay. Khu di tích nằm ở phƣờng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, quê hƣơng của các vị vua triều Lý. Đền còn có tên gọi là Đền Lý Bát Đế - nơi thờ phụng tám vị vua triều Lý. Đền đƣợc khởi dựng từ năm 1030 bởi vua Lý Thái Tông khi ngài về quê làm giỗ vua cha Lý thái Tổ. Đền rộng 31.250 m2 với trên 20 hạng mục công trình đƣợc chia làm 2 khu vực nội thành và ngoại thành. Tất cả đều đƣợc xây dựng công phu, chạm khắc tinh xảo, tài nghệ . Di tích đã và đang trở thành điểm thu hút du khách và là địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. - Chùa Phật Tích: tên chữ là Vạn Phúc tự, nằm ở sƣờn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa đƣợc hình thành sớm và đƣợc xây dựng hoàn chỉnh vào thời nhà Lý. Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc Phật giáo thời nhà Lý. Trong chùa còn lƣu giữ bảo vật quốc gia tƣợng Phật A-di-đà bằng đá xanh cổ nhất miền Bắc và nhiều hiện vật có giá trị khác tiêu biểu cho lịch sử, văn hóa thời Lý. Chùa cũng gắn liền với nghệ thuật văn hóa dân gian của vùng quê Kinh Bắc. Hiện nay chùa đã đƣợc trùng tu, mở rộng với quy mô lớn kết hợp với hệ thống núi, đồi tự nhiên sẵn có để trở thành khu du lịch văn hóa tâm linh lớn. Ngoài 4 di tích nổi bật nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn nhiều di tích quan trọng đã và đang trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch nhƣ: Văn miếu Bắc Ninh, Thành cổ Bắc Ninh, Cụm di tích Cổ Mễ với Đền Bà Chúa Kho, 43 Chùa Dạm (Thành phố Bắc Ninh). Đình Đình Bảng, Chùa Tiêu, Khu lƣu niệm Tổng bí thƣ Nguyễn Văn Cừ (Thị xã Từ Sơn). Cụm di tích vùng Lim, Đình Tam Tảo (Tiên Du). Đình đền Văn Môn (Yên Phong). Đền thờ Lê Văn Thịnh, Đền thờ Cao Lỗ (Gia Bình). Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, Lăng và đền thờ Sĩ Nhiếp, Thành cổ Luy Lâu, Chùa Linh Ứng (Thuận Thành)[20]. - Các làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh từ xƣa đã nổi tiếng cả nƣớc với nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời. Làng nghề thủ công ở Bắc Ninh thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông lâm sản, ẩm thực, sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ lao động đến các sản phẩm mỹ nghệ, nghệ thuật, các sản phẩm phục vụ hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, lễ hội, các nghề xây dựng, điêu khắc đình, chùa, đền, miếu Đến nay , toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề thủ công truyền thống. Trong số đó hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống. Đây cũng đƣợc coi là thế mạnh để phát triển du lịch của tỉnh. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Bắc Ninh nhƣ: Làng trang dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ), Làng đúc đồng Đại Bái (Gia Bình), Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn), Làng tơ tằm Vọng Nguyệt (Yên Phong), Làng dệt Tam Tảo (Tiên Du) Nhiều làng nghề, nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu biểu nhất là nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Đây là một làng nghề mà giá trị tinh thần văn hóa cao hơn giá trị kinh tế, là nét tiêu biểu của nghệ thuật hội họa truyền thống dân gian Việt Nam. Tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp trong và ngoài nƣớc không chỉ bởi chất liệu đặc biệt với phƣơng pháp in độc đáo mà còn bởi nội dung phong phú. Nhìn vào một bức tranh, ngƣời xem có thể cảm nhận đƣợc những hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đời 44 sống của ngƣời nông dân Bắc Bộ với màu sắc tƣơi tắn, hình ảnh đƣờng nét tuy đơn giản nhƣng rất sống động [20]. - Các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian Bắc Ninh là mảnh đất của thi ca, nơi có những làn điệu dân ca quan họ vang, dền, nền, nảy, đằm thắm mƣợt mà làm say đắm lòng ngƣời. Dân ca quan họ Bắc Ninh là đặc trƣng nổi bật, đặc sắc đƣợc coi là biểu tƣợng cho văn hóa tinh thần của vùng quê Kinh Bắc. Đây là loại hình nghệ thuật có cách hát không giống với các loại hình dân ca khác nhƣng theo nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian, nghệ thuật hát quan họ đã đƣợc các nghệ nhân tiếp thu, phát triển từ nhiều loại hình dân ca khác nhau ở các vùng miền trong nƣớc để sáng tạo ra lối hát với đặc điểm và phong cách riêng rất dễ quen thuộc với ngƣời dân. Cũng giống nhƣ các loại