Ngày nay nhờvào sựphát triển của công nghệhiện đại người ta đã xác
định được cấu trúc của BC.BC có cấu trúc gần giống nhưcấu trúc của
cellulose thực vật, là chuỗi polymer của các nhóm glucose liên kết với nhau
qua các nối -1,4-glucan.
Các chuỗi đơn phân tửglucan liên kết với nhau bằng liên kết Vander
Waals. Qua liên kết hydro, các lớp đơn phân tửnày sẽkết hợp với nhau tạo
nên cấu trúc tiền sợi với chiều rộng 1,5nm. Các sợi kết hợp với nhau tạo thành
các bó. Các bó kết hợp với nhau tạo thành các dãy có kích thước từ3-4nmvà
chiều rộng 70-80nm. Theo Zaaz (1977) thì kích thước của dãy là 3.2x133nm,
theo Brown và cộng sự(1976) là 4.1x177nm.
So với PC thì BC có độpolimer hóa cao hơn và kích thước nhỏhơn.
BC có độpolymer hóa từ2000-6000, có khi lên đến 16000 hay 20000.Còn ở
PC thì khảnăng polymer hóa của nó chỉtừ13000-14000.
Trong tựnhiên, cellulose kết tinh ởhai dạng I vàII,đây là 2 dạng phổ
biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy và giống vikhuẩn mà
dạng nào sẽchiếm ưu thếnhưng thường trong tựnhiên dạng cellulose I được
tổng hợp phổbiến hơn. Ngòai ra, cellulose I có thểchuyển thành cellulose II,
nhưng cellulose II không thểchuyển ngược thành cellulose I được
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chọn giống vi khuẩn và khảo sát một số điều kiện lên men acetic để làm giấm trái cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền phù tế bào vi sinh vật với dung dịch các monomer.
Sau đó, tạo điều kiện để các monomer liên kết và tạo phân tử polimer. Các
phân tử polimer liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị để tạo nên cấu
trúc gel chứa tế bào vi sinh vật.
Cách 2 :ta trộn huyền phù tế bào vi sinh vật với dung dịch chất mang
polimer. Hỗn hợp sẽ được tiến hành với những phản ứng thích hợp để tạo liên
kết giữa các sợi polimer với nhau.Những liên kết mới được hình thành sẽ tạo
1 mạng lưới dày đặc chứa tế bào vi sinh vật.Sau đó khối gel này được đưa đến
thiết bị tạo hạt và thu được các hạt gel polimer chứa tế bào vi sinh vật cố định.
c.Phương pháp cố định tế bào vi sinh vật trong cấu trúc non-covalent gel
Phương pháp này giống phương pháp cố định tế bào vi sinh vật trong cấu
trúc covalent gel nhưng mạng lưới trong cấu trúc gel này được hình thành từ
những liên kết khác liên kết khác liên kết cộng hóa trị, thường là liên kết
hydro. Chất mang thường được sử dụng là carregeenan.
d. Phương pháp cố định tế bào vi sinh vật trong cấutrúc cryogel
Cryogel được tạo thành bằng cách sử dụng phương pháp lạnh đông. Ở
điều kịen nhiệt độ thấp, mẫu nguyên liệu sẽ biến đổi cứng lại và hình thành
cấu trúc mới. Polyvinylalcohol là loại polimer được sử dụng trong tạo gel
cryogel có khả năng cố định tế bào tốt, có cấu trúc lỗ xốp đặc trưng, bền chắc,
lượng tế bào bị rửa trôi không nhiều sau chu kỳ lên men và giữ được hoạt tính
trong thời gian dài do không tiếp xúc với dung môi hữu cơ.
e.Các phương pháp khác
Phương pháp làm thay đổi nhiệt độ: huyền phù dung dịch chất mang
và tế bào gel khi hạ nhiệt độ. Chất mang sử dụng: agar, gelatin. Phương pháp
này không thích hợp với những tế bào nhạy với nhiệt.
Phương pháp đóng rắn polimer: tế bào hòa với polimer lỏng rồi được
nhỏ vào bình chất đóng rắn tạo ra hạt xúc tác như cellulose triaxetat. Phương
pháp này không thích hợp với tế bào sống.
1.3.3.5.4. Ưu nhược điểm chung của phương pháp cố định tế bào vi
sinh vật trong lòng chất mang.
a.Ưu điểm
-Có thể áp dụng cho nhiều loại tế bào vi sinh vật cố định trong cấu trúc
gel polimer.
