LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
HẦN MỞ ĐẦU .1
1.Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.2
2.1. Mục đích nghiên cứu .2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.3
3.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.3
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án.3
4.1. Phương pháp luận.3
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án .4
4.2.1. Thao tác hóa khái niệm và đo lường biến số.4
4.2.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu.5
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án.8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .9
7. Cơ cấu của Luận án.9
PHẦN NỘI DUNG .10
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.21
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.37
2.1. Các cơ sở lý luận của luận án .37
2.1.1. Một số khái niệm .37
2.1.2. Một số lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu.42
2.1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng .42
2.1.2.2. Lý thuyết xung đột .43
2.1.2.3. Lý thuyết hành động xã hội.44
2.1.2.4. Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.46
2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .47
2.2.1.Câu hỏi nghiên cứu.47
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.47
218 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp Phú tài, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội
Người 42 10 4 69 125
% 22.7 11.1 8.9 17.4
Tổ chức thực hiện việc
khám sức khoẻ định kì
cho công nhân
Người 33 13 5 106 157
% 17.8 14.4 11.1 26.8
Cho công nhân nghỉ lễ
nhưng vẫn hưởng lương
Người 35 15 8 112 170
% 18.9 16.7 17.8 28.3
Khó nói
Người 0 29 12 26 67
% 0.0 32.2 26.7 6.6
Tổng Người 185 90 45 396 716
Việc người lao động đóng BHXH hay không có tác động lớn đến bản thân
cuộc sống sau này của họ và gia đình họ. Vì BHXH được xem như là “đệm đỡ” cho
người lao động trước những rủi ro có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc sống. Một
công nhân nữ cho biết: “ khi nghỉ sản hay về hưu thì có khoản tiền BHXH cũng đỡ
83
lắm chứ, như tụi chị chỉ sống nhờ vào đồng lương nếu không có BHXH thì khi sinh
đẻ hay về hưu lấy gì mà sống”. Như vậy có thể thấy vẫn còn nhiều công ty tại khu
công nghiệp Phú tài vẫn chưa thực hiện đầy đủ chính sách bảo hiểm xã hội cho
công nhân, điều này đi ngược với Điều 141 Bộ Luật lao động quy định: “Loại
hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải
đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điều 149 của Bộ luật này và người lao
động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất; đối với người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được
tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ,
để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyên hoặc tự lo
liệu về bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm
việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm bắt
buộc theo quy định tại khoản 1 điều này.”
3.2.5. Tiếp cận và thụ hưởng chính sách về bảo hiểm y tế
Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động luôn được quan tâm và là một trong
những quyền lợi cần được đảm bảo khi doanh nghiệp sử dụng lao động. Nói cách
khác, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo cho người lao động luôn có sức khoẻ
tốt để làm việc có năng suất và hiệu quả.
Ngay từ khi tuyển dụng đầu vào, hầu hết các công ty đã chú trọng đến tình
trạng sức khỏe của công nhân. Mặc dù không trực tiếp khám sức khỏe cho công nhân,
nhưng các công ty luôn đòi hỏi người lao động phải có đầy đủ giấy chứng nhận sức
khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền, và coi đó như là điều kiện cần để được nhận
vào làm việc ở trong các công ty. Chính sự sàn lọc ngay từ đầu vào này đã là yếu tố
quyết định đến sức khỏe tốt của công nhân lao động, đó cũng là cơ sở căn cứ để bố trí
công việc phù hợp với sức khỏe của công nhân. Kết quả PVS một cán bộ đã khẳng
định điều này: “Chúng tôi không khám sức khỏe cho công nhân khi tuyển dụng vì đã
có cơ quan y tế làm điều đó với lại tiền đâu ra mà khám đều vào, tốn kém lắm, chúng
84
tôi chỉ yêu cầu người xin việc phải có giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế thì hồ sơ
xin việc đó mới được xem xét và người đó có được tuyển vào làm không. Dựa vào đó
chúng tôi sẽ bố trí công việc phù hợp cho công nhân”.(Phụ lục 3)
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, việc tiếp cận và thụ hưởng chính sách về
bảo hiểm y tế được thể hiện tương tự như chính sách bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên,
nếu xét theo loại hình khu vực kinh tế, có thể nhận thấy sự quan tâm đến sức khoẻ
cho người lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 100% công
nhân đều xác nhận đã đóng bảo hiểm y tế.
