Luận văn Cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .4

6. Đóng góp khoa học mới của luận văn.5

7. Kết cấu của luận văn .5

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.7

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại.7

1.1.1. Khái niệm.7

1.1.2. Chức năng .8

1.1.3. Các nghiệp vụ .10

1.2. Tổng quan về doanh nghiệp siêu nhỏ.11

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ.11

1.2.2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp siêu nhỏ .11

1.2.3. Phân tích hoạt động và triển vọng của loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ13

1.3. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích các hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu

nhỏ tại Ngân hàng thương mại.15

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.15

1.3.2. Rủi ro tín dụng .17

pdf121 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động tín dụng Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng cho nhiều mục đích, nhưng hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ chốt và là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất trong Ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV Phú Xuân và hiện nay vẫn đóng góp chủ yếu trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Hoạt động tín dụng của BIDV Phú Xuân qua 3 năm 2013-2015 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Với việc đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng, đồng thời đa dạng các đối tượng cho vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, Doanh số cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay của BIDV Phú Xuân đạt 445 tỷ đồng. Bám sát được những mục tiêu của BIDV và phương hướng hoạt động của BIDV Phú Xuân, với phương châm phát huy nội lực, phục vụ cao nhất cho đầu tư phát triển, giữ vị trí chi phối hoạt động Khu công nghiệp Phú Bài, Hương Sơ và Tứ Hạ. Dư nợ của BIDV Phú Xuân tập trung vào các mảng: xây lắp, kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn. Tỷ trọng cho vay cho đối tượng doanh nghiệp của BIDV Phú Xuân khá tốt, bình quân ở mức 55% trên tổng dư nợ cho vay của BIDV Phú Xuân qua các năm. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh luôn được kiểm soát chặt chẽ từ khâu thẩm định đến quản lý khách hàng trong suốt thời gian vay, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2015 là 2%. 44 Bảng 2.2. Dƣ nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2013 Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) (+/-) % (+/-) % Dƣ nợ 126,276 100% 189,924 100% 445,005 100% 63,648 50.40% 255,081 134.31% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 40,982 32.45% 89,286 47.01% 171,673 38.58% 48,304 117.87% 82,387 92.27% Trung dài hạn 85,294 67.55% 100,638 52.99% 273,332 61.42% 15,344 17.99% 172,694 171.60% Theo đối tƣợng khách hàng Cá nhân 51,622 40.88% 76,894 40.49% 196,791 44.22% 25,272 48.96% 119,897 155.93% Doanh nghiệp 74,655 59.12% 113,030 59.51% 248,214 55.78% 38,375 51.40% 135,184 119.60% (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh BIDV Phú Xuân) Biểu đồ 2.3. Dƣ nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm theo kỳ hạn 45 Biểu đồ 2.4. Dư nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm theo đối tượng khách hàng Đến cuối năm 2015 dư nợ tín dụng tại Chi nhánh đạt 445 tỷ đồng, tăng 134% (255 tỷ đồng) so với năm 2014, dư nợ tăng trưởng chủ yếu giải ngân hợp vốn dự án Chăn nuôi bò thịt, bò giống và bò sữa của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà; Dự án đầu tư khách sạn của Công ty TNHH Phú Xuân, Công ty TNHH DL&TM Á Đông; Dự án đầu tư nhà máy may mặc nguồn vốn FDI của Công ty TNHH MTV TakSon Huế. Tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn khá tốt, dư nợ ngắn hạn đến cuối năm 2015 đạt 172 tỷ đồng, tăng 82 tỷ đồng so với năm 2014. Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 197 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dư nợ tại Chi nhánh đến cuối năm 2015. Công tác tín dụng bán lẻ đã được Ban lãnh đạo Chi nhánh định hướng phát triển theo mô hình NHBL hiện đại. Công tác tín dụng bán lẻ được đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai sản phẩm bán lẻ và bán chéo sản phẩm dịch đến khách hàng, tạo cơ sở cho định hướng phát triển NHBL trong những năm tiếp theo. