PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC VIẾT TẮT. viii
DANH MỤC BẢNG .ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.x
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .4
4. Đối tượng nghiên cứu.4
5. Phạm vi của đề tài .4
6. Phương pháp nghiên cứu.4
7. Kết cấu luận văn .5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.6
1.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội .6
1.1.1. Khái niệm và bản chất của ngân hàng chính sách xã hội .6
1.1.1.1. Khái niệm .6
1.1.1.2. Bản chất.7
1.1.2. Chức năng và đặc điểm của ngân hàng chính sách xã hội .8
1.1.2.1. Chức năng.8
1.1.2.2. Đặc điểm.9
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội .12
1.1.3.1. Các chương trình cho vay chủ yếu của ngân hàng chính sách xã hội.13
1.1.3.2. Các phương thức cho vay.14
1.2. Hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội.15
116 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn),
số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn
cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra
xác nhận của chính quyền phường, xã.
Thứ tư, căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu
ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu
cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.
Thứ năm, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền
39
tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có
sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả
đồng vốn.
Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện
của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hương Thủy
Xuất phát từ những kinh nghiệm cho vay vốn nhằm XĐGN trên thế giới,
thực tiễn cho vay người nghèo ở Việt Nam và cho vay ở ngân hàng chính sách xã
hội huyện Phú Lộc thì tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng chính
sách xã hội Hương Thủy như sau:
- Thường xuyên bám sát chủ trương của Đảng, nhà nước, chấp hành nghiêm
túc nghị quyết của HĐQT, chỉ đao điều hành của Ban Tổng giám đốc NHCSXH để
tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Chính phủ giao.
- Tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của địa phương về cơ sở vật chất, về vốn, đầu
tư, tạo ra sự chủ động cho các chi nhánh phát huy nội lực trong việc huy động
nguồn vốn có lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi để cân đối nguồn vốn cho vay các
chương trình tín dụng, tránh tư tưởng trông chờ hoàn toàn vào sự cân đối vốn từ
Trung ương.
- Hệ thống quản lý và tổ chức rộng khắp để mang lại dịch vụ tín dụng đến
người dân nghèo. Phương châm “mang ngân hàng đến với người dân” là chìa khoá
thành công. Hệ thống tài chính cần mở rộng mạng lưới chi nhánh, lập văn phòng
giao dịch làm việc một phần thời gian ở tận cơ sở hay các tổ chức tín dụng lưu động
khác.
- Đào tạo cán bộ và nên có chính sách để khuyến khích cán bộ tham gia giao
dịch lưu động.
- Hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung có nhiều mặt tích
cực. Việc chia sẽ rủi ro và tự quản lý với nhau giúp tăng khả năng thực hiện nghĩa
vụ trả nợ. Mỗi thành viên trong nhóm là người bảo lãnh cho tất cả các thành viên
khác. Chỉ cần một trường hợp không trả nợ đúng lịch thì cả nhóm sẽ mất quyền vay
40
vốn. Ngoài ra, hình thức tín dụng theo nhóm giúp hạn chế chi phí giao dịch, tăng tỷ
lệ thu hồi nợ, tăng khả năng huy động tiết kiệm.
- Phương pháp cho vay phù hợp với người nghèo: vay nhỏ, tăng dần mức vay
và tự nguyện.
- Quá trình xét duyệt mất rất nhiều thời gian, chi phí cơ hội của việc trì hoãn
cho vay là khoản thu nhập mất đi trong khi chờ đợi. Đôi khi những chi phí giao dịch
đó còn cao hơn cả lãi suất. Một yếu tố mấu chốt cho thành công của các chương
trình tín dụng nông thôn là làm giảm chi phí giao dịch với người đi vay lẫn người
cho vay. Lãi suất được xác định phù hợp với từng thời kỳ, vừa đảm bảo tính ưu đãi
trợ giúp người nghèo, vừa đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lãi cho tổ chức tín
dụng. Đối với tổ chức tín dụng, chi phí giao dịch có thể được giảm bằng cách hoàn
thiện công tác thẩm định dự án, tinh giản quá trình xét duyệt đơn xin vay
41
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về
nguyên nhân đói nghèo và công tác cho vay nghèo, chất lượng cho vay hộ nghèo.
