Luận văn Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Nuôi tôm là một nghề nuôi đòi hỏi kĩ thuật cao và thực hiện nhiều công việc

phải thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày chẳng hạn như: cho tôm ăn, kiểm tra môi

trường nước, theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc, hóa chất, xử lý môi trường

Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều công lao động trong suốt quá trình nuôi. Hiện

nay tại các địa bàn khảo sát thì trung bình với 1 ao nuôi cần có ít nhất 3 lao động,

trong đó gồm 2 nhân công và 1 cán bộ kỹ thuật.

Người nuôi tôm chủ yếu là các hộ gia đình nông dân, họ chính là các tác

nhân tạo ra sản phẩm tôm nuôi để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh

Quảng Bình. Kết quả khảo sát 45 hộ nuôi tôm cho thấy: độ tuổi trung bình của các

hộ nuôi tôm là 42,5 tuổi. Các chủ hộ là những người thuộc độ tuổi lao động, có sức

khỏe tốt và gắn bó nhiều năm với nghề nuôi tôm. Đa số người nuôi tôm đều không

qua các khóa đào tạo tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi tôm mà chủ yếu là tự

tham gia nuôi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời các hộ nuôi sử dụng lao

động chủ yếu là người nhà và nuôi theo hình thức vừa làm vừa học, việc thuê lao

động bên ngoài cũng ít hơn. Nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn cho nên những người nuôi

này cũng đồng thời trực tiếp tham gia lao động hoặc đưa người nhà cùng tham gia

để giảm bớt chi phí thuê nhân công cũng như đảm bảo cho việc tính cam kết và tính

