MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.3
3. Câu hỏi nghiên cứu .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.5
6. Kết cấu của luận văn .5
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .7
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .7
1.2. Cở sở lý thuyết .10
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.13
CHưƠNG 2. QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ HÀNGMÃ .19
2.1. Nhà cung ứng nguyên liệu .19
2.2. Nhà sản xuất.33
2.3. Liên kết giữa các nhà sản xuất .40
2.4. Mạng lưới phân phối và tiêu thụ .43
2.5. Nguồn thu nhập từ việc sản xuất và kinh doanh hàng mã .56
Tiểu kết chương 2.58
CHưƠNG 3. HÀNG MÃ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA
NGưỜI VIỆT HIỆN NAY .59
3.1. Bối cảnh tình hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam sau thời kì đổi mới .59
3.2. Những quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến hàng mã.623.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng hàng mã hiện nay .65
3.4. Hàng mã dưới góc nhìn của người trong cuộc.78
Tiểu kết chương 3.87
KẾT LUẬN .89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .91
PHỤ LỤC.96
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung ứng và tiêu thụ của hàng mã, từ
đó lý giải về vai trò, nhu cầu cũng như sự tồn tại của nó trong xã hội Việt
Nam từ sau đổi mới đến nay. Đây là hướng tiếp cận mới được nhiều nhà
nghiên cứu, trong đó có nhiều nhà Nhân học văn hóa xã hội sử dụng.
Để có thể có cái nhìn toàn diện về vấn đề này thì một nghiên cứu trên
không gian rộng lớn, ở những thời điểm khác nhau là rất cần thiết. Tuy nhiên,
3
thiết nghĩ, một nghiên cứu trường hợp tại một địa bàn cụ thể cũng sẽ giúp
chúng ta hiểu biết phần nào, trên cơ sở tiến đến nghiên cứu toàn diện để thấy
được sự biến đổi trong đời sống tôn giáo hiện nay, trong đó, việc sử dụng
hàng mã là một trong những chỉ báo quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên, tôi đã lựa chọn “CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ HÀNG MÃ
(Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở thôn Yên Cốc, xã Hồng
Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Nhân học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của luận văn là nhận diện quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ
hàng mã, cũng như bản chất của hàng mã trong xã hội người Việt hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung làm rõ 2 vấn đề: (1) mô tả quy trình chuỗi cung ứng
và tiêu thụ hàng mã (2) và lý giải bối cảnh xã hội đã tác động đến quy trình
chuỗi cung ứng và tiêu thụ của người làm hàng mã cũng như nhu cầu của
hàng mã trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những ẩn ý thực tiễn đằng sau hiện
tượng này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi quan trọng được luận văn đặt ra là:
1. Quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã tại thôn Yên Cốc, xã
Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng, một số làng
quê ở đồng bằng sông Hồng nói chung hiện nay đang diễn ra như thế nào?
2. Quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã đang diễn ra trong bối
cảnh nào? Từ góc độ chủ thể văn hóa, những đánh giá về vai trò, nhu cầu và
thái độ đối với hàng mã trong xã hội hiện nay như thế nào?
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình chuỗi cung ứng và tiêu
thụ hàng mã ở một làng. Trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu những đối
tượng liên quan trực tiếp đến hàng mã: người sản xuất, người trung gian
(người bán lẻ, người bán buôn, thầy cúng, ông/bà đồng), người tiêu dùng và
chính bản thân hàng mã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Vì đề tài nghiên cứu theo quy trình chuỗi cung ứng
và tiêu thụ nên phạm vi nghiên cứu khá rộng. Trong đó, chúng tôi nghiên cứu
tập trung vào 2 địa điểm.
Thứ nhất là tại 2 gia đình (cô Hồng và chú Hoàng1) làm hàng mã ở thôn
Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Thông qua
địa điểm này, chúng tôi tìm hiểu quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng
mã diễn ra như thế nào trên thực tế tại một vùng nông thôn hiện nay.
Thứ hai là tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội. Thông qua địa điểm này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hàng
mã đang diễn ra ra sao trên thực tế tại một vùng nông thôn hiện nay.
