Luận văn Chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp một

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lí do chọn đề tài.7

2. Mục đích nghiên cứu .8

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.8

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .8

5. Giả thuyết nghiên cứu .8

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .8

7. Phương pháp nghiên cứu .9

8. Đóng góp của luận văn .10

9. Cấu trúc của luận văn .10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUẨN BỊ HỌC VIẾT CHO TRẺ

5 - 6 TUỔI TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT . 11

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .11

1.1.1. Trên thế giới .11

1.1.2. Trong nước .12

1.2. Khái quát về hệ thống âm và chữ viết tiếng Việt .15

1.2.1. Ngữ âm .15

1.2.2. Chữ viết. Mối quan hệ giữa âm và chữ .16

1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi liên quan đến việc chuẩn bị học viết trước

khi vào lớp Một .19

1.3.1. Đặc điểm về thể chất .19

1.3.2. Đặc điểm về ngôn ngữ.20

1.3.3. Đặc điểm về nhận thức.21

1.4. Việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một .22

1.4.1. Cơ sở và quá trình học viết của trẻ.22

1.4.2. Sự cần thiết của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một .32

1.4.3. Sự chuyển tiếp giữa việc chuẩn bị học viết ở trường MN với việc học viết ở

trường tiểu học .344

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ HỌC VIẾT CHO TRẺ 5

- 6 TUỔI TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON

TẠI TP.HCM . 40

2.1. Tổ chức khảo sát .40

2.1.1. Mục đích khảo sát .40

2.1.2. Đối tượng khảo sát .40

2.1.3. Nội dung khảo sát.41

2.1.4. Tiêu chí và thang đo đánh giá .42

2.1.5. Cách thức tiến hành khảo sát.43

2.2. Kết quả khảo sát .43

2.2.1. Nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các chương trình GDMN .43

2.2.2. Kết quả khảo sát trên GVMN về thực trạng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 -

6 tuổi trước khi vào lớp Một tại một số trường MN .46

2.2.3. Kết quả khảo sát trên trẻ về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào

lớp Một tại một số trường MN .62

2.2.4. Nhận thức của phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước

khi vào lớp Một .64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI CHUẨN BỊ HỌC

VIẾT TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT. 68

3.1. Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào lớp Một.68

3.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn .68

3.1.2. Biện pháp 2: Tổ chức các giờ học LQCV cho trẻ .71

3.1.3. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi về con chữ, tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn,

lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động viết .73

3.1.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến

việc viết .75

3.1.5. Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động với sách.76

3.1.6. Biện pháp 6: Thực hiện việc chuẩn bị học viết cho trẻ mọi lúc mọi nơi và tích hợp

trong các hoạt động khác.78

3.1.7. Biện pháp 7: Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh.79

3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất.81

3.3. Thực nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị học viết trước khi vào

lớp Một.81

3.3.1. Mục đích thực nghiệm.81

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm .82

3.3.3. Phạm vi thực nghiệm.825

3.3.4. Thời gian thực nghiệm .82

3.3.5. Điều kiện tiến hành thực nghiệm .82

3.3.6. Nội dung thực nghiệm.82

3.3.7. Các tiêu chí và thang đánh giá .83

3.3.8.Tiến hành thực nghiệm.83

3.3.9. Phân tích kết quả thực nghiệm .86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105

PHỤ LỤC . 108

pdf146 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện về cơ sở vật chất của trường không cho phép và số lượng trẻ trên một lớp quá đông. Đó là những khó khăn cản trở việc tiến hành các hoạt động chuẩn bị học viết cho trẻ. Bên cạnh đó, còn một bộ phận GV thiếu chủ động sáng tạo với công việc này. Họ thường sử dụng các hoạt động đơn giản, tốn ít thời gian và công sức hơn. Chính thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một. 2.2.2.6. Các hình thức GV thường xuyên sử dụng để chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi Tìm hiểu các hình thức mà GV ở trường MN thường sử dụng để chuẩn bị học viết cho trẻ, chúng tôi được kết quả trong bảng sau: Bảng 2.8. Các hình thức tổ chức thực hiện Quy mô Hình thức tổ chức Cả lớp Theo nhóm Cá nhân Tổng SL % SL % SL % % 1. Tiết học 94 88.7 12 11.3 0 0 100 2. Sinh hoạt hằng ngày 88 83 7 6.6 5 4.7 94.3 3. Vui chơi 9 8.5 76 71.7 0 0 80.2 4. Tham quan, dạo chơi 26 24.5 10 9.4 0 0 33.9 5. Sự kiện, lễ hội 32 30.2 0 0 0 0 30.2 6. Các hình thức khác Theo bảng trên, hầu hết các hình thức mà các GV thường tiến hành là theo quy mô cả một lớp học vì hình thức này dễ thực hiện lại phù hợp với điều kiện của nhiều trường. Số ít 55 chọn hình thức theo nhóm và cá nhân vì theo họ nó khó thực hiện, không đủ thời gian. Việc chọn hình thức với quy mô cả lớp học sẽ tạo điều kiện cho trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau. Song hạn chế của nó là ở chỗ: dù cùng lứa tuổi, nhưng mỗi đứa trẻ lại có những đặc điểm khác nhau, năng lực không đồng đều nhau. Nếu tổ chức dạy với số đông như thế, hoặc là sẽ không kích thích được sự đam mê, sáng tạo của các trẻ thông minh, tiếp thu nhanh; hoặc là sẽ khiến những trẻ chậm hơn luôn lúng túng, thiếu tự tin dễ sinh ra chán nản. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay người ta lại quan tâm đến việc dạy học theo cá thể. Nếu việc sử dụng hình thức cả lớp một cách thường xuyên thì GV khó theo dõi đánh giá được từng trẻ, GV khó theo dõi được mức độ, kết quả và thái độ của trẻ khi tham gia vào các hoạt động. Cũng vì thế, GV sẽ không có những tác động kịp thời đối với những trẻ yếu hoặc có một số khó khăn nào đó trong quá trình tham gia các hoạt động. Về hình thức tiến hành cũng có tỉ lệ không khác nhau: tiết học (100%), sinh hoạt hằng ngày (94.3%), vui chơi (80.2%) được các GV chọn sử dụng nhiều, còn các hình thức khác rất ít GV lựa chọn như: tham quan, dạo chơi (33.9%), lễ hội sự kiện (30.2%). Theo chúng tôi, hình thức tham quan, dạo chơi, lễ hội sự kiện cũng cần được khai thác nhiều hơn, vì có rất nhiều hoạt động để LQCV khá thú vị. Đây chính là một cách giúp trẻ thêm hứng thú và hiểu hơn về chữ viết, nhất là việc trẻ hiểu ý nghĩa của các con chữ mà mình