trách nhiệm của nhân công cao hơn, góp phần hạn chế các rủi ro trong quá trình

nuôi do các nguyên nhân xuất phát từ người lao động

pdf145 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải, công ty CP) và giống mua ngoài tỉnh (vùng Ninh thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Khánh Hòa). Các hộ nuôi tiến hành ương giống từ PL12 đến cỡ tôm PL 25 - 30 vừa kiểm soát được chất lượng tôm giống vừa rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm; mật độ thả giống từ 100-150 con/m2. Các hộ nuôi tôm trực tiếp đến các cơ sở sản xuất giống ở các tỉnh này để mua và thỏa thuận giá cả ngay tại nơi cung cấp. Đây là nguồn cung tương đối ổn định, quá trình khảo sát cho thấy có gần 90% tôm giống được cung cấp ngoại tỉnh, trong lúc đó chỉ có khoảng 10% tôm giống được cung cấp trong tỉnh. Nhìn chung, các nguồn cung con giống cần phải kiểm soát chất lượng, bảo đảm cho người nuôi đạt tỷ lệ sống cao. TT Nguồn cung cấp tôm giống Số tôm giống bình quân cho 1 hộ nuôi Tỉ lệ (%) 1 Nguồn cung cấp trong tỉnh 35.361 10,2% 2 Nguồn cung cấp ngoại tỉnh 311.317 89,8% Tổng 346.678 100% Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu khảo sát 2.3.2.2. Nguồn cung cấp thức ăn, thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cho tôm Thức ăn tôm chiếm chi phí lớn nhất trong tổng chi phí đầu vào của tôm nuôi. Do đó thức ăn cho tôm phải được sản xuất bởi các hãng thức ăn lớn và có trong danh mục thông báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời bổ sung thêm men vi sinh, khoáng chất, vitamin và các dòng thuốc có nguồn gốc thảo dược để bảo vệ đường ruột cho tôm, hạn chế nguyên nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy. Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Bình một số hộ nuôi tôm trên cát thành công hiện nay là nhờ đang áp dụng biện pháp thay nước và xử lý nước liên tục (gần như hàng ngày) kết hợp với gom chất thải xả đáy. Bảng 2.5: Nguồn cung cấp tôm giống ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 54 Quá trình khảo sát cho thấy thức ăn tôm chủ yếu được lấy từ các đại lý cấp 2 với tỷ lệ là trên 75% (có thể cho nợ hoặc trả chậm theo ký hạn thỏa thuận trước), trong lúc đó đại lý cấp 1 chỉ cung cấp gần 25% và thường không cho nợ. Điều này là do Các hộ nuôi thường có quy mô nhỏ, lượng giống mua không lớn nên thường lấy từ các đại lý cấp 2, có trường hợp được mua nợ hoặc trả chậm (do vậy giá thường cao hơn mua ở cấp 1 từ 10 đến 15% nhưng người nuôi vẫn chấp nhận). Ngoài ra mua ở đại lý cấp 2 giao thông thuận tiện, bởi lẻ đa phần các hộ nuôi tôm đều nằm ở các vùng khó đi lại do đó việc tiếp cận đại lý cấp 2 dễ dàng hơn sơ với cấp 1. TT Nguồn cung cấp Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Đại lý cấp 1 11 24,44% 2 Đại lý cấp 2 34 75,56% Tổng 45 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh tôm được cung cấp thông qua các đại lý là chiếm cao nhất với 62,22%; qua người bán lẻ là xấp xỉ 31,11% và chỉ 6,67% là qua cơ sở thú y, thuốc tây. Như vậy thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh tôm được cung cấp từ các đại lý cung cấp thức ăn tôm từ các công ty sản xuất trong và ngoài nước, có nhiều nhãn hiệu, mẫu mã, công thức khác nhau khó kiểm soát. Vì vậy, các đại lý khó phân biệt được chất lượng, cách thức sử dụng và nguồn gốc của các loại sản phẩm này để thông tin đầy đủ cho các hộ nuôi tôm. TT Nguồn cung cấp Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) 1 Qua các đại lý 28 62,22 2 Qua cơ sở thú y, thuốc tây 3 6,67 3 Qua người bán lẻ 14 31,11 Tổng 45 100,00 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Bảng 2.6: Nguồn cung cấp thức ăn tôm Bảng 2.7: Nguồn cung cấp thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cho tômĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 