Luận văn Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Các chính sách tín dụng được áp dụng đối với các đối tượng có lựa chọn hơn. Sự trở lại chính sách lãi xuất thấp được đánh dấu bằng sắc lệnh khẩn cấp của Tổng thống năm 1972 để cứu giúp các tập đoàn đang cưỡi trên những đống nợ. Các điều khoản trong săc lệnh bao gồm việc cho phép hoãn trả nợ ngay đối với tất cả các khoản nợ của tập đoàn đối với các ngân hàng trong nước, và tái lập lại toàn bộ các khoản vay ngân hàng với một mức lãi suất giảm xuống. Việc hoãn trả nợ sẽ kéo dài 3 năm. Sau đó, các khoản nợ phải được chuyển thành các khoản vay kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất tối đa hàng năm là 16.2% (trong khi tại thời điểm này tỷ lệ lãi suất phổ biến trên thị trường là hơn 40%). Tỷ lệ lãi suất ngân hàng trên các khoản vay trên 1 năm được giảm xuống từ 19% còn 15.5%. Xấp xỉ 30% các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại cho kinh doanh được chuyển thành các khoản vay dài hạn và sẽ được trả trong thời hạn trên 5 năm với tỷ lệ lãi suất giảm còn 8%/ năm. Các biện pháp này đã chuyển gánh nặng trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài của các tập đoàn (gây ra bởi sự phá giá đồng won để hỗ trợ tính cạnh tranh của xuất khẩu) cho các nhà cho vay trong nước và các ngân hàng. Gánh nặng lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh đã được nhẹ bớt đi đáng kể. Tỷ lệ chi phí lãi suất trên tổng doanh thu của các doanh nghiệp chế tạo giảm mạnh từ 9.9% năm 1971 xuống 7.1% năm 1972, và sau đó 4.6% năm 1973). Do tình trạng tài chính của các tập đoàn đã được cải thiện nên tình trạng các khoản vay không sinh lãi của các ngân hàng cũng giảm từ 2.5% năm 1971 xuống 0.92% năm 1973 và 0.6% năm 1974. ( xem bảng 8)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ CNH và kinh nghiệm đối với Việt Nam.DOC