-Mật độ tế bào cố định trong cấu trúc gel lớn.
-Không có sự hình thành liên kết giữa tế bào vi sinh vật và chất mang mà
tế bào chỉ bị nhốt bên trong, vì vậy protein của màng tế bào vi sinh vật không
bị phá hủy.
-Không có sự tương tác trực tiếp giữa tế bào vi sinh vật với dung môi
hữu cơ nên ít gây ảnh hưởng đến sự sống và họat tính của tế bào.
b.Nhược điểm
-Tế bào vi sinh vật phân bố không đều trong gel vì vậy ảnh hưởng đến
hiệu suất quá trình trao đổi chất.
-Không thích hợp khi cơ chất là những phân tử lượng lớn vì khó khuếch
tán được qua màng gel.
- Một số chất mang có thể ảnh hưởng không tốt đến họat tính của tế bào
vì có thể gây cản trở đến sự trao đổi chất của vi sinh vật.
- Gel polimer cóthể bị phá hủy bởi tốc độ sinh trưởng của tế bào gây ảnh
hưởng đến quá trình sản xúât.
1.3.3.6. Cố định tế bào không chất mang
1.3.3.6.1.Phương pháp liên kết chéo giữa các tế bào
Đây là phương pháp liên kết các tế bào vi sinh vật riêng biệt thành 1
khối tế bào cố định nhờ các tác nhân lưỡng hoặc đa chức mà không sử dụng
chất mang.
Trong phương pháp này, thông qua 1 số hợp chất đặc biệt có khả năng
hình thành các liên kết nối mạng, sẽ diễn ra phản ứng giữa tế bào hoặc các
tthành phần của tế bào như enzyme với các họat chất này. Nhờ vậy, các tế
bào sẽ liên kết với nhau tạo thành cấu trúc dạng hình viên.
Ứng dụng nổi bật nhất của phương pháp này trong công nghiệp là cố
định trực khuẩn Bacillus cogulans để sản xúât các dạng đồng phân của
đường glucose.
a.Ưu điểm
- Điều kiện nhẹ nhàng, có khả năng kéo dài thời gian họat động của tế
bào.
- Làm tăng tính chống chịu của tế bào đối với các yếu tố làm biến tính.
b.Nhược điểm
- Đây là phương pháp có độ bền cơ học kém nhất.
1.3.3.6.2. Cố định tế bào vi sinh vật bằng màng chắn membrane
Đây là phương pháp cố định trong các cơ chất có phân tử lượng lớn
có thể thẩm thấu vào trong tế bào, các chất mang có thể tái sử dụng.Ở dạng
membrane tế bào được cố định thông qua quá trình siêu lọc và vi lọc bằng
màng membrane. Màng membrane được tạo ra là polimer có tính bán thấm
với những kích thước lỗ đủ nhỏ chỉ cho cơ chất đi vào và sản phẩm đi ra mà
tế bào vẫn bị nhốt trong đó. Trước khi tạo màng bao tế bào lại cần phải biết
trọng lượng phân tử của tế bào để có thể tạo lỗ phù hợp trên màng.
a.Ưu điểm
-Mật độ tế bào cố định khá lớn.
-Độ bền cơ học cao.
-Có thể ứng dụng cho nhiều loại tế bào khác nhau.
b.Nhược điểm
-Độ bền cơ học kém.
-Sự sinh trưởng của tế bào làm phá hủy màng chắn.
1.3.3.7. Giá thể bacterial cellulose (BC)
a.Vi khuẩn sản xuất bacterial cellulose (BC)
BC được tổng hợp bởi 1 số vi khuẩn. Cấu trúc BC ở mỗi loài tuy khác
nhau nhưng con đường tổng hợp và cơ chế điều hòa tổng hợp BC ở mỗi loài
có lẽ giống nhau. Các đặc điểm khác nhau thường là các đặc điểm vật lý của
sản phẩm BC, như chiều dài chuỗi glucan, tính kết tinh và trạng thái kết tinh
của nó. Trạng thái kết tinh khác nhau xácđịnh các tính chất vật lý khác nhau
như độ bền, độ hòa tan trong các dung môi, tính chịu ảnh hưởng của các tác
nhân gây đột biến. Trong các lòai có thể dùng sản xúât BC thì Acetobacter
xylinum có khả năng tổng hợp BC hiệu quả nhất và được tập trung nghiên
cứu nhiều nhất.
