Tóm tắt Luận văn Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Khái niệm ý thức tập thể hay khái niệm ý thức xã hội đóng vai trò trung tâm trong sự

nghiệp xã hội học của Durkheim. Theo Durkheim, ý thức tập thể là biểu thị sự tồn tại của một

tập hợp giá trị chung trong cùng một nhóm tác nhân. Đây chính là tập hợp những niềm tin,

những cảm giác chung cho những thành viên của cùng một xã hội. Tất cả những tập hợp đó tạo

thành một hệ thống có giá trị riêng. Chính vì thế, nó được cả xã hội thừa nhận và có tính cưỡng

chế, áp đặt đối với hành vi của mỗi cá nhân. Hơn thế, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc

hình thành các giá trị chuẩn mực hay quy định hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội.

Về vấn đề ma tuý, nhận thức được mức độ nguy hiểm của ma tuý đối với xã hội như gây

tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia

đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. là những

nhận thức cần đạt được ở mỗi người. Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

khoá X, kỳ họp thứ 8 (năm 2000) đã thông qua Luật phòng chống ma tuý với mục đích để

phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với ma tuý. Luật phòng chống ma tuý tập

trung vào hai lĩnh vực:

pdf23 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý cai nghiện ma tuý; giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; phòng chống tái nghiện. Nội dung chống ma tuý tập trung vào các điểm sau: Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, nhất là việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn này. Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý. Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý [27,tr.10]. Nhà nước sử dụng Luật phòng chống ma tuý với tư cách là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, bằng việc mô hình hoá các khuôn mẫu hành vi xử sự hợp quy luật, không trái với chuẩn mực giá trị của dân tộc. Nếu cá nhân hành động đúng theo các khuôn mẫu đó, đồng thời tuân theo các giá trị đạo đức, các hành vi đó sẽ không lệch khỏi chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong vấn đề về ma tuý thì hệ giá trị chung mà xã hội xây dựng và huớng tới đó là một xã hội không ma tuý. Hệ giá trị này quy định những hành động của cá nhân về vấn đề ma tuý như: không hút ma tuý, không tham gia buôn bán, vận chuyển, tổ chức, lôi kéo xúi giục người khác sử dụng ma tuý... Theo Durkheim, “Khi đo nhận thức của xã hội thì không phải là phép cộng các ý thức các nhân lại mà là xem xét cá nhân đó đã xã hội hoá được bao nhiêu trong những giá trị chuẩn mực của xã hội” [21,tr.106-107]. Cá nhân, nếu muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải thừa nhận và tuân theo hệ giá trị mà xã hội đó đang mang trong mình nó. Hệ giá trị này mang tính khách quan: nó như là những tập tục tồn tại ở bên ngoài cá nhân. Với tư cách là thành viên của xã hội, cá nhân không còn cách nào khác là phải tham gia vào quá trình xã hội hoá để có thể nhận thức được hệ thống giá trị này. Vì thế, muốn đo nhận thức của sinh viên về ma tuý, chúng tôi vận dụng lý thuyết này nhằm xem xét các hệ giá trị của xã hội về vấn đề ma tuý có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của sinh viên và sinh viên đó đã nhận thức như thế nào về các nội dung liên quan đến ma tuý. Từ chỗ có nhận thức đúng về ma tuý mới có thể giúp họ có mô hình hành vi thích hợp với mong đợi của xã hội. 1.1.3 Lý thuyết hành động xã hội Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ V. Pareto. M. Weber, F. Znaniecki, G. Mead, T. Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, là đối tượng nghiên của của xã hội học, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội loài người. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi luận (Behaviorism) về hành động của con người. Hệ quan điểm này cho rằng, không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong quy định hành vi của các cá nhân, mà chỉ có thể biết đến những phản ứng bên ngoài. Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn, thường gắn với các chủ thể hành động là cá nhân. Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức, M. Weber, là định nghĩa được thừa nhận khá rộng rãi về hành động xã hội. Ông cho rằng: “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động”. Như vậy, ông cho rằng, chúng ta có thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động, điều này khác với quan điểm của lý thuyết hành vi. Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Bởi đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động xã hội liên quan đến nhau, quy định lẫn nhau hoặc thậm chí xung đột lẫn nhau. Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định bởi hàng loạt yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tồn tại của chủ thể. T. Parsons phân biệt hành động vật lý - bản năng với hành động xã hội. Hành động vật lý - bản năng là hành động hầu như không có sự chi phối của ý thức. Theo ông, hành động xã hội khác với hành động vật lý, hành động bản năng sinh học trước hết ở chỗ nó có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh như hệ thống ngôn ngữ, giá trị... Điều này có nghĩa là các hành động xã hội bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong các tương tác hàng ngày. Theo Parsons, dấu hiệu khác biệt thứ hai là tính chuẩn mực của hành động xã hội, tức là các hành động xã hội của cá nhân phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội, còn các hành động vật lý - bản năng thì không. Dấu hiệu thứ ba mà Parsons dùng để phân biệt hành động xã hội với hành động vật lý - bản năng sinh học là tính duy lý của hành động xã hội. Tính duy lý này thể hiện ở chỗ, chúng ta có những độc lập nhất định khi hành động một cách chủ quan. Tính duy lý còn thể hiện rõ ở chỗ chúng ta căn cứ vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác mà chúng ta tiếp nhận được một cách chủ quan. Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu, là lợi ích của cá nhân, cái mà M. Weber gọi là động cơ thúc đẩy hành động. Những thành tố đầu tiên trong cấu trúc của hành động xã hội là động cơ và mục đích của hành động. Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy hành động để thoả mãn nó. Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động. Các động cơ này cũng hướng các hành động xã hội đến việc đạt được những mục đích (theo nghĩa rộng) nhất định hay đến những điều kiện sống và làm việc, điều kiện hoạt động nói chung. Các động cơ của chủ thể hành động không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất, mà xét rộng ra các giá trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội đã được các chủ thể tiếp nhận đều có thể là nguồn gốc tạo ra các động cơ hành động. Tóm lại, mọi hành động xã hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất định để đạt được mục đích là kết quả đã được hình dung trước. Thành tố thứ hai trong cấu trúc của hành động xã hội là chủ thể hành động. Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, các nhóm, cộng đồng xã hội hay toàn thể xã hội. Để có một hành động xã hội cần phải có tối thiểu là một tác nhân (actor). Thành tố thứ ba trong cấu trúc của hành động xã hội là hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động. Đó chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Tuỳ theo hoàn cảnh hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với họ. Trong khuôn khổ của luận văn này, định nghĩa sau cùng được sử dụng là: “Hành động xã hội là biểu hiện cụ thể hay trừu tượng của một ý chí cá nhân hay tập thể trong một tình huống xã hội” [21,tr5] .Chúng tôi sử dụng lý thuyết hành động xã hội đề giải thích con đường từ nhận thức về ma tuý tới những hành động tích cực, hành vi đúng mức được xã hội mong đợi sinh viên với những vấn đề về ma tuý. Vả lại, theo định nghĩa, hành động xã hội có thể được biểu hiện một cách trừu tượng. Vậy, muốn đo và tìm hiểu nhận thức của sinh viên về ma tuý, thì chúng ta có thể nghiên cứu những diễn ngôn của họ, những lời khai của họ thông qua phỏng vấn hay điều tra bằng bảng hỏi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi muốn tìm hiểu xem sinh viên đã nội hóa các lý tưởng, giá trị về một xã hội không ma túy như thế nào trong hành động của mình. 1.1.4 Lý thuyết về thói quen và tâm thế hành vi của Pierre Bourdieu 1.1.4.1. Định nghĩa “Habitus” là toàn thể thói quen và tâm thế hành vi của một văn hóa hoặc của một môi trường xã hội thẩm thấu vào cá nhân trong quá trình xã hội hóa [21,tr.252]. Tác giả đưa ra thuật ngữ này nhằm giải đáp những tranh cãi giữa hai chủ thuyết khách quan và chủ thuyết chủ quan trong xã hội học. Vậy chủ thuyết khách quan là gì và chủ thuyết chủ quan là gì? Chủ thuyết khách quan do Émile Durkheim là đại diện và khởi xướng. Chủ thuyết này coi “thế giới xã hội (các sự kiện xã hội = các thiết chế xã hội) như là các sự vật (tự nhiên)” . Như vậy, nó là chủ thuyết tự nhiên hay chủ thuyết hiện thực về xã hội. Trong trường hợp này, nhà xã hội học được coi là một thợ chụp ảnh xã hội: “hãy đi mà xem, xã hội chẳng thể là cái gì khác ngoài những gì chúng tôi chỉ cho các anh thấy”. Muốn “chụp ảnh” xã hội, nhà xã hội học không thể có một cái máy ảnh đủ lớn để chụp hết các góc độ của nó. Do vậy, chủ thuyết này tập trung xây dựng các dữ liệu mang tính đại diện (có quy luật) để từ đó tìm ra các quan hệ thống kê (Pierre Bourdieu : 1980, trang 87). Từ đó, người ta tập trung nghiên cứu định lượng thông qua lấy mẫu xã hội và bảng hỏi cấu trúc hay bảng hỏi có định hướng (questionnary). Các lí thuyết cơ cấu thuộc dòng chủ thuyết khách quan giả định rằng, cá nhân bị “quyết định” bởi các mối quan hệ đã được cấu trúc hóa. Cá nhân sống trong cấu trúc nào dường như bị chi phối bởi cấu trúc đó vì cấu trúc có “quyền lực cưỡng chế” , áp đặt lên cá nhân. Do vậy, người ta thường nghiên cứu xã hội theo phương pháp luận tự nhiên, logic hình thức và thực nghiệm xã hội. Hành động của cá nhân bị “xác định” bởi cấu trúc mà cá nhân sống trong đó. Có thể nói một cách đơn giản như sau : “cấu trúc nào sinh ra cá nhân đó”. Vì vậy, ngôn ngữ thể hiện các quan hệ xã hội là ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ công thức (formula). Ngược lại, chủ thuyết chủ quan tập trung giải nghĩa xã hội từ kinh nghiệm cá nhân. Các lí thuyết cá nhân thuộc chủ thuyết này tìm hiểu và diễn giải kinh nghiệm cá nhân mà không đặt câu hỏi về những đặc thù xã hội (đặc thù cấu trúc) trong hành động xã hội của các cá nhân ấy. Trong lịch sử xã hội học, các tranh cãi giữa hai chủ thuyết này là vô tận : đặc biệt được thể hiện rõ về mặt phương pháp luận (định lượng và định tính). Do vậy, thuật ngữ habitus của Pierre Bourdieu ra đời nhằm dung hòa hai dòng chủ thuyết này. Habitus đã tạo ra một định hướng cơ bản để giải quyết sự mâu thuẫn giữa dòng thuyết khách quan (cấu trúc) và dòng thuyết chủ quan (cá nhân). Pierre Bourdieu định nghĩa như sau : “Habitus là toàn thể các tâm thế hành vi được học hoặc thẩm thấu vào cá nhân. Cá nhân có xu hướng tái tạo các tâm thế hành vi ấy bằng cách kích hoạt các khung hành vi và thích ứng chúng với các điều kiện hay hoàn cảnh mà họ sống trong đó” [21,tr.253] . 1.1.4.2. Ba sắc thái ngữ nghĩa của thói quen “habitus” theo định nghĩa của Pierre Bourdieu Thứ nhất, habitus là một tập hợp kết quả của các quá trình học tập (chính thức hay phi chính thức, được nói ra bằng lời hay ngấm ngầm). Các quá trình học tập ấy hình thành và khắc sâu vào trí não những mô hình hành vi, các phương thức nhìn nhận và đánh giá trong quá trình xã hội hóa. Ví dụ, thiết chế học đường (trường học) đã khắc sâu vào trí não của học sinh những mô hình hành vi hay những cách thức xử sựTrường học tạo ra các cá nhân được trang bị những mô thức hành động vô thức (những mô thức hành vi). Những mô thức hành vi ấy sẽ được kích hoạt trong các điều kiện tương đồng và sẽ tạo ra văn hóa của họ hay habitus của họ, đồng thời biến habitus tập thể (cấu trúc) thành cái vô thức cá nhân (Pierre Bourdieu : 1970, trang 148). Thứ hai, habitus là những tâm thế hành vi. Có nghĩa là, cá nhân thẩm thấu vào mình những kiểu hành vi “chờ sẵn” hay “sẵn sàng” cho hành động. Những kiểu hành vi ấy được học một cách có ý thức hay vô tình thẩm thấu trong quá trình xã hội hóa và sẽ được cá nhân nhắc lại. Pierre Bourdieu gọi hiện tượng này là “quá trình nội hóa những đặc tính bên ngoài”. Từ đó, cái vô thức của cá nhân hay tập thể được hình thành và sẽ phát huy trong các tình huống tương tự. Thứ ba, với tư cách là hệ thống tâm thế hành vi đã đạt được, habitus đồng nghĩa với khả năng