Luận văn Thực hiện chính sách xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU

MẪU .8

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công.8

1.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới và

khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.12

1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu thực hiện chính sách xây dựng Nông

thôn mới và Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu.14

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

và Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu .18

1.5. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới và Khu dân cư Nông thôn mới kiểu

mẫu của một số địa phương .22

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG

KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Ở HUYỆN THĂNG

BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM.28

2.1. Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới và Khu dân cư Nông thôn

mới kiểu mẫu ở tỉnh Quảng Nam.29

2.2. Thực hiện các chính sách xây dựng Nông thôn mới và Khu dân cư Nông

thôn mới kiểu mẫu tại huyện Thăng Bình.33

2.3. Đánh giá thực hiện chính sách xây dựng Khu dân cư Nông thôn mới kiểu

mẫu tại huyện Thăng Bình .59

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM .64

3.1. Mục tiêu, quan điểm xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.64

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Thăng Bình đã đăng ký xã Bình Sa vào danh sách các xã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM vào năm 2017 và được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất, vì vậy yêu cầu đặt ra UBND xã phải hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào năm 2017. Để triển khai Chương trình xây dựng NTM đạt kết quả, UBND xã thành lập BCĐ-BQL XD NTM, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ-BQL xây dựng NTM phụ trách đứng điểm tại các địa bàn thôn để kịp thời hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các thôn thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và ban 38 hành quyết định phân công các ban ngành, hội, đoàn thể phụ trách và chịu trách nhiệm thực hiện từng tiêu chí nông thôn mới, ở mỗi thôn thành lập Ban phát triển của thôn, UBMTTQVN xã thành lập Ban giám sát cộng đồng, tổ chức giám sát xây dựng các công trình trên địa bàn xã. * Công tác truyền thông, tuyên truyền đào tạo, tập huấn a) Công tác truyền thông, tuyên truyền: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt nhân dân luôn được các ngành, hội, đoàn thể thường xuyên thực hiện đã tác động mạnh mẽ vào tư tưởng, ý thức của cán bộ và nhân dân. Đài truyền thanh xã thường xuyên xây dựng các tin, bài liên quan đến nông thôn mới để nhân dân nắm vững chủ trương, nguyên tắc xây dựng NTM. Đồng thời kịp thời phản ảnh các cá nhân, tập thể điển hình, tiêu biểu trên địa bàn xã trong quá trình xây dựng NTM. Định kỳ 1 lần/tuần đài truyền thanh của xã phát thanh riêng chuyên đề về xây dựng NTM. b) Công tác đào tạo, tập huấn: Trung tâm học tập cộng đồng phát huy được hiệu quả. Trong những năm qua, liên kết với phòng NN&PTNT, Kinh tế và Hạ tầng, Lao động –Thương binh và XH, trạm BVTV, trạm thú y huyện Thăng Bình và các trung tâm dạy nghề của huyện đã mở nhiều lớp đào tạo nghề, tập huấn trực tiếp cho người lao động tại địa phương với lực lượng tham gia đông đúc. Trong năm 2016 -2017 đã mở được 02 lớp thú y (30 học viên), 01 chăn nuôi trên đệm lót sinh học (20 học viên), 07 lớp nuôi lợn (70 học viên) * Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập a) Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp; lập, phê duyệt đề án PTSX, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp: + Về công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu- cánh đồng tập trung: Bước đầu tổ chức dồn điền đổi thửa tại tổ 3, thôn bình Trúc 1 với diện tích 39 20 ha và tổ 1a, 1b thôn Châu khê diện tích 17ha. Hiện nay UBND xã đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa 1 vụ năng suất thấp sang trồng ngô, dưa hấu, lạcvới quy mô tập trung. Xây dựng cánh đồng tập trung trồng đậu phụng tại tổ 3, thôn Bình Trúc 1, trồng dưa hấu tại thôn Tây Giang, Châu Khê và Tiên Đỏa. