Luận văn Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7

6. Đóng góp của luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn. 8

CHưƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

THỊ TRưỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 9

1.1. Những vấn đề chung về thị trường khoa học và công nghệ . 9

1.1.1. Hệ thống khái niệm công cụ . 9

1.1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường khoa học và công nghệ .12

1.1.3. Các loại thị trường khoa học và công nghệ.20

1.1.4. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ .23

1.2. Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ .25

1.2.1. Khái niệm .25

1.2.2. Cơ sở pháp lý.26

1.2.3. Nội dung chính sách .28

1.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển thị trường khoa học và công

nghệ.32

1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương điển hình .32

1.3.2. Bài học kinh nghiệm được đúc kết.37

TIỂU KẾT CHưƠNG 1.39

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tổ chức nghiên cứu và phát triển tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Đối với các doanh nghiệp trong nước, việc nhập công nghệ chủ yếu tập trung vào nhập trang thiết bị và dây chuyền công nghệ toàn bộ, chưa chú ý đến nhập và khai thác tài sản trí tuệ. Khoảng 90% công nghệ nhập từ nước ngoài là những công nghệ ở mức trung bình và lạc hậu. Mức đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn thấp, chỉ chiếm 0,2% đến 0,3% doanh thu, trong khi đó con số này ở Ấn Độ khoảng 5%, Hàn Quốc khoảng 10% [20]. Các doanh nghiệp thường thiếu kinh nghiệm trong thương lượng, đám phán khi ký kết hợp đồng, vì vậy trong nhiều trường hợp phải chấp nhận giá cao, chưa ràng buộc được trách nhiệm của bên bán trước, trong và sau quá trình CGCN. Thứ ba, về khả năng cung ứng hàng hóa KH&CN trong nước: Khả năng cung ứng công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp. Năng lực của các tổ chức KH&CN còn yếu, kết quả nghiên cứu từ các tổ chức này được đưa vào ứng ụng thực tiễn không cao. Đầu tư cho KH&CN của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ khoảng 0,6% GDP và chưa đến 2% chi ngân sách [38], trong khi đầu tư cho KH&CN tại một số quốc gia thuộc tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển là trên 2%. Thứ tư, về các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường KH&CN: Một số tổ chức và hoạt động trung gian, xúc tiến các giao dịch công nghệ như các Chợ công nghệ và thiết bị hoạt động tương đối sôi động. Tuy nhiên, các dịch vụ và tổ chức trung gian thị trường KH&CN còn chưa phát triển. Số các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN còn rất ít. Với các đặc điểm cung - cầu công nghệ hiện nay của doanh nghiệp, các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN khó có thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. 44 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Cơ chế chuyển nhƣợng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ Thứ nhất, về cơ chế chuyển nhượng (mua, bán) quyền SHTT của doanh nghiệp: Chuyển nhượng theo cách hiểu thông thường là nhượng lại cho người khác quyền sở hữu của mình hoặc quyền lợi mình đang được hưởng. Như vậy, có thể hiểu chuyển nhượng quyền SHTT là nhượng lại cho người khác quyền SHTT của mình. Hiện tại, Luật SHTT có một số quy định về việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan; chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển nhượng đối với giống cây trồng. Theo đó, Luật quy định về các hình thức chuyển nhượng, căn cứ chuyển nhượng, giá chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng... Để khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng các hoạt động chuyển nhượng (mua, bán, nhượng quyền...) quyền SHTT, đặc biệt đối với quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, bí quyết kinh doanh...) pháp luật hiện hành đã quy định một số chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Các chính sách ưu đãi này hiện được quy định tập trung trong Luật CGCN 2006. Tuy nhiên, Luật không dùng thuật ngữ chuyển nhượng quyền SHTT, thay vào đó Luật dùng thuật ngữ chuyển giao công nghệ. Theo đó, CGCN được hiểu là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ [2, Đ.3]. Trong đó, công nghệ được hiểu là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm [2, Đ.3]. Như vậy, có thể thấy CGCN là một bộ phận của chuyển nhượng quyền SHTT, trong đó đối tượng được chuyển giao chủ yếu là sáng chế và giải pháp hữu ích. Luật CGCN 2006 tại Điều 44 quy định chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động CGCN. Luật quy định 08 nội dung ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có hoạt động CGCN. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 đã bãi bỏ 06 trên 08 nội dung ưu đãi. Do đó, chỉ còn 02 nội dung ưu đãi sau: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, 45 phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học; Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng CGCN không chịu thuế giá trị gia tăng. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp trên địa bàn các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM thực hiện việc mua bán các dây chuyền, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là chủ yếu, trong đó đa số là nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM là bên nhận chuyển nhượng công nghệ, rất ít doanh nghiệp là bên chuyển giao công nghệ. Điều này có nghĩa rằng thị trường KH&CN trên địa bàn TP.HCM hiện chủ yếu là thị trường tiêu thụ (mua) công nghệ. Có một điểm cũng đáng quan tâm là các doanh nghiệp chủ yếu mua dây chuyển, máy móc, thiết bị. Trái lại có rất ít doanh nghiệp mua các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... Điều này có nghĩa rằng các doanh nghiệp không nhận chuyển nhượng quyền SHTT. Hiện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn TP.HCM cũng chưa ban hành chính sách và có những biện pháp cụ thể trong việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc nhận chuyển quyền SHTT (các bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích...). Thứ hai, về cơ chế góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền SHTT: Sở hữu trí tuệ là khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của pháp luật đối với các thành quả lao động sáng tạo bằng trí tuệ, các sản phẩm trí tuệ của con người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 - sau đây gọi chung là Luật SHTT) thì quyền SHTT được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là 46 quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ được xác lập khi tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ và được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cấp văn bằng xác nhận quyền sở hữu đó có thời hạn bảo hộ nhất định. Tài sản trí tuệ sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu sẽ được coi là tài sản vô hình có giá trị và được pháp luật chấp nhận khi góp vốn khi kinh doanh theo quy định tại Điều 35, Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc góp vốn bằng quyền SHTT như sau: Quyền SHTT được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền SHTT khác theo quy định của pháp luật về SHTT. Chỉ các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Tài sản là quyền SHTT chỉ được dùng để góp vốn khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được cấp văn bằng bảo hộ, chỉ chủ sở hữu (người đứng tên chủ sở hữu trên văn bằng bảo hộ) tài sản SHTT đó mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn vào doanh nghiệp. Tài sản là quyền SHTT phải được các thành viên, các cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn. Ngoài các quy định chung trên đây của Luật doanh nghiệp 2014, hiện không còn văn bản hoặc quy định cụ thể nào điều chỉnh vấn đề góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền SHTT, đặc biệt là vấn đề định giá tài sản góp vốn là quyền SHTT. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho chính người góp vốn và cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền quản lý và xác định giá trị của tài sản trí tuệ được dùng để góp vốn. Chính vì lý do này mà hiện nay trên địa bàn TP.HCM không có bất cứ số liệu thống kê cụ thể nào phản ánh thực trạng góp vốn bằng quyền SHTT khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Thực tế cũng cho thấy, hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn TP.HCM chưa có động thái cụ thể nào trong việc hỗ trợ, tư vấn về thủ tục và kiểm soát vấn đề định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn vào doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 47 2.2.2. Đầu tƣ xây dựng các sàn giao dịch công nghệ và tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Thứ nhất, về đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ: Theo quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN thì sàn giao dịch công nghệ được hiểu là loại hình tổ chức trung gian có khả năng thực hiện tất cả các dịch vụ hỗ trợ các bên có nhu cầu giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ từ chào mua, chào bán, giới thiệu, đại diện, đại lý, tư vấn, môi giới, hỗ trợ định giá, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ đàm phán, ký kết, thực hiện giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ. Sàn giao dịch công nghệ bao gồm: Sàn giao dịch công nghệ quốc gia; và Sàn giao dịch công nghệ vùng. Từ năm 2012 TP.HCM đã thiết lập Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM thuộc Sở KH&CN TP.HCM tại số 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM. Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM được giao thực hiện 05 nhiệm vụ sau [39]: Tổ chức các hoạt động môi giới, tư vấn, đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động có liên quan đến CGCN; Cung cấp các thông tin công nghệ trong nước, quốc tế; Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn công nghệ trong nước, xúc tiến CGCN trong nước và quốc tế; Hướng dẫn, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động CGCN để phát triển nguốn nhân lực; Hợp tác quốc tế về CGCN. Thông qua các hoạt động Techmart và các hội thảo trình diễn công nghệ, trong năm 2016, Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM đã tiếp nhận 145 yêu cầu về công nghệ và thiết bị; đã xử lý, cung cấp thông tin cho hơn 80 doanh nghiệp có nhu cầu. Kết nối tư vấn chuyên gia cho hơn 40 yêu cầu tìm hiểu sâu về ứng dụng công nghệ và đi đến ký kết thành công 07 hợp đồng CGCN, giá trị gần 8 tỷ đồng. Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, năm 2014 Bộ KH&CN đã giao cho Cục Công tác phía Nam và Sở KH&CN TP.HCM thực hiện nhiệm vụ: “Hợp tác nghiên cứu với Sàn giao dịch Công nghệ Thượng Hải để xây dựng Sàn giao dịch Công nghệ Quốc gia tại TP. HCM”. Đây là Sàn giao dịch Công nghệ Quốc gia đầu tiên. Mô hình khu cơ bản đã nghiên cứu và hoàn thành ở giai đoạn 1; Hạ tầng đã được xây dựng xong với diện tích trên 1.000 m2 sàn tọa lạc tại địa chỉ 48 1196 đường 3/2 Quận 11, TP.HCM. Dự kiến, Sàn giao dịch công nghệ Quốc gia sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018. Thứ hai, về đầu tư xây dựng các tổ chức dịch vụ KH&CN: Theo quy định của Luật KH&CN 2013 thì dịch vụ KH&CN được hiểu là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc NCKH và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến SHTT, CGCN, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể hiểu tổ chức dịch vụ KH&CN là các tổ chức cung ứng các dịch vụ vừa nêu ở trên. Theo quy định của Luật KH&CN 2013 thì các tổ chức cung ứng dịch vụ KH&CN được gọi chung là tổ chức KH&CN và được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định. Tổ chức KH&CN có thể là tổ chức KH&CN công lập, tổ chức KH&CN ngoài công lập và tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài. Về tổ chức cung ứng dịch KH&CN công lập, hiện trên địa bàn TP.HCM có 01 tổ chức. Đó là Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (Center for Statistics and Science and Technology Information of Ho Chi Minh City - CESTI) - địa chỉ số 79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM. Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN TP.HCM, được thành lập theo quyết định số 66/QĐ-UB ngày 28/5/1983 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM, có chức năng tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, tin học, thống kê và phát triển thị trường KH&CN phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và phát triển trên địa bàn TP.HCM và khu vực phía Nam. Trong lĩnh vực phát triển thị trường KH&CN, Trung tâm có nhiệm vụ: Tổ chức và tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến, triển lãm, chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, kết nối cung - cầu sản phẩm KH&CN; Nghiên cứu, khảo sát nhu cầu công nghệ và thiết bị, triển khai dịch vụ cung cấp thông tin công nghệ và thị trường công nghệ trong và ngoài nước; dịch vụ tư vấn, môi giới và chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp; Tổ chức các hoạt động thông tin truyền thông phục vụ thương mại hóa sản phẩm KH&CN, thực hiện các hội nghị, hội thảo, trình diễn, 49 giới thiệu công nghệ, thiết bị; Xây dựng mạng lưới xúc tiến, thương mại hóa sản phẩm KH&CN, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Hiện nay, Trung tâm đang cung cấp dịch vụ thư viện mở và trực tuyến; cung cấp thông tin thị trường KH&CN thông qua dịch vụ hỏi - đáp, dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói; hàng tháng xuất bản Tạp chí Thông tin KH&CN; giới thiệu, phổ biến thông tin KH&CN thông qua website www.cesti.gov.vn. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường KH&CN tại TP.HCM. Về tổ chức KH&CN ngoài công lập (cung ứng một hoặc một số dịch vụ KH&CN), theo thống kê của Sở KH&CN TP.HCM [36] hiện trên địa bàn thành phố đang có 219 tổ chức. Chẳng hạn, Trung tâm KH&CN Dược Sài Gòn cung cấp dịch vụ tư vấn, CGCN, thông tin KH&CN, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn theo lĩnh vực đăng ký; Trung tâm nghiên cứu và CGCN cung ứng dịch vụ CGCN và thiết bị công nghệ, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn KH&CN, tư vấn SHTT, lập và quản lý dự án đầu tư, thông tin KH&CN, huấn luyện, bồi dưỡng theo lĩnh vực đăng ký... Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn TP.HCM chỉ mới quan tâm đầu tư cho Trung tâm và KH&CN TP.HCM. Đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập tham gia cung ứng các dịch vụ KH&CN cho thị trường KH&CN TP.HCM cũng như khu vực phía Nam hiện chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ phía các cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức và hoạt động. Chúng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật về doanh nghiệp. 2.2.3. Hỗ trợ thành lập các tổ chức định giá công nghệ Theo quy định của Luật CGCN 2006 thì định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ. Luật CGCN 2017 (đến ngày 01/7/2018 mới có hiệu lực) không dùng thuật ngữ định giá công nghệ mà dùng thuật ngữ thẩm định giá công nghệ. Theo đó, thẩm định giá công nghệ được hiểu là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá công nghệ xác định giá trị bằng tiền của công nghệ phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Tuy dùng thuật ngữ khác nhau, nhưng về cơ bản định giá công nghệ hay thẩm định giá công nghệ đều có nội dung cốt lõi là xác định giá của công nghệ nhằm phục vụ cho hoạt động CGCN (xác 50 định giá trị của hợp đồng) và giá trị vốn góp vào doanh nghiệp trong trường hợp tài sản góp vốn là công nghệ. Đối với hoạt động định giá nói chung, trong đó có định giá công nghệ hiện nay phải tuân thủ các quy định của Luật Giá 2012 và các nghị định, thông tư hướng dẫn, trong đó có hệ thống 13 tiêu chuẩn định giá Việt Nam. Tại Điều 21, Khoản 2 của Luật Giá quy định về phương pháp định giá, cụ thể: a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. Một trong những tiêu chuẩn thẩm định giá được ban hành gần đây có liên quan trực tiếp đến định giá công nghệ là Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 (Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thẩm định giá tài sản vô hình. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã nêu rõ các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Trên cơ sở đó, khi định giá công nghệ thì căn cứ vào mục đích định giá, thời điểm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận định giá phù hợp. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ định giá theo Luật Giá đều đăng ký định giá công nghệ, tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các tổ chức này đều chưa thực hiện các dịch vụ định giá công nghệ. Điều 2 Luật Giá có quy định đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 4 cũng quy định việc định giá là việc cơ quan nhà nước có thầm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Do đó, việc định giá không những là công việc của cơ quan quản lý mà còn có thể do cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động trong lĩnh vực giá. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu quy định trong Luật này là điều tiết giá đối với hàng hóa, dịch vụ quan trọng cần sự quản lý của Nhà nước; quy định quyền và nghĩa vụ các bên liên quan. Về phía Bộ KH&CN, ngoài Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ làm công tác quản lý nhà nước về đánh giá, định giá công nghệ thì một số đơn vị như Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ, Viện 51 Khoa học SHTT đã đưa định giá công nghệ vào điều lệ hoạt động, tuy nhiên dịch vụ về định giá công nghệ chưa được triển khai mà chủ yếu mới dừng lại ở nghiên cứu và định giá thí điểm. Như vậy, hiện nay hoạt động định giá công nghệ đã được quan tâm, hành lang pháp lý cho hoạt động này về cơ bản cũng đã được hình thành (Luật Giá 2012, Luật KH&CN 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN 2013, Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN...). Tuy nhiên, trên phạm vi cả nước nói chung, tại TP.HCM nói riêng hiện chưa có tổ chức nào cung ứng dịch vụ định giá công nghệ, dù trên thực tế có nhiều tổ chức định giá đăng ký cung ứng dịch vụ này và bản thân Bộ KH&CN cũng có Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Điều này cho thấy để phát triển được các tổ chức có thể cung ứng dịch vụ định giá công nghệ cho thị trường cần nhiều sự nỗ lực từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hỗ trợ và đầu tư cho các tổ chức này. 2.2.4. Xây dựng cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ Thứ nhất, về xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN: Một là, thành lập aigon nnovation Hub - SIHUB: Thành phố đã xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ cho họat động khởi nghiệp. Cụ thể, ngày 11/10/2016 Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định số 5342/QĐ- UBND về Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện tại đã hoàn tất các quy trình xét tuyển và các biểu mẫu đăng ký. Kết quả là có 300 dự án khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua hoạt động tư vấn, đào tạo, kết nối, ươm tạo; 700 nhà khởi nghiệp, bạn tr được đào tạo những kiến thức cơ bản để giúp phát