sinh ra những hành động trong những điều kiện khá tương đồng. “Habitus được định nghĩa như là hệ thống các khuôn khổ hành vi được cá nhân thẩm thấu. Những khuôn khổ hành vi ấy cho phép sinh ra mọi suy nghĩ, mọi nhận biết và mọi hành động đặc thù của một nền văn hóa”(Pierre Bourdieu : 1970, trang 152). Trong khóa luận này, chúng tôi vận dụng ngữ nghĩa thứ hai của “habitus” để tìm hiểu xem các sinh viên đã nội hóa những nội dung, giá trị đã được học tập và tuyên truyền liên quan đến ma túy như thế nào và xây dựng tâm thế hành vi ra sao nhằm lý giải cho những hành vi của sinh viên đối với các tình huống có vấn đề liên quan đến ma túy. Nếu như những thói quen của sinh viên đã trở thành vô thức, thì khả năng bộc lộ những thói quen ấy ra ngoài trong những tình huống có vấn đề thường rất dễ ràng. Đây chính là cơ sở để đo nhận thức của sinh viên về ma túy một cách khách quan và chân thực nhất. Đồng thời, nó cũng làm nền tảng phương pháp luận để giúp nhà nghiên cứu nghĩ ra những tình huống theo đó các “phản ứng” của sinh viên được đo đạc một cách chính xác. 1.2 Hệ thống khái niệm công cụ 1.2.1 Khái niệm "Nhận thức" Trong nhiều từ điển triết học, xã hội học hoặc tâm lý học bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Pháp: perception), khái niệm nhận thức có phổ nghĩa rất rộng. Tuy nhiên, ngữ nghĩa khá phổ biến của khái niệm này thể hiện ở “hình ảnh tâm lí”, “sự thu nhận”, “sự nội hoá”, “nhận biết”, “kiến thức” và “tâm thế hành vi” của một cá nhân về một đối tượng nào đó. Như vậy, nhận thức mang tính ẩn hay tính bên trong. Nhận thức đúng sẽ có nhiều cơ hội dẫn đến hành động đúng. Ngược lại, nhận thức sai thì sẽ hành động sai. Cách đo nhận thức tốt nhất là quan sát hành vi. Nhưng khi hành vi chưa xẩy ra, thì nhà nghiên cứu thường quan sát thông qua “hành động ngôn ngữ” (act of language), thông qua phỏng vấn, thông qua lời nói hay tình huống có vấn đề. Theo Từ điển Tiếng Việt, “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả quá trình đó nhằm nâng cao nhận thức. Có nhận thức đúng, có nhận thức sai.” [26] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hoàng Phi chủ biên), nhận thức được định nghĩa là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. Nhận thức là quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới quan hay kết quả của quá trình đó. Nhận thức là nhận ra và hiểu biết được, hiểu được về một ai đó, một vấn đề hay một hiện tượng nào đó. Hiện nay trong tâm lý học có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức bao gồm: - Nhận thức là sự phản ánh (xét dưới góc độ phản ánh) - Nhận thức là hoạt động: Theo quan điểm này, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều hoạt động chuyển các hoạt động vật chất bên ngoài thành những hoạt động tâm lý ở bên trong, quá trình đó con người nhận thức thế giới. Hoạt động nhận thức bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục: cảm giác, tri giác, tư duy cho ta tri thức. Hoạt động nhận thức có hai dạng hoạt động: hoạt động nhận thức cảm tính và hoạt động nhận thức lý tính. Hoạt động nhận thức cảm tính bao gồm hoạt động cảm giác, tri giác những hoạt động này cho ta hình ảnh cảm tính. Hoạt động nhận thức lý tính bao gồm hoạt động tư duy, tưởng tượng quá trình này đem lại cho ta khái niệm. Hoạt động nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng hoạt động nhận thức của con người [10,tr.98] Lý luận về nhận thức trong Xã hội học Trên cơ sở khai thác các cách thức tiếp cận và quan niệm về nhận thức của các nhà tâm lý học, xã hội học, trong phạm vi của khoá luận này, chúng tôi không xem xét nhận thức như là một quá trình tâm lý với bốn giai đoạn: cảm giác, tri giác, tư duy và tưởng tượng, hay cũng không xem xét nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chúng tôi tiếp cận nhận thức theo lý thuyết về nhận thức của Vygotsky được cụ thể qua tam giác nhận thức của Bernard Clof : Chủ thể Đối tượng Người khác Việc sử dụng tam giác nhận thức này phù hợp với các lí thuyết về xã hội hoá hay ý thức xã hội đã trình bày ở phần đầu khoá luận. Theo sơ đồ nhận thức này, chủ thể thông qua đối tượng mà lớn lên. Nhưng chủ thể không thể tự nhận thức được đối tượng của