MỤC LỤC .1
PHẦN MỞ ĐẦU .4
1. Lý do chọn đề tài.5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: .9
3. Mục tiêu nghiên cứu: .11
4. Phạm vi nghiên cứu.11
5. Mẫu khảo sát: .12
6. Câu hỏi nghiên cứu: .12
7. Giả thuyết nghiên cứu: .12
8. Phương pháp nghiên cứu: .12
9. Kết cấu của Luận văn:.13
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và hoạt động
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích.14
1.1. Khái niệm chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và các khái niệm có liên quan .14
1.1.1. Khái niệm quản lý sản phẩm đầu ra.14
1.1.2. Khái niệm chính sách.18
1.1.3. Khái niệm chính sách quản lý sản phẩm đầu ra.20
1.2. Khái niệm doanh nghiệp công ích và đổi mới công nghệ.21
1.2.1. Khái niệm hàng hóa công cộng, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
công ích.21
1.2.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp công ích.28
1.2.3. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ .31
Chƣơng 2. Nhận diện và đánh giá thực trạng chính sách quản lý sản phẩm,
dịch vụ công ích với hoạt động đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công ích
của Tp. Hồ Chí Minh.42
2.1. Thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh nghiệp
công ích của Tp. Hồ Chí Minh .42
2.1.1. Khái quát về hoạt động của các doanh nghiệp công ích .42
2.1.2. Nhận diện các chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích tại các doanh
nghiệp công ích của Tp. Hồ Chí Minh .56
20 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại tp.hcm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy hoạt động
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích ....................................................... 76
3.2. Một số giải pháp triển khai chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy
hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích ...................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 92
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DN Doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
DNCI Doanh nghiệp công ích
KTTT Kinh tế thị trường
CTTNĐT Công ty thoát nước đô thị
UBND Ủy ban nhân dân
CSCC Chiếu sáng công cộng
CVCX Công viên cây xanh
CTGTSG Công trình giao thông Sài Gòn
CTCIQ2 Công ty Công ích Quận 2
HHCC Hàng hóa công cộng
CN Công nghệ
KH&CN Khoa học và Công nghệ
ĐMCN Đổi mới công nghệ
R&D Nghiên cứu và Triển khai
CNH Hiện đại hóa
DVCI Dịch vụ công ích
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, nhiệm vụ phát triển đất nước theo mục tiêu
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là nhiệm vụ chủ
chốt. Bên cạnh những khó khăn mang tính nội tại về nguồn lực, việc Việt Nam hiện
nay tích cực gia nhập các tổ chức toàn cầu trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng
tăng lên khiến việc thực hiện nhiệm vụ này càng không dễ dàng. Chiến lược phát triển
trong thời gian tới đặt ra nhiệm vụ song song với việc ổn định chính trị, xã hội Việt
Nam cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Đóng
góp vào công cuộc này, các tổ chức cung cấp dịch vụ công cộng giữ vai trò thiết yếu
nhằm cung cấp những nền tảng cơ bản về cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, thông tin liên
lạc, an ninh quốc phòng... cho sự vận động và phát triển bền vững của quốc gia.
DNNN nói chung và DNNN hoạt động vì mục tiêu công ích nói riêng (gọi tắt
là doanh nghiệp công ích) hoạt động theo các chính sách xã hội của nhà nước phục
vụ cho lợi ích trực tiếp của toàn xã hội hay lợi ích công cộng như: cung ứng hàng
hóa công cộng theo kế hoạch hay đơn đặt hàng của nhà nước như các hàng hóa về
quốc phòng, an ninh, y tế công cộng và văn hóa...Các doanh nghiệp công ích là các
công ty TNHH một thành viên độc lập hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm công
ích, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng, thường xuyên làm các nhiệm vụ của chủ
sở hữu giao nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Nằm trong khối doanh
nghiệp, song DNCI không đặt mục tiêu lợi nhuận làm đầu mà lợi ích của xã hội phải
được xác định là yếu tố quan trọng nhất. Nhóm hàng hóa công cộng được coi là hàng
hóa đặc biệt này chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế nhưng nhà nước phải có
những nguyên tắc quản lý riêng do vai trò quan trọng và tính đặc thù của nó đối với
nền kinh tế.