Lựa chọn thôn Quang Trung nói riêng, xã Hữu Văn nói chung là địa bàn
nghiên cứu thứ hai vì đây là nơi tiêu thụ mạnh nhất trong mạng lưới tiêu thụ
hàng mã của hộ cô Hồng. Xã Hữu Văn có đời sống tôn giáo đa dạng và phong
phú, trong 8 thôn (An Thuận 1, An Thuận 2, Hòa Bình, Quang Trung, Quyết
Tiến, Đông Viên, Mỹ Thượng và Mỹ Hạ), có 2 thôn (Mỹ Thượng và Mỹ Hạ)
theo Công giáo toàn tòng [8, tr.15] không sử dụng hàng mã, 6 thôn còn lại sử
dụng hàng mã với mức độ nhiều. Tuy nhiên, tôi không khảo sát tất cả 6 thôn
mà chỉ chọn thôn Quang Trung vì đây là thôn có số lượng điện thờ và thầy
1
Tên của hai gia đình nghiên cứu đã được thay đổi
5
cúng, cô đồng nhiều nhất (5 điện thờ tư nhân, 7 thầy cúng, cô đồng), cũng là
một trong những thôn có số lượng người đi buôn bán và kinh doanh nhiều
nhất xã.
Phạm vi thời gian: từ năm 1990 (năm ban hành Nghị quyết số 24/NQ-
TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, một văn bản vô
cùng quan trọng đánh dấu sự đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn
giáo của Đảng; cũng là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến đời sống tôn giáo
nước ta) đến năm 2016 (thời điểm khảo sát thực tế và hoàn thiện luận văn).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp: sưu tập và nghiên
cứu các tài liệu thành văn có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điền dã dân tộc học: Tại địa bàn nghiên cứu, tác giả không
chỉ quan sát tham gia, mà còn trực tiếp cùng đối tượng nghiên cứu đi nhập
nguyên liệu, cùng làm hàng mã, cùng đi đổ buôn và cùng bán hàng. Thông
qua đó, tôi phỏng vấn các đối tượng trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng
mã, từ người cung ứng nguyên liệu, người sản xuất, đối tượng trung gian
(thầy cúng, cô đồng, người buôn...), đến người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh
đó, các tài liệu thành văn như các báo cáo tổng kết kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội... tại địa bàn nghiên cứu cũng được tôi chú trọng thu thập.
Phương pháp điều tra xã hội học: Tôi sử dụng một bảng hỏi thiết kế sẵn,
với 50 câu hỏi. Nội dung bảng hỏi tập trung thu thập các thông tin như: niềm
tin vào đối tượng thờ cúng, các loại hàng mã sử dụng, tình hình sử dụng hàng
mã... tại địa bàn nghiên cứu. Mỗi bảng hỏi được tôi trực tiếp phỏng vấn bán
cấu trúc hoặc phỏng vấn sâu với đối tượng nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
6
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, địa bàn
nghiên cứu.
Chương 2: Quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã
Chương 3: Hàng mã trong đời sống tâm linh của người Việt hiện nay.
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hàng mã là một trong những hiện vật tôn giáo. Cho đến nay, các công
trình nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng chiếm số lượng rất nhiều. Do đó,
trong luận văn này, chúng tôi xin phép không đề cập tới những công trình
nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng nói chung, mà chỉ tìm hiểu các công trình liên
quan trực tiếp đến hàng mã. Có thể quy nạp vào các khuynh hướng tiếp cận
chính với những công trình tiêu biểu như sau:
Khuynh hướng tiếp cận dưới góc độ văn hóa
Theo khuynh hướng tiếp cận này, tiêu biểu phải nói đến các tác phẩm
như Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (1962) được coi là một trong những
tác phẩm đề cập sớm nhất về hàng mã. Theo tác giả, tục đốt mã có nguồn gốc
từ Trung Quốc. Quan điểm này của Lê Quý Đôn về sau đã được nhiều nhà
nghiên cứu sử dụng. Bên cạnh đó, trong các công trình Nếp cũ tín ngưỡng
Việt Nam (quyển Hạ) của Toan Ánh (1997); Hà Nội văn hóa và phong tục của
Lý Khắc Cung (2000); Đất lề quê thói: phong tục Việt Nam của Nhất Thanh
(Vũ Văn Khiêu) (2001)... không chỉ đề cập đến nguồn gốc, ý nghĩa, sự đa
dạng của hàng mã, thời điểm sử dụng hàng mã mà còn đề cập đến thế giới
nhân sinh quan của người Việt, sự lãng phí về tiền bạc cũng như một số câu
chuyện xung quanh việc sử dụng hàng mã.