Acetobacter xylinum có dạng hình que, thẳng hoặc hơi cong, có thể di
động hoặc không, không sinh bào tử, Gram âm nhưng Gram của chúng có thể
già đi hay do điều kiện môi trường.
Acetobacter xylinum là vi khuẩn hiei khí bắt buộc, pH tối ưu 5,5,
nhiệt độ tối ưu để phát triển là 25-30oC.
Nguồn hydrocacbon mà Acetobacter xylinum là gluccse, saccharose,
maltose, manitol. Môi trường thích hợp cho sự phát triển của Acetobacter
xylinum là nước dừa già.
b. Cấu trúc của BC
Ngày nay nhờ vào sự phát triển của công nghệ hiện đại người ta đã xác
định được cấu trúc của BC.BC có cấu trúc gần giống như cấu trúc của
cellulose thực vật, là chuỗi polymer của các nhóm glucose liên kết với nhau
qua các nối -1,4-glucan.
Các chuỗi đơn phân tử glucan liên kết với nhau bằng liên kết Vander
Waals. Qua liên kết hydro, các lớp đơn phân tử này sẽ kết hợp với nhau tạo
nên cấu trúc tiền sợi với chiều rộng 1,5nm. Các sợi kết hợp với nhau tạo thành
các bó. Các bó kết hợp với nhau tạo thành các dãy có kích thước từ 3-4nm và
chiều rộng 70-80nm. Theo Zaaz (1977) thì kích thước của dãy là 3.2x133nm,
theo Brown và cộng sự (1976) là 4.1x177nm.
So với PC thì BC có độ polimer hóa cao hơn và kích thước nhỏ hơn.
BC có độ polymer hóa từ 2000-6000, có khi lên đến 16000 hay 20000.Còn ở
PC thì khả năng polymer hóa của nó chỉ từ 13000-14000.
Trong tự nhiên, cellulose kết tinh ở hai dạng I vàII,đây là 2 dạng phổ
biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy và giống vi khuẩn mà
dạng nào sẽ chiếm ưu thế nhưng thường trong tự nhiên dạng cellulose I được
tổng hợp phổ biến hơn. Ngòai ra, cellulose I có thể chuyển thành cellulose II,
nhưng cellulose II không thể chuyển ngược thành cellulose I được.
c. Đặc điểm của BC
BC là 1 sản phẩm polysaccharide ngọai bào của vi khuẩn. BC sẽ bao
quanh và bám chặt lấy tế bào vi khuẩn khi nó được tổng hợp.
BC có 1 số đặc điểm nổi bật thích hợp cho việc sử dụng làm giá thể cố
định tế bào vi sinh vật.
BC là dạng polimer có độ tinh sạch cao hơn các dạng cellulose khác,
chúng không có ligin và hemicellulose. BC có thể bị phân hủy hòan tòan và
có thể phục hồi.
Sợi cellulose được tổng hợp có trọng lượng nhẹ, kíchthước ổn định và
sức căng cao, có độ bền sinh học cao đặc biệt là cellulose I. Có khả năng giữ
nước cao (99%). Trong điều kiện ngập nứơc, nước có thể vận chuyển xen vào
các sợi cellulose.
Lớp màng cellulose được tổng hợp trực tíêp. Đặc biệt vi khuẩn có thể
tổng hợp được các loại màng mỏng và các sợi cực nhỏ. Trong cấu trúc BC
có các trục đơn giúp cho lớp màng tạo thành trở nên mạnh hơn.
Trong suốt quá trình nuôi cấy chúng ta có thể kiểm sóat được đặc điểm
lý học của phân tử cellulose (trọng lượng phân tử và khả năng kết tinh) nhờ
quan sát cấu trúc của chúng bằng cách cho thuớc nhuộm vào môi trường nuôi
cấy.
Có thể tác động lên các gel liên quan đến quá trình tổng hợp cellulose.
Từ đó có thể kiểm soát các dạng kết tinh và trọng lượng phân tử của cellulose.
Chương 2: VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Mẫu giấm
Mẫu giấm thu thập từ ở Tp.HCM, Long An, Bạc Liêu.