Luận văn cũng đã trình bày những vấn đề chủ yếu về phát triển cho vay hộ nghèo tại
ngân hàng chính sách xã hội, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết, các tiêu chí đánh giá và
các điều kiện ảnh hưởng tới cho vay hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự
cần thiết và tính tất yếu của việc phát triển cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách
xã hội trong thời gian tới đây.
Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân là thiếu vốn
SXKD, để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan
trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thông qua tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính
sách xã hội.
Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN
của Đảng và Nhà nước. Đồng thời với việc mở rộng quy mô tín dụng thì hiệu quả
tín dụng ngày càng phải được nâng lên. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là mục
tiêu quan trọng của NHCSXH. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
của NHCSXH là yêu cầu khách quan, vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói
nghèo, ổn định xã hội, đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ
thống Ngân hàng Việt Nam.
Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên
cứu các chương tiếp theo của luận văn.
42
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
2.1. Giới thiệu về ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách xã hội thị xã
Hương Thủy
Đầu thập niên 1990 thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Việt Nam
chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xóa bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng đã dẫn
tới sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng lên. Để giải quyết khó khăn
cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống Chính phủ đã thành
lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (năm 1993) và Ngân hàng phục vụ người nghèo
(năm 1995).
Đến cuối năm 2002, trước sự lớn mạnh không ngừng về nguồn và dư nợ của
Ngân hàng phục vụ người nghèo và nhằm từng bước tách tín dụng xã hội khỏi tín
dụng thương mại, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại cạnh tranh bình
đẳng trên thị trường và chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam
nói chung cũng như của ngành ngân hàng nói riêng, Chính phủ đã ban hành nghị
định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các
đối tượng chính sách khác đồng thời ra Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập
Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo.
Cho đến ngày 11/03/2003 ngân hàng chính sách xã hội chính thức đi vào
hoạt động. Việc xây dựng NHCSXH là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng
phục vụ là hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính
sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và
các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Sau 14 năm thành lập mạng lưới hoạt động của NHCSXH phát triển rộng
khắp đất nước Hội sở chính tại Thủ đô Hà Nội, một sở giao dịch, một trung tâm đào
tạo, một trung tâm công nghệ tin học, một văn phòng khu vực miền nam tại thành
43
phố Hồ Chí Minh và 63 chi nhánh tỉnh, thành phố, 700 phòng giao dịch quận
huyện, 11.078 điểm giao dịch lưu động tại xã, phường với gần 200 ngàn tổ tiết kiệm
và vay vốn, các tổ chức chính sách xã hội nhận ủy thác gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, quy mô tín dụng chính sách xã hội không ngừng nâng
cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn.
Tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng chính sách xã hội
thị xã Hương Thủy được thành lập theo quyết định số 628/QĐ-HĐQT ngày
10/05/2003 của hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Đến
01/07/2003 ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy chính thức đi vào hoạt
động cho đến nay.
Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy là đơn vị trực thuộc chi nhánh
ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của
NHCSXH trên địa bàn.
Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy là đại diện pháp nhân, có con
dấu riêng, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách
xã hội Việt Nam.
2.1.2. Giới thiệu về môi trường hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội thị
xã Hương Thủy
Thị xã Hương Thủy là một thị xã nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thừa Thiên
Huế. Phía Tây Bắc giáp với huyện Hương Trà, Tây Nam giáp huyện A Lưới, phía
Đông giáp huyện Phú Lộc, phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang. Toàn bộ lãnh thổ
của thị xã thuộc lưu vực sông Tả Trạch, thuộc hệ thống Sông Hương.
Thị xã có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội, nằm trên trục
đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có cảng hàng không quốc tế Phú
Bài, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km về phía Nam khu công nghiệp Phú Bài,
được xem là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã là 458,18 km2 . Dân số toàn thị xã là 96.525
người (2011), mật độ dân số 211 người/km2. Có 5 phường, đó là Thủy Dương, Thủy
44
Phương, Thuỷ Châu, Phú Bài, Thủy Lương và 7 xã là Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy
Vân, Phú Sơn, Dương Hòa, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù.
Nhìn chung người dân trên địa bàn sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và
trồng trọt. Những năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế của thị xã đã có sự chuyển dịch
theo hướng tỷ trọng của nhóm ngành nông - lâm nghiệp giảm, nhóm ngành dịch vụ
- công nghiệp - xây dựng tăng nhanh. Như vậy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
chiều hướng phát triển tốt, tuy nhiên bên cạnh đó sự phân biệt giàu nghèo cũng có
khoảng cách rõ rệt.
Sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, hộ gia đình trở thành đơn vị sản
xuất tự chủ, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cho nên hộ gia đình phải tự
chủ trong việc gọi vốn đầu tư vào sản xuất.
Trước đây thị xã có số hộ nông dân nghèo chiếm tỷ lệ khá cao, thu nhập
thấp, do đó việc đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất cho các hộ gia đình có cơ hội làm ăn,
cải thiện đời sống là rất thiết thực, cần thiết. Cũng chính vì lẽ đó mà NHCSXH thị
xã Hương Thủy trong những năm vừa qua đã có nhiều cố gắng và thành tích nhất
định trong việc thực hiện các chương trình quốc gia về việc cho vay vốn giải quyết
việc làm, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
2.1.2.1. Các chương trình cho vay đang được thực hiện tại ngân hàng chính sách xã
hội thị xã Hương Thủy
- Cho vay hộ nghèo.
- Cho vay hộ cận nghèo.
- Cho vay hộ mới thoát nghèo.
- Cho vay học sinh sinh viên.
- Cho vay giải quyết việc làm (chương trình 120 của Thủ tướng Chính phủ).
- Cho vay các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.
- Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB).
2.1.2.2. Cơ cấu, tổ chức, nhân sự
45
Số lượng nhân viên trong ngân hàng gồm 11 người trong đó có 1 giám đốc, 1
phó giám đốc, 3 cán bộ phòng kế toán, 1 thủ quỹ, 4 cán bộ phòng kế hoạch - nghiệp
vụ, 1 lái xe.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Chức năng của các phòng ban được thể hiện cụ thể như sau:
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định giải quyết mọi
công việc trong cơ quan, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu mọi trách nhiệm về
công việc trong ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu do ngân hàng cấp trên giao.
- Phó giám đốc là người được giám đốc uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt. Có
nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác kế toán, kho quỹ và các công tác hành
chính, đảm bảo an toàn tài sản, không để thất thoát, chịu trách nhiệm trước giám
đốc về những công việc được uỷ quyền.
- Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ tính lãi, thanh toán theo yêu cầu
của khách hàng. Phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch - nghiệp vụ trong việc
thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra, phòng kế toán còn thường xuyên cập nhật các
số liệu phát sinh hàng ngày, tiến hành in các văn bản cân đối cung cấp cho ban lãnh
đạo kịp thời ra quyết định phù hợp.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kế Toán
Phòng Kế Hoạch -
Nghiệp Vụ
Phòng Kho Quỹ
46
- Phòng kế hoạch - nghiệp vụ: Thực hiện các chương trình tín dụng đang
được tiến hành tại ngân hàng chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ cho vay theo từng
chương trình tín dụng.
- Phòng kho quỹ: Là nơi tiến hành cấp phát tiền vay, thu nợ, thu lãi bằng tiền
mặt và ngân phiếu thanh toán, có nhiệm vụ quản lý tiền mặt cho vay của ngân hàng.
2.1.3. Kết quả hoạt động tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy
trong giai đoạn 2014 - 2016
2.1.3.1. Tình hình lao động
Do đặc thù NHCSXH khác với các NHTM nên tình hình lao động tại ngân
hàng cũng có sự khác biệt, việc tuyển chọn nhân viên, đào tạo, kiểm tra, sát hạch
cán bộ được thực hiện kỹ lưỡng nhằm tìm ra những người có tâm huyết, trách
nhiệm đưa các chương trình tín dụng ưu đãi đến với người nghèo, góp phần hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng chính sách xã hội.