Những năm qua của thời kỳ đổi mới, quá trình sắp xếp, tổ chức lại doanh
nghiệp công ích cho phù hợp với yêu cầu phát triển của KTTT nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội, DNCI đã có những đóng góp đáng kể: kết cấu hạ tầng được cải
thiện, góp phần đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế ổn định và phát triển,
giảm thiểu mức đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo từ các Bộ, địa phương
trong năm 2014, các doanh nghiệp công ích thực hiện tốt nhiệm vụ thông qua chính
6
sách an sinh- xã hội với việc sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ, địa
phương. Đặc biệt, các doanh nghiệp công ích được chủ động hơn trong việc thực hiện
nhiệm vụ được giao do được chuyển từ cơ chế giao kế hoạch sang đặt hàng, đấu
thầu.Các doanh nghiệp công ích trên toàn quốc hiện đang tạo việc làm cho khoảng
196.000 người lao động với mức thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu
đồng/người/tháng (tăng 3,1% so với mức lương bình quân năm 2012). Trong đó, mức
thu nhập bình quân của khối doanh nghiệp công ích thuộc Bộ quản lý cao hơn so với
mức thu nhập bình quân của người lao động thuộc khối doanh nghiệp công ích thuộc
địa phương (9,7 triệu đồng/người so với 5,3 triệu đồng/người). Đến nay các doanh
nghiệp công ích đã hoạt động trong các lĩnh vực như: Cấp, thoát nước; cung ứng dịch
vụ vệ sinh, môi trường; xử lý nước thải, rác thải; chiếu sáng đô thị; trồng và chăm sóc
cây xanh, vườn hoa công cộng; duy tu, bảo trì các công trình giao thông; cung ứng
dịch vụ vận tải hành khách công cộng; cung ứng dịch vụ khai thác các công trình thủy
lợi; cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích đặc thù thuộc các Bộ, ngành; trực tiếp
phục vụ an ninh, quốc phòng.
Vậy làm thế nào để phát huy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công
ích mà không dẫn đến việc phá vỡ các nguyên tắc “công ích” hay lợi ích công cộng là
điều cần được cân nhắc hiện nay. Khi mà trong thực tế các hoạt động của DNCI vẫn
theo lối mòn, dựa trên các phương tiện, công nghệ lạc hậu, thiếu một phương thức
quản lý phù hợp thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ công ở các doanh nghiệp này
ngày càng trở nên khó khăn. DNNN mà đặc biệt là DNCI, trong quá trình chuyển
sang KTTT đang phát sinh nhiều bất cập như tình trạng đầu tư lớn nhưng kết quả kinh
tế - xã hội không được như mong muốn. Nhiều vấn đề về chính sách đặt ra gây lúng
túng trong công tác tổ chức quản lý. Thậm chí DNCI còn bị đánh giá là khu vực kém
hiệu quả nhất hiện nay. Một số công trình trọng điểm triển khai chưa đạt yêu cầu so
với tiến độ đặt ra, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội, gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Những công trình về dân sinh như cấp thoát nước,
chiếu sáng, cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tiến hành còn chậm. Tại Thành phố
Hồ Chí Minh, nhiều khu vực của thành phố thiếu nước sạch sinh hoạt, rác tồn đọng ở
các ngõ xóm, phế thải xây dựng còn chưa được thu dọn kịp thời, bụi đường phố vượt
mức tiêu chuẩn gấp nhiều lần, vệ sinh nơi công cộng chưa đảm bảo... Công tác xử lý
và phối hợp xử lý các vi phạm chưa đạt yêu cầu, lãng phí điện, nước công cộng vẫn ở
7
mức cao, dịch vụ vui chơi giải trí chưa phát triển tương xứng. Công tác chống ngập
trước kia được giao Sở Giao thông vận tải và Công ty Thoát nước đô thị (TNĐT) quản
lý, triển khai thực hiện song từ năm 2008, UBND TPHCM thành lập và giao nhiệm vụ
này cho Trung tâm chống ngập nước TPHCM. Dù vậy, việc duy tu, thi công sửa chữa,
nâng cấp nhiều tuyến cống thoát nước, nạo vét kênh rạch, vận hành các trạm bơm, đập
ngăn triều, nhà máy nước thải vẫn được giao cho công ty TNĐT. Cả nghìn tỷ đồng
đã được đầu tư cho hệ thống thoát nước đô thị của thành phố nhưng đến nay, nạn ngập
úng vẫn thường xuyên diễn ra và gây bất an cho người dân. Gần đây, Công ty TNĐT
còn xây dựng trái phép công trình kho bãi trên khu đất hơn 1.000 m2 đã bị thu hồi tại
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh). Công
ty chiếu sáng công cộng (CSCC) gây bức xúc cho nhiều người dân, vì gắn đèn nhưng
khôngchiếu sáng hoặc chiếu sáng không liên tục mà chỉ chú trọng vào các dịp lễ tết.