viết ra trong các hoạt động đó. Mặt khác, bảng 2.8 cũng cho thấy: 100% các GV chọn tiết học là hình thức thường xuyên sử dụng, còn các hình thức như vui chơi, sinh hoạt hằng ngày số GV chọn chưa phải là tuyệt đối. Một số GV cho rằng việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một chỉ cần thực hiện trên các tiết học, còn các hoạt động khác thì không cần thiết. Thực chất việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một được tổ chức thường xuyên với mọi hình thức và các hình thức phải có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau. Trao đổi với cô T.T.M.A một GVMN có kinh nghiệm lâu năm, cô cho biết: “Ở lớp có rất nhiều việc, bây giờ còn phổ cập trẻ 5 tuổi, mà trẻ 5 - 6 tuổi thì có rất nhiều nội dung cần phải dạy. Để chuẩn bị cho trẻ học viết thì giờ học vẫn được ưu tiên còn các giờ khác thì nói thật là phải có thời gian mới triển khai được. Dù rất muốn làm nhưng thời gian lại không cho phép nên đôi khi có những nội dung làm không kỹ, không sâu cũng phải chịu”. Cô N.T.T.L, hiệu phó chuyên môn một trường MN tại quận 10, chia sẻ: “Đầu năm trường triển khai kế hoạch giáo dục năm xuống cho các GV, trong đó vừa có các nội dung 56 vừa có các hình thức tổ chức hoạt động, các GV căn cứ vào tình hình của lớp mà lựa chọn nội dung và hình thức cho phù hợp. Từ các giờ sinh hoạt cho đến giờ học rồi giờ chơi đều có triển khai cho GV. Nhưng tình trạng GV bỏ sót nội dung cũng như lựa chọn hình thức chưa đa dạng, phong phú vẫn còn.” Điều này cho thấy tình hình sử dụng các hình thức để chuẩn bị học viết cho trẻ của GV còn hạn chế và thiếu linh hoạt. Có hình thức được GV sử dụng rất thường xuyên, có hình thức lại rất ít khi GV sử dụng. Việc giúp GV sử dụng đa dạng và đồng đều các hình thức sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một. 2.2.2.7. Các biện pháp thường được GVMN sử dụng để công tác chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt hiệu quả cao Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một STT Biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ % % % % 1 Thiết kế, sử dụng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn 79.2 20.8 0 0 2 Tổ chức các giờ học LQCV 70.8 22.6 6.6 0 3 Tổ chức các trò chơi về con chữ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động viết 55.6 32.1 12.3 0 4 Tổ chức các hoạt động với sách 0 7.5 58.5 34 5 Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến việc viết như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cầm sách, hướng đọc - viết 4.7 46.2 25.5 23.6 6 Thực hiện việc chuẩn bị học viết cho trẻ mọi lúc mọi nơi và tích hợp trong các hoạt động khác 8.5 61.3 19.8 10.4 7 Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh 0 29.2 30.2 40.6 8 Biện pháp khác 4.7 57 Kết quả ở bảng trên cho thấy: thiết kế, sử dụng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn là biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất (79.2%); điều này là hợp lý bởi lẽ một khi thiết kế, sử dụng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn thì trước hết gây sự hứng thú ở trẻ, trẻ được học một cách tự nhiên, không gò ép, đặc biệt tạo cho trẻ khả năng chủ động tìm tòi, khám phá và tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn 20.8% GV chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng biện pháp thiết kế, sử dụng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn để chuẩn bị học viết cho trẻ. Mặc dù, kết quả từ phiếu điều tra cho thấy đây là biện pháp các GV thường xuyên sử dụng nhưng khi quan sát các lớp lá ở các các trường MN mà chúng tôi khảo sát thì chúng tôi nhận được kết quả ngược lại. Các GV đều xây dựng và thiết kế môi trường chữ viết, tuy nhiên, không ít GV xây dựng môi trường một cách sơ sài và dường như phục vụ cho việc trang trí lớp hơn. Có nhiều lớp, MTCV hầu như đều là chữ viết của cô, sản phẩm của cô, không có hoặc có rất ít chỗ dành cho trẻ được trải nghiệm hoạt động LQCV. Với nhiều lợi thế từ biện pháp thiết kế, sử dụng môi trường chữ viết phong phú và hấp dẫn thì các GV nên sử dụng thường xuyên để chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một. Đổi mới và tổ chức các giờ học làm quen chữ viết là biện pháp cũng có số lượng GV sử dụng khá nhiều. Cụ thể, 70.8% GV thường xuyên sử dụng, 22.6% GV thỉnh thoảng sử dụng và chỉ có 6.6% GV không sử dụng. Sở dĩ số đông giáo viên quan tâm đến biện pháp này là do tiết học được tổ chức theo cả lớp và nhóm là hình thức chủ yếu như đã đề cập ở phần trước. Có thể nói đây là một biện pháp quan trọng để chuẩn bị học viết cho trẻ bởi vì giờ học LQCV ngoài việc trẻ được cung cấp các biểu tượng đúng về chữ viết trẻ còn được trang bị các kĩ năng liên quan đến việc viết. Tháng 3/2013, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức bồi dưỡng chuyên đề “Đổi mới và nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ mầm non”. Trong quá trình triển khai, chúng tôi thấy các giờ học được thực hiện một cách cứng nhắc, không phù hợp với đặc điểm của từng quận, từng trường. Chẳng hạn, chuyên đề có chia làm hai giờ học, một giờ dành cho trẻ đã biết chữ, một giờ cho trẻ chưa biết chữ. Nhưng có trường vẫn thực hiện giờ học dành cho trẻ đã biết chữ trong khi không có các trẻ thuộc diện này. Từ đó cho thấy việc vận dụng những đổi mới giờ học LQCV cần phải linh hoạt, uyển chuyển tùy thuộc vào tình hình của mỗi lớp, mỗi trường. 58 Tiếp theo biện pháp đổi mới và tổ chức các giờ học làm quen chữ viết là biện pháp tổ chức các trò chơi về con chữ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động viết cũng được khá đông GV sử dụng (54.7%). Theo ý kiến của các GV thì đây cũng là một biện pháp cần phải sử dụng thường xuyên vì với trẻ MN chơi mà học, học mà chơi. Thông qua các trò chơi trẻ sẽ làm quen với các kĩ năng tiền viết, mà các trò chơi luôn tạo ra niềm vui, sự hứng thú cho trẻ từ đó trẻ sẽ tích cực tham gia các hoạt động hơn, cẩn thận và chính xác hơn khi thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Song con số 38.7% GV thỉnh thoảng sử dụng và 6.6% GV hiếm khi sử dụng biện pháp này là không nhỏ. Như thế cũng có nghĩa là có một bộ phận không nhỏ các trẻ không có cơ hội tham gia vào hoạt động viết bằng các trò chơi. Để trẻ được trải nghiệm với các hoạt động viết, ngoài việc tổ chức các trò chơi về con chữ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động viết thì tổ chức các hoạt động với sách cũng là một biện pháp mang lại nhiều hiệu quả. Thông qua hoạt động với sách, trẻ vừa làm quen với việc đọc - viết, lại vừa phát triển nhận thức. Cũng qua hoạt động này, GV khơi dậy ở trẻ niềm yêu thích sách, thích đọc sách, có thói quen đọc sách và có ý thức bảo quản giữ gìn sách đặc biệt trẻ được trải nghiệm với hoạt động viết nhiều hơn. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ở bảng 2.8 thì không có GV nào thường xuyên sử dụng biện pháp này, chỉ có 7.5% GV thỉnh thoảng sử dụng, có đến 58.5% GV hiếm khi sử dụng và 34% GV không bao giờ sử dụng biện pháp này. Như vậy, có thể thấy rằng biện pháp tổ chức các hoạt động với sách ít được GV quan tâm mặc dầu hiệu quả của nó rất cao. Có 4.7% GV thực hiện thường xuyên biện pháp hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến việc viết như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cầm sách, hướng đọc - viết; 46.2% GV thỉnh thoảng mới sử dụng; 25.5% GV hiếm khi sử dụng và có tới 23.6% GV không bao giờ sử dụng biện pháp này. Như vậy, rất ít GV hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến việc viết