mình, mà chỉ có thể nhận thức được đối tượng một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất thông qua “người khác”. Người khác mà Vygostky đề cập tới không phải là ai khác mà đó chính là môi trường xã hội hoá (gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội và truyền thông đại chúng). Trong khoá luận này, đối tượng mà sinh viên cần phải hướng đến là một xã hội không ma tuý (không còn tồn tại các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý). Tuy nhiên, tự bản thân sinh viên trong một chừng mực nhất định, không tự nhận thức được đầy đủ những thông tin về xã hội không ma tuý đó, mà họ nhận thức được thông qua quá trình xã hội hoá. Thông qua các môi trường ấy, họ được cung cấp những thông tin, tri thức cần thiết và tự chuẩn bị hành vi đúng nhất về đối tượng. Quá trình nhận thức này bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn có thông tin về đối tượng, đó là khi mà cá nhân được cung cấp các thông tin về đối tượng. Cá nhân có thể tiếp cận được thông tin về đối tượng qua nhiều con đường và nhiều kênh khác nhau như: thông qua gia đình, qua nhà trường, nhóm thành viên cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng Giai đoạn thứ hai là giai đoạn nhận biết thông tin. Thông qua giai đoạn thứ nhất, cá nhân được cung cấp các thông tin về đối tượng. Cá nhân sẽ “nội hoá” các thông tin đó thành những hiểu biết ban đầu cho bản thân mình. Hay nói cách khác, đây chính là quá trình nhận thức cảm tính. Trong khóa luận này, thông tin mà cá nhân được cung cấp về đối tượng đó là tất cả các thông liên quan đến ma tuý, về các chất ma tuý, về cách thức sử dụng ma tuý cũng như tác hại về ma tuý Những thông tin này, khi tác động tới cá nhân, sẽ mang lại cho cá nhân một hệ thống nhận biết cơ bản hay kiến thức nền về đối tượng là “ma tuý”. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiểu biết thông tin như thế nào và chuẩn bị hành động. Nếu như giai đoạn thứ hai mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức cảm tính tức là cá nhân mới chỉ tiếp nhận được thông tin, nắm bắt được thông tin đó còn vấn đề cá nhân có hiểu được những thông tin đó hay không và hiểu như thế nào thì nó được thể hiện rất rõ trong giai đoạn thứ ba này. Đây chính là giai đoạn nhận thức lý tính. Trên cơ sở những tri thức mà cá nhân được cung cấp ở hai giai đoạn đầu, cá nhân sẽ quy chiếu với hệ giá trị của xã hội mà cá nhân đóng vai trò là thành viên. Cá nhân sẽ trang bị cho mình những kinh nghiệm để đối phó với những tình huống có vấn đề liên quan đến đối tượng. Trên cơ sở những thông tin về vấn đề ma tuý mà cá nhân thu nhận được, cá nhân xử lí chúng để biến chúng thành các hiểu biết và năng lực hành vi trong tình huống có vấn đề. Tóm lại, nhận thức là quá trình mà cá nhân tiếp nhận, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, biến chúng thành hệ thống kiến thức, hiểu biết có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống kiến thức, hiểu biết ấy chuẩn bị cho cá nhân hành động trong xã hội. Nhận thức của sinh viên về ma tuý không chỉ dừng lại ở chỗ sinh viên biết, hiểu như thế nào về ma tuý mà hơn thế nữa sinh viên còn có thể vận dụng những hiểu biết về ma tuý đó như thế nào trong hành động thực tiễn, trong cuộc chiến chống ma tuý của xã hội. 1.2.2 Khái niệm "Luật pháp" Bất kỳ một xã hội nào cũng cần đến trật tự và ổn định. Nhờ có ổn định, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm cũng như việc đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và xã hội mới được đảm bảo. Để thiết lập trật tự và ổn định trong xã hội thì buộc Nhà nước phải điều chỉnh lại các quan hệ xã hội, hướng các quan hệ đó phát triển hài hoà và tiến bộ. Mặt khác Nhà nước phải điều chỉnh lợi ích giữa các nhóm xung đột. Quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trước khi có pháp luật, các quy phạm xã hội bao gồm tập quán và tín điều tôn giáo đã xuất hiện để điều chỉnh quan hệ xử sự giữa các thành viên, giữa các nhóm và giữa các xã hội với nhau. Các tập quán và tín ngưỡng tôn giáo này xuất hiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng xã hội chấp nhận và tuân thủ. Từ đó, chúng trở thành những quy tắc ứng xử chung mang tính