55 2.3.2.3. Tác nhân người nuôi tôm * Đặc điểm của người nuôi tôm: Nuôi tôm là một nghề nuôi đòi hỏi kĩ thuật cao và thực hiện nhiều công việc phải thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày chẳng hạn như: cho tôm ăn, kiểm tra môi trường nước, theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc, hóa chất, xử lý môi trường Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều công lao động trong suốt quá trình nuôi. Hiện nay tại các địa bàn khảo sát thì trung bình với 1 ao nuôi cần có ít nhất 3 lao động, trong đó gồm 2 nhân công và 1 cán bộ kỹ thuật. Người nuôi tôm chủ yếu là các hộ gia đình nông dân, họ chính là các tác nhân tạo ra sản phẩm tôm nuôi để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Kết quả khảo sát 45 hộ nuôi tôm cho thấy: độ tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm là 42,5 tuổi. Các chủ hộ là những người thuộc độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và gắn bó nhiều năm với nghề nuôi tôm. Đa số người nuôi tôm đều không qua các khóa đào tạo tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi tôm mà chủ yếu là tự tham gia nuôi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời các hộ nuôi sử dụng lao động chủ yếu là người nhà và nuôi theo hình thức vừa làm vừa học, việc thuê lao động bên ngoài cũng ít hơn. Nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn cho nên những người nuôi này cũng đồng thời trực tiếp tham gia lao động hoặc đưa người nhà cùng tham gia để giảm bớt chi phí thuê nhân công cũng như đảm bảo cho việc tính cam kết và tính trách nhiệm của nhân công cao hơn, góp phần hạn chế các rủi ro trong quá trình nuôi do các nguyên nhân xuất phát từ người lao động. Thông tin Số lượng (hộ) Phầntrăm (%) 1. Quy mô ao nuôi - Dưới 1000 m2 8 17,78% - Từ 1000 m2 - 3000 m2 14 31,11% - Từ 3000 m2 - 5000 m2 18 40,00% - Trên 5000 m2 5 11,11% 2. Nhân khẩu - Dưới 3 người 3 6.67% Bảng 2.8: Đặc điểm của hộ nuôi tômĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 - Từ 3 đến 5 người 31 68.89% - Trên 5 người 11 24.44% 3. Số lao động chính - Dưới 3 người 23 51.11% - Từ 3 đến 5 người 19 42.22% - Trên 5 người 3 6.67% 4. Trình độ - Trung học phổ thông 5 11.11% - Trung học cơ sở 18 40.00% - Tiểu học 21 46.67% - Mù chữ 1 2.22% 6. Kinh nghiệm nuôi tôm - Từ 1 đến 3 năm 4 8.89% - Từ 3 đến – 5 năm 20 44.44% - Trên 5 năm 21 46.67% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Theo kết quả điều tra tại 45 hộ và thể hiện ở Bảng 2.9 cho thấy, bình quân một ao nuôi diện tích 3000 m2 với mật độ thả là trung bình 115 con/m2 cho mỗi vụ và đạt sản lượng trung bình vụ hè là 4,29 tấn và vụ đông là 4,69 tấn, trong đó sản lượng thấp nhất vụ hè là 1,17 tấn và vụ đông là 1,06 tấn, sản lượng cao nhất tương ứng cho 2 vụ là 9,94 tấn và 10,56 tấn. TT Mùa vụ Sản lượng (tấn) Thấp nhất Trung bình Cao nhất 1 Vụ hè 1,17 4,29 9,94 2 Vụ đông 1,06 4,69 10,56 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả * Hình thức nuôi tôm: Tại huyện Quảng Trạch hiện có 2 hình thức tổ chức nuôi tôm đó là loại hình nhóm hộ gia đình và hộ gia đình. Tuy nhiên hình thức nuôi theo nhóm hộ gia đình không phổ biến lắm. Kết quả điều tra 45 người cho thấy là cả 100% hộ nuôi đều nuôi theo hình thức hộ gia đình. Bảng 2.9: Sản lượng tôm nuôi bình quân cho ao nuôi với diện tích 3000m2 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 STT Hình thức nuôi Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Nuôi theo hộ gia đình 45 100,0 2 Nuôi theo nhóm hộ 0 0 Tổng cộng 45 100,00 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả * Quy trình nuôi tôm: Hiện nay các hộ nuôi tôm áp dụng quy trình như sau: nguồn nước nước ngọt và nước mặn được bơm vào ao nuôi đã được xử lý nuôi, sau đó hàng ngày nước được thải qua ao xử lý môi