Khuynh hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế xã hội
Lê Hồng Lý (2008) trong cuốn Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ
hội tín ngưỡng đã đề cập đến ý nghĩa và các quan điểm về hàng mã, cũng như
tình hình sử dụng hàng mã tại đền thờ bà chúa Kho (Bắc Ninh) và đền thờ bà
chúa Xứ (An Giang) trong thời buổi kinh tế thị trường.
8
Nguyễn Kim Hiền (2008) có bài vàng mã cho người sống, chuyển hóa
tâm linh trong một xã hội mở. Trên cơ sở phân tích thực trạng việc đi vay tiền
mã (tiền âm) tại đền bà chúa Kho (Bắc Ninh) trong bối cảnh nền kinh tế mở
cửa, tác giả nhận định, sự hình thành tín ngưỡng này cho thấy sự phát triển
của bộ phận kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những bộ phận
kinh tế quốc doanh, vốn của Nhà nước nhiều nơi tỏ ra kém hiệu quả, thua lỗ,
cũng như khu vực kinh doanh nhỏ bấp bênh, chưa có sự bảo hộ bằng pháp
luật rõ ràng từ phía Nhà nước. Do vậy, họ có những chiến lược phát triển kinh
tế riêng, kết hợp với những chuyến đi lễ xin lộc, vay tiền một cách tượng
trưng ở đền bà chúa Kho [23, tr. 26].
Sền Thị Hiền (2009) chọn đề tài Hàng mã cho những linh hồn: quá trình
suy tàn của nghề làm tranh và sự hồi sinh của nghề làm hàng mã ở làng Đông
Hồ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. Trong công trình này, tác giả tiếp
cận hàng mã như một nghề thủ công, trong đó tập trung phân tích quá trình
suy tàn của nghề làm tranh và sự hồi sinh của nghề làm hàng mã trong bối
cảnh tác động của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu
quá trình thu mua, quá trình phân phối, quá trình sử dụng và quan niệm của
người sản xuất và người tiêu dùng hàng mã.
Bên cạnh những hướng tiếp cận trên, vấn đề hàng mã cũng được phản
ánh trên các tạp chí, các bài báo. Tạp chí Đuốc Tuệ - cơ quan ngôn luận của
Hội Phật giáo Bắc Kỳ là một trong những tạp chí có nhiều bài viết liên quan
đến hàng mã, nhất là trong giai đoạn 1934-1954. Samôn Trí Hải (1937 và
1938) có bài “Bàn về sự đốt mã”, Vũ Tự Tiệp (1938) có bài “Bàn thêm về sự
đốt mã”, Phạm Văn Phụng (1938) có bài “Câu chuyện vàng mã”, Mẫn Trai
(1938) có bài “Một việc cải cách lớn đã thực hành ở chi hội Phật giáo Hải
Dương – Việc bỏ vàng mã ngày rầm thàng bảy”, Nhàn Vân Đình (Trần Duy
Vôn) (1939) có bài “Đồ Mã”,... Gần đây, trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
9
(Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) có bài
“Mê tín - biểu hiện và quan niệm” của Lê Trung Vũ (2001) và bài “Hội Phật
giáo Bắc Kỳ với vấn đề vàng mã” của Lê Tâm Đắc (2006). Nhìn chung, các
bài viết nêu trên bàn luận đến nguồn gốc ra đời, sự đa dạng các loại hình hàng
mã, khẳng định tục đốt hàng mã không có trong giáo lý của đạo Phật, đặc biệt
là sự phê phán mạnh mẽ, coi tập tục này là hủ tục, mê tín, gây ra lãng phí về
tiền bạc và kêu gọi mọi người nên xóa bỏ. Ngày nay, các quan điểm này ngày
càng được khẳng định và phổ biến hơn khi Nhà nước đã giao nhiệm vụ, trách
nhiệm cho nhiều cơ quan ban ngành, nhất là cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tăng cường tuyên truyền nhằm hạn chế tục lệ này.
Hàng mã cũng được phản ánh nhiều trên các trang mạng xã hội. Nhiều
bài đề cập đến hoạt động sản xuất, buôn bán và sự đa dạng của các loại hình
hàng mã tại các làng nghề nổi tiếng như ở xã Song Hồ (huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh), làng Văn Hội (huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), chẳng
hạn “Hối hả làm vàng mã dịp rằm tháng 7”của Quý Đoàn (2015). Bên cạnh
đó, nhiều bài phản ánh về ảnh hưởng tiêu cực của hàng mã đối với kinh tế,
môi trường, xã hội, chẳng hạn “Mấy suy nghĩ về tục cúng, đốt và rải vàng mã
trong “năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” của Phạm Hữu Dũng (2015).