đạo đức và xã hội. Khi Nhà nước ra đời, thì công cụ quản lý xã hội cơ bản là luật pháp. Chính vì vậy, luật pháp trở thành phương tiện hiện hữu để điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo ra môi trường trật tự ổn định để xã hội có thể vận hành và phát triển. Như vậy, luật pháp được hiểu là hệ thống các quy tắc xử xự do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo trật tự và ổn định xã hội. Dưới góc độ xã hội học, luật pháp được hiểu như là tổng hợp những chuẩn mực thành văn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, phản ánh và củng cố những quan hệ đã hình thành trong một xã hội cụ thể. Nó thừa nhận những cách ứng xử có ích cho xã hội và giai cấp mà trước đó chưa mang tính phổ cập và bắt buộc. Luật pháp chính là hệ thống các chuẩn mực và các quy tắc hành động do cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Luật pháp có vai trò hết sức to lớn trong việc quy định và kiểm soát xã hội đối với hành động và quan hệ xã hội. Chính vì vậy, luật pháp được nhìn nhận như là một lực lượng đoàn kết tập hợp và biến đối xã hội. Giữa hệ thống luật pháp và hệ thống xã hội có quan hệ ảnh hưởng qua lại với nhau. Xét về bản chất, luật pháp mang hai thuộc tính: thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội. Tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nó bảo vệ điều kiện tồn tại của giai cấp đó. Tính xã hội thể hiện ở chỗ, luật pháp phải ghi nhận những quy tắc ứng xử được số đông xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông đó. Mặt khác, luật pháp phải là thước đo hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, là công cụ để đo nhận thức xã hội, và điều chỉnh các quá trình xã hội đưa đến cho con người những thông tin nhất định về các giá trị yêu cầu của xã hội. 1.2.3 Khái niệm "chất ma tuý" Ma tuý là một danh từ hán việt được ghép lại từ hai chữ “ma” có nghĩa là cho tê liệt và “tuý” là làm cho say sưa. Chất ma tuý (gốc Hy Lạp: Nakotikoe) dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê. Ngày nay, nó dùng để chỉ các chất tự nhiên và các chất tổng hợp có khả năng gây nghiện. Thuật ngữ này có thể xem như tương đương với thuật ngữ “stupéfiant”/ « drogue » (trong tiếng Pháp) dùng trong y học hoặc “Drug” (trong tiếng Anh” dùng để chỉ những chất tự nhiên hay hoá học có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương và làm thay đổi tri giác cũng như hành vi của người dùng nó. Theo Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 21 -12-1999 thì ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây coca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý khác ở thể rắn. Như vậy, chất ma tuý là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên Hợp quốc, danh mục chất ma tuý cần kiểm soát gồm 249 chất trong đó có 227 chất ma tuý và 22 chất thường dùng để sản xuất ra chất ma tuý (được gọi là tiền chất). Để xác định có phải là chất ma tuý hay không hoặc chất ma tuý gì thì phải trưng cầu giám định chuyên gia. Từ các quy định của Liên Hiệp Quốc và pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể hiểu: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ bị lệ thuộc vào nó. Khi đó, nó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác. Nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa chất gây nghiện và chất hướng thần. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm loại chất ma tuý khác nhau được chia thành 5 loại chính là: Các chất ma tuý chính danh (Lesnarcotiques proprement dita) gồm có thuốc phiện, những dẫn xuất của thuốc phiện (morphine, heroine, codéine) và các tổng hợp á phiện như mépéridine, méthadone; Các chất gây suy nhược (Lesdépressanta) có tính chất an thần nhưng gây ngủ, chủ yếu là các chất thuộc nhóm Bartituriques. Các chất kích thích (Lesstémalanta) ví dụ như amphétamine, cocaine, caféine, thébaine. Các chất gây ảo giác (Leshallucinogènes) ví dụ như: cần sa (marijuana), LSD, Cacide lysergique díethlamide, mescaline, paylocybine. Các chất an thần (Lestranquillesanta) có tính chất an thần nhưng không gây buồn ngủ, chia ra thành hai loại tuỳ the

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01653_6034_2003087.pdf
Tài liệu liên quan