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ của BIDV Phú Xuân trong giai đoạn 2013-2015 bình quân ở mức 40% trên tổng dư nợ tại Chi nhánh. Dư nợ tín dụng bán lẻ chủ yếu là cho vay tiêu dùng bao gồm: cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chi lương qua Chi nhánh. Với mức độ và quy mô cạnh tranh ngày càng cao giữa các 46 NHTM trên địa bàn, nhưng mức lãi suất vay của BIDV bình quân ở mức ngang bằng với các NHTM và có thể thấp hơn các NHTM cổ phần từ 2-3% năm và quá trình quảng bá dịch vụ tốt đã hấp dẫn được khách hàng vay vốn tại Chi nhánh. 2.2.3.Các hoạt động dịch vụ Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh, BIDV Phú Xuân đã quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ nhằm gia tăng thu nhập từ phí như dịch vụ thẻ, dịch vụ tài khoản, dịch vụ ngân hàng điện tử, phí hoa hồng bảo hiểm,...Bên cạnh việc triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, BIDV Phú Xuân tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống như: thanh toán trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại,Thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng, đây là những nguồn thu nhập an toàn đối với hoạt động của Ngân hàng nên cần khuyến khích phát triển theo hướng kinh doanh này. Hiện tại BIDV Phú Xuân cung cấp các dòng sản phẩm dịch vụ: Thanh toán trong nước và quốc tế; Bảo lãnh; Tài trợ thương mại xuất nhập khẩu; Kinh doanh ngoại tệ; Phát hành trái phiếu; Phát hành Thẻ; Western Union; BSMS; VN Topup; Do mới thành lập và đi vào hoạt động chưa đầy một năm, mặc dù Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình quà tặng và tri ân khách hàng để phát triển tối đa các dịch vụ, tuy nhiên kết quả thu nhập dịch vụ ròng của BIDV Phú Xuân năm 2015 chỉ đạt 422 triệu đồng, trong đó thu từ dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là thu phí dịch vụ tín dụng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực phát triển đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhưng nhìn chung các dịch vụ do Chi nhánh cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại (chiếm trên 80% tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh). Quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Western Union, dịch vụ thẻ, BSMS, VN Topup, còn chậm, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao. 47 Có thể nói bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là hoạt động ít rủi ro, đồng thời giúp Chi nhánh dễ dàng tiếp cận với khách hàng, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh rộng rãi hơn trên địa bàn hoạt động. Vì vậy trong thời gian tớiBIDV Phú Xuân cần tăng cường tiếp thị sản phẩm, nghiên cứu thị trường và đổi mới các hoạt động dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng. 2.2.4. Kết quả kinh doanh Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận và lợi nhuận là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ,nên trong những năm qua BIDV Phú Xuân đã đạt được những kết quả khả quan. Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Xuân qua 3 năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) (+/-) % (+/-) % Tổng thu nhập 8,755 100% 17,317 100% 29,644 100% 8,755 100% 17,317 100% Thu nhập từ lãi vay 8,559 97.76% 16,922 97.72% 21,034 70.96% 8,363 97.71% 4,112 24.30% Thu nhập từ lãi bán vốn nội bộ - - 6,267 21.14% - 6,267 Thu nhập khác 196 2.24% 395 2.28% 2,343 7.90% 199 101.53% 1,948 493.16% Tổng chi phí 11,689 133.51 % 16,043 92.64% 28,659 96.68% 4,354 37.25% 12,616 78.64% Chi phí trả lãi tiền gửi 4,798 54.80% 7,814 45.12% 7,208 24.32% 3,016 62.86% (606) -7.76% Chi phí trả lãi mua vốn nội bộ - - 9,766 32.94% - 9,766 Chi phí khác 6,891 78.71% 8,229 47.52% 11,685 39.42% 1,338 19.42% 3,456 42.00% Lợi nhuận trƣớc thuế (2,934) - 33.51% 1,274 7.36% 985 3.32% 4,208 -143.42% (289) -22.68% (Nguồn: Bảng Cân đối kế toán BIDV Phú Xuân) 48 Biểu đồ 2.5. Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Xuân qua 3 năm Qua bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2014. Nhìn chung ta thấy, tổng thu nhập và chi phí của ngân hàng đều tăng lên qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng chi phí là yếu tố quyết định lợi nhuận mang lại cho chi nhánh.  