Luận văn Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ

MỞ ĐẦU . . .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN

HÀNG THưƠNG MẠI .5

1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại .5

1.1.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại .5

1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.6

1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.8

1.2.1. Khái niệm, đặc diểm và đối tượng cho vay tiêu dùng .8

1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng .12

1.2.3. Phân loại các khoản cho vay tiêu dùng.15

1.2.4. Chất lượng cho vay tiêu dùng .16

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.22

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng.22

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng.25

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng.25

Kết luận chương 1.28

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

THưƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .29

2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV TT Huế .29

2.1.1. Giới thiệu về BIDV TT Huế .29

pdf118 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín dụng, khách hàng mới, đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm dịch vụ, chú trọng công tác đào tạo cán bộ để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Hoạt động 44 CVTD đã thực sự được BIDV TT Huế quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu chung của BIDV trở thành Ngân hàng phát triển tiêu dùng bán lẻ hàng đầu cùng với hệ thống BIDV nói chung và trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng. 2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế 2.2.2.1. Đối với cho vay không có tài sản đảm bảo:  Tiếp nhận hồ sơ: Khách hàng trực tiếp mang hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng, nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra nếu hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị khách hàng bổ sung các giấy tờ còn thiếu.  Thẩm định và đề xuất ý kiến: Nhân viên tín dụng tìm hiểu tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị có cán bộ công nhân viên vay vốn. Đồng thời xác định mức lương và các nguồn thu nhập khác của cán bộ công nhân viên vay vốn. Sau khi kiểm tra, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến với lãnh đạo phụ trách tín dụng: đề nghị mức vay tiền, thời hạn cho vay nếu đồng ý cho vay hoặc đề xuất không đồng ý cho vay và nêu lý do từ chối cho vay.  Xét duyệt cho vay: Bộ phận cho vay trình phương án phê duyệt mức cho vay, sau đó nhân viên tín dụng thông báo hẹn lịch giải ngân cho khách hàng.  Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân.  Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn: Bộ phận tín dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng; liệt kê, theo dõi và thông báo các khoản nợ trễ hạn. 2.2.2.2. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo:  Tiếp nhận hồ sơ: Khách hàng hay người đại diện tại đơn vị trực tiếp mang hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thẩm tra hồ sơ vay vốn, còn nếu chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị người vay tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu.  Thẩm định và đề xuất ý kiến: Nhân viên tín dụng tìm hiểu thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng thông qua Trung tâm thông tin tín dụng từ Ngân hàng nhà nước (CIC), hoặc thẩm định tài sản đảm bảo. Đồng thời xác định mức thu nhập và các nguồn thu khác của khách hàng vay vốn. Sau khi thẩm định thực tế, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến với lãnh đạo phụ trách tín dụng: đề nghị mức vay tiền, thời hạn cho vay nếu đồng ý cho vay hoặc đề xuất không đồng ý cho vay và nêu lý do từ chối cho vay. 45  Xét duyệt cho vay: Bộ phận tín dụng trình phương án phê duyệt mức cho vay, sau đó nhân viên tín dụng thông báo hẹn lịch giải ngân cho khách hàng.  Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân.  Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn: Bộ phận tín dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng; liệt kê, theo dõi và thông báo các khoản nợ trễ hạn, theo dõi tài sản định kỳ thông qua tái định giá tài sản, theo dõi các khoản bảo hiểm đến hạn đối với cho vay mua ô tô tiêu dùng thế chấp bằng ô tô và các dự án nhà ở chung cư thế chấp bằng căn hộ đó. 2.2.3. Các sản phẩm CVTD hiện nay tại BIDV TT Huế  Cho vay nhu cầu nhà ở  Cho vay mua ô tô tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình  Cho vay hỗ trợ chi phí du học  Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm  Sản phẩm Thấu chi không có tài sản bảo đảm  Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản  Cho vay chứng minh tài chính  Cho vay cầm cố Giấy tờ có giá/Thẻ tiết kiệm 2.2.4. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế 2.2.4.1. Về doanh số cho vay Bảng 2.5: Doanh số CVTD của BIDV TT Huế từ năm 2013-2015 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) (+/-) % (+/-) % Doanh số cho vay 2.291.670 100 4.723.066 100 5.656.214 100 2.431.396 105,82 933.148 19,76 Doanh số CVTD 771.263 33,66 1.298.762 27,5 1.953.458 34,54 527.499 68,39 654.596 50,41 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Bảng 2.5 cho thấy doanh số CVTD của BIDV TT Huế chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Tổng doanh số CVTD năm 2013 đạt 771 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,66% trên tổng doanh số cho vay năm 2013. Đến năm 2014, doanh số CVTD là 1.298 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27,5% trên tổng doanh số cho vay, tăng hơn so với năm 2013 là 527 tỷ đồng tương ứng tăng 68,39%. Năm 46 2015 doanh số CVTD là 1.953 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,54% trên tổng doanh số cho vay, tiếp tục tăng so với năm 2014 là 654 tỷ đồng, tương ứng tăng 50,41%. Biểu đồ 2.6: Doanh số CVTD của BIDV TT Huế Có thể thấy qua 3 năm 2013, 2014, 2015, doanh số CVTD tại BIDV TT Huế biến động theo chiều hướng tăng khá nhanh, tốc độ tăng doanh số CVTD ổn định hơn tốc độ tăng doanh số cho vay nói chung của toàn chi nhánh. Điều này cho thấy, quy mô CVTD của Chi nhánh tăng nhanh. 2.2.4.2. Về dư nợ cho vay, số lượng khách hàng vay tiêu dùng và dư nợ bình quân trên một khách hàng Bảng 2.6. Dƣ nợ CVTD tại BIDV TT Huế từ năm 2013-2015 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 (+/-) % (+/-) % Tổng dƣ nợ 1,527,780 2,778,274 3,770,809 1,250,494 81.85% 992,535 35.72% Dư nợ CVTD 308,505 553,843 761,879 245,338 79.52% 208,036 37.56% Dư nợ cho vay khác 1,219,275 2,224,431 3,008,930 1,005,156 82.44% 784,499 35.27% Tỷ lệ dư nợ CVTD/Tổng dư nợ 20.19% 19.93% 20.20% -0.26% -1.28% 0.27% 1.35% Số lượng khách hàng 2,429 3,051 3,966 622 25.61% 915 30.00% Dư nợ CVTD bình quân/Khách hàng 127 182 192 55 42.93% 11 5.82% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Bảng 2.6 cho thấy, dư nợ CVTD của BIDV TT Huế tăng trưởng khá nhanh về quy mô, tổng dư nợ CVTD năm 2015 tăng gấp hơn 2 lần tổng dư nợ CVTD năm 2013 tuy nhiên dư nợ CVTD vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ của 47 BIDV TT Huế. Năm 2013 dư nợ CVTD của BIDV TT Huế đạt 308 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 554 tỷ đồng tương ứng tăng 245 tỷ, tỷ lệ tăng 79,52% so với năm 2013. Năm 2015, dư nợ CVTD tăng thêm 208 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 37,56% đạt 761 tỷ đồng. Số