trường và xả ra biển hoặc sông. Tuy nhiên thực tế nguồn nước thải ra môi trường tự nhiên không được xử lý. Do đó tình trạng bị nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng và nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Theo kết quả khảo sát các hộ thì diện tích ao xử lý nhỏ nhất là gần 100 m2, không đạt theo tiêu chuẩn với diện tích ao thải chiếm từ 10% diện tích ao nuôi trở lên, tức bình quân ít nhất là 300 m2. Trong quy trình kĩ thuật nuôi cần có ao lắng để xử lý nguồn nước đảm bảo trước khi nuôi, việc này nuôi tôm ao đất có áp dụng nhưng đối ao cát theo điều tra 98% các hộ nuôi không có ao lắng. Như nguồn nước nuôi hoàn toàn bơm trực tiếp từ biển như vậy nguy cơ dịch bệnh là rất cao và ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tôm khi dịch bệnh xảy ra. * Mùa vụ nuôi tôm: Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tôm được hộ gia đình nuôi 90 đến 115 ngày thì thu hoạch, tôm thẻ chân trắng thu hoạch sớm hơn. Tôm trên cát nuôi quanh năm, khoảng 3 vụ/năm. Thời điểm thả giống của các hộ không đồng nhất. Tôm vùng ven sông, nội đồng chủ yếu nuôi 1 vụ/năm, một số ít diện tích chủ động được về tránh lũ có nuôi vụ 2. Vụ hè: tháng 2 (thả tôm), tháng 3, tháng 4, đầu hoặc giữa tháng 5 thu hoạch Vụ đông: Tháng 6 (thả tôm), tháng 7 hoặc tháng 8 thu hoạch Thời gian một lứa tôm nuôi: Có sự khác nhau giữa hai vụ nuôi liên quan đến thời gian nuôi một lứa từ khi thả giống đến khi thu hoạch bình quân đối, cụ thể đối với vụ hè thì khoảng 4 tháng, trong lúc đó vụ đông có thời gian nuôi dài ngày hơn Bảng 2.10: Hình thức nuôi tôm tại huyện Quảng Trạch ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 và mất khoảng 6 tháng nuôi. Ngoài ra trong quá trình nuôi người dân có thể kéo dài 1-2 tháng nuôi với mục đích để điều chỉnh cỡ tôm và chờ giá tăng để bán. Tuy nhiên việc kéo dài thời gian nuôi có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho tôm nuôi như dịch bệnh, tôm chết dần làm giảm sản lượng và biến động giảm của giá cả đầu vào. * Mật độ thả giống TT Vụ nuôi Mật độ thả (con/m2) Thấp nhất Trung bình Cao nhất 1 Vụ hè 98 294 450 2 Vụ đông 101 297 600 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy mật độ thả trung bình của 2 vụ có sự tương đương nhau, trong đó mật độ thả cao nhất của vụ đông là 600 con/m2, trong khi đó vụ hè là 450 con/m2. Điều này là do vào mùa hè thời tiết ấm nóng, giúp cho tôm sinh trưởng nhanh hơn, thời gian thu hoạch trung bình là 4 tháng thấp hơn so với thời gian trung bình vụ đông là 6 tháng. Tôm sinh trưởng nhanh do đó việc nuôi với mật độ quá cao sẽ kéo theo lượng thức ăn cung cấp dư thừa và lượng chất thải nhiều, gây ô nhiễm môi trường ao và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Trong khi đó mật độ thả thấp nhất của cả hai vụ tương đương là 98 con/m2 cho vụ hè và 101 con/m2 cho vụ đông. Đây cũng là mật độ thả được khuyến khích thực hiện trong quy trình nuôi tôm vì với mật độ này người nuôi có thể kiểm soát tốt hơn về sức khỏe tôm, môi trường nuôi, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh. Theo quy định chung của Quy phạm VietGap thì mật độ thả trung bình khoảng từ 80 – 120 con/m2, đồng thời theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình là dưới 200 con/m2. Với kết quả điều tra có thể kết luận là theo tiêu chuẩn nói trên thì hiện nay người dân đang nuôi tôm với mật độ quá cao. Do đó người nuôi tôm sẽ có khả năng gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát môi trường và chăm sóc cho tôm nuôi. * Tình hình áp dụng quy trình nuôi theo VietGAP của các hộ nuôi: VietGap là một quy trình đã được ban hành từ lâu, nhưng theo tìm hiểu cho thấy Bảng 2.11: Mật độ nuôi tôm chân trắng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 hiện nay các hộ nuôi tôm