Ngoài ra, nhiều bài đề cập các quan điểm của một số nhà nghiên cứu bàn về
hàng mã, chẳng hạn “GS Ngô Đức Thịnh: Đốt vàng mã thế nào mới là điều đáng
nói?” của Thu Anh (2016), cũng như quan điểm của các nhà sư về hàng mã,
chẳng hạn “Đốt vàng mã có gửi tới được coi âm?” của An Luých (2016). Có thể
thấy, vấn đề hàng mã và tục đốt hàng mã là một vấn “nóng” của xã hội nên được
đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, chúng hầu hết là các
bài viết ngắn mang tính chất thông báo, phản ánh phần nào vấn đề hàng mã dưới
góc độ tiêu cực.
10
Phần tổng quan nêu trên cho thấy, vấn đề hàng mã đã được quan tâm
nghiên cứu ở những mức độ và những góc độ khác nhau. Những nghiên cứu
này rất có ích cho luận văn của tôi. Tuy nhiên, tiếp cận chuỗi cung ứng và tiêu
thụ hàng mã, cũng như lý giải về vai trò, nhu cầu và sự tồn tại của hàng mã từ
góc nhìn chủ thể văn hóa trong xã hội Việt Nam từ sau đổi mới đến nay còn
chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy, công trình này sẽ cố
gắng giải quyết các vấn đề đó, để có cái nhìn sâu sắc hơn và toàn diện hơn về
hàng mã trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
1.2. Cở sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản được dùng trong luận văn
+ Hàng mã
- Khái niệm hàng mã (vàng mã)
Trong nghiên cứu này, khái niệm “hàng mã” được hiểu là những đồ vật
(quần áo, tiền bạc, gia súc, đồ dùng trong đời sống thường ngày của con người)
làm bằng giấy và các vật liệu dễ cháy khác để đốt (còn gọi là hóa) sau khi cúng
cho người chết để sử dụng dưới Âm phủ [27, tr.839].
- Phân loại hàng mã
Hiện nay, có quan điểm cho rằng, tồn tại hai quan niệm: đồ mã và đồ vàng
mã. Trong đó, đồ mã là khái niệm chỉ chung những đồ làm bằng giấy và có thể
đốt đi được. Liên quan đến quan niệm, muốn người âm nhận được thì đồ lễ phải
được đốt (hóa) sau khi dâng cúng, vì thế, đồ mã không thể làm bằng vật liệu khác.
Còn vàng mã là những thỏi vàng bạc hay tiền Địa phủ (in giống như tiền thật).
Theo Sền Thị Hiền, người sản xuất hàng mã ở làng Đông Hồ (tỉnh Bắc
Ninh) quan niệm có 4 loại hàng mã: đồ gõ (mũ, mặt lai, ấm chén...), đồ gò
(quần áo, hình nhân, xe máy, tàu bay, nhà lầu...), đồ đan phất (ngựa, voi...), đồ
in (tiền giấy, nhãn mác, trạnh dán trên mã của lễ lên đồng,...) [25, tr.60].
11
Tại những địa điểm khảo sát của luận văn này, cả người sản xuất, người
buôn bán và người sử dụng đều chia hàng mã ra thành: tiền vàng và đồ mã.
Trong đó, tiền vàng là phương tiện trao đổi, đồ mã là đồ dùng sinh hoạt. Điều
này cũng giống quan điểm của Sền Thị Hiền khi nói về cách hiểu hàng mã
của người tiêu dùng.
Nhìn chung, theo chúng tôi, về hình thức bề ngoài, các cách phân loại
hàng mã nêu trên có sự khác nhau nhất định, nhưng nội dung bên trong thì
giống nhau, đều xuất phát từ quan niệm “trần sao âm vậy”, người sống đã
hóa/ gửi cho người thân ở thế giới bên kia từ tiền vàng đến các vật dụng sinh
hoạt giống như trên trần gian, chủ yếu làm bằng giấy và những vật liệu dễ
cháy khác.
+ Chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối thập niên 80 và trở
nên phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ XX. Trước đó, các thuật ngữ “hậu
cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management) thường
được sử dụng. Đến nay đã xuất hiện những quan niệm khác nhau về “chuỗi
cung ứng” với một số quan niệm tiêu biểu như:
Ganesham, Ran and Terry P.Harrison cho rằng, chuỗi cung ứng là một
mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng
thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và thành
phẩm và phân phối chúng cho khách hàng [3, tr.6].
Theo Chopra Sunil và Pter Meindl, chuỗi cung ứng bao gồm mọi công
đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng; không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm nhà
vận chuyển, kho chứa, người bán lẻ và bản thân khách hàng [3, tr.6].
Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, một chuỗi cung ứng
bao gồm ba thành phần chính: (1) Cung cấp: tập trung vào việc làm thế nào,
12
từ đâu và khi nào nguyên liệu được mua và cung cấp cho việc sản xuất; (2)
Sản xuất: chuyển đổi các nguyên liệu này thành sản phẩm cuối; (3) Phân phối
và tiêu thụ: đảm bảo các sản phẩm cuối được đến tay khách hàng cuối cùng
thông qua mạng lưới phân phối.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng lý thuyết chức năng của Bronislaw
Malinowski (1884 -1942). Lý thuyết này nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý
của lễ nghi và những phong tục khác. Trong một thí dụ nổi tiếng về đời sống
người Trobriand trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, Malinowski nhận thấy,
khi đánh cá ở trong đầm không gặp nguy hiểm, người Trobriand không tiến hành
lễ nghi phù phép. Họ chỉ dựa vào kiến thức và tay nghề của chính họ. Tuy nhiên,
khi ra biển đánh cá, độ rủi ro tăng cao và kết quả cũng bấp bênh hơn những ngư
phủ Trobriand thường làm lễ nghi phù phép để trấn an chính mình về mặt tâm lí,
mong được an toàn và đánh bắt được mẻ cá to. Do đó, Malinowski đã đưa ra
một giả thuyết rằng: môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con
người lại càng cần đến lễ nghi phù phép [26, tr.238].
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu bối cảnh của Việt Nam hiện nay,
bên cạnh những lợi ích rõ rệt đem lại thì nền kinh tế thị trường cũng tạo ra một
môi trường đầy những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống của rất nhiều người.
Trong bối cảnh đó, một trong những cách vượt qua những khó khăn, nhiều
người đã và đang tìm đến sự giúp đỡ nhiều hơn của những thế lực siêu nhiên ở
thế giới bên kia như tổ tiên, thần thánh. Mà một trong những cách để con người
có thể “tiếp xúc” và cầu mong sự giúp đỡ từ phía thế lực siêu nhiên ở thế giới
bên kia, đó là thông qua hàng mã. Nói cách khác, hàng mã là một vật trung gian
giữa thế giới trần gian và thế giới bên kia. Hàng mã là một chỉ báo giúp chúng ta
hiểu hơn diễn biến đời sống tôn giáo, cũng như đời sống xã hội Việt Nam từ sau
đổi mới đến nay.
13
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về làng Yên Cốc
Yên Cốc là một trong những thôn (làng) thuộc xã Hồng Phong, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hồng Phong là một xã đồng bằng nằm ở phía
Tây Nam của huyện Chương Mỹ, cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Nam.
Xã có vị trí địa lý như sau: phía Đông giáp xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ;
phía Tây giáp xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ; phía Nam giáp xã Đồng Lạc,
huyện Chương Mỹ và xã Phúc Lâm huyện Mỹ Đức; phía Bắc giáp với xã
Quảng Bị, huyện Chương Mỹ.
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng địa hình của thôn Yên Cốc
phẳng không đều, có nhiều vùng đồng trũng thường bị úng lụt vào mùa mưa.
Thuộc vùng phân lũ của Trung ương, về mùa mưa, những đợt mưa kéo dài
với lượng mưa lớn gây úng lụt cục bộ cho Yên Cốc ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất cây trồng trên địa bàn. Đất đai thôn Yên Cốc được hình thành trên
nền đất phù sa, lượng bồi đắp hàng năm ít, hàm lượng dinh dưỡng không cao,
thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thuận lợi cho phát triển cây trồng hàng
năm như cây lúa, rau màu, đậu tương. Các con đường liên xã, liên thôn được
bê tống hóa đảm bảo tốt cho việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của
địa phương.
