Luận văn Chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng biển. Xét về mặt địa

lý, nước ta nằm trên tuyến đường giao thương hàng hải giữa các khu vực và

thế giới cho nên vai trò của biển là rất lớn. Vậy làm thế nào để có thể tận dụng

và phát triển tối đa nguồn lực sẵn có này, đó là một câu hỏi lớn mà Đảng và

Nhà nước đã, đang và sẽ giải quyết. “Thế kỉ XXI được thế giới xem là Thế kỉ

của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng

việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó vùng biển Việt

Nam có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và

giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó”[24, 1].

pdf13 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------******---------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2009 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: LỊCH SỬ ---------******----------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam. Mã số : 602256 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN Hà Nội - 2009 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển, như Italia thế kỉ XIV – XV, Anh thế kỉ XVII – XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XX và gần đây hơn, gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Singapore bé nhỏ hay một Trung Quốc khổng lồ. Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này thi hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo ra những đột phá thành công. Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng, mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn kết với các đại dương như: thời Phục hưng gắn với Địa Trung Hải, thời Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đông Á gắn với Thái Bình Dương. Đặc biệt, có một điều rất dễ nhận thấy là từ những năm 50 của thế kỷ XX, dân số ngày càng tăng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ngày càng xấu đi nghiêm trọng, đó là ba vấn đề mà loài người đang phải đối mặt và lo âu ngay trong thế kỉ này và cả tương lai trước mặt. Vậy đâu là con đường để giải quyết vấn đề này? Đâu là “lối thoát” cho con người trong thế kỉ XXI? Biết bao ý kiến được đưa ra nhưng ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng: Biển là niềm hi vọng của con người. Biển là chiếc nôi của con người. Biển là kho báu chưa được khai thác. Thời đại kinh tế biển đã đến. Ngày càng có nhiều nước quan tâm hơn tới biển, hướng tầm nhìn phát triển kinh tế ra đại dương nhằm phục vụ nhu cầu sống và tồn tại của con người. Xã hội loài người phát triển đến cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật ...bao nhiêu thì cũng 4 xuất hiện mối đe dọa sự sinh tồn của con người bấy nhiêu. “Xuống đất”, “ra biển”, “lên trời” là 3 lối thoát của con người, trong đó tiềm lực biển là lớn nhất. Với diện tích chiếm 71% bề mặt trái đất, biển và đại dương có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với con người. Tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được, nhưng biển và đại dương lại là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển chứa đựng một tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thể thỏa mãn yêu cầu phát triển của con người, là kho lương thực, kho khoáng sản, kho thuốc, kho năng lượng.cho sự sinh tồn và phát triển của loài người. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng biển. Xét về mặt địa lý, nước ta nằm trên tuyến đường giao thương hàng hải giữa các khu vực và thế giới cho nên vai trò của biển là rất lớn. Vậy làm thế nào để có thể tận dụng và phát triển tối đa nguồn lực sẵn có này, đó là một câu hỏi lớn mà Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ giải quyết. “Thế kỉ XXI được thế giới xem là Thế kỉ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó”[24, 1]. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế biển và đã đạt được những kết quả quan trọng, song vẫn tồn tại nhiều khó khăn và thử thách. Việc nghiên cứu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như hiệu quả thực hiện những chủ trương đó là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, vì thế bản thân tôi đã chọn đề tài “Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Biển cả bao la, mênh mông và vô tận, đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều học giả, bao gồm ba nhóm công trình nghiên cứu như sau: a. Các tác phẩm của các nhà khoa học: Lưu Văn Lợi với tác phẩm “Việt Nam đất biển trời” (nhà xuất bản Thanh niên, HN, 1990 và tái bản lại năm 2007, nêu một cách chung nhất lịch sử hình thành đất nước, từng tuyến biên giới, hải đảo Việt Nam; chủ quyền và các quyền của Việt Nam đối với biên giới, thềm lục địa và vùng trời; các vấn đề bảo vệ đất, biển trời Việt Nam. Vũ Phi Hoàng với “vùng biển và quyền làm chủ” (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân , HN, 1978) khái quát tầm quan trọng của biển và đại dương; quá trình phát triển và sự đấu tranh trên thế giới để giành quyền làm chủ trên biển và xây dựng luật biển tiến bộ; những quy định và luật lệ thông thường ở các vùng biển đối với tàu thuyền nước ngoài. Lê Cao Đoàn có tác phẩm “Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN,1999), nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội vùng đất bồi tụ nước lợ ven biển Thái Bình, trình bày kinh nghiệm thành công của các cuộc khai hoang trong lịch sử. Phạm Hồng Tung, Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Hồng Thao có cuốn“Chính sách pháp luật biển Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững” (nhà xuất bản Tư pháp, HN, 2006). Trong cuốn sách này tập thể các tác giả đưa ra những đánh giá tổng quan nhất về chính sách pháp luật về biển và nguyên tắc phát triển bền vững; chính sách biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững; hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trong việc khai thác, sử dụng và quản lý biển. 6 Nguyễn Văn Đễ, Lê Doãn Tiên, Lê Quang Long có sách “Biển Việt Nam: tiềm năng, cơ hội và thách thức” (nhà xuất bản Lao động xã hội, HN, 2008), nêu lên những định hướng kinh tế biển trước mắt, cụ thể từng ngành kinh tế biển và các địa phương có biển. Đào Duy Quát, Phạm Văn Linh với tác phẩm “Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam”( Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN, 2008), giới thiệu vị trí, vai trò và tiềm năng của biển Việt Nam; sự phát triển của các ngành như dầu khí, hàng hải, đóng tàu, khai thác thuỷ sản; vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường biển. Nguyễn Văn Dân có cuốn “ Vị trí chiến lược vấn đề biển và luật biển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương” (Viện Thông tin Khoa học xã hội, HN, 1998). Tác giả nêu lên một số luận điểm về luật và chính sách biển của khu vực châu Á, Thái Bình Dương; luật biển và chính sách biển của Việt Nam, Đông Á, Trung Quốc, Nam Thái Bình Dương, Australia, giải quyết tranh chấp và luật biển, triển vọng của luật biển ở khu vực châu Á. Luận văn “Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải giai đoạn 1986-2006” của tác giả Nguyễn Thị Thơm, Học viên cao học 2005-2008, Khoa Lịch sử -trường ĐHKHXH-NV, HN, 2008) giúp chúng ta thấy được các giai đoạn phát triển của một lĩnh vực kinh tế biển cụ thể đó là hàng hải. b. Kỉ yếu hội thảo “Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa” tổ chức tại Quảng Ninh, tháng 7/2008, nêu lên vai trò của thương cảng Vân Đồn trong lịch sử; nhận thức của Đảng về biển, đảo Việt Nam Kỉ yếu hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì được tổ chức vào tháng 12/2007, đề cập đến các ngành kinh tế biển trong giai đoạn từ 1986 đến 2007, chiến lược phát triển ngành thủy sản của Việt Nam. 7 c. Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn phải kể tới một số tạp chí khoa học như: Tạp chí Biển Việt Nam, Tạp chí Biển và bờ, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, Tạp chí cộng sản, Tạp chí Kinh tế và dự báosong tất cả đều dừng lại ở những nét khái quát nhất về biển Việt Nam và phát triển kinh tế biển. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học đối với biển, đảo Việt Nam nói chung và kinh tế biển nói riêng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo về “Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ sự những chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế biển trong những năm 1986 đến năm 2007. - Làm rõ các bước phát triển kinh tế biển dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn cụ thể, gắn với những thành tựu cụ thể của mỗi giai đoạn - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm lịch sử rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế biển. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp đầy đủ các tư liệu có liên quan đến đề tài - Chỉnh lý, hệ thống hóa tư liệu để trình bày sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế biển qua các thời gian khác nhau, gắn với hoàn cảnh cụ thể khác nhau. - Phân tích ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng cùng với những nguyên nhân của nó trong sự phát triển kinh tế biển. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 8 - Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến 2007 - Biện pháp để cụ thể hóa những chủ trương đó trong những thời đoạn lịch sử khác nhau. - Kết quả thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời gian khác nhau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thực trạng kinh tế biển Việt Nam trước khi bước vào thời kỳ Đổi mới - Những yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển kinh tế biển Việt Nam - Những thuận lợi và khó khăn trong việc xác định chủ trương phát triển kinh tế biển - Những biến động trong nước và quốc tế khi bước vào thế kỉ XX và tác động của nó đến việc xác định chủ trương phát triển kinh tế biển và hiệu quả thực hiện các chủ trương đó. -Thời gian nghiên cứu năm 1986 đến năm 2007. Với mốc khởi đầu là năm bắt đầu thời kỳ đổi mới và kết thúc vào năm 2007 khi Đảng đề ra Nghị quyết về chiến lược phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đề cập đến thời gian trước 1986 với ý nghĩa như tiền đề, điều kiện, cơ sở cho sự phát triển kinh tế ở giai đoạn sau, đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài, cũng có một số tư liệu được cập nhật thêm đến trước khi luận văn được bảo vệ nhằm làm sáng tỏ chủ trương của Đảng và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế biển Việt Nam. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu 9 - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, nhất là các văn kiện Đảng trong thời kỳ Đổi mới. - Các sách của các nhà nghiên cứu có đề cập đến biển, đảo Việt Nam và kinh tế biển. - Các bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí khoa học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: trình bày, mô tả đúng chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước trong sự phát triển kinh tế biển. - Phương pháp logic nhằm phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước. - Phương pháp khác: thống kê, tổng hợp dữ liệu, so sánh các dữ liệu đã có và đưa ra những nhận định mang tính chủ quan của người viết 6. Những đóng góp của Luận văn - Tập hợp tư liệu, bước đầu tái hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển kinh tế biển của Việt Nam từ 1986-2007. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về kinh tế biển Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng từ năm 1986 đến năm 1996. Chương 2: Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng từ năm 1997 đến năm 2007. Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban tư tưởng văn hóa trung ương.(2007), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia. 2. Bộ Ngoại Giao ( 2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 3. Chỉ thị của Ban bí thư ngày 23/9/1997 về phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4. Nguyễn Văn Dân (1998), Vị trí chiến lược vấn đề biển và luật biển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Viện Thông tin Khoa học xã hội. 5. PSG.TS. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXb Tư pháp. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IV, Nxb Sự thật. 7. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật 9. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 10. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 11. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 54, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 11 12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Đễ, Lê Doãn Tiên, Lê Quang Long (2008), “Biển Việt Nam: tiềm năng, cơ hội và thách thức” Nxb Lao động xã hội. 15. Lê Cao Đoàn (1999), Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển, Nxb Chính trị Quốc gia 16. Võ Nguyên Giáp (1987), Kinh tế biển và khoa học kĩ thuật về biển ở nước ta, Nxb Nông nghiệp 17. PGS.TS.Vũ Quang Hiển (2008), Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo (1986-2007). Kỷ yếu hội thảo “Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa” . 18. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8 (1996) Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 19. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa (2007), Địa mạo bờ biển Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên. 20. Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam đất biển trời, Nxb Hà Nội 21. PGS.TS.Đỗ Hoài Nam (2007), Chiến lược biển và tầm nhìn phát triển mới. Kỉ yếu hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam”. 22. PGS.TS. Đỗ Hoài Nam (2007), Chiến lược kinh tế biển: cách tiếp cận và những nội dung chính. Kỉ yếu hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam”. 23. Th.S.Lê Quỳnh Nga (2008), Nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về biển và vai trò kinh tế biển, Kỷ yếu hội thảo “Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa”. 12 24. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, năm 2007. 25. Lê Minh Nghĩa, Vũ Phi Hoàng (1994), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Nxb Chính trị quốc gia 26. Nguyễn Quốc Nhật (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, NXb Chính trị quốc gia. 27. Đào Duy Quát, Phạm Văn Linh (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 28. Tạp chí Biển Việt Nam 29. Tạp chí Con số và sự kiện số 9/2007 30. Tạp chí Cộng sản số 777/2007 31. Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, HN-1994 Biển và đảo Việt Nam, 32. Tạp chí Dầu khí, tháng 2/2008 33. Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2/2008 34. Tạp chí Hàng hải Việt Nam số 3/2008 35. Tạp chí Kinh tế dự báo số 6/2007 36. Tạp chí Kinh tế dự báo số 8/2007 37. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 20/2008 38. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7/2007 39. Tạp chí Tài nguyên và môi trường tháng 7/2007 40. Tạp chí Thông tin và Phát triển, số 1/2008 41. Tạp chí Thương mại số 24/2007 42. Tạp chí thủy sản số 1/2007 43. Tập san Biên giới và lãnh thổ, số 1/1995 44. Bùi Tất Thắng (2007), Chiến lược biển và tầm nhìn công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới. Kỉ yếu hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam”. 13 45. Tổng cục thống kê (2001), Niên giám thông kê năm 2000, Nxb Thống kê 46. Website. Dangcongsan.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchu_truong_cua_dang_va_nha_nuoc_viet_nam_ve_phat_trien_kinh_te_bien_tu_nam_1986_den_nam_2007_nguyen.pdf
Tài liệu liên quan