Đối với Công ty Công viên cây xanh (CVCX), sự cố gãy đổ cây xanh trúng người dân
và phương tiện trên đường phố liên tiếp xảy ra đã tạo nên một hình ảnh đáng buồn về
dịch vụ công cộng. Năm 2003, TPHCM giao cho Công ty Quản lý Công trình giao
thông Sài Gòn (CTGTSG) làm chủ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng đường Lê Văn
Quới. Do triển khai ì ạch, con đường đầy ổ voi, lầy lội, gây phiền hà, mất an toàn cho
người dân nên đến năm 2006, UBND TPHCM buộc phải thu hồi, giao cho đơn vị
khác
1
. Rõ ràng thực tế hoạt động các DNCI tại Tp Hồ Chí Minh cho thấy những hạn
chế vẫn đang tồn tại và chưa được giải quyết một cách triệt để. Thiếu một môi trường
cạnh tranh lành mạnh càng tạo ra những bất cập trong hoạt động của doanh nghiệp như
công nghệ lạc hậu, dự án chậm triển khai, chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đáp
ứng nhu cầu của người dân...
Để khắc phục hiện tượng trên, cùng với việc đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng dịch vụ của nhân dân thành phố, doanh nghiệp công ích buộc phải
thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chất lượng
tốt và giá thành hạ vì mục tiêu phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, với chủ
trương đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh cung cấp dịch vụ công ích thông qua công tác
đấu thầu của UBND TP. Hồ Chí Minh doanh nghiệp công ích đứng trước những khó
khăn và không ít cơ hội đối với phát triển.
1
Huy Thịnh, “Sếp công ích” vì sao lương khủng?,
khung-2013082807165582719.chn, 28/8/2013
8
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 22 doanh nghiệp công ích
các quận, huyện và 6 doanh nghiệp thành phố và một số doanh nghiệp tư nhân tuy
nhiên, thực tế hiện nay giá thành dịch vụ ngày càng tăng, nhu cầu của người dân cũng
chưa được đáp ứng tốt. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên việc
chậm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích là một trong những nguyên
nhân chính. Qua 2 trường hợp nghiên cứu là CTCIQ2 và CTTNĐT tác giả nhận thấy
vấn đề nằm ở phía các cơ quan quản lý sản phẩm dịch vụ công ích của Thành phố
cũng chưa có một những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công ích
đổi mới công nghệ. Bên cạnh những thành tựu chung của lĩnh vực công ích, các doanh
nghiệp này vẫn gặp phải những thách thức do hạn chế về công nghệ và năng lực công
nghệ, hạn chế bởi quy trình kiểm tra, đánh giá của các cơ quản lý chức năng còn rườm
rà, sự chậm trễ trong việc huy động các nguồn vốn cho đổi mới, cho tái cấu trúc... Vì
vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc
đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Thành phố Hồ Chí
Minh”. Qua đó có một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn
hoạt động đổi mới công nghệ.
- Ý nghĩa lý luận: thông qua việc nghiên cứu có tính chất hệ thống, khoa học quá trình
hình thành và phát triển DNCI, hoạt động quản lý các DNCI từ đó thấy được vị trí, vai
trò, đặc điểm của hệ thống DNCI, thiết chế quản lý của DNCI. Đặc biệt khái quát
những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa chính sách quản lý sản phẩm đầu ra
với hoạt động đổi mới công nghệ của các DNCI.
- Ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở những vấn đề lý luận được gợi mở, phân tích làm căn cứ
đánh giá khách quan, khoa học thực trạng hoạt động của các DNCI Thành phố HCM
trong những năm qua. Chỉ ra những kết quả đạt được, đồng thời phân tích nguyên
nhân cho việc quản lý DNCI thiếu hiệu quả. Từ đó, đề xuất giải pháp chính sách
hướng đến đổi mới công nghệ một cách thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
trước mắt và đảm bảo tính ổn định lâu dài các DNCI của thành phố Hồ Chí Minh. Việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCI là một tiền đề quan trọng cho việc xây dựng
thành công nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như đảm bảo các yếu tố về
công bằng xã hội, dân chủ và văn minh.
9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về DNCI tiêu biểu như:
Đề tài "Thực trạng và những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở doanh
nghiệp nhà nước hoạt động công ích" của tác giả Nguyễn Trung Kiên đề cập đến
những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước; phân tích thực trạng quản lý nhà
nước DNCI trong 2 năm (1999 - 2000) đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước DNCI.
Đề tài "Những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác quản lý các doanh nghiệp hoạt
động công ích ngành Giao thông công chính Hà Nội" của tác giả Hoàng Kim Hồng đã
phân tích thực trạng hoạt động của các DNCI ngành Giao thông công chính Hà Nội,
chỉ ra những ưu điểm, những thế mạnh cần phát huy và những tồn tại, hạn chế trong
hoạt động thực tiễn cần được điều chỉnh hoặc đổi mới phương thức hoạt động từ đó đề
xuất các giải pháp phát huy năng lực tiềm tàng của các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này.
Đề tài "Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế
hoạch đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - Cụm cảng Hàng không
miền Bắc" của tác giả Nguyễn Hữu Vinh phân tích công tác kế hoạch, tổng kết thực
tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ 1998 - 2002; phân tích đánh giá tình hình
quản lý điều hành kế hoạch và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
DNCI - Cụm cảng Hàng không miền Bắc.
Đề tài "Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích ngành Văn
hóa thông tin" của tác giả Nguyễn Danh Ngà đề cập đến đổi mới cơ chế hoạt động của
DNCI ngành văn hóa thông tin dưới tiếp cận Kinh tế phát triển.
Ngoài ra còn một số bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành về DNCI. Tuy
nhiên các công trình trên chủ yếu nghiên cứu các DNCI dưới góc độ là một bộ phận
của kinh tế nhà nước và chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Một số tác giả có đề cập đến giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của DNCI
một ngành, lĩnh vực cụ thể. Do giới hạn lịch sử, cách tiếp cận KTTT đã có nhiều điểm
còn hạn chế, các giải pháp không còn phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi phải được xem
xét, bổ sung trong điều kiện mới, điều kiện của đổi mới và hội nhập quốc tế.
10
Mục tiêu của đổi mới công nghệ là nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất
và nâng cao sức cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp cũng như quốc gia, do đó đây là
vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu trong thời gian gần đây. Đã có
một số nghiên cứu đưa ra các chính sách đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
trong các lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu này đã chỉ ra được những khó khăn về
vốn, thông tin, nhân lực, nguồn lực...trong việc tiếp cận với những công nghệ mới của
các doanh nghiệp từ đó để đề xuất các giải pháp cho đổi mới.
Đề tài “Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Trọng Tín đã
đề ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó
đã nhấn mạnh đến: Sự cần thiết phải tăng cường các hoạt động hỗ trợ đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh
tranh; Xây dựng chương trình thông tin KH&CN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa đổi mới công nghệ; Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai; Phát triển thị trường công nghệ nhằm thúc
đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình chuyển giao công nghệ. Một số nghiên cứu tập
trung vào các giải pháp cho hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp có thể kể
đến như: “Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả Phan Thu Trang nêu lên thực trạng của việc đảm bảo
thông tin đối với hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó
đề xuất giải pháp chính sách thông tin cho các doanh nghiệp. Hay đề tài “Sử dụng
công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong hội nhập” của tác giả Nguyễn Văn Đoàn đã mô tả thực
trạng sử dụng công cụ thuế để đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Hải Dương, qua tìm hiểu về thủ tục hành chính thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp và đổi mới công nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách
của Nhà nước trong việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế để kích thích đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bài báo “Chính sách sản phẩm cho doanh nghiệp vận tải đường sắt” bàn đến
vấn đề tại sao lại không loại bỏ được các sản phẩm công ích và khi không loại bỏ được
11
các sản phẩm công ích đó thì phải làm thế nào để duy trì nó mà không làm ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài báo tiến hành xây dựng chính sách sản
phẩm cho doanh nghiệp vận tải đường sắt, thông qua việc đưa ra các nguyên tắc và
phương pháp xác định phần Nhà nước bù lỗ cho các doanh nghiệp khi tham gia kinh
doanh các sản phẩm công ích đó.