Làng Yên Cốc trải qua nhiều sự thay đổi về địa giới hành chính. Theo tài liệu
“Tên làng xã Việt Nam cuối thế kỷ XIX” (các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), làng Yên
Cốc xưa kia thuộc xã Lễ Khê, tổng Hoàng Xá, huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên,
trấn Sơn Nam Thượng. Năm 1888, thôn Yên Cốc thuộc xã Hồng Phong, huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông. Năm 1965 thuộc xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ,
tỉnh Hà Tây (sau Quyết định số 103/NQ-TVQH ngày 21/4/1965, sát nhập 2 tỉnh Hà
Đông và tỉnh Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây). Năm 1976 thuộc xã Hồng Phong, huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Sơn Bình (sau khi 2 tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình sáp nhập
14
thành tỉnh Hà Sơn Bình). Năm 1991 thuộc xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, tỉnh
Hà Tây (sau khi tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình). Năm
2008, thuộc xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (theo Nghị quyết
15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội
và các tỉnh) [49, tr.1-2].
Kinh tế của xã Hồng Phong được thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa
các lĩnh vực kinh tế của thôn Yên Cốc không đồng đều, nông nghiệp chiếm tỷ
lệ lớn, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ có tăng nhưng ở quy mô
chưa lớn. Thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/ năm (2014).
Thôn Yên Cốc hiện có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn nhất xã
Hồng Phong, với tổng diện tích là 52.958 m2. Trong một năm, người dân ở
đây gieo trồng hai vụ lúa chính là vụ xuân và vụ mùa. Ngoài ra, còn có thêm
vụ đông, chủ yếu là gieo trồng cây đậu tương. Bên cạnh đó, người dân trong
vùng còn tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hợp tác xã nông
nghiệp được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, mạnh rạn đưa cơ giới hóa vào
sản xuất, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khu vực nông nghiệp.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có ở thôn Yên Cốc chủ yếu là thêu
ren, mây tre đan, mộc, móc sợi, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải công nông, chế
biến nông sản thực phẩm [9].
Theo trưởng thôn Yên Cốc, hiện nay, thôn Yên Cốc có 316 hộ, với 1418 nhân
khẩu, chia thành 7 xóm: xóm Cả, xóm Quán, xóm Cổng, xóm Kếp, xóm Trại, xóm
Sông, xóm Mới. Trong thôn có 7 dòng họ: Đào, Phạm, Nguyễn dương, Nguyễn bình,
Nguyễn lã, Nguyễn bá, Trần, trong đó, họ Phạm là dòng họ lớn nhất trong thôn. Các
dòng họ ở thôn Yên Cốc đều có nhà thờ họ, đặc biệt, các dòng họ đều có Quỹ khuyến
học, Quỹ khuyến tài (Nguyễn Văn Bình, 60 tuổi, trưởng thôn Yên Cốc, phỏng vấn
ngày 9/4/2016).
15
Hiện nay, thôn Yên Cốc có 1 ngôi chùa và 1 ngôi đình phục vụ nhu cầu tâm
linh cho người dân địa phương. Đình làng Yên Cốc được xếp hạng di tích lịch sử cấp
tỉnh năm 2006. Trong đình thờ vị thành hoàng có tên là Hoàng Công, một vị tướng
triều Lý có công dẹp giặc cứu nước. Lễ hội hàng năm của thôn được tổ chức vào hai
ngày 9-10/2 âm lịch (ngày đại kỳ phúc, cũng là ngày sinh của vị thành hoàng).
Yên Cốc đã được công nhận là làng văn hóa vào năm 2001. Người dân trong
thôn tích cực tham gia xây dựng làng văn hóa, các phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”,
ngày hội, việc cưới, việc tang trong thôn đã từng bước đi vào nề nếp, văn minh, tiết
kiệm, góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.
Nhân dân đoàn kết góp kinh phí, góp công tu bổ các công trình phúc lợi về văn hóa.