hình dân ca khác, dân ca quan họ không có nhạc đệm kèm theo mà đòi hỏi ngƣời hát phải có kỹ thuật khi hát. Hát quan họ có nhiều hình thức hát khác nhau: hát thờ, hát hội, hát thi, hát canh. Ở mỗi hình thức hát khác nhau sẽ có quy định về lề lối, kỹ thuật, nguyên tắc hát khác nhau. Ngoài ra gắn liền với câu ca quan họ còn có các yếu tố văn hóa khác tạo nên không gian văn hóa quan họ đó là trang phục quan họ, ẩm thực quan họ, không gian biểu diễn quan họ và những quy tắc giao tiếp giữa liền anh với liền chị quan họ với những phong tục khác nhau. Một trong những nét văn hóa đặc biệt của văn hóa quan họ là tục kết chạ quan họ. Khi tìm hiểu về văn hóa quan họ, du khách không chỉ đƣợc nghe những câu ca quan họ mà còn sẽ tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xă của cƣ dân nông nghiệp vùng châu thổ Bắc Bộ. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ƣớc UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca Trù đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. 45 Cùng với loại hình nghệ thuật tiêu biểu trên, mảnh đất, con ngƣời Bắc Ninh còn lƣu giữ kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng. Đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ nghệ thuật Hát Trống quân làng Bùi Xá (Thuận Thành), đây cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Nghệ thuật chèo, tuồng, ca trù cũng đƣợc phổ biến rộng rãi trong các làng quê [20]. - Các lễ hội truyền thống Bắc Ninh đƣợc coi là xứ sở của lễ hội. Đây là đối tƣợng du lịch văn hóa tiêu biểu luôn thu hút khách của tỉnh. Lễ hội ở Bắc Ninh đƣợc diễn ra quanh năm và tập trung nhất vào mùa xuân. Tính đến nay, trong số khoảng 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 40 lễ hội quan trọng, đƣợc duy trì hàng năm. Trong đó có 10 lễ hội lớn có ý nghĩa và có tầm ảnh hƣởng đến ngành du lịch nhƣ: Hội Lim, Hội Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, Hội chùa Dâu, Hội Đền Đô, Hội làng Đồng Kỵ, Lễ hội làng Diềm Các lễ hội đƣợc tổ chức luôn gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa là dịp để tƣởng nhớ, tôn vinh các vị danh nhân góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. Các lễ hội cũng luôn gắn liền với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc của cƣ dân địa phƣơng [20]. - Các tài nguyên du lịch nhân văn khác Đến với Bắc Ninh, du khách sẽ đến với vùng văn hóa ẩm thực đặc trƣng với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ nhƣ bánh Phu thê (Từ Sơn), bánh Khúc làng Diềm, Nem Bùi, Đậu phụ Trà Lâm (Thuận Thành) 2.1.3. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 2.1.3.1.Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở, ngành liên quan) Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nƣớc. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên lĩnh vực và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch của một tỉnh 46 không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản mà còn liên quan tới các sở ban ngành khác nhƣ sau: - Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch. - Sở Công thƣơng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tƣ: Quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, tôn tạo, bảo tồn và xây mới các điểm du lịch địa phƣơng. - Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. - Công an tỉnh: Đảm bảo cho sự an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho việc phát triển du lịch. - Sở Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng ... Tóm lại, hoạt động du lịch chịu tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các ngành khác trong xã hội. Quản lý nhà nƣớc về du lịch không chỉ quan tâm tới riêng hoạt động du lịch mà còn phải quan tâm tới những hoạt động quản lý của các bên liên quan và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng. 2.1.3.2. Hệ thống các cơ quan quản lý theo chiều dọc Theo Luật Du lịch (Trích Điều 73, 74, 75 trong Luật Du lịch năm 2017) và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch theo chiều dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng gồm có: - Bộ VHTT& DL; - Tổng cục Du lịch; - Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh; - Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh. 2.1.3.3. Cơ quan QLNN trực tiếp về du lịch của tỉnh Bắc Ninh 47 