Bảng 2.1. Tình hình lao động của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thuỷ
năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
Số
người
%
Số
người
%
Số
người
%
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
1.Phân theo
giới tính
Nam 5 50 5 50 6 55,5 - - 1 20
Nữ 5 50 5 50 5 45,5 - - -
2.Phân theo
trình độ
Đại học trên
đại học
9 90 9 90 10 90,9 - - 1 11,1
Cao đẳng - - - - - - - - - -
Trung cấp - - - - - - - - - -
THPT 1 10 1 10 1 9,1 - - - -
Tổng số LĐ 10 100 10 100 11 100 - - 1 10
(Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ)
47
Qua bảng 2.1 ta thấy số lượng lao động của ngân hàng tương đối ít, từ năm
2014 đến 2016 hầu như không biến đổi, điều này giúp cho quá trình hoạt động của
ngân hàng được tiến hành một cách thuận lợi, hạn chế việc phải tốn nhiều thời gian
và công sức đào tạo nhân nhân viên mới, so với năm 2015 thì năm 2016 ngân hàng
có tăng thêm 1 lao động, tương ứng tỷ lệ 10% so với sự phát triển của ngân hàng
nên cần có thêm nguồn nhân lực mới phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
Tỷ lệ lao động phân công theo giới tính là tương đối đồng đều, trong năm 2016
tổng số lao động tăng lên 1 người, trong đó số lao động nữ là không đổi, số lao động
nam tăng lên 1 người tương ứng 20% so với năm 2015.
Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng phần lớn đều là trình độ đại học
và trên đại học (chiếm 90% năm 2014 và 2015, năm 2016 là 90,9%), có kinh
nghiệm được đào tạo đúng nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc.
Có thể thấy, tình hình phân công lao động của ngân hàng được phân công
hợp lý, đội ngũ nhân viên giỏi, nhạy bén trong mọi lĩnh vực giúp cho sự phát triển
của ngân hàng, đáp ứng ngày càng cao trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
ngân hàng chính sách xã hội là phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2.1.3.2. Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy qua 3
năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
Số dư
Tỷ
trọng
Số dư
Tỷ
trọng
Số dư
Tỷ
trọng
+/- % +/- %
Vốn
Trung
ương
152.649 91,2 153.603 89,6 167.048 89,2 954 0,6 13.445 8,8
Vốn huy
động
14.675 8,8 17.874 10,4 20.277 10,8 3.199 21,8 2.403 13,5
Tổng
cộng
167.324 100% 171.477 100% 187.325 100% 4.153 2,3 15.848 9,2
(Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ)
48
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy
Nguồn vốn đến ngày 31/12/2016 tổng nguồn vốn của NHCSXH thị xã
Hương Thủy đạt được 187.325 triệu đồng, tăng 15.848 triệu đồng chiếm 9,2% so
với năm 2015, năm 2015 đạt 171.477 triệu đồng, tăng 4.153 triệu đồng so với năm
2014 chiếm 2,3% so với năm 2014, nguồn vốn Trung ương năm 2016 là 167.048
triệu chiếm 89,2%, nguồn vốn huy động tiết kiệm là 20.277 triệu đồng chiếm
khoảng 10,8%.
Vốn Trung ương: Quy mô hoạt động và lượng vốn cung cấp về địa phương
ngày càng tăng, nhiều hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Ngân hàng chính sách xã hội là một ngân hàng để thực hiện chính sách tín dụng đối
với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm mục tiêu XĐGN không vì
mục đích lợi nhuận, thực hiện chế độ ưu đãi đối với người nghèo về lãi suất, điều
kiện, thủ tục và thời hạn nên nguồn vốn Trung ương cấp với số lượng lớn có ý
nghĩa quan trọng trong việc cho người nghèo vay với lãi suất thấp. Số lượng người
nghèo ở nước ta rất lớn, muốn thực hiện được việc ưu đãi về lãi suất thì nguồn vốn
của NSNN và các nguồn vốn rẻ phải chiếm số lượng lớn mới đảm bảo điều kiện cho
NHCSXH cho vay đúng đối tượng.
Vốn huy động: Nguồn vốn huy động tiết kiệm chỉ chiếm khoảng 10% tổng
nguồn vốn. Nguồn vốn này tuy còn nhỏ bé, nhưng với phương thức huy động này
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Vốn huy động
Vốn Trung ương
49
NHCSXH muốn tập cho người nghèo có ý thức tiết kiệm, để dành tiền trả nợ và
tránh phần nào rủi ro.
2.1.3.3. Công tác sử dụng vốn
Nguồn vốn của NHCSXH do Ngân sách Nhà nước cấp và huy động từ các
Ngân hàng thương mại Nhà nước, chủ yếu được dùng vào hoạt động cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác. Công tác sử dụng vốn được thể hiện qua 4
chỉ tiêu là doanh số cho vay (DSCV), doanh số thu nợ (DSTN), dư nợ (DN) và nợ
quá hạn (NQH).