Bảng 3.18. Tương quan giữa tình trạng đóng bảo hiểm với khu vực kinh tế
Tình trạng đóng
bảo hiểm y tế
Khu vực kinh tế nơi người trả lời làm việc
Tổng
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư
nước ngoài
Doanh
nghiệp tư
nhân
Công ty cổ
phần
Công ty
TNHH
Có
Người 81 31 20 110 242
% 100.0 50.8 51.3 51.9 61.6
Không
Người 0 30 19 102 151
% 0.0 49.2 48.7 48.1 38.4
Tổng
Người 81 61 39 212 393
% 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài luôn chấp hành tốt quy định của nhà nước trong việc thực hiện và bảo
vệ sức khỏe cho người lao động, coi đó là yếu tố có tác động đến quá trình sản
xuất. Đồng thời cho rằng việc đảm bảo sức khỏe cho công nhân là trách nhiệm xã
hội mà công ty phải thực hiện. Một cán bộ cho biết: “ Để công nhân lao động làm
việc có năng suất và hiệu quả thì việc đầu tiên là phải đảm bảo sức khỏe cho họ
chớ. Có sức khỏe thì họ mới làm việc được, mới đóng góp cho quá trình sản xuất
ổn định của công ty”. Kết quả PVS một công nhân của công ty này cũng đồng tình
như vậy. “ Trường hợp bị bệnh thì công ty cũng cho nghỉ việc và giới thiệu mình đi
khám bệnh, xong rồi mình làm giấy tờ thì người ta trả lại tiền viện phí cho mình.
Nếu khó khăn gì thì bên Công đoàn công ty hướng dẫn thủ tục cho mình”.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt về giới trong việc trả lời về tình
trạng đóng bảo hiểm y tế. Có 70,6% công nhân nữ cho biết có đóng BHYT, trong
khi đó có đến 47,4% công nhân nam trả lời không đóng BHYT. Điều này chứng tỏ
85
do đặc thù cơ cấu ngành nghề giữa công nhân nam và công nhân nữ có sự khác
nhau đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận tham gia đóng BHXH cũng có sự khác nhau.
Bảng 3.19. Tương quan giới tính với tình trạng đóng bảo hiểm y tế
Tình trạng đóng bảo hiểm y tế
Giới tính người trả lời
Tổng
Nam Nữ
Có Người 103 139 242
% 52.6 70.6 61.6
Không Người 93 58 151
% 47.4 29.4 38.4
Tổng Người 196 197 393
% 100.0 100.0 100.0
Bên cạnh đó, việc quan tâm đến sức khoẻ của công nhân còn được thể hiện
thông qua các hoạt động khám sức khoẻ định kỳ. 83,2% công nhân cho biết công ty có
định kỳ tổ chức khám sức khoẻ. Trong đó, đa số trung bình một năm một lần, chương
trình khám sức khoẻ định kỳ sẽ được tổ chức (83,3%), hai lần (14,6%) và trên hai lần
(2,1%). 16,8% chia sẻ rằng họ không được tham gia kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Bảng 3.20. Tương quan giữa số lần khám sức khỏe với khu vực kinh tế
Số lần tổ chức khám
sức khỏe định kỳ trong
một năm
Khu vực kinh tế nơi người trả lời làm việc
Tổng
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư
nước ngoài
Doanh
nghiệp
tư nhân
Công ty
cổ phần
Công ty
TNHH
Một lần Người 53 38 26 162 279
% 68.8 92.7 83.9 87.1 83.3
Hai lần Người 23 3 3 20 49
% 29.9 7.3 9.7 10.8 14.6
Trên hai lần Người 1 0 2 4 7
% 1.3 0.0 6.5 2.2 2.1
Tổng Người 77 41 31 186 335
% 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Khi được hỏi về chế độ khám sức khoẻ cho lao động nữ, có mối quan hệ giữa
các doanh nghiệp theo khu vực kinh tế và các hoạt động liên quan. Chỉ 21,7% công
nhân trả lời có chế độ khám đặc biệt cho lao động nữ, đặc biệt ở doanh nghiệp có
vồn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy ở khu vực kinh tế khác nhau thì chế độ
khám sức khỏe của lao động nữ cũng có sự khác nhau (Bảng 3.21). Sự quan tâm
86
đến lao động nữ ở doanh nghiệp May mặc có vốn đầu tư nước ngoài còn được thể
hiện qua việc lao động nữ được bố trí công việc nhẹ nhàng hơn so với nam giới.