Số mẫu thu thập ở mỗi vùng
o Long An : 2 mẫu
o Bạc Liêu : 1 mẫu
o Tp HCM : 7 mẫu
2.1.2. Môi trường nuôi cấy [6], [7], [8], [45].
MT1 : Môi trường Ethanol-Cao nấm men
- Ethanol 20ml
- Cao nấm men 10g
- CaCO3 20g
- Agar 20g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
(Ethanol cho vào sau khi hấp khử trùng)
MT2 : Môi trường làm giàu sinh khối
- Glucose 10g
- Cao nấm men 5g
- Pepton 3g
- Ethanol 5ml
- Acid acetic 0,3ml
- Dịch chiết khoai tây 10% 100ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
(Khoai tây gọt vỏ rửa sạch, cân 10g, cắt lát mỏng, thêm vào 100ml nước,
đun sôi 5 phút, lọc dịch chiết khoai tây 10%)
MT3: Môi trường lên men dùng định tính acid acetic
- Glucose 30g
- KH2PO4 15g
- (NH4)2SO4 15g
- Ethanol 30ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT4 : Môi trường lên men dùng định lượng acid acetic
- Ethanol 30ml
- Glucose 5g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
- pH 4,5
MT5 :Môi trường nhân giống cấp I
- Glucose 10g
- Pepton 5g
- KH2PO4 3g
- MgSO4 3g
- (NH4)2SO4 0,1g
- Cao nấm men 5g
- CH3COOH 0,05g
- Ethanol 1ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT6 :Môi trường nhân giống cấp II
-Glucose 5g
- K2HPO4 0,1g
- KH2PO4 0,1g
- MgSO4 0,5g
-(NH4)2SO4 0,1g
-Cao nấm men 5g
-CH3COOH 0,05g
-Ethanol 5ml
-Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT7: Môi trường cao thịt- pepton dùng nuôi vi khuẩn Acetic để
nhuộm Gram, quan sát hình dạng, kích thước tế bào.
- Cao thịt 3g
- Pepton 10g
- NaCl 5g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
- pH 7,2
MT8: Môi trường khảo sát ảnh hưởng của pH lên sự tăng trưởng của
vi khuẩn Acetic
- Glucose 20g
- Cao nấm men 5g
- Pepton 3g
- Ethanol 5ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT9: Môi trường khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trưởng
của vi khuẩn Acetic
- Glucose 20g
- Cao nấm men 5g
- Pepton 3g
- Ethanol 5ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT10 : Môi trường glutamate xác định khả năng phát triển của vi
khuẩn
- Sodium glutamate 5g
- Glucose 10g
- KH2PO4 1g
- MgSO4.7H2O 0,2g
- KCl 0,1g
- Agar 20g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
- pH 7,2
MT11 : Môi trường mannitol xác định khả năng phát triển của vi
khuẩn
- Mannitol 25g
- Cao nấm men 5g
- Pepton 3g
- Agar 20g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
- pH 6
MT 12: Môi trường thử khả năng tạo H2S
- Cao thịt 3g
- Pepton 10g
- NaCl 5g
- Na2S2O3 2,5g
- Acetate chì 10% 5ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT13: Môi trường thử khả năng phân giải dextrin
- Dextrin 20g
- Cao nấm men 10g
- Agar 20g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT 14: Môi trường thử khả năng phân hủy canxi-lactate thành
carbonate của vi khuẩn Acetic
- Canxi-lactate 10g
- Cao nấm men 10g
- Agar 20g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
- pH 7
MT 15 : Môi trường thử khả năng phân giải gelatin của vi khuẩn
Acetic
- Gelatin 4g
- Glucose 0,05g
- Pepton 0,01g
- NaCl 3g
- K2HPO4 1.5g
- KH2 PO4 1,5g
- Agar 20g
- Nước thịt 5ml
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
(Hoà tan các muối vào 100ml nước cất. Gelatin được hoà tan riêng trong
400ml nước cất, bổ sung đường, pepton, nước thịt. Trộn 2 dung dịch trên với
nhau rồi đun sôi vài phút. Agar được hoà tan riêng trong 500ml nước cất khác
và trộn chung với các thành phần còn lại thành 1000ml môi trường).
MT 16: Môi trường thử khả năng tạo -pyrone
- Glucose 30g
- Cao nấm men 10g
- CaCO3 20g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
MT 17: Môi trường thử khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate
- Sodium acetate 2g
- Cao nấm men 2g
- Pepton 3g
- Brothymol blu 0,02g
- Nước cất bổ sung cho đủ 1000ml
- pH 6,4
MT 18:Môi trường lên men sản xuất Bacterial cellulose
Môi trường nước dừa già
- (NH4)2SO4 8g
- (NH4)2HPO4 2g
- Sucrose 20g
- Nước dừa già 1000ml
- pH=4,5 ( Được chỉnh bằng acid acetic đậm đặc )
2.1.3. Thiết bị máy móc dùng cho quá trình thí nghiệm
1) Bếp từ NAMECO. NAMHONG MECHANICAL COMPANY.