như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cầm sách, hướng đọc - viết. Một số GV cho biết họ hướng dẫn các thao tác chung với cả lớp và lồng vào các hoạt động khác để trẻ tự hình dung, một số thì cho rằng MN không dạy viết trước nên không cần hướng dẫn chính xác, một số khác thì không có ý kiến gì. Biện pháp hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác liên quan đến việc viết như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cầm sách, hướng đọc - viết rất cần thiết trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ. Nếu ngay từ đầu trẻ không được chỉ dẫn sẽ lúng túng và tiếp thu chậm hơn khi vào lớp Một, hoặc sự chỉ dẫn không chuẩn sẽ rất khó khăn cho việc sửa lại sau này. 59 Theo thống kê của chúng tôi, biện pháp thực hiện việc chuẩn bị học viết cho trẻ mọi lúc mọi nơi và tích hợp trong các hoạt động khác (bảng 2.9) được GV quan tâm ở những mức độ khác nhau: 61.3% GV thỉnh thoảng sử dụng; 19.8% GV hiếm khi sử dụng, 10.4% GV không bao giờ sử dụng. Tình hình chung là biện pháp này có được chú ý nhưng chưa nhiều. Đúng là để thực hiện biện pháp này cần phải đầu tư về thời gian, ý tưởng, phải một lúc tích hợp, lồng ghép các hoạt động. Có lẽ vì thế mà GV thường né tránh, ngại ngần trong việc sử dụng biện pháp khá khả thi này. Ngoài ra, có một biện pháp ít được các giáo viên sử dụng nữa là tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh. Chỉ có 29.2% GV thỉnh thoảng sử dụng, 30.2% GV hiếm khi sử dụng và có đến 40.6% GV không bao giờ sử dụng biện pháp này. Trao đổi với một GVMN, cô B.T.K.N, một trường MN tại quận 9 cho biết: “Chương trình dạy giữa các cấp còn chưa thống nhất với nhau nên khi phối hợp với phụ huynh rất khó. Giáo viên mầm non thì nói không dạy chữ trước, chỉ làm quen, chuẩn bị thôi, nhưng phụ huynh lại lo lắng và không hiểu nên mỗi lần họp phụ huynh nói họ không nghe, hoặc có nghe họ cũng không chịu, cũng chẳng biết làm sao nên bỏ luôn”. Cô Đ.T.A cũng cho biết thêm: “Cả năm họp phụ huynh được mấy lần. Chỉ có thể nhắc nhở, trao đổi với phụ huynh thôi. Chứ họ có cho con đi học trước cũng không biết được, rất khó cho giáo viên mầm non”. Chúng ta biết rằng, công việc giáo dục là của cả cộng đồng, là sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội. Bất cứ một hoạt động nào, một nội dung nào cũng cần có sự thống nhất, chia sẻ trách nhiệm của cả GV và phụ huynh. Việc dạy trẻ làm quen với chữ viết và chuẩn bị viết chữ cũng rất cần có sự phối hợp của nhà trường và gia đình. Vì thế biện pháp tuyên truyền cho phụ huynh, kết hợp với phụ huynh cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị cho trẻ học viết cần được quan tâm. Công tác này làm tốt giáo viên sẽ nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ phía phụ huynh. Phụ huynh sẽ nhận thức đúng về việc chuẩn bị học viết cho con em mình trước khi vào lớp Một. Ngoài các biện pháp chúng tôi đưa ra, có 5.7% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng thêm một số biện pháp khác như: động viên, khuyến khích trẻ; tổ chức các thí nghiệm và cho trẻ mô tả thí nghiệm bằng cách viết hay sử dụng công nghệ thông tin và dùng các tác phẩm văn học. 60 Trên đây là kết quả khảo sát của chúng tôi về tình hình sử dụng các biện pháp chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn TP.HCM. Kết quả khảo sát cho thấy các trường đều rất quan tâm đến việc vận dụng các biện pháp. Song việc sử dụng các biện pháp chưa đồng đều. Có biện pháp được sử dụng thường xuyên, có biện pháp chưa được sử dụng hoặc ít được sử dụng. Việc sử dụng các biện pháp cũng chưa đồng bộ, thiếu linh hoạt. Quan điểm dạy học tích hợp, đồng tâm chưa thực sự được quán triệt. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên do như: cơ sở vật chất thiếu thốn khó để thực hiện các hoạt động bằng biện pháp này biện pháp kia; thời lượng dành cho hoạt động không nhiều; khả năng của trẻ không đồng đều nhau; chưa có sự phối hợp của phụ huynh v.vĐó cũng là những khó khăn của việc triển khai công việc mà chúng tôi trình bày ở mục sau. 2.2.2.8. Những khó khăn của GVMN trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi Việc xác định, chỉ ra được những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị học viết cho trẻ là rất quan trọng. Có như thế GV mới tìm ra được hướng khắc phục. Tìm hiểu những khó khăn mà GV thường gặp khi chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một, chúng tôi được kết quả sau: Bảng 2.10. Những khó khăn của GV trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi STT Khó khăn SL % 1 Số lượng trẻ trong một lớp đông 99 93.4 2 Giáo viên chưa nắm vững về công tác chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi 25 23.6 3 Phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một 77 72.6 4 Phương tiện vật chất, đồ dùng, đồ chơi và tài chính còn thiếu 34 32.1 5 Giáo viên chưa sử dụng các biện pháp nhằm chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một hiệu quả 49 46.2 6 Thời gian bị bó hẹp trong khuôn khổ, không có nhiều thời gian để trẻ hoạt động, trải nghiệm 84 79.2 7 Khó khăn khác 3 2.8 Bảng 2.8 cho thấy có những khó khăn từ khách quan, có những khó khăn từ chủ quan. Nhóm khó khăn thuộc về khách quan như sĩ số trẻ phân bố trong một lớp còn quá đông. Có 61 93.4% giáo viên đề cập đến khó khăn này. Các phương tiện dạy và học như đồ chơi, đồ dùng nghèo nàn thiếu thốn, thiếu không gian cho trẻ hoạt động; kinh phí hạn hẹp cũng là những khó khăn mà không ít giáo viên băn khoăn trăn trở (31.2%). Thời gian để thực hiện lại eo hẹp, có đến 79.2% giáo viên đề cập đến khó khăn này. Những khó khăn chủ quan phải kể đến là GV chưa thực sự am tường về công việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi nên chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả các biện pháp (như đã trình bày ở trên). Ở một số trường, BGH chưa thực sự quan tâm đến nội dung chuẩn bị học viết cho trẻ. Một khó khăn nữa không thể không kể đến là nhận thức của phụ huynh (76.2% GV đặt ra khó khăn này). Có những phụ huynh quan niệm rằng không cần phải chuẩn bị trước, vào lớp Một trẻ khắc được học; lại có không ít phụ huynh lại cho rằng dạy viết chữ ngay cho trẻ ở bậc MN không cần phải có bước chuẩn bị. Từ chỗ nhận thức chưa đúng như thế, nên phụ huynh chưa có sự phối hợp, tạo điều kiện để nhà trường tiến hành công việc thuận lợi. Bên cạnh đó, có 3 GV chia sẻ thêm một số khó khăn khác như: ban giám hiệu chưa quan tâm; GV ít được bồi dưỡng chuyên môn. Những khó khăn khách quan này phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một. 2.2.2.9. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN Qua khảo sát, chúng tôi thấy ý kiến đề xuất của GV các trường MN đối với việc nâng cao hiệu quả của việc chuẩn bị học viết cho trẻ khá tập trung và khá phong phú. Phần lớn đều xoay quanh các nội dung sau: - Cần có sự thống nhất giữa chương trình GDMN với chương trình giáo dục Tiểu học. - Cần sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một. - Cần có thời gian và không gian nhiều hơn cho trẻ hoạt động. - Cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các Sở, các Phòng Giáo dục đối với công tác chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một. - Cần tổ chức các hội thảo để bàn, trao đổi kinh nghiệm về công tác này. - Cần lồng ghép hoạt động chuẩn bị học viết với các hoạt động khác. - Cần hỗ trợ về kinh phí cho công tác này. 62 Những ý kiến đề xuất trên đây hoàn toàn chính đáng và rất thiết thực. Những nội dung đề xuất này không có gì khác đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, chất