Những công việc như nhuộm, đứng máy và những khâu có ảnh hưởng đến sức khỏe
đều được công nhân nam đảm nhận. “Vì tụi chị là nữ nên cũng được ưu tiên hơn so
với các nam giới, thường những công việc nặng thì thường là nam giới làm.Lãnh
đạo công ty cũng quan tâm đến phụ nữ lắm, chẳng hạn như bị bệnh xin nghỉ thì cho
nghỉ, những người có thai thì được chuyển sang khâu thành phẩm, hàng năm thì
cũng được khám phụ khoa, được về sớm khi có con mọn. Nói chung là làm ở đây
cũng thoải mái”.
Bảng 3.21. Tương quan giữa chế độ cho lao động nữ với khu vực kinh tế
Công ty có chế độ
khám sức khỏe đặc
biệt cho lao động
nữ
Khu vực kinh tế nơi người trả lời làm việc
Tổng
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư
nước ngoài
Doanh
nghiệp tư
nhân
Công ty
cổ phần
Công ty
TNHH
Có
Người 35 5 3 42 85
% 44.3 8.2 7.7 19.7 21.7
Không
Người 44 56 36 171 307
% 55.7 91.8 92.3 80.3 78.3
Tổng
Người 79 61 39 213 392
% 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Chính sách xã hội đối lao động nữ là một bộ phận quan trọng hợp thành chính
sách xã hội quốc gia. Ngay từ đầu thành lập nước, Nhà nước đã ban hành nhiều chính
cụ thể hỗ trợ lao động nữ trong các doanh nghiệp , buộc phải có những ưu tiên đối với
lao động nữ. Tại điểu 63 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nam và nữ có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm
cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động
nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng
chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương có
quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của
pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mội mặt,
không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà vệ
sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các chế độ phúc lợi xã hội khác để giảm gánh nặng gia đình,
tạo điều kiện cho phụ nữ lao động sám xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và
làm tròn bổn phận của người mẹ”.
87
Rõ ràng, cho đến nay, không phảỉ doanh nghiệp nào cũng nghiêm túc thực hiện
trách nhiệm xã hội của mình đối với người lao động.Vấn đề đặt ra chính là sự quan tâm
đến sức khoẻ của công nhân, người lao động khi mới vào công ty, doanh nghiệp.
Nhưng liệu rằng sẽ là thiếu sót nếu doanh nghiệp thiếu sự quan tâm đến chính sách bảo
hiểm y tế cũng như chăm sóc sức khoẻ định kỳ cho người lao động.
3.2.6. Tiếp cận và thụ hưởng chính sách về đào tạo nâng cao trình độ
Trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển đất nước
thì vấn đề đào tạo cho công nhân, những người đi đầu trong công cuộc đổi mới hiện
nay là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi trình độ khoa học kỹ thuật
ngày càng biến đổi và phát triển mạnh, trong khi đó lực lượng lao động chưa qua đào
tạo ở nước ta còn khá lớn. Khi tham gia vào doanh nghiệp, ngoài nguyện vọng được
làm việc để tạo ra thu nhập, học tập và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn,
nâng cao trình độ cũng là nhu cầu và sự quan tâm của người lao động.Trước bối cảnh
toàn cầu hoá như hiện nay, người công nhân nói riêng, người lao động nói chung đều
phải luôn không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin mới, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc ngày càng cao.
Nghiên cứu về bồi dưỡng văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của đề tài, kết quả
cho thấy, hầu hết công nhân trong mẫu khảo sát kể từ khi làm công việc hiện tại đến
nay đều không tham gia học thêm bất kỳ nội dung gì (bao gồm học văn hoá, ngoại ngữ
hay chuyên môn, ngành nghề).