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh là cơ quan chủ quản phụ trách QLNN và tham mƣu ban hành, thực hiện chính sách về Du lịch trên địa bàn tỉnh. Với 9 phòng chuyên môn và 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở. Trong đó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ QLNN phát triển du lịch có Phòng Nghiệp vụ du lịch (có 4- 5 biên chế), Trung tâm xúc tiến du lịch (có 12 biên chế). Ở các huyện, thành phố công tác QLNN về du lịch đƣợc giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể. Với tiềm năng du lịch của tỉnh hiện nay, các hoạt động liên quan đến công tác QLNN về du lịch chủ yếu do Phòng nghiệp vụ du lịch của Sở VHTT&DL nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo sở để báo cáo cấp có thể thẩm quyền xem xét Quyết định, có thể trong tƣơng lai không đáp ứng đƣợc yêu cầu do số lƣợng biên chế ít mà khối lƣợng công việc cần phải thực hiện nhiều theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt [26]. 2.2. Thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Chính sách phát triển du lịch tại Bắc Ninh 2.2.1.1. Nội dung chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh Chính sách phát triển du lịch tại Bắc Ninh đƣợc thực hiện theo Quyết định số 151/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hƣớng đến năm 2030 [27]. Theo đó nội dung cơ bản của chính sách phát triển du lịch nhƣ sau: a) Quan điểm phát triển du lịch - Phát triển du lịch Bắc Ninh nhanh, tƣơng xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh. 48 - Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. - Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững. - Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. - Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Phát triển du lịch Bắc Ninh phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng... đặc biệt là mối quan hệ với thủ đô Hà Nội nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch. - Phát triển du lịch Bắc Ninh trong chiến lƣợc phát triển tỉnh Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung Ƣơng vào năm 2020. b) Mục tiêu phát triển du lịch - Mục tiêu chung: Một là, Đƣa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nƣớc, tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Hai là, Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và cộng đồng dân cƣ, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. - Mục tiêu cụ thể: 49 Một là, Năm 2015, đón trên 700 ngàn lƣợt khách (trong đó có 31 ngàn lƣợt khách quốc tế). Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 21%/năm. Năm 2020, đón trên 1,7 triệu lƣợt khách (trong đó có 80 ngàn lƣợt khách quốc tế). Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20,5 %/năm. Năm 2030, đón trên 7,6 triệu lƣợt khách, (trong đó có 390 ngàn lƣợt khách quốc tế). Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 17%/năm. Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 4,4% (năm 2015) lên 4,7% (năm 2020) và 5,1% (năm 2030). Hai là, Năm 2015 thu nhập du lịch đạt 48 triệu USD, tƣơng đƣơng 960 tỷ đồng. Năm 2020 đạt 165 triệu USD, tƣơng đƣơng 3.300 tỷ đồng. Năm 2030 đạt hơn 1 tỷ USD, tƣơng đƣơng 20.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 28%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 20%/năm (giai đoạn 2021 - 2030). Ba là, Nâng dần tỷ trọng đóng góp GDP du lịch vào GDP của tỉnh: Năm 2015 là 2,42%. Năm 2020 là 4,36% và năm 2030 khoảng 5%. Huy động vốn đầu tƣ du lịch giai đoạn 2011 - 2015 đạt 150 triệu USD, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 356 triệu USD và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 2.240 triệu USD. Bốn là, Đảm bảo lực lƣợng lao động du lịch cần có: Năm 2015 là 13.000 lao động, trong đó có 4.300 lao động trực tiếp. Năm 2020 là 27.300 lao động, trong đó có 9.000 lao động trực tiếp. Năm 2030 là 136.500 lao động, trong đó có 45.500 lao động trực tiếp. c) Các định hướng chủ yếu * Định hƣớng phát triển thị trƣờng: - Thị trƣờng nƣớc ngoài gồm: Thị trƣờng Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông); Thị trƣờng Nhật Bản.Thị trƣờng Hàn Quốc; Thị trƣờng các nƣớc khu vực ASEAN; Thị trƣờng khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trƣờng Mỹ; Thị trƣờng các nƣớc trong khối EU, đặc biệt là Pháp. 50 - Thị trƣờng trong nƣớc gồm: Thị