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nhân dân đã mua sắm được 2 máy gặt đập liên hợp, 06 máy cày 4 bánh, 172 máy cắt lúa bằng tay. + Kinh tế trang trại, gia trại: phát triển ổn định và không ngừng tăng qua các năm. Tích cực vận động nhân dân thực hiện chỉnh trang, cải tạo vườn tạp, đầu tư các loại giống cây trồng, mô hình sản xuất mới nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân. Lập, phê duyệt đề án PTSX, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: UBND xã đã lập đề án số: 01/ĐA – PTSX đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân trên địa bàn xã Bình Sa giai đoạn 2014 – 2018 được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số:1441/QĐ-UBND, hằng năm UBND xã căn cứ đề án xây dựng các phương án hỗ trợ sản xuất cho nhân dân bao gồm hỗ trợ: giống, phân, bò cái lai sinh sản, lợn móng cái thuần chuẩn cho các hộ khó khăn, hộ nghèo, các hộ dân vùng sản xuất tập trung để nâng cao thu nhập cho người dân. b) Công tác phát triển ngành nghề nông thôn, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất TTCN-XD và TMDV trên địa bàn xã từng bước phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được đầu tư vào khu TMDV theo quy hoạch nông thôn mới. Hiện nay trên địa bàn xã có tổng số hộ sản xuất TTCN-XD và TMDV là 326 hộ. Trong đó ngành TTCN-XD có 141 hộ, gồm (cơ khí, sữa chữa máy, chế biến nông sản thực phẩm, gia công cưa xẻ gỗ, may mặc, xây dựng). Ngành TMDV có 185 hộ, gồm (vận tải, dịch vụ ăn uống giải khát và dịch vụ thương mại). c) Kết quả nâng cao thu nhập cho người dân: Thực hiện các chính sách hỗ trợ của TW, của tỉnh và của huyện, huy động 40 các nguồn lực đóng góp từ nhân dân để thực hiện: chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, bê tông nội đồng chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ và vận động nhân dân mua sắm cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tổ chức phòng ngừa dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo từ đó thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 34.080 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,2% trong đó 28 hộ thuộc chính sách giảm nghèo chiếm tỷ lệ 1,5%, đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể. 2.2.2.2. Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới tại xã Bình Trung * Công tác chỉ đạo, điều hành Tổ chức triển khai công việc: Đảng uỷ xã thống nhất ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, cùng với việc ra nghị quyết lãnh đạo, Đảng uỷ quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tiến hành phân công nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách cho từng thành viên một cách cụ thể chi tiết. Sau khi Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Tổ công tác được thành lập và tiến hành điều tra, tập hợp số liệu tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của xã để làm cơ sở lập quy hoạch. * Công tác truyền thông, tuyên truyền đào tạo, tập huấn a) Công tác truyền thông, tuyên truyền. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM luôn được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt nhân dân luôn được các ngành, hội, đoàn thể thường xuyên thực hiện đã tác động mạnh mẽ vào tư tưởng, ý thức của cán bộ và nhân dân. Hội Nông dân xã thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về chủ trương xây dựng NTM trên địa bàn xã trong các buổi hội họp, sinh hoạt của Hội nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân trong xây dựng NTM. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng bê tông giao thông, bê tông kênh mương nội đồng các công trình phục vụ dân sinh, tham gia chỉnh trang tường rào cổng ngõ, di dời chuồng trại, sử dụng nước 41 sạch vệ sinh môi trường, tham gia công tác đào tạo nghề và tư vấn xuất khẩu lao động, giúp đỡ hộ thoát nghèo; tham gia thu gom rác thải vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Mở 06 lớp tập huấn về kiến thức xây dựng NTM cho gần 200 cán bộ, hội viên nông dân. Đài truyền thanh xã xây dựng chuyên mục xây dựng nông thôn mới, hằng tuần phát thanh 02 lần về các chủ trương, văn bản của cấp trên về nông thôn mới, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, những nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo xã, Ban quản lý. b) Công tác đào tạo, tập huấn: Trung tâm học tập cộng đồng phát huy được hiệu quả. Trong những năm qua, liên kết với phòng NN&PTNT, Kinh tế và Hạ tầng, Lao động –Thương binh và XH, trạm BVTV, trạm thú y huyện Thăng Bình và các trung tâm dạy nghề của huyện đã mở nhiều lớp đào tạo nghề, tập huấn trực tiếp cho người lao động tại địa phương với lực lượng tham gia đông đúc. * Công tác phát triển sản xuất ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân: a) Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp: Hiện nay UBND xã đang đẩy mạnh công tác xây dựng cánh đồng tập trung sản xuất lúa chất lượng cao. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nhân dân đã mua sắm được 04 máy gặt đập liên hợp, 07 máy cày 4 bánh. Kinh tế trang trại, gia trại: phát triển ổn định và không ngừng tăng qua các năm. Tích cực vận động nhân dân thực hiện chỉnh trang, cải tạo vườn tạp, đầu tư các loại giống cây trồng, mô hình sản xuất mới nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân. b) Công tác phát triển công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn: Tình hình sản xuất TTCN-XD và TMDV trên địa bàn xã từng bước phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được đầu tư vào khu TMDV theo quy hoạch nông 42 thôn mới. c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân: Thực hiện các chính sách hỗ trợ của TW, của tỉnh và của huyện, huy động các nguồn lực đóng góp từ nhân dân để thực hiện: chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, bê tông nội đồng chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ và vận động nhân dân mua sắm cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tổ chức phòng ngừa dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo từ đó thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 31,01 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,97%, đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể. d) Các mô hình gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã: Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Mặt trận phối hợp với các ngành, hội đoàn thể xây dựng nhiều mô hình nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí trong quá trình xây dựng NTM cụ thể như sau: - Hội nông dân xã đã vận động các hội viên và sự hỗ trợ của các hội viên đã đóng góp kinh phí đúc ống bi thu gom rác thải bao bì thuốc BVTV đặt tại cánh đồng của xã. - Hội phụ nữ xã tham gia mô hình thu gom rác thải sinh hoạt và xây dựng câu lạc bộ gia đình no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc. - Đoàn thanh niên xã triển khai mô hình thắp sáng đường quê, hiện nay các tuyến đường trục thôn và tuyến đường ngõ xóm đã có điện thắp sáng đường quê. - Hội cựu chiến binh xã xây dựng mô hình tự quản về ANTT trên địa bàn 6/6 thôn của xã. 2.2.2.3. Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới tại xã Bình Phú * Công tác chỉ đạo, điều hành Ban quản lý nông thôn mới xã tham mưu cho Đảng ủy, HĐND, UBND xã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Ban phát triển thôn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên 43 Ban chỉ đạo, Ban quản lý phụ trách các tiêu chí NTM và địa bàn dân cư. Từ những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, BQL xây dựng NTM xã xây dựng Đề án và được UBND huyện Thăng Bình phê duyệt theo Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 04/ 02/2013 của Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2017. UBND xã hợp đồng đơn vị tư vấn lập Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 14/6/2013. Ban hành các kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng NTM theo 19 tiêu chí giai đoạn năm 2013-2017, xây dựng các quy chế phối hợp giữa UBND với Mặt trận, các đoàn thể về tuyên truyền vận động nhân dân chung tay, góp sức xây dựng NTM. Hằng quý, hằng năm tham mưu cho Đảng ủy, HĐND thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Quyết định, Đề án, Kế hoạch thực hiện xây dựng NTM đối với UBND xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, tổ chức phát động các đợt thi đua chung tay góp sức xây dựng NTM, hằng quý, hằng năm tổ chức việc sơ tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn xã nhằm đánh giá kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những thiếu sót tồn tại, vướng mắc, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho những năm tiếp theo. * Công tác truyền thông, tuyên truyền đào tạo, tập huấn a) Công tác truyền thông, tuyên truyền. Có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được thực hiện thường xuyên sâu rộng trên toàn xã. Đã tổ chức lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” vào tháng 3 năm 2013 với hàng ngàn người tham dự. Tổ chức họp về xây dựng đề án, đồ án quy hoạch, về xây dựng giao thông, thủy lợiTổ chức sơ kết 1 năm, 2 năm để đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm, tổ chức tập huấn xây dựng nông thôn mới đến toàn bộ ban chỉ đạo, ban quản lý, ban phát triển thôn và toàn thể nhân dân. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động như: Tuyên truyền qua các 44 cuộc họp khu dân cư, phát thanh tuyên truyền, pano, ophich, băng rôn Hằng năm, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể có kế hoạch tổ chức tập huấn tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đến tận thôn, tổ. Vận động mọi người dân thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở khu dân cư cũng như trên đồng ruộng, phát triển kinh tế vườn, chỉnh trang vườn nhà, xây dựng tường rào - cổng ngõ, sử dụng đệm lót sinh học và xây hầm Bioga xử lý chất thải trong chăn nuôi. Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá xã cùng Ban vận động các thôn tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, góp phần nâng cao nhận thức về xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn. b) Công tác đào tạo, tập huấn - UBND xã phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện tổ chức tập huấn công tác xây dựng nông thôn mới đến cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn xã. - UBND xã phối hợp phòng Tài nguyên và môi trường huyện tổ chức tập huấn công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn các thôn. - Hội nông dân, Hội LHPN xã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng tổ chức mở 6 lớp đào tạo nghề cho lao động như nghề may, thú y, cạo mủ cao su, kỹ thuật trồng tiêu với sự tham gia của 173 học viên. * Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân a) Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp; lập, phê duyệt đề án PTSX, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp UBND xã lập đề án phát triển sản xuất được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 30/6/2014, UBND xã căn cứ Đề án để xây dựng Phương án hỗ trợ phát triển sản xuất hằng năm và tổ chức thực hiện như mô hình Cơ giới hóa nông nghiệp, mô hình trồng tiêu, mô hình nuôi bò nhốt. Trong giai đoạn 2017 – 2021, UBND xã tiếp tục hỗ trợ để nhân rộng các mô hình hiệu quả, đặc biệt phát triển mô hình trồng Dừa xiêm tại thôn Long Hội, mô hình trồng cây ăn quả tại thôn Linh Cang. 45 b) Công tác phát triển công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn. Toàn xã có 184 cơ sở, doanh nghiệp, trong đó: có 19 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, 27 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (ăn uống, giải khát, giải trí) , 16 cơ sở cơ khí gò hàn, sửa chữa xe máy, 2 lò bánh mỳ, 8 điểm cung cấp thức ăn gia súc và thú y, 79 hộ kinh doanh tạp hóa. Lĩnh vực xây dựng: 05 đơn vị; dịch vụ vận tải phát triển mạnh: 11 đơn vị; dịch vụ phục vụ lễ, đám cũng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. c) Nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân. Từ những kết quả về công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, thương mại dịch vụ, năm 2017 thu nhập bình quân đầu người đạt 31,17 triệu đồng, tăng 13,97 triệu đồng so với năm 2013; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,51 %, giảm 12,03% so với năm 2013; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, tăng 31,2% so với năm 2013; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,52%, tăng 43,5% so với năm 2013. So với thực trạng chung của huyện Thăng Bình thì tại ba xã nghiên cứu nêu trên đều có điểm tương đồng là đại đa số nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp là chính, điểm xuất phát thấp, hạ tầng kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên, ba xã trên cũng có những điểm khác biệt là: Xã Bình Sa là xã nằm ở phía Đông của huyện Thăng Bình, xã tiếp giáp biển, nên ngoài kinh tế nông nghiệp thì còn có một bộ phận nhân dân sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Hạ tầng giao thông nông thôn chưa phát triển. Xã Bình Trung là xã nằm ở vị trí Trung tâm của huyện Thăng Bình, trải dọc theo quốc lộ 1A, hạ tầng giao thông tương đối phát triển; 1/3 dân số sống bằng nghề nông nghiệp, 2/3 dân số sống bằng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Xã Bình Phú là xã miền núi, nằm về phía Tây của huyện, nền kinh tế mũi nhọn của xã là phát triển kinh tế lâm nghiệp, nên đại đa số nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp và trồng rừng là chính. Hạ tầng giao thông nông thôn phát triển nhưng cách xa quốc lộ 1A, nên các tuyến giao thông huyết mạch còn hạn chế. 46 2.2.3. Thực hiện chính sách xây dựng Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Thăng Bình 2.2.3.1. Ban hành văn bản chỉ đạo Để thực hiện chương trình xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo: Công văn số 157/UBND-KTTH ngày 06/3/2017 về việc giao nhiệm vụ thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016-2020; Công văn số 143/UBND-VP ngày 27/2/2017 về việc đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ các công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017; Công văn số 115/UBND-NTM ngày 20/2/2017 về việc rà soát danh mục đầu tư công kế hoạch giai đoạn 2018-2020 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Công văn số 333/UBND-VPĐP ngày 04/5/2017 về việc tập trung xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu; Công văn số 238/UBND–KTHT ngày 28/3/2017 về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn huyện Thăng Bình; Công văn số 914/UBND-NTM ngày 16/10/2017 về việc đẩy nhanh tiến độ và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2017 thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới; Công văn số 1111/UBND-VPĐP ngày 5/12/2017 về việc triển khai một số nhiệm vụ chuẩn bị cho công tác thẩm định các tiêu chí nông thôn mới. 2.2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách Qua khảo sát đanh giá kết quả xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu tại ba thôn nói trên đã thể hiện những kết quả cụ thể như sau: a. Kết quả thực hiện chính sách tại thôn Bình Trúc 1 xã Bình Sa TC1. Giao thông TC1.1. Đường trục chính thôn + Đường được cứng hóa bằng bê tông đạt tiêu chuẩn tổi thiểu cấp B (nền đường rộng tối thiểu 4,0m; mặt đường rộng tối thiểu 3m) với chiều dài 1,5km/1,5km đạt tỷ lệ 100%. + Đường trục chính thôn có mặt đường sạch, không lầy lội và đảm bảo không ứ đọng nước vào mùa mưa: 1,5km/1,5km đạt tỷ lệ 100%. 47 + Hiện nay các đường trục thôn đã cắm mốc đầy đủ hành lang đường theo quy hoạch hồ sơ NTM được duyệt. + Đã cắm các biển báo giao thông đầu các trục thôn bao gồm biển báo hạn chế tải trọng xe, biển chỉ dẫn... tại các đầu trục đường thôn. + Đã thành lập tổ tự quản của thôn ở mỗi trục đường thôn, giao cho các chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, nông dân và cựu chiến binh thôn thực hiện. + Hiện nay đoạn đường thôn đã trồng cây xanh, cây bóng mát (cây phượng vỹ và cây bằng lăng ) được 1,5km/1,5km đạt tỷ lệ 100%. + Các đoạn đường không thiết yếu không lầy lội vào mùa mưa, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. TC1.2 Đường ngõ, xóm: + Đường được cứng hóa bằng bê tông đạt chuẩn tối thiểu cấp C (nền đường rộng tối thiểu 3m; mặt đường rộng tối thiểu 2m) với chiều dài 6,58km/7,17km đạt tỷ lệ 91,8% (trong đó có 1,2km giao thông ngõ xóm đang triển khai thực hiện tại thôn). + Có 7,17km/ 7,17km đường có mặt đường sạch, không lầy lội và đảm bảo không ứ đọng nước vào mùa mưa, đạt tỷ lệ 100%. + Mỗi đoạn đường có tổ tự quản ở mỗi trục đường ngõ, xóm, giao cho các chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, nông dân và cựu chiến binh thôn thực hiện. Mỗi đoạn đường ngang qua nhà dân đều có phân giao cho các hộ giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sạch đẹp. + Hiện nay thôn có 6,43/7,17km đường có cây xanh, cây bóng mát (cây cách cây tối đa 10m), đạt tỷ lệ: 90%. TC2. Điện + Hệ thống điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện (lưới điện, trạm biến áp phân phối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo khoảng cách an toàn, chất lượng điện đảm bảo sự ổn định của điện áp trong mức cho phép) Toàn thôn có 268 hộ/tổng 268 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn, đạt 100%. Hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn theo quy định. Đầu tư 1000m dây điện, 48 bóng đèn chiếu sáng, vận động nhân dân thắp sáng các tuyến đường ngõ xóm. Hiện nay tuyến đường trục chính của thôn có hệ thống điện chiếu sáng là 1,5km/1,5km, đạt tỷ lệ 100%, các tuyến đường ngõ xóm của thôn có hệ thống điện chiếu sáng là 6,17/7,17km đạt tỷ lệ 86%. TC3. Vườn và nhà ở hộ gia đình TC3.1. Vườn hộ gia đình + Số hộ chỉnh trang vườn nhà là: 123/141 hộ đạt 87%; + Tổng diện tích đất vườn còn lại của các hộ dân trên địa bàn thôn đã được trồng các loại cây do