Bảng 3.22: Từ khi làm công việc hiện tại người trả lời có đi học ngoại ngữ theo
Khu vực kinh tế
Từ khi làm công việc
hiện tại người trả lời
có đi học ngoại ngữ
Khu vực kinh tế nơi người trả lời làm việc
Tổng
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư
nước ngoài
Doanh
nghiệp tư
nhân
Công ty cổ
phần
Công ty
TNHH
Có
Người 3 1 0 8 12
% 3.9 1.6 0.0 3.9 3.2
Không
Người 74 61 35 197 367
% 96.1 98.4 100.0 96.1 96.8
Tổng
Người 77 62 35 205 379
% 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Kết quả PVS một cán bộ, lãnh đạo này cho biết công ty luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và bổ túc
văn hóa. Công ty có chế độ chính sách rõ ràng cho người đi học: “Lãnh đạo công ty
88
cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân đi học nâng cao tay nghề, và đó là
điều kiện để nâng bậc lương, những ai đi học nếu như trong giờ làm thì được nghỉ việc
hai tiếng để đi học và vẫn được tính lươnghọc nâng bậc thì không phải trả tiền, công
ty lo hết”. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy đa phần công nhân chỉ tham gia được các khóa
ngắn hạn bổ túc về trình độ tay nghề kiểu vừa học vừa làm tại doanh nghiệp. Kết quả
PVS cũng khẳng định điều này: “Nói chung là công nhân ở đây đa phần chỉ tham gia
các lớp bổ túc hay tay nghề đủ điều kiện nâng bậc, lên lương thôi chứ ít ai đi học ngoai
ngữ hay văn hóa lắm, thời gian đâu mà đi, làm về thì mệt rồi lại phải lo cho chồng con
nữa chứ”. (Phụ lục 2)
Bảng 3.23. Tương quan giữa nguồn kinh phí cho việc học thêm với khu vực kinh tế
Nguồn kinh phí
cho việc học thêm chuyên
môn ngành nghề
Khu vực kinh tế nơi người trả lời làm việc
Tổng
Doanh
nghiệp có
vốn đầu
tư nước
ngoài
Doanh
nghiệp tư
nhân
Công ty
cổ phần
Công ty
TNHH
Tự lo toàn bộ
Người 2 1 1 18 22
% 33.3 33.3 20.0 90.0 64.7
Được công ty
trả toàn bộ
Người 1 2 3 2 8
% 16.7 66.7 60.0 10.0 23.5
Tự lo một phần
và công ty trả
một phần
Người 2 0 1 0 3
% 33.3 0.0 20.0 0.0 8.8
Khác
Người 1 0 0 0 1
% 16.7 0.0 0.0 0.0 2.9
Tổng
Người 6 3 5 20 34
% 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Chính sách hưởng lương trong thời gian đi học có mối quan hệ với các yếu tố khác
cũng là thách thức cho người lao động. Bảng số liệu cho thấy, chỉ có 36,4% được hưởng
lương trong thời gian đi học, nhưng có đến 54,5% không được thụ hưởng với chính sách
này, thậm chí có 9,1% không biết đến chính sách này. Nhóm nữ có cơ hội nhiều hơn so với
nam giới trong việc hưởng lương trong thời gian đi học (55% so với 20,8%). Phần lớn nhóm
nam công nhân không được hưởng lương khi đi học.(75% so với nhóm nữ 30%). Kết quả
này cho thấy so với công nhân nam, các công ty luôn tạo sự ưu ái để động viên công nhân nữ
được tham gia nâng cao trình độ học vấn của mình.
89
Bảng 3.24. Tương quan giữa tình trạng hưởng lương với giới tính
Tình trạng hưởng lương
của người trả lời trong thời gian đi
học
Giới tính người trả lời
Tổng
Nam Nữ
Có
Người 5 11 16
% 20.8 55.0 36.4
Không
Người 18 6 24
% 75.0 30.0 54.5
Không biết
Người 1 3 4
% 4.2 15.0 9.1
Tổng
Người 24 20 44
% 100.0 100.0 100.0
Sự quan tâm, tạo điều kiện để người lao động học tập nâng cao trình độ là một
trong những động lực động viên tinh thần nỗ lực của người lao động. 33,3% cho biết
mình được tạo điều kiện, 23,4% cho biết hoàn toàn không nhận được sự hỗ trợ này.