ở huyện Quảng Trạch chưa áp dụng đầy đủ quy trình này, do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả nuôi tôm. Theo báo cáo của phòng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Quảng Bình tính đến hết năm 2014 chưa có cơ sở nuôi tôm nào ở Quảng Bình được cấp chứng chỉ VietGAP, với qui mô doanh nghiệp có Công ty cổ phần Thanh Hương đang bước đầu áp dụng quy phạm VietGAP, tuy nhiên đến nay các mô hình chưa kết thúc và cấp giấy chứng nhận. Qua kết quả điều tra thì chỉ có khoảng 26,67% số chủ trại được phỏng vấn có biết VietGAP. Hình thức mà số người này biết về VietGAP chủ yếu là qua được tập huấn, qua phương tiện thông tin đại chúng và qua hộ nuôi khác. Tuy nhiên trong thực tế hầu hết đều chưa áp dụng đầy đủ qui trình này trong quá trình nuôi tôm. Như vậy quy trình kĩ thuật nuôi của người dân hiện nay chủ yếu tự học và theo kinh nghiệm của người dân truyền đạt lại cho nhau. Loại hình ghi chép theo dõi Số lượng Tỉ lệ số hộ thực hiện (%) 1. Sổ theo dõi vật tư, thiết bị 36 80,0 2. Sổ theo dõi thức ăn 45 100,0 3. Sổ theo dõi thuốc, hóa chất 45 100,0 4. Sổ theo dõi thu hoạch 45 100,0 5. Nhật ký nuôi (tiến trình, nguồn nước, dịch bệnh) 40 88,88 6. Sổ khác 10 2,22 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Theo kết quả điều tra trên cho thấy các hộ nuôi tôm ở huyện Quảng Trạch hiện nay chủ yếu là hình thức nuôi theo nhóm hộ vì vậy việc ghi chép lại các thông tin liên quan đến quá trình nuôi tôm như: số lượng tôm giống, vật tư và tiền vốn... là khá đầy đủ và chi tiết. Việc ghi chép này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong việc hoạch toán đầu tư và chia lợi nhuận sau vụ nuôi. Kết quả khảo sát về việc ghi chép của các hộ thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy, các hộ ghi chép đầy đủ các sổ như sổ theo dõi thức ăn, sổ theo dõi thuốc, hóa chất, và sổ theo dõi thu hoạch. Trong lúc đó các số theo dõi vật tư và thiết bị chỉ có 80% là có theo dõi; sổ Nhật ký nuôi (tiến trình, nguồn nước, dịch bệnh) được theo dõi là 88,9%; còn lại 2% là các loại sổ khác. Bảng 2.12: Các loại sổ sách ghi chép ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 2.3.2.4. Tác nhân thu gom * Thu gom lớn: Thu gom lớn là các tác nhân mua tôm từ các hộ nuôi tôm với sản lượng lớn chiếm đến gần 76% sản lượng tôm sản xuất ra của các hộ, họ mua nguyên hồ, dùng xe ô tô có kho lạnh để vận chuyển, thường trả tiền ngay sau khi mua, trả tiền mặt, đồng thời thường trước khi thu hoạch chủ hồ tôm liên lạc trực tiếp với thương lái với các thông tin về kích cỡ tôm và cùng nhau xác định giá trước (không có hợp đồng). Các nhà thu gom lớn sau khi mua được tôm sẽ đem đi tiêu thụ theo 3 hướng chủ yếu sau: - Thứ nhất: sau khi thu gom tôm trực tiếp từ các hộ nông dân ở Huyện, họ sẽ bán tôm cho một số tư thương ở ngoại tỉnh ở phía Bắc như Hải Phòng, Hà Nội. Theo khảo sát loại tôm mà họ thường mua và bán lại là các loại tôm (90-110 con/kg), giá tôm bán cho các nhà thu gom này từ 80-90 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên lượng tôm mà các nhà thu gom lớn bán lại cho các tư thương không nhiếu lắm, chiếm khoảng 20%-25% trong tổng khối lượng thu mua của họ. - Thứ hai: Sau khi thu gom họ cũng sẽ bán lại cho các cơ sở chế biến ở trong tỉnh. Họ sẽ vận chuyển tôm đến bán theo hợp đồng đã thỏa thuận từ trước. Với hình thức này, hai nhà thu gom lớn chủ yếu của các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện là DNTN Thu Trăng ở TP Đồng Hới và DNTN Thu Dũng ở Roòn, tỉnh Quảng Bình. Lượng tôm bán theo hình thức này chiếm khoảng 40% - 45% trong tổng khối lượng của các nhà thu gom lớn. - Thứ ba: Các thu gom lớn trực tiếp bán tôm cho các công ty Chế biến và Xuất khẩu thủy sản ở Quảng Trị và các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng). Hình