1.3.2. Sơ lược về hai gia đình làm hàng mã ở thôn Yên Cốc
Hiện tại, trên địa bàn toàn xã Hồng Phong có một số gia đình sản xuất và buôn
bán hàng mã, chia làm ba bộ phận: Thứ nhất, những người không sản xuất, chỉ mua
và bán lại, chủ yếu là bán tiền vàng, với hình thức là bán “thêm”, bán kèm theo các
mặt hàng khác như đồ thờ cúng, tại một số cửa hàng nhỏ hoặc đại lý ở một số làng
trong xã. Thứ hai, những gia đình làm một số bộ phận của hàng mã, trong đó có một
gia đình cùng làng Yên Cốc với cô Hồng và chú Hoàng, làm khung xương các con
vật, hình nhân của hàng mã. Gia đình này cung cấp các khung xương hàng mã chính
cho gia đình cô Hồng và một phần cho gia đình chú Hoàng. Thứ ba, những gia đình
có truyền thống sản xuất và kinh doanh hàng mã, hiện gồm có gia đình chú Hoàng và
gia đình cô Hồng. Đây cũng là hai gia đình được chúng tôi lựa chọn làm đối tượng
nghiên cứu sâu cho luận văn này.
Mỗi gia đình lại có những cơ duyên và lý do đến với việc sản xuất và kinh
doanh hàng mã khác nhau. Đối với hộ cô Hồng thì có hai yếu tố, vừa là gia
đình có truyền thống làm hàng mã, vừa là mục đích kinh tế. Cô Hồng chia sẻ “Cô đến
với hàng mã từ thuở nhỏ. Ông nội của cô làm nghề thầy cúng, nhưng không làm mã.
16
Bố cô tiếp nối nghề thầy cúng và làm mã. Mẹ cô đi chợ bán hàng mã. Thời đó, đa số
các mặt hàng đều làm thủ công, vàng thì trẻ nan, cắt giấy quấn, các loại hoa thì được
đột từ một cái hoa sắt làm mẫu, các xương thì tự đan...Trong gia đình ai cũng làm,
còn thuê cả người làm. Cô là con gái út nên được chiều (chuộng) nhưng sau khi đi
học về vẫn bị bắt phải làm hàng mã. Cô ghét lắm, chán lắm, chẳng buồn làm nhưng
vẫn phải làm hàng mã. Đến năm 17 tuổi (năm 1992), cô lấy chồng ở cùng làng. Số
cô vất vả lắm, làm đủ nghề, khi mới về nhà chồng thỉnh thoảng cũng làm thuê (hàng
mã) cho nhà ông. Sau đó, cô chuyển sang đi thêu tay, sau lại thêu máy, làm nghề mây
tre đan, làm bánh ở La Phù, đi thu mua đồng nát. Về sau, ông bà (bố mẹ đẻ của cô)
bảo quay về làm hàng mã, cô lại lên làm thuê ở đó. Sau đó, (năm 2004) thấy nhiều
người mua hàng mã, cô quyết định thuê một mảnh đất ở làng, vừa làm thuê cho bên
ông, vừa bán ở làng, vừa đi chợ. Được khoảng một năm (năm 2005) thì được một
đưa em con nhà ông cậu lấy chồng ở trên đây (xã Hữu Văn) bảo ở trên này người ta
“sùng” lắm. Cô lên bán thử (hàng mã) ở chợ Chiều, xã Hữu Văn được vài ngày
nhưng cũng không có mấy người mua, vì chưa quen khách và bán ở vỉa hè, nghĩ
cũng thấy chán. Nhưng cô cố gắng bám trụ bán thêm được hai, ba tháng thì lại thấy
bán được. Từ cuối 2005 đến nay, cô quen được nhiều khách nên bán cũng được
nhiều hơn” (Trần Thị Hồng, 41 tuổi, thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, phỏng vấn ngày
2/3/2016).
Thái độ của các thành viên trong gia đình cô Hồng và chính quyền xã Hồng
Phong về vấn đề sản xuất và buôn bán hàng mã cũng có phần thuận lợi.“Bên chồng
cô cũng thoáng lắm. Cô cứ làm gì thì làm. Chú đi làm ở công ty công cụ và cơ khí
Nhà nước ở Hà Nội, lương cũng ít. Khi Nhà nước chuyển công ty lên Bắc Giang thì
chú nghỉ hẳn. Cô bảo chú ở nhà cùng làm hàng mã. Ban đầu, chú và mẹ chồng cô
chỉ làm những cái đơn giản, những cái khó thì cô làm, giờ thì cả nhà đều làm được”
(Trần Thị Hồng, 41 tuổi, thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, phỏng vấn ngày 2/3/2016).
Tại địa phương, chính quyền xã Hồng Phong không cấm gia đình cô Hồng sản xuất,
17
buôn bán hàng mã, chỉ thu thuế kinh do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004806_1_2902_2002897.pdf