Bảng 3.25. Tương quan giữa tạo điều kiện nâng cao tay nghề với khu vực kinh tế
Mức độ công ty tạo điều
kiện cho người trả lời học
tập nâng cao tay nghề
chuyên môn
Khu vực kinh tế nơi người trả lời làm việc
Tổng
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư
nước
ngoài
Doanh
nghiệp tư
nhân
Công ty
cổ phần
Công ty
TNHH
Hoàn toàn không
Người 18 23 12 39 92
% 23.1 37.1 30.0 18.2 23.4
Ít khi
Người 8 4 11 44 67
% 10.3 6.5 27.5 20.6 17.0
Có tạo điều kiện
Người 33 6 6 72 117
% 42.3 9.7 15.0 33.6 29.7
Luôn luôn tạo
điều kiện
Người 1 2 0 11 14
% 1.3 3.2 0.0 5.1 3.6
Không biết
Người 18 27 11 48 104
% 23.1 43.5 27.5 22.4 26.4
Tổng
Người 78 62 40 214 394
% 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Từ các kết quả trên có thể thấy, trước những ưu tiên lo toan mưu sinh cuộc sống,
không phải người công nhân nào cũng có thể tự đầu tư để nâng cao nghiệp vụ. Đây có
thể xem là những trở ngại, rào cản thực tế trong việc tiếp cận chính sách của người lao
động và vai trò của doanh nghiệp trước vấn đề này. Theo phản ánh từ số liệu nghiên
cứu, vai trò của doanh nghiệp chưa thực sự tạo điều kiện nhiều cho người lao động.
90
Khi được hỏi về mức độ công ty tạo điều kiện cho thi nâng bậc tay nghề, trong tổng số
370 công nhân trả lời, chỉ có 14,8% cho biết công ty có tạo điều kiện, và ưu tiên cho
nam hơn nữ.
Bảng 3.26. Mức độ công ty tạo điều kiện cho người trả lời thi nâng bậc tay nghề
theo giới tính
Mức độ công ty tạo điều kiện
cho người trả lời thi nâng bậc tay nghề
Giới tính người trả lời
Tổng
Nam Nữ
Hoàn toàn không
Người 67 82 149
% 37.2 43.2 40.3
Ít khi
Người 11 15 26
% 6.1 7.9 7.0
Có tạo điều kiện
Người 34 12 46
% 18.9 6.3 12.4
Luôn luôn tạo điều kiện
Người 6 3 9
% 3.3 1.6 2.4
Không biết
Người 62 78 140
% 34.4 41.1 37.8
Tổng
Người 180 190 370
% 100.0 100.0 100.0
Về phía chủ doanh nghiệp cần có nhiều hơn những chương trình tạo điều kiện
cho công nhân cơ hội phát triển năng lực bản thân. Điều đó cũng có nghĩa góp phần
cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời, chính bản thân người
lao động cũng cần thay đổii nhận thức, chủ động hơn trong việc không ngừng tiếp thu,
học hỏi nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của mình, đặc biệt trong bối cảnh
toàn cầu hoá như hiện nay.
3.2.7. Tiếp cận và thụ hưởng chính sách về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp.
Luật bảo hiểm thất nghiệp ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, sau hơn 4
năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã đạt
được những kết quả nhất định. Số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày
càng tăng. Tuy đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng trong quá trình thực
hiện loại hình bảo hiểm này vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: Các thủ tục hưởng trợ
cấp thất nghiệp còn rườm rà, khó khăn cho việc xác định đối tượng cụ thể có tham
gia bảo hiểm thất nghiệp hay không, khiến nhiều cán bộ các trung tâm giới thiệu
việc làm lúng túng; các văn bản hướng dẫn không thống nhất, chưa phù hợp với
thực tế, không trùng khớp về tiến độ triển khai.
91
Nhiều người lao động phản ánh, họ có đi đăng ký thất nghiệp nhưng lại
không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm
xã hội nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội. Ngay cả cán bộ ở trung tâm giới
thiệu việc làm cũng không hướng dẫn đăng ký thất nghiệp một cách cụ thể, thủ tục
còn rườm rà, phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành được hồ sơ hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo đúng quy định.