Chi phí Tổng chi phí của chi nhánh đang có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng bình quân là 50%/năm. Trong tổng chi phí của BIDV Phú Xuân năm 2015 thì chủ yếu là chi phí từ hoạt động huy động vốn và cho vay, mua bán vốn nội bộ với Hội sở chính, chiếm tỷ trọng 33%. Chi phí năm 2014 tăng 4.354 triệu đồng so với năm 2013 (tăng trưởng 37%). Sự biến động về chi phí hoạt động của chi nhánh chủ yếu là là do sự biến động về chi phí trả lãi về tiền gửi. Ngoài ra là các chi phí hoạt động như lương, tiền thuê nhà, chiếm bình quân khoảng 50% - 55% tổng chi phí của toàn chi nhánh.  Thu nhập Thu nhập của toàn chi nhánh chủ yếu là đến từ thu nhập từ hoạt động cho vay với tỷ trọng chiếm từ 92% - 97% trong cơ cấu tổng thu nhập. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm: năm 2014 thu nhập tăng mức tăng 12.327 triệu đồng so với năm 2014. Sự 49 tăng trưởng mạnh mẽ này có được từ 02 khoản thu chính đó là thu lãi từ cho vay và thu lãi vốn điều hòa trong hệ thống. Các khoản thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác chủ yếu là khoản thu từ phí các dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,internetbanking... tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập nhưng cũng có có sự tăng trưởng đáng kể cả về giá trị lẫn tốc độ tăng trưởng. Năm 2013, tổng thu phí này chỉ đạt 196 triệu đồng nhưng đến năm 2014 tăng lên 395 triệu đồng (tăng trưởng 102%) và năm 2015 thu phí dịch vụ tăng 1.948 triệu đồng so với năm 2014 (tăng trưởng 493%) đạt doanh số thu phí cả năm là 2.343 triệu đồng. Điều này chứng tỏ với sự phát triển về hoạt động cho vay đã kéo theo sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng đi kèm, khối lượng khách hàng và uy tín thương hiệu của Chi nhánh ngày càng được khẳng định trên địa bàn.  Lợi nhuận Tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn nên sự tăng trưởng về thu nhập của Chi nhánh còn chậm. Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng BIDV Phú Xuân vẫn luôn duy trì tăng trưởng lợi nhuận là một biểu hiện tích cực trong hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Xuân. 2.3. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại BIDV Phú Xuân 2.3.1. Chính sách cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại BIDV Phú Xuân  Đối tƣợng khách hàng, phạm vi áp dụng - Đối tượng khách hàng: là Doanh nghiệp có Doanh thu thuần năm liền kề (DTT năm liền kề) ≤50 tỷ đồng; ưu tiên doanh nghiệp có tính chất cá nhân, hộ gia đình sở hữu (sau đây gọi là “Khách hàng”) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thuộc phạm vi, địa bàn hoạt động của Chi nhánh. 50 Trường hợp không xác định được DTT năm liền kề, Khách hàng thuộc đối tượng Doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau: (i) Tổng nhu cầu tín dụng của khách hàng ≤10 tỷ đồng; (ii) Tổng nhu cầu tiền gửi của khách hàng ≤5 tỷ đồng.  Đối tƣợng cấp tín dụng Bao gồm các chi phí ngắn hạn (trừ chi phí khấu hao TSCĐ); hoặc các chi phí hợp lý để hình thành TSCĐ, tài sản khác; hoặc các cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phù hợp với quy định pháp luật và hướng dẫn của BIDV.  Phƣơng thức cấp tín dụng Trên cơ sở nhu cầu cấp tín dụng ngắn hạn; nhu cầu đầu tư TSCĐ/tài sản khác, căn cứ vào đặc điểm và chu kỳ sản xuất kinh doanh thực tế; dòng tiền của các phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư tài sản khách hàng, Chi nhánh xem xét có thể áp dụng các phương thức cho vay, cấp tín dụng sau đây bảo đảm linh hoạt, phù hợp: - Đối với cấp tín dụng ngắn hạn: theo món; hạn mức tín dụng; hoặc hạn mức thấu chi. - Đối với nhu cầu cấp tín dụng trung, dài hạn: + Trường hợp cho vay đầu tư TSCĐ trực tiếp tạo ra doanh thu có giá trị khoản vay > 05 tỷ đồng: thực hiện theo hình thức cho vay đầu tư dự án, trong đó khách hàng phải có dự án (báo cáo) đầu tư và lập dự án vay vốn. + Trường hợp cho vay đầu tư TSCĐ trực tiếp tạo ra doanh thu có giá trị khoản vay ≤ 05 tỷ đồng hoặc đầu tư tài sản khác: thực hiện cho vay theo món, gắn với toàn bộ dòng tiền của khách hàng, theo đó khách hàng chỉ cần lập phương án vay vốn.  