trƣờng Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội; Thị trƣờng các đô thị khu vực miền Trung; Thị trƣờng khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam. * Định hƣớng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù: - Khu du lịch Miền Quan họ tại xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh) với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái làng quê; trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa làng quê vùng Kinh Bắc, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh; du ngoạn sông Cầu; Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. - Khu du lịch Văn hoá - Vui chơi giải trí tổng hợp Đền Đầm (Từ Sơn): đạt tầm cỡ khu vực (Hà nội và các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng). - Khu du lịch Làng quê Việt Vạn Ninh (Gia Bình): Với loại hình du lịch cộng đồng nghỉ tại nhà dân (Homestay), gắn với các chƣơng trình tour du khảo đồng quê và tuyến du lịch đƣờng sông (sông Đuống), gắn kết với Khu du lịch - đô thị Rồng Việt (Gia Bình) là đô thị du lịch vui chơi giải trí và mua sắm quan trọng nhất của không gian du lịch phía đông tỉnh Bắc Ninh. - Khu du lịch sinh thái tâm linh Phật Tích (Tiên Du): Với loại hình du lịch sinh thái và tâm linh, phát triển trên cơ sở mở rộng không gian chùa Phật tích gắn kết với khu sinh thái rừng phụ cận (Núi Lạn Kha - Tiên Du) có tính đến kết nối với khu Lăng Kinh Dƣơng Vƣơng - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu. - Khu du lịch văn hóa - lễ hội đền Bà Chúa Kho (TP. Bắc Ninh): Đạt tầm vóc là khu lễ hội tín ngƣỡng cấp quốc gia. - Không gian lễ hội Lim (Tiên Du): Với loại hình du lịch trải nghiệm và hiểu đƣợc những giá trị văn hóa phong phú của di sản Dân ca quan họ Bắc Ninh. - Khu du lịch - vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô vùng tại núi Dạm (TP. Bắc Ninh) với loại hình du lịch vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô cấp vùng; du lịch sinh thái rừng cảnh quan; du lịch tín ngƣỡng. 51 - Các chƣơng trình tour du khảo đồng quê và tuyến du lịch dọc sông Đuống từ Bãi Nguyệt Bàn (Gia Bình) đến lăng Kinh Dƣơng Vƣơng (Thuận Thành). - Khu du lịch - đô thị Rồng Việt (Gia Bình): Là khu du lịch vui chơi giải trí và mua sắm không chỉ của Bắc Ninh mà còn của toàn vùng. - Khu du lịch Lâm viên Thiên Thai (Gia Bình): Với loại hình du lịch sinh thái, vui chơi cuối tuần. - Khu du lịch lịch sử chiến tuyến Nhƣ Nguyệt: Với loại hình du lịch trải nghiệm chiến trƣờng lịch sử chống quân Tống của dân tộc. - Khu du lịch đền và Lăng Kinh Dƣơng Vƣơng (Thuận Thành): Là điểm nhấn của toàn bộ khu vực không gian huyện Thuận Thành, là điểm hành hƣơng về với Tổ tiên nƣớc Việt. * Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch: - Các không gian phát triển du lịch chính: Một là, Không gian du lịch TP. Bắc Ninh - Từ Sơn - thị trấn Hồ (Thuận Thành): Với loại hình du lịch tham quan tìm hiểu di sản văn hóa thế giới dân ca Quan họ Bắc Ninh, tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch lễ hội, tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc, địa phƣơng), tham quan làng nghề; du lịch nghỉ dƣỡng vùng làng quê Quan họ; du lịch hội nghị - hội thảo (MICE); du lịch cuối tuần, du lịch - vui chơi giải trí gắn với đô thị; du lịch quá cảnh trên quốc lộ 18 và tỉnh lộ 283, tham quan cảnh quan sông nƣớc (sông Cầu đoạn Bắc Ninh – làng Quan họ Diềm), du lịch sinh thái. Hai là, Không gian du lịch phía Đông theo dải sông Đuống: Với loại hình du lịch sinh thái làng quê, du lịch đƣờng sông ( Sông Đuống), du lịch cuối tuần và vui chơi giải trí núi Thiên Thai, tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc, địa phƣơng), du lịch làng nghề, du 52 lịch nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử, du lịch quá cảnh trên QL18. - Các trung tâm du lịch:Thành phố Bắc Ninh và phụ cận; Thị xã Từ Sơn và phụ cận; Khu vực làng Việt Vạn Ninh (Gia Bình) và kết nối với khu vực Thuận Thành, theo tuyến du lịch dải sông Đuống. - Các điểm du lịch chính: Một là, Thành phố Bắc Ninh: Làng Diềm - “nôi” của Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa thế giới và các làng quan họ cổ gắn với cảnh quan sông Cầu; Thành cổ Bắc Ninh; Văn Miếu Bắc Ninh; chùa Dạm - chùa Hàm Long gắn với cảnh quan núi Dạm; đền Bà Chúa Kho gắn cảnh quan sông Cầu