Về các quy định của bảo hiểm thất nghiệp: Quy định về điều kiện để người
lao động tham gia bảo hiểm, nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều bất cập,
trình tự thủ tục (từ khâu đăng ký đến giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp)
quá phức tạp; thời gian đăng ký thất nghiệp và thời gian làm thủ tục để hưởng trợ
cấp thất nghiệp còn ngắn, người lao động không đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ.
Trên thực tế, còn nhiều doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ đóng BHXH nói
chung và BHTN nói riêng, dẫn đến quá trình hoàn thiện hồ sơ để giải quyết chính
sách BHTN cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức của người sử dụng lao động còn hạn chế trong việc thực hiện trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động trong vấn đề bảo hiểm thất nghiệp.
Tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể, nợ tiền bảo hiểm xã hội, trốn đóng bảo hiểm
xã hội còn phổ biến; doanh nghiệp chậm ban hành quyết định nghỉ việc, thanh lý hợp
đồng lao động hay làm thủ tục chốt sổ chậm với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nhận thức của người lao động về các quyền lợi được hưởng khi hưởng trợ
cấp thất nghiệp còn hạn chế. Phần lớn người lao động chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp
thất nghiệp mà không chú ý đến quyền được giới thiệu việc làm và học nghề miễn
phí. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
chưa đúng mức, dẫn đến người lao động còn mơ hồ về bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, theo quy định, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp nếu thời
gian mất việc từ 15 ngày trở lên; tức là, sau khi có quyết định thôi việc, trong thời
gian 15 ngày, người lao động chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp
thất nghiệp.
Nhu cầu được đào tạo lại của người lao động hiện nay chưa cao. Số lượng học
viên thuộc dạng BHTN ít, theo đó bắt buộc phải học ghép với các đối tượng khác và
khó trang trải các chi phí đào tạo. Qua thực tế, không phải công nhân lao động nào
92
cũng may mắn được thanh toán bảo hiểm thất nghiệp, muốn thanh toán được họ cần
phải có trợ giúp hay hỗ trợ từ nhiều nguồn lực khác nhau, chứ không phải cứ thất
nghiệp là được hưởng chế độ. Mong mỏi của người lao động là, ngoài được tư vấn,
giới thiệu việc làm miễn phí, hưởng trợ cấp thất nghiệp, còn được hỗ trợ học nghề
một cách thiết thực. Đây là một chính sách rất ưu việt của Nhà nước, song do mức
hỗ trợ học nghề còn thấp, cộng với tâm lý nôn nóng muốn có việc làm mới nên hầu
hết người lao động thất nghiệp không mấy mặn mà với việc học nghề mới. Người
lao động quan niệm, “Kiếm cơm trước, học nghề tính sau”. Mất việc, thu nhập giảm
đáng kể, do gánh nặng tài chính gia đình khiến đại đa số đến trung tâm giới thiệu
việc làm chủ yếu để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm việc làm mới, không
muốn là người thừa trong gia đình cũng như xã hội.
Việc tìm hiểu chính sách về bảo hiểm thất nghiệp lại có liên quan đến các yếu
tố đã phân tích ở phần trước, cụ thể là chính sách thoả ước lao động. Dường như
trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức về tầm quan trọng của các
điều khoản bồi thường nghỉ việc. Bảng 3.27. cho thấy, nhóm càng có trình độ học
vấn cao có tỉ lệ xác định thông tin bồi thường nghỉ việc trong điều khoản hợp đồng
càng cao. Trong tổng 117 người trả lời “có”, nếu như nhóm tiểu học chỉ chiếm tỉ lệ
0%, nhóm trung học cơ sở 23,6%, nhóm THPT 26,7%, và lần lượt tăng dần lên
35,6% và 69,2% ở các nhóm có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và nhóm Đại học,
Trên Đại học. Ngược lại, việc thừa nhận không có điều khoản về bồi thường nghỉ
việc lại nằm trong các nhóm có trình độ học vấn thấp.