Bảng 2.3. Kết quả sử dụng vốn của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ từ năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- %
Doanh số cho vay 90.565 93.380 97.659 2.815 3,1 4.279 4,6
Doanh số thu nợ 20.321 24.361 72.766 4.040 19,9 48.405 199
Dư nợ 167.324 171.477 187.325 4.153 2,5 15.848 9,2
Nợ quá hạn 1.189 1.278 1.201 89 7,5 -77 -6
Tỉ lệ nợ quá hạn 0,71% 0,75% 0,64%
(Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ)
Doanh số cho vay
Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp quy mô khối lượng vốn mà ngân hàng đã
cung cấp cho các hộ vay và khả năng đáp ứng các nhu cầu của người dân. DSCV
năm 2014 là 90.565 triệu đồng, năm 2015 là 93.380 triệu đồng và năm 2016 là
97.659 triệu đồng. So với năm 2014, DSCV năm 2015 tăng 2.815 triệu đồng tương
ứng với 3,1%. Trong năm 2014, các hộ nghèo trong địa bàn đã mạnh dạng vay vốn vào
sản xuất kinh doanh nhiều, bên cạnh đó, Chính Phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách ưu
đãi hơn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nên DSCV rất lớn. Năm
2016, DSCV của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ tăng lên 4.279 triệu đồng tương ứng
4,6% so với năm 2015.
50
Doanh số thu nợ
Chỉ tiêu này đảm bảo vốn vay để tiếp tục chu kỳ vòng quay tiếp theo. Qua 3
năm doanh số thu nợ ngày càng tăng, năm 2014 là 20.321 triệu đồng, năm 2015 là
24.361 triệu đồng và trong năm 2016 là 72.766 triệu đồng. Năm 2015, doanh số thu nợ
của ngân hàng cũng có tăng so với năm 2014 là 4.040 triệu đồng. Và đặc biệt trong năm
2016 NH tập trung vào thu hồi nợ đến hạn nên DSTN tăng lên rất lớn so với năm 2015 là
48.405 triệu đồng tương ứng 199%.
Dư nợ
Là khoản cho vay của NH mà chưa đến thời điểm thanh toán, đây là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh quy mô khối lượng vốn sử dụng, là sự kết hợp của 2 chỉ tiêu
DSCV và DSTN. Từ năm 2014 đến năm 2016, dư nợ của NH tăng lên đáng kể, năm
2014 là 167.324 triệu đồng, năm 2015 là 171.477 triệu đồng và năm 2016 là
187.325 triệu đồng. Dư nợ năm 2015 tăng 4.153 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 2,5% so
với năm 2014, năm 2016 tăng 15.848 triệu đồng tương ứng 9,2%. Dư nợ trong năm
2016 tăng mạnh do DSTN năm 2016 rất lớn, do có nhiều khoản vay đến hạn trả nợ.
Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, do nguyên
nhân khách quan hay chủ quan nào đó, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
thương gặp nhiều yếu tố rủi ro như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... làm cho khách hàng
không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn. Năm 2014
là 1.189 triệu đồng chiếm 0,71% tổng dư nợ, năm 2015 là 1.278 triệu đồng chiếm
0,75% tổng dư nợ, năm 2016 là 1.201 triệu đồng chiếm 0,64% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ
quá hạn của NHCSXH thị xã Hương Thủy là rất thấp so với tổng dư nợ.
Nói tóm lại, trong hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước
bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
người nghèo cũng bị ảnh hưởng thì những kết quả về công tác sử dụng vốn mà
ngân hàng đạt được 3 năm qua là những thành công rất đáng ghi nhận, phần nào
nói lên được chất lượng tín dụng của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ.