Xoay quanh vấn đề đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đã có nhiều hướng tiếp
cận về giải pháp từ vi mô đến vĩ mô song chưa có nghiên cứu nào về Chính sách thúc
đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại Thành phố Hồ Chí Minh
theo hướng giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc trang bị và đổi mới
công nghệ theo hướng quản lý sản phẩm đầu ra. Nói cách khác đề tài Chính sách quản
lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích
tại TPHCM là một khía cạnh còn nhiều mảng trống cần được nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Đề xuất chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích theo sản phẩm đầu ra và
các giải pháp bổ sung để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích
tại TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
- Nêu thực trạng về chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp công ích.
- Phân tích rào cản về chính sách quản lý sản phẩm của các doanh nghiệp công
ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với việc thúc đẩy đổi mới công nghệ.
- Đề xuất giải pháp về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra trong hoạt động
dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hoạt động đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp công ích trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian:
- Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 - 2015.
12
Phạm vi nội dung:
- Thực trạng chính sách quản lý sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp công ích
tại TP.HCM trong 5 năm gần đây (2010-2015) để đề xuất chính sách quản lý theo sản
phẩm đầu ra nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ.
5. Mẫu khảo sát:
- Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 2.
- Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Đô thị TP. Hồ Chí Minh.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
Cần có chính sách quản lý sản phẩm đầu ra như thế nào để thúc đẩy các doanh
nghiệp công ích chủ động đổi mới công nghệ?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Chính sách quản lý sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp công ích nhằm thúc
đẩy hoạt động đổi mới công nghệ phải dựa trên triết lý các đơn vị quản lý nhà nước
không cần quản lý chi phí, không cần có định mức, đơn giá (trên cơ sở xác định được
chi phí tối thiểu, giá thành), chỉ cần quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra (bằng các tiêu
chí cụ thể).
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số tài liệu của các
chuyên gia trong nước về các nội dung liên quan đến quản lý sản phẩm, dịch vụ công
ích theo đầu ra, lý thuyết về quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, đổi mới công nghệ...
- Phương pháp quan sát: Tác giả sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại các
doanh nghiệp công ích theo mẫu khảo sát là: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ
Công ích quận 2 và Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Đô thị TP. Hồ Chí
Minh để nhận diện các chu trình quản lý
- Phỏng vấn sâu:
Trong quá trình thực hiện khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, các lãnh đạo tại các đơn
vị dịch vụ công ích, các đơn vị quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ công ích.
13
9. Kết cấu của Luận văn:
- Mở đầu
- Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và hoạt động
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công ích.
- Chương 2. Nhận diện và phân tích thực trạng chính sách quản lý sản phẩm,
dịch vụ công ích với hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công ích của
Tp. Hồ Chí Minh
- Chương 3. Định hướng chính sách quản lý sản phẩm đầu ra gắn với một số
giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công ích.
- Kết luận và khuyến nghị.
14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SẢN PHẨM
ĐẦU RA VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH
1.1. Khái niệm chính sách quản lý sản phẩm đầu ra và các khái niệm có liên
quan
1.1.1. Khái niệm quản lý sản phẩm đầu ra
Chính sách sản phẩm đầu ra bao gồm các hoạt động và giải pháp nhằm đề ra,
thực hiện các chiến lược và chiến thuật về sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Trong
đó, sản phẩm theo nghĩa căn bản nhất được hiểu là vật phẩm tổng hợp các đặc tính về
vật lý, hóa học, sinh học được tập hợp trong một đặc tính đồng nhất, là vật mang giá trị
sử dụng. Khái niệm sản phẩm không đồng nhất với ý nghĩa hàng hóa bởi hàng hóa là
những sản phẩm được đem ra trao đổi và buôn bán trên thị trường. Theo tiếp cận hệ
thống đối với một quy trình sản xuất, đầu vào sẽ bao gồm các yếu tố sản xuất như:
vốn, nhân công, vật tư, công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, phương thức quản lý
qua 1 quy trình sản xuất sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm đầu ra.Tuy nhiên quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thể kết thúc ở đây, nếu doanh nghiệp chỉ
sản xuất để tạo ra sản phẩm rồi xếp vào kho hoặc để ban phát thì doanh nghiệp đó sẽ
không tồn tại trong nền KTTT. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp đó phải trao bán sản phẩm
trên thị trường.Và đương nhiên muốn thu về lợi nhuận tốt nhất, hàng hóa chiếm được
thị phần cao nhất thì sản phẩm đầu ra phải đáp ứng với nhu cầu thị trường, có giá bán
thích hợpVì vậy các doanh nhân phải tìm hiểu kĩ thị trường, có tiềm lực và năng lực
và huy động các yếu tố đầu vàonhất là phải đánh giá trước hiệu quả kinh doanh,
quản lý được kết quả đầu ra ngay từ khi chuẩn bị ra quyết định sản xuất.