Bảng 3.27. Tương quan Điều khoản về bồi thường nghỉ việc trong hợp đồng
lao động theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn của người trả lời Tổng
Tiểu
học
Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông
Trung
cấp, Cao
Đẳng
Đại học,
Trên Đại
học
Không
Tần số 10 120 85 56 8 279
% 100.0% 76.4% 73.3% 64.4% 30.8% 70.5%
Có
Tần số 0 37 31 31 18 117
% 0.0% 23.6% 26.7% 35.6% 69.2% 29.5%
Tổng
Tần số 10 157 116 87 26 396
% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
93
Phân tích thêm về loại hình hợp đồng lao động, kết quả cho thấy khá rõ mối
tương quan thuận trong hình thức thoả thuận lao động và các điều khoản về bồi
thường nghỉ việc. Một khi không có thoả thuận lao động chính thức, tất nhiên,
người lao động khó có thể nhận được bồi thường nghỉ việc theo chính sách bảo
hiểm thất nghiệp mà Nhà nước đã ban hành. Xem bảng 3.28 cho thấy, tỉ lệ có được
điều khoản bồi thường nghỉ việc trong tổng số 399 người lao động chỉ chiếm
29,6%. Trong đó, tập trung hầu hết ở nhóm lao động có hợp đồng lao động (38,1%).
Bảng 3.28 -Tương quan giữa bồi thường nghỉ việc
với hình thức thỏa thuận lao động
Hình thức thoả thuận lao động
với công việc hiện nay
Tổng
Lao động có
HĐLĐ
Lao động
không HĐLĐ
Bồi thường nghỉ
việc
Không
Tần số 190 91 281
% 61.9% 98.9% 70.4%
Có
Tần số 117 1 118
% 38.1% 1.1% 29.6%
Tổng
Tần số 307 92 399
% 100.0% 100.0% 100.0%
Từ đây, có thể phần nào thấy được rõ hơn tầm quan trọng của hợp đồng lao
động trong việc bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động. Dù vậy, qua
thực tế, nhận thức của người lao động vẫn chưa thấy được ý nghĩa của thoả ước lao
động chính thức với những rủi ro họ phải đối mặt trong tương lai. Cá nhân một khi
không có công ăn việc làm có nghĩa là nguồn thu nhập chính của họ đã bị mất đi.
Điều này cũng đồng nghĩa với những sinh hoạt sống của người lao động và gia đình
bị ảnh hưởng theo, họ không đủ hoặc thậm chí không có khả năng chi trả cho những
chi phí hàng ngày như tiền nhà, tiền điện, nước, học hành cho con cái
Tìm hiểu kỹ hơn về loại hình hợp đồng lao động, bảng 3.29 phản ánh mối liên
hệ giữa các mức thoả ước lao động với điều khoản về bồi thường nghỉ việc. Hai
nhóm hầu như không thể nhận được bồi thường nghỉ việc chính là hợp đồng miệng
và làm công nhật, không có ràng buộc nào (100% và 98,4%). 69,7% ở nhóm ký
HĐLĐ theo vụ (dưới 12 tháng) cho biết không thể nhận được khoản hỗ trợ này. So
sánh với hai nhóm không có thoả ước lao động chính thức, tỉ lệ này ít hơn rất nhiều.
Nghĩa là, người công nhân trong nhóm này cho biết vẫn có thể nhận được hỗ trợ khi
họ nghỉ việc, dù rằng đó có thể là trợ cấp thất nghiệp.
94
Xét theo luật Làm việc cũng như các quy định về Bảo hiểm thất nghiệp,
một khi có được thoả ước lao động chính thức qua Hợp đồng lao động có thời
hạn, quyền lợi được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp của người
lao động có thể được đảm bảo. Tuy nhiên, từ kết quả bảng 3.29 cũng cho thấy,
có 74,3% nhóm HĐLĐ có thời hạn (đủ 12 tháng đến 36 tháng) cho biết rằng họ
không có điều khoản hỗ trợ nghỉ việc trong hợp đồng lao động của mình. Liệu
rằng bản thân người lao động không nắm rõ được các quy định liên quan đến
quyền lợi của mình? Hay vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện bảo đảm
quyền lợi cho người lao động chưa thực sự thoả đáng?
Bảng 3.29. Tương quan Bồi thường nghỉ việc và Loại hình hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động của công việc hiện tại Tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chinh_sach_xa_hoi_doi_voi_cong_nhan_tai_khu_cong_ng.pdf