triển ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp; 1.500 lượt nhà khởi nghiệp, bạn tr được hỗ trợ kết nối với nhà đầu tư, quỹ đầu tư, kết nối với người chỉ dẫn, nhà cố vấn; hơn 1.500 lượt người được hỗ trợ không gian làm việc miễn phí tại Saigon Innovation Hub; 250 dự án khởi nghiệp được tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ; 300.000 lượt người tiếp cận thông tin về các hoạt động đào tạo, kênh truyền thông, thông tin, các buổi kết nối do SIHUB và các đối tác tổ chức; hơn 1600 giáo viên và học sinh, sinh viên, doanh nghiệp, cán bộ công 52 chức được đào tạo đổi mới sáng tạo; 140 trường học tại Thành phố đăng ký các khóa học về đổi mới sáng tạo Hai là, hỗ trợ cộng đồng và thu h t các nguồn lực x hội cùng tham gia hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Tài trợ và phối hợp với Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Hatch Program đồng tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp như Ý tưởng Khởi nghiệp - Startup Wheel, Sàn giao dịch và đầu tư khởi nghiệp, thử thách gọi vốn đầu tư - Pitching for funding 2016, Chương trình triển lãm và hội nghị khởi nghiệp HATCH FAIR 2016 để tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tiềm năng. Ba là, thử nghiệm mô hình OpenLab (Phòng thí nghiệm RAD - Research Application Datas) của Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm với diện tích 120m2 nhằm ưu tiên hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo trong họat động kiểm thử, phân tích, hoàn thiện sản phẩm trong lĩnh vực hóa và vi sinh. Bốn là, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ năm 2013, Sở KH&CN TP.HCM đã thành lập các Tổ Công tác để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và triển khai một số nội dung của Chương trình như: khảo sát hiện trạng/đánh giá trình độ công nghệ, tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản trị tài sản trí tuệ, áp dụng các công cụ nâng cao năng suất, triển khai đề tài nghiên cứu, hướng dẫn thành lập, trích và sử dụng Quỹ cho hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng KH&CN trong doanh nghiệp, sử dụng gói tra cứu thông tin, tham gia Giải thưởng chất lượng quốc gia, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo; trung bình hàng năm Sở triển khai hỗ trợ cho khoảng 400 doanh nghiệp. Năm 2016, tổ chức 7 lớp đào tạo (quản lý năng lượng, sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng Quỹ KH&CN cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp...) với gần 300 lượt học viên tham gia. Thứ năm, về ươm tạo doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2007 - 2014, Sở KH&CN TP.HCM đã hỗ trợ Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao theo hình thức đối tác công - tư hợp tác (PPP) nhằm hình thành mô hình Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC với các hệ thống hỗ trợ tư vấn, kỹ thuật và dịch vụ đi kèm. Các kết quả hoạt động của các trung tâm được tóm tắt như sau: Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC thuộc Trường Đại học Nông Lâm 53 2,664 tỷ đồng; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC Trường Đại học Bách Khoa 2,072 tỷ đồng; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC thuộc Khu nông nghiệp CNC 1,829 tỷ đồng. Các hình thức ươm tạo và hỗ trợ Doanh nghiệp: Các dịch vụ cung cấp của các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ trong các trường Đại học gồm có 2 dạng: gói cơ bản (gói cố định) và gói lựa chọn được miễn phí: Gói cơ bản: Các dịch vụ tiện ích được hỗ trợ, gồm: Cơ sở hạ tầng (phòng làm việc, các thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc, điện nước) được hỗ trợ miễn phí từ lúc tham gia ươm tạo đến khi tốt nghiệp; Tư vấn - đào tạo: hỗ trợ tư vấn cho công ty định hướng phát triển các sản phẩm; Thông tin KH&CN: cung cấp miễn phí các thông tin về thị trường KH&CN; về hội chợ, hội thảo, triễn lãm giới thiệu sản phẩm với thị trường bên ngoài nhằm giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với nhu cầu thị trường và khách hàng, tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng thông qua các cuộc hội thào mời các cố vấn ngân hàng về làm việc với các doanh nghiệp; Về SHTT: tư vấn quyền SHTT - nhượng quyền, cấp phép, patent bằng hình thức mới mời các chuyên gia về tư vấn hoặc đăng ký cho các doanh nghiệp tham gia các khoa tập huấn ngắn hạn có hỗ trợ kinh phí; Về NCKH: hỗ trợ thuê phòng thí nghiệm, hỗ trợ kinh phí thí nghiệm, xét nghiệm các chỉ tiêu của sản phẩm. Gói lựa chọn: Ngoài những hỗ trợ cơ bản mô tả ở trên, các doanh nghiệp được ươm tạo có thể sử dụng tiện ích/dịch vụ khác có trong trung tâm khi có nhu cầu: hỗ trợ tư vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chinh_sach_phat_trien_thi_truong_khoa_hoc_va_cong_n.pdf
Tài liệu liên quan