lượng khách hàng quan hệ với BIDV TT Huế cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2013, số lượng khách hàng vay tiêu dùng của BIDV TT Huế là 2.429 khách hàng, năm 2014 là 3.051 khách hàng, năm 2015 là 3.966 khách hàng. Điều này cho thấy uy tín của BIDV TT Huế trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ dư nợ CVTD trên tổng dư nợ qua các năm không tăng, năm 2013 là 20,19%, năm 2014 giảm xuống 19,93%, năm 2015 là 20,20%, so với các ngân hàng khác trên địa bàn thì đây là tỷ lệ khá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của BIDV. Biểu đồ 2.7: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế So sánh chỉ tiêu dư nợ và chỉ tiêu doanh số ta thấy tỷ lệ dư nợ CVTD/Tổng dư nợ( xấp xỉ 20%) nhỏ hơn tỷ lệ Doanh số CVTD/Tổng doanh số cho vay( >30%) . Nguyên nhân là do trong giai đoạn này BIDV TT Huế tăng mạnh doanh số Cho vay chứng minh tài chính. Cho vay chứng minh tài chính với đặc điểm là thời gian vay ngắn (thường nhỏ hơn 3 tháng) nên trong 1 kỳ đánh giá đã có rất nhiều món vay chứng minh tài chính được giải ngân và tất toán, làm tăng cao doanh số CVTD. 2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng a. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 48 Bảng 2.7: Cơ cấu dƣ nợ CVTD theo sản phẩm tại BIDV TT Huế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) (+/-) % (+/-) % Dƣ nợ CVTD 308,505 100% 553,843 100% 761,879 100% 245,338 79.52% 208,036 37.56% CV nhu cầu nhà ở 92,365 29.94% 195,660 35.33% 237,297 31.15% 103,295 111.83% 41,637 21.28% CV mua ô tô 46,235 14.99% 69,130 12.48% 68,026 8.93% 22,895 49.52% -1,104 -1.60% CVTD không có TSBĐ 52,479 17.01% 86,091 15.54% 112,586 14.78% 33,612 64.05% 26,495 30.78% CV chứng minh tài chính 37,234 12.07% 79,923 14.43% 167,721 22.01% 42,689 114.65% 87,798 109.85% CVTD khác 80,192 25.99% 123,039 22.22% 176,249 23.13% 42,847 53.43% 53,210 43.25% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) - Cho vay nhu cầu nhà ở: Cho vay nhu cầu nhà ở là sản phẩm CVTD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD của BIDV TT Huế. Là một trong những ngân hàng đi đầu về cho vay hỗ trợ nhà ở, BIDV luôn có các gói hỗ trợ cho vay nhu cầu nhà ở cụ thể như gói 30.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ cho vay cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà ở, Gói hỗ trợ mua đất, nhà ở.Năm 2013 dư nợ cho vay nhu cầu nhà ở chiếm tỷ trọng 29,94% tổng dư nợ CVTD, tương đương 92 tỷ đồng; Năm 2014 dư nợ cho vay nhu cầu nhà ở đạt 195 tỷ đồng, tăng trưởng 111,83% so với năm 2013 và chiếm tỷ lệ 35,33% dư nợ CVTD. Năm 2015 dư nợ cho vay nhu cầu ở là 237 tỷ đồng tăng trưởng 21,28% so với năm 2014, chiếm tỷ lệ 31,15% dư nợ CVTD. 49 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dƣ nợ CVTD theo sản phẩm 50 - Cho vay mua ô tô: Do sự cạnh tranh gay gắt trong phân khúc xe ô tô du lịch và tiêu dùng từ các Ngân hàng TMCP, bên cạnh công tác tiếp thị khách hàng cùng với các gói hỗ trợ lãi suất và chính sách, BIDV TT Huế luôn chú trọng quan hệ với các hãng xe trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù quy mô cho vay mua ô tô tăng lên từ 46 tỷ đồng năm 2013 lên 69 tỷ đồng 2014, tương ứng tăng 49,52% so với năm 2013 và đạt 68 tỷ đồng năm 2015, tuy nhiên, tỷ trọng cho vay mua ô tô tại BIDV TT Huế trong tổng dư nợ CVTD lại giảm: dư nợ cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng 14,99% vào năm 2013,12,48% vào năm 2014 và 8,93% vào năm 2015 trong tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh. - Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (TSBĐ) Đây là một trong những sản phẩm bán chéo hiệu quả của dịch vụ thanh toán lương qua ngân hàng, BIDV TT Huế