Made in VIETNAM
2) Cân kỹ thuật: AND EK – 600G. AC AC DAPTER DC 12 V MFD
BY A&D CO. ,LTD
3) Cân phân tích: AND HR – 200G. AC AC DAPTER DC 12 V MFD
BY A&D CO. ,LTD
4) Kính hiển vi : SELLER INSTRUMENT MICROSCOPE DIVISION
ST.LOUIS, MO. 800-489-2282
5) Lò viba :MICROWAVE OVEN.SANYO.
6) Máy đo OD: THERMO ELECTRON CORPORATION. Made in
USA
7) Máy đo pH: ACCUMET MODEL 15 pH METER.OSI – BP 124 –
78312 MAUREPAS CEDEX
8) Máy khuấy từ: SEM – PTV. LTD. Made by AUTRALIA.
9) Máy lắc ngang: 3006 GFL. Made by GERMANY
10) Tủ ấm 300C : PROLABO N0 32519
11) Tủ ấm 340C : PROLABO N0 32519
12) Tủ sấy và khử trùng dụng cụ: EASTOCEAN ZTD 98-A.
13) Tủ lạnh SANYO
14) Nồi hấp khử trùng
15) Tủ cấy vô trùng
16) Thiết bị sục khí : máy khúây từ, cá khuấy từ, thiết bị bơm oxy
17) Thiết bị lên men hồi lưu: thiết bị bơm oxy, máy bơm
18) Một số dụng cụ thí nghiệm khác như: petri, ống nghiệm, erlen,
becher, buret, ống đong, pipet, pipetman, đèn cồn, que cấy….
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập mẫu giấm
Để phân lập được các chủng lên men Acetic tốt, chúng tôi đã thu thập
nhiều mẫu giấm từ nhiêu nơi khác nhau, đồng thời các mẫu giấm này phải đạt
2 chỉ tiêu:
- Phải là giấm nuôi.
- Phải có vị chua.
2.2.2. Khảo sát 1 số đặc tính của mẫu giấm
2.2.2.1. Xác định hàm lượng acid tổng
Xác định hàm lượng acid tổng trong các mẫu giấm thu được bằng
phương pháp chuẩn độ dùng NaOH 0,1N với phenoltalein 1% làm chỉ thị
màu.
Hàm lượng acid tổng (qui ra acid acetic) được tính theo công thức:
( V- V0)*x*0a(g/l) = 006*1000; Số ml dịch lên men chuẩn
Trong đó:
V: số ml NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ số ml dịch lên men chuẩn.
V0 : số ml NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thử không.
x :số hiệu chỉnh NaOH 0,1N so với acid oxalic 0,1N.
0,006 : Số mg acid acetic tương ứng 1ml NaOH 0,1N.
2.2.2.2. Xác định pH
Xác định pH của mẫu giấm bằng máy đo pH.
2.2.2.3. Phân lập và khảo sát một số đặc điểm phân loại.
2.2.2.3.1. Phân lập
Trong môi trường có sử dụng nguồn cacrbon là ethanol và có sự hiện
diện của CaCO3, (MT1) các khuẩn lạc tạo được vòng phân giải xung quanh
(làm tan CaCO3) có thể được xem là dự tuyển của vi khuẩn sinh acid acetic.
Tiến hành pha loãng mẫu giấm ở các độ pha loãng khác nhau: 10-1, 10-2,
10-3 ,10-4,10-5 ,10-6. Ủ trong tủ ấm 300C trong 3 ngày. Chọn những khuẩn lạc
riêng rẽ có vòng làm tan CaCO3. Làm thuần bằng cách cấy ria nhiều lần cho
đến khi quan sát chỉ còn 1 loại khuẩn lạc trên môi trường. Kiểm tra độ thuần
khiết bằng cách quan sát hình dạng khuẩn lạc, nhuộm Gram.
2.2.2.3.2..Khảo sát đặc điểm phân loại
Dạng khuẩn lạc
Tiến hành cấy vi khuẩn phân lập được trên bề mặt môi trường ethanol-
cao nấm men có CaCO3 (MT1) sao cho có được những khuẩn lạc tách rời.