51
2.1.3.4. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.4. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy
từ 2014 - 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chương trình cho vay
Dư nợ qua các năm
2014 2015 2016
1
Cho vay hộ nghèo
41.524
37.051
23.557 - Dư nợ
- Số hộ dư nợ 2.353 2.029 1.629
2
Cho vay hộ cận nghèo
28.685
29.665
35.570 - Dư nợ
- Số hộ dư nợ 1.470 1.415 1.622
3
Cho vay hộ mới thoát nghèo
-
3.628
7.560 - Dư nợ
- Số hộ dư nợ - 156 339
4
Cho vay học sinh sinh viên
27.590
29.920
31.482 - Dư nợ
- Số khách hàng dư nợ 3.067 3.272 3.544
5
Cho vay SXKD tại vùng khó khan
8.894
7.162
6.152 - Dư nợ
- Số hộ dư nợ 785 652 603
6
Cho vay xuất khẩu LĐ
17.248
14.753
15.854 - Dư nợ
- Số khách hàng dư nợ 615 538 546
7
Cho vay NS&VSMT
17.771
11.652
12.418 - Dư nợ
- Số khách hàng dư nợ 523 389 436
8
Cho vay dự án phát triển lâm nghiệp (WB)
22.969
34.361
48.885 - Dư nợ
- Số khách hàng dư nợ 630 873 1239
9
Cho vay các đối tượng khác
2.643
3.285
5.847 - Dư nợ
- Số khách hàng dư nợ 220 255 407
Tổng dư nợ 167.324 171.477 187.325
(Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ)
52
Hoạt động tín dụng được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt
động tín dụng trong giai đoạn 2014 - 2016 đã có sự tăng trưởng cao, từ 4 chương
trình nhận bàn giao khi mới thành lập, đến cuối năm 2016 NHCSXH thị xã Hương
Thủy đã thực hiện 11 chương trình tín dụng gồm: Cho vay hộ nghèo, cho vay hộ
cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay học
sinh sinh viên, cho vay dự án phát triển lâm nghiệp Tổng dư nợ đến năm
31/12/2016 là 187.325 triệu đồng, tăng 15.848 triệu với tỷ lệ 9,2% so với năm 2015.
Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không
phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ.
Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, có sự bình nghị xét duyệt công khai từ tổ
nhóm. Như vậy, công tác cho vay muốn thực hiện tốt thì ngay từ đầu phải thành lập
được các tổ nhóm tại cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có
năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với hộ nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng
thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ nhóm.
Năm 2014, dư nợ cho vay hộ nghèo là 41.524 triệu đồng chiếm 24,8%, so với
tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, tiếp theo là cho vay hộ cận nghèo với 28.685
triệu chiếm 17,1% và tiếp theo là cho vay học sinh sinh viên là 27.590 triệu chiếm
16,5% so với tổng dư nợ. Trong năm này ngân hàng chưa thực hiện chương trình
cho vay hộ mới thoát nghèo.
Năm 2015, cho vay hộ nghèo tiếp tục đứng đầu về dư nợ là 37.051 triệu đồng
chiếm 21,6%, thứ hai là cho vay dự án phát triển lâm nghiệp (WB) là 34.361 triệu
đồng chiếm 20%, cho vay hộ mới thoát nghèo trong năm đầu cho vay cũng đạt
3.628 triệu đồng chiếm 2,1% trong tổng dư nợ của năm 2015.
Trong năm 2016 thì dư nợ cho vay hộ nghèo chỉ còn 23.557 triệu đồng chiếm
12,6%, giảm 13.494 triệu đồng so với năm 2015. Trong năm này thì dư nợ cho vay
dự án phát triển lâm nghiệp (WB) là 48.885 triệu đồng chiếm 26,1% tổng dư nợ
tăng 14.524 triệu so với năm 2015, tiếp theo là cho vay hộ cận nghèo với dư nợ là
53
35.570 triệu chiếm 19% tổng dư nợ, tăng 5.905 triệu so với năm 2015 và tiếp theo
nữa là cho vay học sinh sinh viên với dư nợ 31.482 triệu chiếm 16,8% tổng dư nợ,
tăng 1.565 triệu so với năm 2015.
2.1.3.5. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ qua 3 năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
Thu nhập 10.254 12.982 14.042 2.728 26,6 1.060 8,2
Chi phí 9683 10.964 11.889 1.281 13,2 925 8,4
Chênh lệch thu chi 571 2.018 2.153 1.447 253,4 135 6,7
(Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ)
Thu nhập: Qua bảng số liệu cho ta thấy thu nhập năm 2015 là 12.982 triệu
đồng tăng 2.728 triệu đồng tương ứng với 26,6% so với năm 2014. Thu nhập năm
2016 là 14.042 triệu đồng tăng 1.060 triệu đồng với tỷ lệ 8,2% so với năm 2015.
Việc tăng thu nhập trong các năm vừa qua là thu nợ từ hoạt động tín dụng tốt, đặc
biệt là trong năm 2016, mặc dù đây là thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cho_vay_ho_ngheo_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_th.pdf