thức này chiếm khoảng 30% - 40% tổng khối lượng tôm của các nhà thu gom lớn. Giá thu mua tôm của các công ty này có thể được in ấn cố định trên bảng giá. Phân loại giá tôm như sau: loại 90 con/kg giá 90 ngàn đồng/kg; loại 120 con/kg thì giá 75 ngàn đ/kg. Với những loại tôm nhỏ, nếu số lượng con tăng thêm khoảng 7con/kg thi giá Tôm sẽ tăng thêm 1 ngàn đồng/kg. Còn với loại tôm lớn 90 con/kg thì cứ lệch 2 con thì giá sẽ tăng hoặc giảm 1 ngàn đồng. Khi giá tôm trên thị trường biến đổi thì các công ty sẽ thông báo với các nhà thu gom để có thể điều chỉnh lại giá. * Thu gom nhỏ: Những tác nhân này là những nhóm thuộc diện nhỏ lẻ, sinh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 sống trên địa bàn huyện và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc mua bán tôm, họ có quan hệ với một số người bán lẻ tại các chợ trên địa bàn Huyện. Các nhà thu gom nhỏ có lượng vốn không nhiều, phương tiện vận chuyển cũng không đầy đủ nên họ chỉ thu mua với những khối lượng ít. Họ mua tôm ngay tại hồ sau khi thu hoạch và lượng tôm họ mua chỉ chiếm khoảng 22% tổng khối lượng tôm sản xuất ra. Đây là lực lượng rất linh động, họ thuê một nhóm người sử dụng phương tiện xe máy, thùng chứa, máy sục khí để mua tôm tại những ao nuôi có sản lượng ít, giao thông khó khăn ô tô không thể vào được. Người thu gom nhỏ mang tôm về nhà tiến hành phân loại để bán cho người bán lẻ và người tiêu dùng. Sau khi mua tôm của các hộ nuôi, những nhà thu gom nhỏ này sẽ đưa tôm đi tiêu thụ theo 4 hướng sau: - Thứ nhất: Thu gom nhỏ bán cho thu gom lớn trong và ngoài địa bàn huyện. Hình thức này chiếm khoảng 46% trong tổng khối lượng của các nhà thu gom. - Thứ hai: Thu gom nhỏ đem bán cho các nhà bán lẻ, tư thương nhỏ trong địa bàn huyện Quảng Trạch và cả ngoài huyện như chợ Ba Đồn và chợ Roòn ở Quảng Trạch, chợ Lý Hòa ở huyện Bố Trạch. Hình thức này chiếm khoảng 21% trong tổng khối lượng tôm của các nhà thu gom nhỏ. - Thứ ba: Thu gom nhỏ đem tôm đi nhập cho các nhà hàng trong và ngoài huyện và lượng Tôm đem đi bán này chiếm khoảng 23% trong tổng khối lượng tôm mà thu gom nhỏ mua về. - Thứ tư: Thu gom nhỏ bán trực tiếp cho những người tiêu dùng trong và ngoài huyện. Hình thức này chiếm khoảng 10% tổng khối lượng của các nhà thu gom. TT Tác nhân thu gom Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thu gom lớn 34 75,6% 2 Thu gom nhỏ 11 24,4% Tổng 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2.3.2.5. Người thu mua Người thu mua chủ yếu là các Công ty chế biến và xuất khẩu tôm, người bán buôn và người bán lẻ. Bảng 2.13: Các tác nhân thu gom tôm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Các công ty này đầu tiên sẽ liên lạc với các nhà thu gom lớn thường xuyên để tìm nguồn nguyên liệu phù hợp với yêu cầu sản xuất (tên loại, kích cỡ) và giá thu mua. Sau khi đã thoả thuận xong, nguyên liệu được vận chuyển đến công ty để đánh giá chất lượng. Những sản phẩm không đạt yêu cầu cảm quan sẽ bị trả lại ngay cho người cung cấp. Hình thức này chiếm khoảng 2% trong tổng khối lượng mà các hộ sản xuất ra. Qua khảo sát cho thấy hình thức bán này chiếm phần rất ít trong tổng số khối lượng tôm thu hoạch được. Loại tôm mà người nuôi thường bán qua kênh này thường là loại tôm trên 110 con/kg được bán với mức giá là 50-70 nghìn đồng/kg. Đối với người bán buôn: Trong tỉnh, bán tại các chợ, các nhà hàng: thương lái mua tại hồ, sau đó về phân phối lại trong ngày. Ngoài tỉnh: theo các mối quen từ trước, chủ yếu ở Huế và Quảng Trị (ở Quảng Ninh và Lệ Thủy) Tùy kích cỡ giá cả của các loại tôm có thể thống kê như sau: Tôm sú: khoảng 5 – 6 con/gram giá 180 – 220 nghìn đồng/kg chính vụ, tết có thể lên đến 300 đến 400 nghìn/kg Tôm thẻ chân trắng: 7 – 8 con/gram: 70 – 90 chính vụ, 150 – 200 nghìn/kg