lượng của việc chuẩn bị học viết cho trẻ MN trước khi vào lớp Một. Đây là một trong những cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này. 2.2.3. Kết quả khảo sát trên trẻ về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một tại một số trường MN Chúng tôi đã trò chuyện với trẻ, dự giờ các hoạt động giáo dục mà GVMN tổ chức, đồng thời quan sát trẻ, ghi chép và sử dụng tiêu chí đánh giá và thang đo đã trình bày ở tiểu mục 2.4 để đánh giá sơ bộ về khả năng của trẻ. Trước tiên, chúng tôi dự giờ các giờ học LQCV của GVMN đang dạy ở lớp lá tại các trường Rạng Đông 10 (quận 6) và Mầm Non 13 (quận Tân Bình). Chúng tôi sử dụng phiếu dự giờ (phụ lục 6) để quan sát, ghi chép các hoạt động và biểu hiện của trẻ trong các hoạt động liên quan đến việc viết. Sau đó, chúng tôi tiếp tục quan sát trẻ ở các giờ chơi góc và sử dụng phiếu quan sát trẻ (phụ lục 7) để quan sát kĩ hơn các trẻ về thái độ, hành vi của trẻ khi tham gia các hoạt động liên quan đến việc viết. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.11: Bảng 2.11. Bảng kết quả khảo sát trên trẻ về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng SL 7 5 58 10 80 % 8.75 6.25 72.5 12.5 100 Qua kết quả khảo sát trên trẻ, chúng tôi nhận thấy: trẻ đạt loại trung bình và yếu chiếm 85% tổng số đã trẻ khảo sát; trong đó, số trẻ đạt loại trung bình chiếm 72,5% và yếu chiếm 12.5%. Trẻ đạt loại khá và tốt chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có 8.75% trẻ đạt loại tốt và 6.25% trẻ đạt loại khá. Biểu đồ 2.1 thể hiện khá rõ kết quả khảo sát trên trẻ về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một tại một số trường MN. 63 8.75 6.25 72.5 12.5 Tốt Khá Trung bình Yếu Biểu đồ 2.1. Biểu đồ kết quả khảo sát trên trẻ về việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một Số lượng trẻ đạt loại tốt không nhiều (chiếm 8.75%). Đó là những trẻ tích cực, hăng say, chủ động trong các hoạt động liên quan đến việc viết, hăng hái tham gia “đọc - viết” trong mọi hoạt động. Có thể kể đến các bé như: T.T.T.Trang, M.H.K.Ngân, N. Đ.M.Quân, Đ.L.T.Ly, P.T.Lợi Những trẻ này rất thích sử dụng các dụng cụ viết khi chơi và rất hay tỏ ra là mình đã biết đọc, biết viết để chỉ dẫn cho các bạn, khi viết các bé ngồi thẳng, đầu thẳng và cầm bút rất đúng. Trong khi đó số lượng trẻ đạt loại trung bình có tỉ lệ rất cao, chiếm 72.5%. Những trẻ này cũng khá tích cực, hăng say với các hoạt động LQCV mà GV tổ chức, nhưng ít khi chủ động tham gia “đọc - viết” trong các hoạt động khác, hoặc trong quá trình chơi trẻ tỏ ra chán nản và không tham gia nữa, tư thế ngồi và cách cầm bút của trẻ thường không đúng. Một số trẻ như: H.G.Tính, L.B.Châu, N.T.Khang khi cô tổ chức các trò chơi với con chữ, các bé ít tham gia, khi viết các bé cúi sát đầu, tì ngực vào bàn, có lúc cầm bút bằng cả bàn tay, khi sao chép chữ các bé rất ít khi hoàn thành xong nhiệm vụ, có lúc vẽ bậy vào giấy rồi ngồi nhìn các bạn làm. Bên cạnh đó, có 12.5% trẻ xếp loại yếu. Trong số 10 bé này, có những bé tên của mình cũng không viết được, không dám cầm bút và chỉ ngồi xem các bạn chơi. Những bé này rất rụt rè và lo lắng về bản thân khi tham gia các hoạt động viết. Hai bé N.D. Lâm, N.T.Tâm rất sợ viết và trên giờ học hay trong giờ chơi thì cả hai bé đều tỏ vẻ thờ ơ với hoạt động viết, đôi khi các bé còn bỏ dở ngay khi mới bắt đầu. Những trường hợp này nếu GV không có biện pháp giúp đỡ kịp thời thì khi vào lớp Một các bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn không chỉ với môn tiếng Việt mà cả với các môn học khác. 64 Nhìn chung, đa số trẻ thích tham gia các hoạt động liên quan đến viết, nhưng vì nhiều lí do mà trẻ ít có cơ hội được tham gia. Một phần là do cơ sở vật chất chưa phong phú, đa