luôn có những chính sách linh hoạt đối với các đơn vị thanh toán lương qua tài khoản BIDV TT Huế, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên được tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, tùy vào vị trí công tác, thâm niên và mức thu nhập hay đối tượng, BIDV TT Huế có thể hỗ trợ tối đa nhu cầu của khách hàng như cho vay lên đến 15 lần thu nhập. Từ số liệu cho thấy dư nợ CVTD không có tài sản bảo đảm (hay còn gọi là cho vay tín chấp) tăng mạnh các năm. Năm 2014 dư nợ cho vay tin chấp đạt là 86 tỷ đồng, tăng 64,05% so với 2013( 52 tỷ đồng) và năm 2015 là 112 tỷ đồng tăng 30,78% so với 2014. - Cho vay chứng minh tài chính Trong 2 năm 2014, 2015 sản phẩm cho vay chứng minh tài chính tăng trưởng mạnh( tỷ lệ tăng trưởng trên 100%) do nhu cầu đi du học và du lịch trên địa bàn tăng cao. Tuy nhiên phát triển sản phẩm này không mang tính ổn định vì thời gian duy trì các khoản vay này là không dài( dưới 3 tháng).Năm 2013, dư nợ cho vay chứng minh tài chính là 37 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,07% trong tổng dư nợ CVTD. Năm 2014 đạt 79 tỷ, tăng 114,65% so với năm 2013 chiếm tỷ trọng 14.43%. Năm 2015 dư nợ cho vay chứng minh tài chính tăng lên 167 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,01% tổng dư nợ CVTD tương ứng tăng 109,85% so với năm 2014. 51 - Cho vay tiêu dùng khác Là sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng không nằm trong các sản phẩm CVTD nêu trên, chủ yếu là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm/ giấy tờ có giá, chiếm tỷ trọng bình quân 23% trong tổng dư nợ CVTD. Năm 2013, dư nợ CVTD khác đạt 89 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 25,99%, năm 2014 dư nợ là 123,03 tỷ đồng tương ứng đạt 22,22% trong tổng cơ cấu CVTD,tăng 53,43% so với năm 2013, năm 2015 dư nợ là 176,25 tỷ đồng tăng 43,25% so với 2014 chiếm tỷ trọng 23,13%. b. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay Bảng 2.8: Cơ cấu dƣ nợ CVTD theo hình thức đảm bảo tiền vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỉ lệ (%) (+/-) % (+/-) % Dƣ nợ CVTD 308,505 100 553,843 100 761,879 100 245,338 79.52 208,036 37.56 CVTD có TSBĐ 256,026 82.99 467,752 84.46 649,293 85.22 211,726 82.70 181,541 38.81 CVTD không có TSBĐ 52,479 17.01 86,091 15.54 112,586 14.78 33,612 64.05 26,495 30.78 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dƣ nợ CVTD theo hình thức đảm bảo tiền vay Trong tổng cơ cấu CVTD của BIDV TT Huế, CVTD có TSĐB luôn có tỷ trọng hơn 80% tổng dư nợ CVTD. Năm 2013, CVTD đảm bảo bằng tài sản đạt 256 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 82,99% trong tổng dư nợ CVTD, CVTD không đảm bảo bằng tài sản đạt 52 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17,01%. Năm 2014, CVTD đảm bảo 52 bằng tài sản đạt 467 tỷ đồng tăng 82,70% so với năm 2013, CVTD không đảm bảo bằng tài sản tăng 64,05% so với năm 2013 đạt 86 tỷ đồng. Đến năm 2015 CVTD đảm bảo bằng tài sản đạt 649 tỷ đồng tăng 38,81% so với năm 2014, CVTD không đảm bảo bằng tài sản tăng 30,78% so với năm 2014 đạt 112 tỷ đồng. Nhìn chung qua các năm tỷ lệ tăng trưởng về CVTD có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo của BIDV TT Huế tăng nhanh, đúng theo định hướng kế hoạch kinh doanh của BIDV TT Huế, trong đó tỷ lệ tăng trưởng của năm 2014 cao hơn so với năm 2015. c. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian Bảng 2.9: Cơ cấu dƣ nợ CVTD theo thời gian tại BIDV TT Huế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ CVTD 308.505 100% 553.843 100% 761.879 100% CVTD ngắn hạn 54.143 17,55% 97.532 17.61% 200.436 26,31% CVTD trung và dài hạn 254.362 82,45% 456.311 82.39% 561.443 73,69% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dƣ nợ CVTD theo thời gian Dựa vào bảng số liệu 2.9 ta có thể thấy, tỷ trọng CVTD của BIDV TT Huế nghiêng về cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng CVTD trung và dài hạn luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ CVTD. Nguyên nhân là do hiện nay Ngân hàng thực hiện cho vay chủ 53 yếu các sản phẩm hỗ trợ nhà ở, mua ô tô và các khoản CVTD với phần lớn khách hàng là cán bộ, công chức, người lao động trả nợ bằng nguồn thu nhập hàng tháng của mình, vì vậy vay trung dài hạn phù hợp hơn, khách hàng có thể trả nợ bằng nhiều hình thức như trả góp bằng thu nhập hàng tháng. Cho vay ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu đột xuất của người đi vay và cho vay cầm cố sổ tiết kiệm/ giấy tờ có giá do khách hàng xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm đến hạn. Tuy vậy, có một khó khăn lớn đối với ngân hàng khi cơ cấu CVTD trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao dẫn đến vòng quay vốn thấp, bên cạnh đó khi nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ nguồn ngắn hạn dưới 12 tháng dẫn đến việc thiếu nguồn trung dài hạn để cho vay. 2.2.5. Chất lƣợng cho vay tiêu dùng 2.2.5.1. Chỉ tiêu định tính Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá của khách hàng về chất lƣợng CVTD (Nguồn:Tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến khách hàng vay tiêu dùng tại BIDV TTHuế) Chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu không cân đong đo đếm, sờ nắm được, mà thể hiện qua cảm xúc con người. Chỉ tiêu định tính trong CVTD chính là sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ CVTD nói cách khác đó là sự phản ứng lại của thị trường với dịch vụ cho vay ngân hàng cung ứng. Chỉ tiêu định tính phản ánh chất Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Nội dung đo lƣờng Kết quả đo lƣờng sự hài lòng của khách hàng Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ 70 70 100, 0% Hồ sơ, thủ tục 22 31,4% 45 64,3% 3 4,3% 0 0% 0 0% 70 68 97,1 % Thời gian xử lý giao dịch, khiếu nại 24 35,3% 40 58,8% 3 4,4% 0 0% 1 1% 70 69 98,6 % Lãi suất/phí áp dụng 10 14,5% 42 60,9% 16 23,2% 0 0% 1 1% 70 69 98,6 % Chất lượng tư vấn, hỗ trợ 20 29,0% 40 58,0% 8 11,6% 0 0% 1 1% 70 69 98,6 % Thái độ phục vụ của cán bộ 34 49,3% 34 49,3% 1 1,4% 0 0% 0 0% 70 69 98,6 % Không gian giao dịch 30 43,5% 31 44,9% 8 11,6% 0 0% 0 0% 70 69 98,6 % Đánh giá chung khi đến giao dịch với BIDV 23 33,3% 46 66,7% 0 0% 0 0% 0 0% 54 lượng CVTD. Để đánh giá chất lượng CVTD tại BIDV TT Huế một cách khách quan, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra. Kết quả thu về như sau: - Thời gian lấy ý kiến: Từ 06/7/2016 đến 31/7/2016 - Đối tượng khách hàng lấy ý kiến: Khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Phòng Khách hàng cá nhân và các phòng giao dịch của BIDV TT Huế. - Tổng số khách hàng lấy ý kiến: 70 khách hàng Nhìn chung, phần lớn khách hàng có ý kiến hài lòng và rất hài lòng với sản phẩm dịch vụ CVTD mà BIDV TT Huế cung cấp, tuy vậy vẫn còn một số ít khách hàng có đánh giá không tích cực đối với các chỉ tiêu đánh giá chất lượng này. Trong đó đáng lưu ý là có 3 ý kiến rất không hài lòng đối với các chỉ tiêu lãi suât, chất lượng tư vấn hỗ trợ và thời gian xử lý giao dịch. Đây là điểm cần lưu ý đối với cán bộ cho vay cá nhân của Chi nhánh vì dù chỉ một số ít ý kiến trái chiều không tích cực nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của BIDV. Ngoài ra khi khảo sát ý kiến khách hàng về việc có muốn giới thiệu người thân/bạn bè sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BIDV hay không thì có 69/70 ý kiến muốn giới thiệu người thân/bạn bè sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BIDV, chiếm 98,6% tổng số phiếu thu về và 01 phiếu còn lại không có ý kiến. Điều này cho thấy BIDV TT Huế cần quyết tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ CVTD. 2.2.5.2. Các chỉ tiêu định lượng - Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng Bảng 2.11: Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Doanh số CVTD 771.263 1.298.762 1.953.458 Doanh số thu nợ TD 462.758 744.919 1.191.579 Hệ số thu nợ 0,60 0,57 0,61 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Nhìn vào Bảng 2.11 ta có thể thấy, hệ số thu nợ CVTD của BIDV TT Huế mặc dù có biến động nhẹ nhưng xét toàn giai đoạn thì tương đối ổn định . Doanh 55 số CVTD năm 2013 là 771 tỷ đồng, doanh số thu nợ CVTD là 462 tỷ đồng, tương ứng hệ số thu nợ là 0,60. Sang đến năm 2014, doanh số CVTD tăng lên 1.298 tỷ đồng, doanh số thu nợ CVTD là 744 tỷ đồng, hệ số thu nợ tương ứng là 0,57, giảm 5% so với năm 2013. Đến năm 2015, doanh số CVTD tiếp tục tăng lên 1.953 tỷ đồng, doanh số thu nợ CVTD đạt 1.191 tỷ đồng, tương ứng hệ số thu nợ đạt 0,61, tăng 7% so với năm 2014. Hệ số thu nợ mặc dù bị sụt giảm năm 2014 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2015, kết quả cho thấy sự cố gắng nâng cao chất lượng CVTD của BIDV TT Huế. - Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng Bảng 2.12: Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Doanh số thu nợ CVTD 462,758 744,919 1,191,579 Dư nợ bình quân CVTD 154,253 276,922 380,940 Vòng quay vốn CVTD 0.33 0.37 0.32 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Bảng 2.12 cho thấy, các khoản CVTD thu hồi trong các năm 2013 đến 2015 qua các năm đều thấp và nhỏ hơn 1. Vòng quay vốn CVTD trong 3 năm này thay đổi theo xu hướng tăng lên vào năm 2014 và giảm vào năm 2015. Cụ thể, năm 2013, vòng quay vốn CVTD của BIDV TT Huế là 0,33, năm 2014 tăng lên 0,37 và năm 2015 giảm xuống còn 0,32. Đây không phải là tín hiệu tốt về chất lượng CVTD tại Chi nhánh. Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân vòng quay vốn tiêu dùng của Chi nhánh, tác giả nhận thấy do cơ cấu CVTD theo thời gian của Chi nhánh chủ yếu là cho vay trung dài hạn (chiếm hơn 80% tổng dư nợ CVTD) điều này làm cho vốn thu hồi chậm, dẫn đến vòng quay vốn CVTD thấp (<1). Vì vậy, Ngân hàng cần có biện pháp để tăng vòng quay vốn CVTD lên cao hơn nữa để có thể sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả hơn, nhiều hơn trong vòng 1 năm, đáp ứng hơn nhu cầu vốn cho các khách hàng đi vay tiêu dùng. - Nợ quá hạn và nợ xấu 56 Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng đều không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí đòi nợ và chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí trích lập dự phòng rủi ro Các chỉ tiêu nợ quá hạn là những chỉ tiêu điển hình, quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng cho vay tại ngân hàng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định, Bảng 2.13: Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 (+/-) % (+/-) % Dư nợ CVTD 308,505 553,843 761,879 245,338 79.52% 208,036 37.56% Nợ quá hạn CVTD 16,710 19,860 19,510 3,150 18.85% -350 -1.76% Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD 5.4% 3.59% 2.6% -1.83% -33.80% -1.03% -28.59% Nợ xấu CVTD 2,759 4,131 5,104 4,572 49.71% 3,244 23.56% Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD 0,89% 0,75% 0,67% -0.495% -16.61% -0.25% -10.18% Tỷ lệ Nợ xấu/Nợ quá hạn CVTD 16.51% 20.80% 26.16% 4,29% 28,41% 5,36% 25,77% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Trong bối cảnh tình hình kinh tế những năm qua có nhiều khó khăn, nhiều biến động khó lường trước, tuy nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tăng lên nhưng tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của BIDV TT Huế trong giai đoạn 2013-2015 lại giảm xuống. Năm 2013, nợ quá hạn CVTD là 16,7 tỷ đồng trên tổng số 308 tỷ đồng dư nợ CVTD, chiếm 5,4%. Năm 2014, là 19,8 tỷ đồng trong tổng số 553 tỷ tổng dư nợ CVTD, chiếm 3,59%. Đến năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD giảm xuống còn 2,6% tương ứng 19,5 tỷ đồng nợ quá hạn CVTD trên tổng dư nợ CVTD 57 là 761 tỷ. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm là do tổng dư nợ CVTD của BIDV TT Huế trong các năm 2013-2015 tăng lên đáng kể, mức tăng của dư nợ CVTD nhanh hơn mức tăng của nợ quá hạn. Biểu đồ 2.11: Nợ quá hạn CVTD tại BIDV TT Huế Đi đôi với giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của BIDV TT Huế trong giai đoạn 2013-2015 cũng có sự cải thiện, tuy nhiên về quy mô nợ xấu CVTD giai đoạn này vẫn còn tăng cao mặc dù vẫn ở mức kiểm soát. Cụ thể, năm 2013 nợ xấu CVTD là 2,7 tỷ đồng trong tổng số 308 tỷ dư nợ CVTD, chiếm 0,89% tổng dư nợ CVTD. Năm 2014 tỷ lệ này giảm xuống 0,75% tương đương 4,1 tỷ đồng. Đến năm 2015 giảm còn 0,67% tương đương 5,1 tỷ đồng nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD là 761 tỷ đồng. Như vậy, tuy nợ xấu tăng nhưng do tổng dư nợ CVTD tăng trong giai đoạn 2013- 2015 nên tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm. Biểu đồ 2.12: Nợ xấu CVTD tại BIDV TT Huế Tuy nhiên, phân tích kỹ ta thấy rằng, trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu CVTD/tổng dư nự CVTD giảm xuống nhưng tỷ lệ nợ 58 xấu CVTD/Nợ quá hạn lại tăng lên. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn năm 2013 là 16,51%, năm 2014 là 20,80%, tăng 28,41% so với năm 2013; năm 2015, tỷ lệ nợ xấu chiếm 26,16% nợ quá hạn, tăng 25,77% so với năm 2014. Điều này cho thấy chất lượng CVTD của BIDV TT Huế vẫn chưa thực sự được cải thiện, Chi nhánh chưa có các biện pháp tích cực để xử lý nợ quá hạn dẫn đến thành nợ xấu hoặc nợ đã xử lý rủi ro hoặc đôi khi mặc dù nợ sắp chuyển qua quá hạn nhưng đã được ngân hàng cho vay đảo nợ để hạn chế quy mô nợ quá hạn tăng lên nhưng thực tế chất lượng tín dụng lại xấu đi. - Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng Bảng 2.14: Thu lãi cho vay tiêu dùng tại BIDV TT Huế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 (+/-) % (+/-) % Thu lãi từ hoạt động tín dụng 153,423 199,812 261,615 46,389 30.24% 61,803 30.93% Thu lãi từ CVTD 22,902 33,730 48,844 10,828 47.28% 15,114 44.81% Tỷ lệ thu lãi CVTD/Thu lãi từ hoạt động tín dụng 14.93% 16.88% 18.67% 1.95% 13.09% 1.79% 10.60% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV TT Huế) Biểu đồ 2.13: Thu lãi CVTD tại BIDV TT Huế Trong hoạt động tín dụng, hiệu quả thể hiện rõ nhất qua tình hình thu lãi mang lại từ các khoản vay. Năm 2013, lãi thu được từ hoạt động CVTD đạt 22,9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 14,93% tổng lãi thu được từ hoạt động tín dụng. Sang năm 2014, thu lãi 59 CVTD tăng 47,28% so với năm 2013 đạt 33,7 tỷ đồng, tỷ lệ thu lãi CVTD/thu lãi từ hoạt động tín dụng là 16,88%. Đến năm 2015, tỷ lệ thu lãi từ CVTD trên tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng đạt 18,67%, đạt 48,8 tỷ trên tổng số 261,6 tỷ đồng lãi thu được từ hoạt động cho vay, tăng 44,81% so với năm 2014. Kết quả này có được là do dư nợ CVTD tại BIDV TT Huế giai đoạn 2013-2015 tăng qua các năm đồng thời Chi nhánh đã tăng cường công tác thu nợ quá hạn và nợ xấu. - Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay tiêu dùng Bảng 2.15: Thu nhập lãi thuần CVTD tại BIDV TT Huế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan.pdf
Tài liệu liên quan