ngành nông nghiệp khuyến cáo, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương để tăng thu nhập; có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đảm bảo cảnh quan đẹp; không có cây tạp trong vườn tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. + UBND xã đã đến từng hộ gia đình trong thôn ký cam kết thực hiện nông sản tại vườn sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm. + Đối với vườn mẫu đã họp 20 hộ dân đang triển khai thực hiện xây dựng 20 vườn mẫu, tiến hành hỗ trợ nhân dân thực hiện vườn mẫu sau khi thực hiện đầu tư; các loại cây ăn quả, rau các loại; Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về nông sản sạch bảo đảm an toàn thực phẩm, bố trí nơi để dụng cụ máy móc và vật tư nông nghiệp. + Có 117/127 hộ có chuồng trại chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng đủ điều kiện về địa điểm, điều kiện vệ sinh theo quy định. + 100% hộ có nơi để dụng cụ sản xuất, thiết bị máy móc và vật tư nông nghiệp an toàn, gọn gàng, đảm bảo vệ sinh môi trường. TC3.2. Hàng rào, cổng ngõ Số hộ có hàng rào, cổng ngõ được xây dựng cải tạo xanh sạch đẹp 246/268 đạt 92%. Hiện nay trước nhà các hộ dân trên đường trục thôn đã xây dựng các bồn hoa để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tạo môi trường trong sạch, gần gũi và thân thiện. 49 TC3.3. Nhà ở và các công trình phụ trợ Thôn không có nhà tạm, nhà dột nát. Nhà ở của các hộ dân trên địa bàn thôn có kiến trúc, mẫu mã phù hợp với phong tục, tập quán, giữ được nét đặc trưng văn hoá của địa phương; đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, vệ sinh... TC4. Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt: 37,95 triệu đồng /người /năm trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt Đề án PTSX nâng cao thu nhập cho người dân giai đoạn 2017-2020. TC5. Hộ nghèo Qua khảo sát, đánh giá hộ nghèo tại thôn Bình Trúc 1 năm 2017 cho thấy: + Hộ nghèo: 24 hộ/313 hộ, chiếm tỷ lệ: 7,67%, trong đó hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo không có. + Hộ cận nghèo: 17 hộ/ 313 hộ, chiêm tỷ lệ: 5,43%. TC6. Văn hóa, Giáo dục, Y tế TC6.1. Văn hóa: a. Nhà văn hóa thôn: Hiện nay đã xây dựng xong nhà văn hóa thôn có hội trường đảm bảo 100 chỗ ngồi, có quy chế và kế hoạch hoạt động hằng năm nhằm thu hút mọi người tham gia các phong trào trong thôn. Nhà văn hóa thôn có tường rào, cổng ngõ (trồng cây mềm và kéo lưới kẽm B40 ), diện tích trồng cây xanh, trồng hoa của nhà văn hóa thôn đảm bảo tối thiểu là 20%, công trình vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn quy định, có hệ thống truyền thanh đến được tất cả các hộ trên địa bàn thôn, có hệ thống âm thanh, ánh sáng và các trang thiết bị khác đảm bảo sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. b. Khu thể thao thôn: Hiện nay khu thể thao thôn không đảm bảo diện tích 500 m2 theo quy định, thôn tận dụng khu thể thao cũ tại nhà văn hoa thôn để tổ chức cầu lông, bóng chuyền..., hiện nay đã bố trí một số dụng cụ luyện tập thể dục thể thao phù hợp với phong trào thể thao quần chúng tại địa phương như: cầu lông, bóng chuyền, bóng đá... thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu của 50 người dân tại địa phương. c. Về văn hóa Thôn được giữ vững thôn văn hóa 03 năm liền (2015, 2016, 2017) nhờ vào quá trình vận động nhân dân tích cực thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh”. Năm 2017, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 290/304 hộ, tương đương 95,39%. TC6.2. Giáo dục 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS đạt 100%; không có trẻ em bỏ học, học sinh xếp loại học lực yếu; có xây dựng quỹ khuyến học và quản lý, sử dụng tốt quỹ khuyến học. Thôn đã đóng tủ sách tại nhà sinh hoạt văn hóa thôn, hiện nay, đã bố trí được khoảng 100 đầu sách, có khoảng 30 đầu sách về lĩnh vực nông nghiệp cho nhân dân tìm hiểu. TC6.3. Y tế Hiện nay trên địa bàn thôn có 01 nhân viên y tế thôn được đào tạo theo khung chương trình do Bộ y tế quy định và thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Trong 9 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn thôn không phát sinh đối tượng mắc bệnh xã hội thường gặp như AIDS, lậu, giang mai, sùi mào gà. Tỷ lệ hộ dân tham gia bảo hiểm y tế đến nay đạt 96%, hiện nay đã đóng được 268 tủ thuốc c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_xay_dung_khu_dan_cu_nong_thon.pdf
Tài liệu liên quan