Điều kiện cấp tín dụng - Đối với cấp tín dụng theo hạn mức thấu chi Trường hợp vay theo hạn mức thấu chi, khách hàng chỉ được sử dụng tài 51 khoản thấu chi để bù đắp nhu cầu thiếu hụt thanh toán (vốn ngắn hạn) tạm thời của khách hàng do không cân đối kịp dòng tiền thanh toán, hoặc do đặc điểm, yêu cầu kinh doanh theo tính mùa vụ của khách hàng, trong đó, ưu tiên sử dụng hạn mức tín dụng ngắn hạn (nếu có) trước, hạn mức thấu chi sau và phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: - Có thời gian hoạt động thực tế liên tục từ 12 tháng trở lên (trừ trường hợp bảo đảm bằng tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, GTCG, sổ/thẻ tiết kiệm nhóm I theo quy định hiện hành của BIDV). - Cam kết chuyển doanh thu về tài khoản tiền gửi thanh toán được cấp hạn mức thấu chi (trừ trường hợp bảo đảm bằng tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, GTCG, sổ/thẻ tiết kiệm nhóm I theo quy định hiện hành của BIDV). - Thời hạn của hạn mức thấu chi: tối đa 12 tháng. Hạn mức được xem xét lại hàng năm (trước ngày đến hạn 30 ngày và/hoặc cùng với thời điểm tái cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng). - Tại thời điểm cấp hạn mức thấu chi, khách hàng có bảng kê chi tiết các khoản mục, kế hoạch sử dụng vốn và cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích. Trong quá trình khách hàng sử dụng hạn mức thấu chi, Chi nhánh chủ động hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay tương ứng với các nội dung trong bảng kê với giá trị tối thiểu bằng dư nợ thấu chi lớn nhất trong 30 ngày kể từ ngày giải ngân. Các tháng tiếp theo, Chi nhánh đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn tương ứng với mức dư nợ thấu chi lớn nhất tăng thêm so với tháng trước đó (nếu có). - Chi nhánh chủ động xem xét thực hiện chấm dứt hạn mức thấu chi trước hạn, và/hoặc có phương án thu nợ trước hạn, bao gồm cả việc phát mại tài sản để thu hồi nợ trong các trường hợp sau:  Tối đa 30 ngày kể từ ngày giải ngân, nếu khách hàng không bổ sung hoặc không phối hợp cung cấp tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo quy định. 52  Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng âm (-) liên tục trong vòng 59 ngày và không có phát sinh có. - Tài sản có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, đảm bảo chuyển quyền sở hữu tài sản và/hoặc quyền sử dụng đất cho khách hàng sau khi vay vốn để đầu tư. - Tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tính đến thời điểm đề nghị vay vốn. - Tài sản mới 100%, chưa qua sử dụng. Riêng đối với đầu tư TSCĐ gián tiếp và tài sản khác: thời gian tính từ năm sản xuất đến thời điểm đề nghị vay vốn/mua không vượt quá ba (03) năm. - Không thuộc công trình, loại nhà chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật. - Không thuộc loại tài sản có tính đặc biệt chuyên dụng, hiếm, khó mua/bán, chuyển nhượng trên thị trường.  Tài sản bảo đảm Tại mọi thời điểm, 100% dư nợ vay/dư cam kết cấp tín dụng (dư bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu) phải có tài sản bảo đảm là bất động sản; tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, GTCG, sổ/thẻ TK; xe ô tô là tài sản hình thành từ vốn vay, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp (không phải mục đích vận tải để kinh doanh). Giá trị tài sản bảo đảm được xác định sau khi nhân hệ số theo quy định hiện hành của BIDV. Cụ thể, Chi nhánh chỉ thực hiện nhận tài sản bảo đảm là các loại tài sản sau: - Bất động sản/Quyền sử dụng đất Bất động sản đã được cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu/quyền sử dụng của doanh nghiệp, của Bên thứ ba là chủ doanh nghiệp/lãnh đạo doanh nghiệp/thành viên góp vốn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc của bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của Chủ doanh nghiệp/lãnh đạo doanh nghiệp/thành viên góp vốn; đảm bảo tính thanh khoản tốt. 53 Quyền sử dụng đất có thời gian sử dụng lâu dài, không có tranh chấp, không thuộc các khu quy hoạch xây dựng các công trình khác; ưu tiên nhận tài sản là đất ở tại đô thị. - Tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, GTCG, sổ/thẻ tiết kiệm Tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, GTCG, sổ/thẻ tiết kiệm thuộc danh mục tài sản nhận cầm cố nhóm I, nhóm II tại quy định hiện hành về cho vay bảo đảm bằng GTCG/thẻ tiết kiệm của BIDV (tham chiếu Quy định số 2266/QyĐ-BIDV ngày 23/4/2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)). - Tài sản khác Chỉ cho phép nhận TSBĐ hình thành từ vốn vay là ô tô (hệ số giá trị TSBĐ 0.7) trong trường hợp cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu của Doanh nghiệp (không phải mục đích vận tải để kinh doanh), doanh nghiệp mua bảo hiểm vật chất và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm về BIDV.  