tết Chi phí sản xuất bình quân cho 1kg tôm: nếu không dịch bệnh, chi phí khoảng 90 – 110 nghìn đồng /kg với, nếu dịch bệnh chi phí cao gần ngang hoặc cao hơn so với doanh thu. Đối với người bán lẻ: là những người mua tôm trực tiếp từ hồ. Qua khảo sát các hộ nuôi tôm cho thấy nếu tôm nuôi đến 60 ngày mà chưa bị bệnh là chắc chắn có lãi. Tác nhân thu gom Số lượng Tỉ lệ (%) I. Thu gom lớn 34 100% 1. Nhà máy chế biến 8 23,5% 2. Trực tiếp người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh 4 11,8% 3. Bán buôn 22 64,7% II. Thu gom nhỏ 11 100% 1. Bán lẻ 8 72,7% 2. Nhà hàng 3 27,3% Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Bảng 2.14: Tác nhân người thu mua ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 2.3.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của huyện Quảng Trạch 2.3.3.1. Phân tích dòng thông tin của các tác nhân trong chuỗi Qua kết quả điều tra chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở huyện Quảng Trạch cho thấy khả năng nắm bắt thông tin của các thành phần trong chuỗi là rất khác biệt: Các cơ sở cung cấp tôm giống: Nắm bắt định hướng chung về thị trường tôm trong nước và thế giới qua các phương tiện thông tin đại chúng. Họ không am hiểu về tình hình thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tại nơi nuôi tôm của người mua. Việc mua bán không có ràng buộc gì sau khi bán (tức là không có bảo hành). Đối với các đại lý cung cấp thức ăn tôm: Nắm rõ thông tin về giá cả thức ăn từ nhà máy chế biến thức ăn, quá trình phát triển tôm nuôi qua các hộ nuôi và nếu có dấu hiệu về bệnh tật hay sai sót từ việc sử dụng thức ăn, các đại lý phản hồi cho nhà máy chế biến thức ăn tôm và nhà máy cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách cho ăn và khắc phục tình hình. Đối với hộ nuôi, trước khi thả giống nuôi những câu hỏi về giá cả, chất lượng, số lượng, kích thước với họ là hoàn toàn không chắc chắn. Qua thực thế điều tra cho thấy, khi tôm gần đến vụ thu hoạch, người nuôi tôm tìm thông tin về người mua tôm, giá bán qua những người cùng nuôi xem giá cả thế nào. Liên hệ bằng điện thoại với người mua mà họ đã từng bán và đối tượng thu mua cuối cùng mà họ chọn là người mua với giá cao hơn, dễ chịu hơn và thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy, đối với hộ nuôi họ nắm thông tin không đầy đủ về thị trường, vì những thông tin này thường người mua thỏa thuận chung với nhau, sự khác biệt giữa các người mua là không lớn. Ngoài ra trong kinh doanh, các nhà sản xuất, các trung gian cần phải nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa để từ đó có thể điều chỉnh quá trình sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với tôm đi bán lại cho các nhà hàng, khách sạn thì yêu cầu phải đảm bảo chất lượng. Đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài củ yếu là tôm đông lạnh. Vì thế thông tin trong chuỗi bao gồm các thông tin về giá, số lượng, kích cỡ tôm. Người nông dân là thành phần trong chuỗi có khả năng thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng đều phụ thuộc và nhà thu gom. Trước khi quyết định bán tôm, ngoài thông tin từ nhà thu gom, các hộ cũng thường hỏi thông tin trực tiếp từ các hộ nuôi tôm ở cùng xã. Việc tìm hiểu giá từ các công ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 64 ty hoặc các chợ đầu mối đều rất khó thực hiện. Chính điều này đã đã dẫn đến tình trạng khó khăn cho người sản xuất để họ có thể điều chỉnh quá trình sản xuất của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng (nhu cầu về kích cỡ, về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm). Trái lại, thông tin về số lượng sản phẩm và giá cả giữa thu gom với cá nhà máy, Công ty chế biến và Xuất khẩu thủy sản lại đầy đủ và rõ ràng. Giữa họ thường có những thông báo về