Nuôi ở nhiệt độ phòng và theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc. Sau 3 ngày
quan sát và mô tả đặc điểm của khuẩn lạc.
Hình thái vi khuẩn
Khả năng di động
Quan sát khả năng di động của vi khuẩn dưới dạng tiêu bản giọt treo.
Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường làm giàu sinh khối (MT2)
Nhuộm Gram
Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường cao thịt-pepton (MT7)
trong 16-24 giờ. Hút 1ml dịch vi khuẩn pha loãng trong nước cất vô trùng để
mật độ tế bào trong thị trường kính hiển vi vừa phải và dễ quan sát. Làm vết
bôi vi khuẩn với đối chứng là Bacillus Gram dương, E.coli Gram âm. Sau khi
nhuộm, soi kính với vật kính dầu 100X.
Đặc điểm sinh lý, sinh hoá
Khả năng oxy hoá ethanol thành acid acetic
Định tính acid acetic tạo thành
Nuôi các chủng khảo sát trên môi trường lên men định tính (MT3) ở
nhiệt độ phòng trong 4 ngày.
Cho vào ống nghiệm 3ml dịch lên men và 1ml dung dịch NaOH . Nhỏ
vào ống nghiệm vài giọt dung dịch FeCl3 5%, lắc đều ống nghiệm và đun sôi
trên ngọn đèn cồn. Nếu dung dịch có acid acetic thì sẽ có màu đỏ thẫm do sắt
acetate tạo thành.
Đối chứng dương là ống đựng acid acetic chuẩn, đối chứng âm là môi
trường không nuôi cấy vi khuẩn.
Phản ứng diễn ra theo phương trình sau:
CH3COOH +NaOH CH3COONa +H2O
CH3COONa + FeCl3 Fe(CH3COO)3 +3NaCl
Màu đỏ thẫm
Định lượng acid acetic tạo thành
Sau khi nuôi các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh (MT2) rồi
chuyển sang môi trường nhân giống cấp 1 (MT5), môi trường nhân giống cấp
2 (MT6). Sau 7 ngày định lượng acid acetic tạo ra theo phương pháp xác định
acid tổng.
Khảo sát đặc tính sinh catalase
Nguyên tắc
Catalase xúc tác sự phân giải H2O2 thành H2O và O2. Nếu vi khuẩn khảo
sát có khả năng tạo catalase thì khi nhỏ H2O2 vào dịch nuôi cấy vi khuẩn đó,
H2O2 bị phân giải thành H2O và O2, gây hiện tượng sủi bọt.
O2
2H2O2 2 H2O
Catalase
Thực hiện
Nuôi cấy các chủng khảo sát trong ống nghiệm chứa môi trường tăng
sinh khối (MT2) trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Nhỏ 1 giọt dịch nuôi cấy lên
tấm lam và nhỏ từ từ H2O2 vào. Quan sát và ghi nhận hiện tượng.
Khả năng tạo H2S
Đây là đặc điểm của vi sinh vật có khả năng sử dụng các amino acid trong
môi trường có Thiosulfate Natri. Chúng tạo thành những đường cấy màu đen
do tạo được sulfua chì theo phản ứng sau:
COOH.CH.NH2.CH2S.S.CH2.CH.NH2.COOH + H2 + 4H
2H2S + 2NH3 + 2CH3COOH+ 2HCOOH
H2S + Pb(CH3COO)2 PbS + 2CH3COOH
Sulfua chì màu đen
Thực hiện
Cấy chủng khảo sát lên ống thạch đứng chứa môi trường thử khả năng
tạo H2S (MT13) bằng những đường cấy thẳng, sâu, gần sát thành ống nghiệm.
Ủ ở nhiệt độ phòng, sau 2 ngày, quan sát những đường cấy, nếu vi khuẩn tạo
H2S thì đường cấy sẽ có màu đen do tạo sulfua chì.
Khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate
Tiến hành theo phương pháp của Leifson. Đây là phương pháp nhanh và
dễ dàng nhất để phân loại vi khuẩn Acetic đến cấp giống. Nếu chủng khảo sát
có khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate thì chủng đó thuộc giống
Acetobacter còn ngược lại chủng đó thuộc giống Gluconobacter .