Hồ sơ tín dụng TT Loại hồ sơ Hồ sơ cụ thể Bản gốc Văn bản chứng thực Bản photo đối chiếu bản gốc 1 Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập x Giấy phép hành nghề (đối với ngành nghề phải có giấy phép) x Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu ngành nghề kinh doanh có quy định) x Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này) x Đăng ký mã số thuế x Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng x Các giấy tờ khác liên quan (Điều lệ doanh nghiệp/ x 54 quy chế hoạt động, Biên bản bầu thành viên HĐQT, Chủ tịch, VB bổ nhiệm Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, VB ủy quyền người đại diện vay vốn,) Chứng chỉ hành nghề của chủ DN hoặc một số cá nhân theo quy định đối với DN kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề x Các giấy tờ khác liên quan (nếu có) x 2 Hồ sơ nhân thân của người đại diện theo pháp luật của DN CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật DN x Hộ khẩu thường trú/KT3 của chủ DN x Các giấy tờ khác liên quan (nếu có) x 3 Hồ sơ năng lực tài chính của DN Báo cáo tài chính và/hoặc báo cáo quyết toán thuế năm gần nhất x Bảng kê công nợ các loại tại các DN khác, tổ chức tín dụng (nếu có) x Bảng kê các khoản phải thu, phải trả (nếu có) x Các giấy tờ khác liên quan (nếu có) x 4 Hồ sơ tín dụng Giấy đề nghị cấp tín dụng kiêm phương án SXKD x Các hợp đồng kinh tế/dân sự/thương mại; biên bản xác nhận/nghiệm thu, hợp đồng giao khoán/thuê nhân công x Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch x Đối với cho vay ngắn hạn: Hợp đồng mua bán; một trong các loại hóa đơn: GTGT/hóa đơn bán hàng/hóa đơn bán lẻ/biên lai/bảng kê sử dụng tiền x 55 mặt/bảng kê thu mua/hợp đồng thuê, giao khoánhợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật. 4 Hồ sơ tín dụng Đối với cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản: 1. Tài sản đầu tư là bất động sản: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà (công trình), hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (công trình), hoặc Quyết định giao đất/cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền - Giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật), Hợp đồng xây dựng công trình/dự án, Hợp đồng cung cấp thiết bị, Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình của người quyết định đầu tư (các Dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư thì Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán) - (chỉ có giá trị trong thời gian nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay và chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và/hoặc quyền sở hữu nhà (công trình)). 2. Tài sản đầu tư là động sản: - Hợp đồng mua - bán, hóa đơn VAT hoặc hóa đơn nhập khẩu - Tờ khai hải quan (nếu có) - Giấy hẹn trả kết quả đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới (nếu có) - (chỉ có giá trị trong thời gian chờ lấy Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới). - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới (nếu có) - Sổ đăng kiểm (nếu có) x Các giấy tờ khác liên quan (nếu có) x 56 5 Hồ sơ tài sản bảo đảm 1. Trường hợp Tài sản bảo đảm là bất động sản: - Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà (công trình); hoặc Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (công trình), hoặc Quyết định giao đất/cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm x 2. Trường hợp Tài sản bảo đảm là Giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm: - Giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm - Xác nhận của tổ chức phát hành về việc phong toả các giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm hoặc kết quả phong tỏa tài khoản đối với các trường hợp giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm do BIDV phát hành x 3. Trường hợp Tài sản bảo đảm là Phương tiện vận tải/xe cơ giới: - Hợp đồng mua bán - Giấy hẹn trả kết quả đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới (nếu có) - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận tải/xe cơ giới - Xác nhận chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho BIDV của công ty bảo hiểm (nếu bắt buộc mua bảo hiểm vật chất xe) x Các giấy tờ khác liên quan (nếu có) x  Quy trình, thủ tục cấp tín dụng và các mẫu biểu áp dụng Quy trình cấp tín dụng: Áp dụng nguyên tắc cho vay, cấp tín dụng tương tự quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ tại quy định hiện hành về cấp tín dụng bán lẻ của BIDV. Lưu đồ Quy trình cấp tín dụng bán lẻ như sau: 57 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ Tiếp thị và đề xuất tín dụng Giải ngân/phát hành bảo lãnh Quản lý sau giải ngân/phát hành bảo lãnhHoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt Tiếp thị chủ động (Bước 1) Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ tín dụng (Bước 2) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Bước 3) Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản vay (Bước 4) Lập đề xuất tín dụng (Bước 6) Phán quyết tín dụng (Bước 10) Qua TĐRR Phê duyệt đề xuất tín dụng (Bước 7) Phán quyết tín dụng (Quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết TDBL của BIDV) (Bước 12) Trình Hội sở chính Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng (Bước 13) gửi Thông báo tới khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay Từ chối Chấp thuận Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân (Bước 15) Đề xuất và quyết định giải ngân (Bước 16) Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Hội sở chính/Phát hành bảo lãnh 16b Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh 16a PKHCN đề xuất, trình PGĐQLKHCN/GĐ Chi nhánh ký phê duyệt trên Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể CBQTTD kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, các điều kiện giải ngân, trình LĐPQTTD ký kiểm soát và trình PGĐ phụ trách tác nghiệp phê duyệt Chuyển hồ sơ sang phòng QTTD Phòng KHCN/cấp thẩm quyền hoàn thiện, ký Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS (Bước 17) Giải ngân (Bước 18) Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản cấp tín dụng (Bước 19) Quản lý sau giải ngân (Bước 20) Thu nợ (Bước 21) Điều chỉnh tín dụng (Bước 22) Xử lý thu hồi nợ quá hạn (Bước 23) Thanh lý hợp đồng tín dụng (Bước 24) Đánh giá tài sản bảo đảm (Bước 5) Tiếp nhận hồ sơ và đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro (Bước 9) Bàn giao hồ sơ sang bộ phận QLRR (Bước 8) Không qua TĐRR Hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính (Bước 11) Hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm (Bước 14) Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng 58 Một số nội dung lưu ý cụ thể như sau: - Đề xuất, phê duyệt tín dụng: Từng lần cấp tín dụng, Bộ phận/Phòng QLKH thực hiện đề xuất/phê duyệt khoản cấp tín dụng nếu trong thẩm quyền lãnh đạo phụ trách bộ phận/phòng QLKH (bao gồm các khoản cho vay và các nghiệp vụ tín dụng khác trừ phát hành bảo lãnh); trường hợp vượt thẩm quyền, bộ phận/phòng QLKH trình Lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. - Giải ngân khoản vay: Trên cơ sở đã được phê duyệt đối với khoản cấp tín dụng, sau khi bộ phận QTTD tại chi nhánh thực hiện khởi tạo khoản vay, bộ phận QLKH chuyển Bộ phận giao dịch khách hàng thực hiện giải ngân khoản vay. - Phát hành bảo lãnh: Thực hiện theo quy chế bảo lãnh đối với khách hàng của BIDV trong từng thời kỳ. - Đối với các nghiệp vụ Tài trợ thương mại liên quan đến việc mở L/C , phát hành bảo lãnh quốc tế, chiết khấu, trường hợp khách hàng vay vốn BIDV để mở L/C, chiết khấu: Chi nhánh thực hiện theo quy trình tín dụng liên quan đến L/C, Nhờ thu, CAD và chuyển tiền điện TTR áp dụng đối với khách hàng tổ chức của BIDV trong từng thời kỳ, trong đó lưu ý một số nội dung liên quan khi mở L/C được đảm bảo thanh toán bằng vốn vay BIDV nhưng khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cho_vay_doanh_nghiep_sieu_nho_tai_ngan_hang_thuong.pdf
Tài liệu liên quan