và hoạt động lễ hội tâm linh. Hai là, Thị xã Từ Sơn: Đền Đô và khu lăng sơn cấm địa nhà Lý; đình, chùa Đồng Kỵ; đình Đình Bảng; chùa Tiêu; Nhà lƣu niệm Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ; làng Đình Bảng; làng chạm khắc gỗ Phù Khê... Ba là, Huyện Tiên Du: Chùa Phật Tích gắn với cảnh quan núi Chè; Núi Lim - chùa Hồng Ân; chùa Bách Môn. Bốn là, Huyện Thuận Thành: Chùa Bút Tháp; chùa Dâu; Lăng - đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng; làng tranh Đông Hồ; Lăng và đền thờ Sỹ Nhiếp; Thành cổ Luy Lâu. Năm là, Huyện Quế Võ: Làng gốm Phù Lãng; các điểm dừng chân dọc quốc lộ 18. Sáu là, Huyện Gia Bình:Làng cổ Vạn Ninh; Chùa Đại Bi; làng tranh tre Xuân Lai; làng đúc đồng Đại Bái; lăng và đền thờ Cao Lỗ Vƣơng; Lệ Chi Viên; đền thờ Lê Văn Thịnh; cảnh quan núi Thiên Thai và sông Đuống . Bảy là, Huyện Yên Phong: Hệ thống di tích gắn với chiến tuyến sông Nhƣ Nguyệt. * Các tuyến du lịch: Một là, Tuyến du lịch nội tỉnh: 53 + Tuyến TP. Bắc Ninh - Từ Sơn; + Tuyến TP. Bắc Ninh - thị trấn Hồ; + Tuyến TP. Bắc Ninh - thị trấn Hồ - Gia Bình; + Tuyến sông Cầu từ TP. Bắc Ninh - Ngã ba Xà (Tam Giang, Yên Phong); + Tuyến sông Đuống từ lăng Kinh Dƣơng Vƣơng (Thuận Thành) đến bãi Nguyệt Bàn (Gia Bình); + Tuyến du khảo bằng xe đạp dọc đê sông Đuống (song song với tuyến du lịch đƣờng sông); + Các tuyến leo núi, đi bộ dã ngoại, (cắm trại trên núi thuộc TP. Bắc Ninh); núi Thiên Thai (huyện Gia Bình). Hai là, Các tuyến du lịch chuyên đề: + Tuyến du lịch chùa cổ Việt Nam; + Tuyến du lịch các làng Quan họ cổ; + Tuyến du lịch danh nhân và khoa bảng; + Tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp - nghỉ dƣỡng cuối tuần theo dải sông Đuống, sông Cầu; + Tuyến du lịch làng nghề; Ba là, Tuyến du lịch liên tỉnh: + Tuyến Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Quảng Ninh; + Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; + Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Phòng [25]. * Định hƣớng phát triển hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch: - Phát triển hệ thống các khách sạn trung và cao cấp từ 3 đến 5 sao, các khu nghỉ dƣỡng lớn tại các trung tâm du lịch gắn liền với đô thị thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, thị trấn Hồ. Các khu vực còn lại phát triển các khách sạn từ 1 - 2 sao và các loại hình cơ sở lƣu trú khác. 54 - Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE nhƣ trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, ... tại khu vực thành phố Bắc Ninh. - Phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí - thể thao tại các khu vực đô thị lớn nhƣ thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn. - Phát triển hệ thống các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng, khu chợ đêm và khu ẩm thực tại khu vực thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, thị trấn Hồ, dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 18, tỉnh lộ 295B... phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. * Định hƣớng đầu tƣ du lịch: - Lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ: + Đầu tƣ vào lĩnh vực hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. + Đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. + Đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao và mua sắm phục vụ du lịch. + Đầu tƣ tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. + Đầu tƣ vào các lĩnh vực: Đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch. - Các nguồn vốn đầu tƣ: + Vốn ngân sách Nhà nƣớc dành cho đầu tƣ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích, tuyên truyền quảng bá chung... + Nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tƣ tƣ nhân, vốn đầu tƣ FDI, ODA) là nguồn vốn chính đầu tƣ phát triển du lịch Bắc Ninh. 2.2.1.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 55 Những năm đầu tái lập tỉnh, du lịch gặp nhiều khó khăn, cả tỉnh chỉ có hơn 10 cơ sở kinh doanh du lịch (chủ yếu là lƣu trú), mỗi năm cũng chỉ có vài chục nghìn khách đến Bắc Ninh tập trung vào những lễ hội lớn. Các điểm, tuyến du lịch rời rạc, chƣa hình thành đƣợc sự liên kết. Sau 20 năm, Bắc Ninh xây dựng đƣợc một hình ảnh nổi bật về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chinh_sach_phat_trien_du_lich_o_tinh_bac_ninh.pdf
Tài liệu liên quan