Nguyên tắc
Sử dụng môi trường sodium acetate hoặc sodium lactate có
bromothymol-blue làm chất chỉ thị màu. Chỉ thị màu này có pH nhạy cảm
trong khoảng pH 5,6-7,4 và biến đổi màu từ màu vàng sang xanh dương. Khi
acetate hoặc lactate bị oxy hoá thì môi trường trở nên kiềm tính. Bằng cách
quan sát sự chuyển màu của môi trường (vàng chuyển sang xanh dương) cho
phép đánh giá được khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate của chủng vi sinh
vật khảo sát.
Thực hiện
Cấy chủng khảo sát vào ống nghiệm chứa 5ml môi trường sodium
acetate. Nuôi ở nhiệt độ 300C sau 7 ngày quan sát sự chuyển màu của môi
trường.
2.2.3. Khảo sát đặc điểm lên men acetic
2.2.3.1.Chọn giống
Trong quá trình lên men định lượng acid acetic tạo ra chúng tôi xác
định được 2 chủng tạo acid acetic cao nhất là chủng A3 và A6. Do đó những
thí nghiệm sau chúng tôi quyết định chọn 2 chủng này để khảo sát.
2.2.3.2. Chọn môi trường
Xác định pH thích hợp
Tiến hành nuôi các chủng khảo sát trong môi trường tăng sinh khối
(MT2) trong 24 giờ. Đối với mỗi chủng khảo sát huyền phù thật kỹ ống
nghiệm chứa dịch nuôi cấy. Sau đó dùng pipetman hút chính xác 1 lượng dịch
nuôi cấy (100l) phân vào các ống nghiệm chứa sẵn môi trường khảo sát ở
các pH (MT8) tương ứng: 2,5; 3,0; 3,5; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 6,8. Nuôi
các chủng cần khảo sát trong 4 ngày ở 300C, đo OD ở bước sóng 660nm và
ghi nhận kết quả.
Xác định nhiệt độ thích hợp
Tiến hành nuôi cấy các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh khối
(MT2) trong 24giờ. Đối với mỗi chủng khảo sát huyền phù thật kỹ ống
nghiệm chứa dịch nuôi cấy. Sau đó dùng pipetman hút chính xác 1 lượng dịch
nuôi cấy (100l) phân vào các ống nghiệm chứa sẵn môi trường khảo sát
nhiệt độ (MT 9 ) tương ứng là 150C, 180C, 250C , 300C ,350C, 370C, 400C,
450C. Đo OD ở bước sóng 660nm và ghi nhận kết quả.
Mật độ giống ban đầu thích hợp cho quá trình lên men
Nuôi các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh và nhân giống cấp I,
II và chuyển vào môi trường định lượng. Sau đó định hàm lượng acid tạo
thành bằng phương pháp xác định acid tổng.
Xác định nồng độ ethanol thích hợp
-Nuôi cấy chủng vi khuẩn khảo sát ở môi trường tăng sinh và nhân giống
cấp I, II. Chuyển dịch nuôi cấy vào môi trường định lượng có nồng độ ethanol
tương ứng là 3%, 4%, 5%, 8%, 10%, 12%.
-Tiến hành thí nghiệm 2 lô: 1 lô hấp khử trùng và 1 lô không hấp khử
trùng. Môi trường 1: hấp khử trùng; Môi trường 2 : không hấp khử trùng.
(Mục đích thực hiện môi trường không hấp khử trùng để xem giống có khả
năng chống được sự nhiễm khuẩn hay không).
-Xác định hàm lượng acid sinh ra bằng phương pháp xác định acid tổng
và ghi nhận kết quả.
-Sau khi xác định được nồng độ ethanol ban đầu thích hợp cho quá trình
lên men chúng tôi sẽ sử dụng nồng độ này cho các thí nghiệm tiếp theo.
Xác định thời gian nuôi cấy thích hợp
- Cấy chủng khảo sát vào các erlen chứa môi trường tăng sinh khối
(MT2) nuôi cấy lắc. Đo mật độ tế bào của mỗi chủng ở bước sóng 660nm cứ
24 giờ thì đo cho đến khi giá trị OD giảm. Ghi nhận kết quả.
- Cho 25% dịch tăng sinh có nuôi cấy chủng vi khuẩn khảo sát vào erlen
chứa môi trường nhân giống I (MT5), nuôi cấy lắc. Đo mật độ tế bào của mỗi
chủng ở bước sóng 660nm, cứ 24 giờ thì đo cho đến khi giá trị OD giảm. Ghi
nhận kết quả.