giá và hợp đồng khối lượng sản phẩm với nhau. Khi có biến động về giá hoặc về sản lượng các công ty, nhà máy có thể điện thoại báo trước cho các nhà thu gom. Và từ các thông tin này mà nhà thu gom có thể quyết định giá mua đối với các hộ nông dân. Đối với những hộ thu gom bán cho các tư thương hoặc các chợ đầu mối thì thông tin sẽ được trao đổi thường xuyên và sẽ điện thoại trước một ngày trước khi mua hàng. Ngoài ra để nắm được quá trình trao đổi thông tin giữa người nuôi với bên thu mua tôm nuôi ta có thể xem xét chi tiết bảng sau: kết quả khảo sát cho thấy, thông tin trao đổi giữa người nuôi tôm với người thu mua tôm thường qua người môi giới. Người nuôi có thể liên hệ với nhiều người môi giới để thảo thuận giá bán. Qua điều tra cho thấy, người bán để biết được thông tin thị trường thường qua người thu mua chiếm 44,44%, biết qua các nhóm nuôi tôm khác là 33,33% và thông qua các kênh khác như đài, báo, tivi là 4,45% và qua các kênh khác là 6,67%. Hình thức biết thông tin giá cả Số lượng Tỉ lệ (%) 1. Các thành viên trong nhóm 5 11,1 2. Qua các nhóm nuôi khác 15 33,3 3. Đại lý, công ty thu mua thông báo 20 44,4 4. Qua thông tin đại chúng như báo, đài, tivi.. 2 4,5 5. Qua kênh khác 3 6,7 Tổng 45 100,00 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Như vậy, những đối tượng thu gom, các DNTN, các nhà hàng khách sạn và những Công ty chế biến và xuất khẩu là những người nắm rõ thông tin hơn cả trong Bảng 2.15: Các hình thức tiếp cận thông tin về giá cả mua bán tôm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 chuỗi, còn nông dân lại là những người nhận thông tin kém nhất, bản thân họ cũng không có khả năng phân tích thị trường để dự báo mức độ biến động giá cả của thị trường. Trừ một phần ít khách hàng tiêu dùng mua tôm trực tiếp tại hồ của các hộ nuôi thì người nông dân mới nắm rõ được nhu cầu của họ. Đồng thời qua khảo sát cũng cho thấy người tôm hiện nay không có nhiều mối tiêu thụ và không ổn định về mối quan hệ. Giá tôm bán ra phụ thuộc nhiều ở người thu gom và người môi giới. Thông tin giá cả không rõ ràng để giúp họ có thể đàm phán với mức giá phù hợp với người môi giới, do đó càng phụ thuộc vào việc quyết định giá của người thu mua và môi giới. 2.3.3.2. Quá trình tạo giá trị của từng tác nhân trong chuỗi Để nuôi tôm người dân phải đầu tư xây dựng hệ thống nuôi bao gồm: ao nuôi, ao lắng, ao xử lý thải, kênh cấp thoát nước, bờ bao, cống cấp thoát nước, bãi thải, hệ thống sục khí... Qua số liệu điều tra tại Bảng 2.16 cho thấy, mỗi vụ nuôi tổng chi phí lưu động và khấu hao tài sản cho diện tích bình quân 3000m2 hết khoảng hơn 756 triệu đồng. Trong đó chi phí cho thức ăn có tỷ lệ cao nhất là 51,81%, kế tiếp là các chi phí cũng có tỷ lệ tương đối là điện năng 13,39%; Chi phí thuốc, hóa chất là 8,25%; và Chi phí giống là 7,42%. Các loại chi phí Chi phí bình quân Chi phí (đồng) Tỷ lệ (%) 1. Chi phí giống 56.116.089 7,42% 2. Chi phí thức ăn 391.828.622 51,81% 3. Chí phí thuốc, hóa chất 62.393.156 8,25% 4. Chi phí điện năng 101.228.067 13,39% 5. Chi phí nhân công 47.116.222 6,23% 6. Chi phí kỹ thuật (máy đo ô xi, bộ test kiềm, bộ test khí độc) 17.160.889 2,27% 7. Chi phí thuê đất 25.741.400 3,40% 8. Chi phí khác (sửa chữa nhỏ, sinh hoạt phí,) 24.730.378 3,27% 9. Chi phí khấu hao TSCĐ 29.948.644 3,96% Tổng chi phí 756.263.467 100,0 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Bảng 2.16: Chi phí bình quân cả năm cho một vụ nuôi tôm có diện tích 3000m2/ao ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 66 Quá trình tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm tôm nuôi được thể hiện thông qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuoi_cung_san_pham_tom_nuoi_huyen_quang_trach_tinh_quang_binh_173_1909184.pdf
Tài liệu liên quan