dạng; GV ít đầu tư, chăm chút cho các hoạt động này; một phần nữa là do các trò chơi thường lặp đi lặp lại trong các hoạt động góc và đặc biệt trẻ ít được tạo nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động một cách tích cực và chủ động. Như vậy, việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một của GV hiện nay chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó, vấn đề này cần nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn của GV, nhất là GV cần có những biện pháp kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động viết một cách tích cực, chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để trẻ có thể học viết tốt khi bước vào lớp Một. 2.2.4. Nhận thức của phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp Một Qua khảo sát 285 phụ huynh, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 2.12. Mức độ quan tâm của phụ huynh đến việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một STT Sự quan tâm của phụ huynh SL % 1 Rất quan tâm 285 100 2 Ít quan tâm 0 0 3 Không quan tâm 0 0 Kết quả trên cho thấy 100% phụ huynh đều rất quan tâm đến việc chuẩn bị học viết cho con mình trước khi vào lớp Một. Qua phiếu hỏi phụ huynh về thái độ của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia những hoạt động học viết khi ở nhà, chúng tôi cũng thu được kết quả: Bảng 2.13. Thái độ của trẻ khi tham gia những hoạt động liên quan đến viết khi ở nhà STT Thái độ của trẻ SL % 1 Rất hứng thú 227 79.6 2 Ít hứng thú 58 20.4 3 Không hứng thú 0 0 65 Có 79.6% phụ huynh khẳng định con mình rất hứng thú với các hoạt động liên quan đến viết chữ và 20.4% cho biết trẻ ít hứng thú. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng trẻ em rất hứng thú với những gì liên quan đến chữ viết và với việc viết chữ dù ở trường hay ở nhà. Đó là điều vô cùng thuận lợi cho người lớn trong việc chuẩn bị cho trẻ học viết. Bởi trẻ đã sẵn sàng, luôn sẵn sàng để học. Tư thế sẵn sàng ấy là dấu hiệu của việc tiếp thu có hiệu quả của trẻ. Như vậy, điều quan trọng mà GV và phụ huynh cần làm là duy trì và kích thích hứng thú ấy cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc kể cả khi trẻ đã vào lớp Một. Để hiểu hơn mối quan tâm của GV, phụ huynh, sự phối hợp của GV với phụ huynh đối với việc chuẩn bị học viết cho trẻ, chúng tôi tiến hành thăm dò và được kết quả sau: Bảng 2.14. Sự trao đổi của phụ huynh về các hoạt động viết ở nhà của trẻ với GV STT Phụ huynh trao đổi về các hoạt động ở nhà của trẻ SL % 1. Thường xuyên 115 40.3 2. Thỉnh thoảng 98 34.4 3. Hiếm khi 72 25.3 Theo như kết quả từ bảng 2.14 cho thấy, số phụ huynh hiếm khi trao đổi với GV chiếm 25.3%, và thỉnh thoảng trao đổi với GV chiếm 34.4%. Các con số trên cho thấy việc trao đổi giữa GV và phụ huynh còn hạn chế. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc nắm bắt khả năng của từng trẻ cũng như việc lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động chuẩn bị học viết cho trẻ của GV. Như trên đã nói, 100% phụ huynh khi được hỏi đều cho biết mình rất quan tâm đến việc học của con em mình trong đó có việc chuẩn bị học viết. Sự quan tâm ấy không phải chỉ bằng lời nói, qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy sự quan tâm ấy được thể hiện bằng những hành động cụ thể như cho bé đi học thêm để tập viết chữ theo chương trình lớp Một, tạo cho trẻ niềm vui đối với hoạt động viết chữ, cùng trẻ trải nghiệm các hoạt động viết ở nhà. Bảng 2.15. Sự tham gia của phụ huynh trong việc chuẩn bị học viết cho trẻ trước khi vào lớp Một STT Sự tham gia của phụ huynh SL % 1 Cho bé đi học thêm để tập viết chữ theo chương trình lớp Một 207 72.6 2 Tạo ni

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_5514063180_0945_1872373.pdf
Tài liệu liên quan