Xác định mật độ vi khuẩn phát triển trong môi trường nhân giống
II để chuẩn bị lên men
- Cho 25% dịch nhân giống I có nuôi cấy chủng vi khuẩn khảo sát vào
erlen chứa môi trường nhân giống II (MT6), nuôi cấy lắc trong khoảng thời
gian thích hợp. Để tính số vi khuẩn trong thể tích khảo sát ta cần đếm số
khuẩn lạc trên đĩa petri.
Đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch
Nguyên tắc:
Mỗi sinh vật đứng riêng rẽ sẽ phát triển thành một khuẩn lạc trên môi
trường thích hợp. Đếm số khuẩn lạc ta có thể tính ra số vi sinh vật trong 1 thể
tích cần nghiên cứu.
Thực hiện:
Pha loãng dịch cần đếm bằng cách dùng pipetman hút 1ml dịch vào 9ml
nước cất vô trùng. Tùy độ đục của dịch nuôi cấy mà pha loãng ở nhiều nồng
độ khác nhau. Sau đó trãi 0,1ml dịch pha loãng khác nhau lên hộp petri chứa
môi trường Ethanol-Cao nấm men . Ủ ở 300C sau 48 giờ đếm số khuẩn lạc
trên các đĩa (hai đĩa trãi cùng nồng độ pha loãng). Đếm số khuẩn lạc trên
những đĩa có từ 30-300 khuẩn lạc để tính kết quả.
Tổng vi khuẩn hiếu khí trong 1ml mẫu được tính theo công thức sau:
A(CFU/ml) = Error!
Trong đó :
N: tổng số khuẩn lạc đếm được
ni : số đĩa có số khuẩn lạc được chọn tại mỗi nồng độ pha loãng
V: thể tích mẫu cấy vào mỗi đĩa
fi : độ pha loãng có số khuẩn lạc được chọn tại các đĩa đếm
2.2.4. Các phương pháp nuôi cấy
2.2.4.1. Phương pháp nuôi cấy tĩnh
Chuyển 25% dịch nhân giống II của chủng khảo sát vào môi trường
định lượng,nuôi cấy tĩnh. Đo hàm lượng acid tổng tạo thành bằng phương
pháp chuẩn độ bằng NaOH 0,1N với phenoltalein làm chỉ thị màu.
2.2.4.2. Phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men sục khí
Chuyển 25% dịch nhân giống II vào môi trường định lượng, nuôi cấy
bằng thiết bị lên men sục khí. Đo hàm lượng acid tổng tạo thành bằng phương
pháp chuẩn độ bằng NaOH 0,1N với phenoltalein làm chỉ thị màu. Mỗi lần đo
cách nhau 24giờ, nuôi cấy cho đến khi hàm lượng acid acetic sinh ra bắt đầu
giảm.
Mô tả thiết bị lên men sục khí
Thiết bị lên men sục khí được cấu tạo như sau: Bình lên men (erlen
1000ml); Trong bình có 1 cá khuấy từ và bình đặt trên máy khuấy từ; Không
khí từ bên ngoài vào bình lên men được vô trùng nhờ đi qua 1 phễu lọc, phễu
lọc được nối với máy sục khí mục đích cung cấp oxy để quá trình oxy hoá
diễn ra nhanh; Ống thoát khí giúp không khí từ trong bình lên men thoát ra
bên ngoài môi trường; Ngoài ra còn có ống thu dịch lên men, ống tiếp nguyên
liệu trong quá trình lên men.
Hình 2.1 :Sơ đồ thiết bị lên men sục khí
6: Thiết bị lọc khí. 1. Bình lên men
7: Ống thoát khí. 2: Cá khuấy từ.
8: Ống thu dịch lên men. 3: Máy khuấy từ.
4: Máy sục khí. 9: Ống tiếp môi trường.
5: Ống thu khí.
2.2.4.3. Phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men hồi lưu
Mô tả thiết bị lên men hồi lưu
Thiết bị gồm có 2 phần
Phần trên : là thùng lên men được thiết kế theo phương pháp nhanh với
mục đích tạo bề mặt tiếp xúc lớn hơn giữa vi khuẩn acetic với không khí để
2
7
1
3
8
9
5
4
6
oxy hóa rượu. Dịch lên men được chuyển từ trên xuống và không khí được
chuyển từ dưới lên. Phản ứng sinh học được thực hiện trong khối tế bào cố
định. Trong thiết bị này dịch lên men được cho thấm dần qua giá thể BC và
được tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV001.pdf