Quản lý sản phẩm đầu ra thực chất là cách nói khác của quản lý chất lượng theo
sản phẩm đầu ra. Để hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý chất lượng này, cần làm rõ
nội hàm của khái niệm chất lượng cũng như đặc điểm của chất lượng. Theo giáo trình
quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng được hiểu là mức độ của một tập hợp các
đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu, trong đó yêu cầu là những nhu cầu hay mong
đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
Đặc điểm của chất lượng bao gồm:
1. Chất lượng được đo bằng sự thoã mãn các yêu cầu. Nếu một sản phẩmvì lý do
nào đó mà không đáp ứng đựơc yêu cầu, không được thị trường chấpnhận thì phải bị
15
coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạora sản phẩm đó có thể
rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở đểcác nhà quản lý định ra chính
sách, chiến lược kinh doanh của mình.
2. Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn các yêu cầu, mà yêu cầu luônl uôn biến
động nên chất lượng cũng luôn biến đổi theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
Vì vậy phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng.
3. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, cần phải xét mọi đặc tính của đối
tượng, có liên quan đến sự thoả mãn những yêu cầu cụ thể.
4. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá.Chất lượng có
thể áp dụng cho mọi thực thể, có thể là sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một
doanh nghiệp hay một con người.
5. Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng.
Cấp chất lượng là chủng loại hay thứ hạng của các yêu cầu chất lượng khác nhau
đối với sản phẩm, quá trình hay hệ thống có cùng chức năng sử dụng. Ví dụ căn hộ cấp
1 hay cấp 4 là cấp chất lượng của nhà ở. Cấp chất lượng phản ánh khác biệt đã định
hướng hoặc đã thừa nhận trong các yêucầu chất lượng. Một đối tượng ở cấp cao cũng
có thể có chất lượng không đápứng các yêu cầu (đã định ra cho đối tượng đó) và
ngược lại.
Trong nền kinh tế hiện đại khi nói đến chất lượng không thể bỏ qua các yếu tố
giá cả và dịch vụ trước, trong và sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào
cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thoả mãn yêu cầu của họ. Ngoài
ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong
sản xuất hiện đại, nhất là khi các phương pháp sản xuất “vừa – đúng lúc”(Just - in -
time: sản xuất những gì cần thiết, đúng lúc, đúng số lượng), “không kho”( Non - stock
- production) đang được thịnh hành ở các công ty hàng đầu. Để thoả mãn yêu cầu,
cũng còn cần quan tâm đến những yếu tố khác như thái độ của người làm các dịch vụ
tiếp xúc với khách hàng, từ người thường trực, tiếp tân đến trực điện thoại và cảnh
quan, môi trường làm việc của công ty.
Chất lượng luôn có thể đặc trưng qua những chỉ tiêu có thể biểu hiện bằng một số
trị số và sự định lượng, đó là mức chất lượng. Các yêu cầu này được gọi là các yêu cầu
chất lượng, hay còn gọi là tiêu chuẩn chất lượng. Các yêu cầu chất lượng phải phản
ánh đầy đủ yêu cầu đã hoặc chưa công bố của khách hàng và các yêu cầu xã hội. Các
16
yêu cầu xã hội là những điều bắt buộc quy định trong luật pháp, trong các chế định.
Căn cứ vào các yêu cầu chất lượng đã được xác định, cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004401_7272_2006717.pdf