Luận văn Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠSỞLÍ LUẬN

1.1. Cơcấu kinh tế. 8

1.2. Chuyển dịch cơcấu kinh tế. 13

1.3. Công nghiệp và công nghiệp hóa . 20

1.4. Cơcấu công nghiệp và chuyển dịch cơcấu công nghiệp. 22

1.5. Khái quát sựchuyển dịch cơcấu công nghiệp Việt Nam trong thời kì đổi

mới. 25

1.6. Kinh nghiệm chuyển dịch cơcấu kinh tếcông nghiệp của một sốnước

trong khu vực. 27

Chương 2: HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠCẤU CÔNG NGHIỆP

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU THEO HƯỚNG

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

2.1. Khái quát nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 31

2.2. Khái quát kinh tếvà chuyển dịch cơcấu kinh tếtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 53

2.3. Hiện trạng chuyển dịch cơcấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo

hướng CNH, HĐH . 62

2.4. Nhận định hiện trạng chuyển dịch cơcấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-

Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH. 94

Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN

DỊCH CƠCẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG

TÀU THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI

HOÁ ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến

năm 2020 . 100

3.2. Những giải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy sựchuyển dịch cơcấu công

nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH . 121

KẾT LUẬN.125

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 127

PHỤLỤC

pdf148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Rịa – Vũng Tàu nói riêng làm ăn với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế, các thế lực thù địch vẫn tìm cách phá hoại trên nhiều mặt… Giai đoạn 1996 – 2000, Tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Ngân sách mất cân đối, nợ xây dựng cơ bản lớn, cơn bão số 5 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản; Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997… Trong những điều kiện khách quan và chủ quan không mấy thuận lợi như trên, cùng với cả nước Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã từng bước vượt qua những khó khăn thử thách, tình hình KT – XH của Tỉnh không chỉ từng bước đi vào ổn định, mà còn có bước tăng trưởng khá, thể hiện qua một số mặt sau: * Về quy mô GDP Theo giá so sánh 1994 (có dầu khí), GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không ngừng tăng lên từ 4.827 tỉ đồng năm 1993 lên 42.244 tỉ năm 2006. Với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 1995 là 16,53%; 1996 – 2000 là 15,7% và 2001 – 2005 là 12,8%. Trong đó: quy mô GDP của ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 3.791 tỉ đồng năm 1993 lên 33.093 tỉ đồng năm 2005; dịch vụ tăng từ 697 tỉ đồng năm 1993 lên 5.579 tỉ đồng năm 2005; nông – lâm – ngư nghiệp tăng từ 339 tỉ đồng năm 1993 lên 1.513 tỉ đồng năm 2005. Bảng 2.7: Quy mô GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2005 theo giá so sánh 1994 Đơn vị: Tỉ đồng 1993 2005 Tăng bình quân (%) Danh mục GDP % GDP % 1993- 1995 1996- 2000 2001- 2005 I.GDP (có dầu khí) 4.827 100,0 40.185 100,0 16,53 15,7 12,8 1.Công nghiệp, xây dựng 3.791 78,54 33.093 82,35 22,27 16,4 12,8 2. Nông – lâm – ngư nghiệp 339 7,02 1.513 3,77 16,27 8,1 10,5 3. Dịch vụ 697 14,44 5.579 13,88 24,34 14,7 11,0 I.GDP (trừ dầu khí) 1.661 100,0 19.857 100,0 18,70 15,0 20,9 1.Công nghiệp, xây dựng 625 37,63 12.765 64,28 27,7 17,3 28,1 2. Nông – lâm – ngư nghiệp 339 20,41 1.513 7,62 16,27 8,1 10,5 3. Dịch vụ 697 41,96 5.579 28,10 24,34 14,7 11,0 Nguồn: - Xử lí số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1993, 2005 - Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 Nếu trừ dầu khí thì quy mô GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1993 là 1.661 tỉ đồng và tăng lên 19.857 tỉ đồng năm 2005, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 1995 là 18,70%; 1996 – 2000 là 15,0% và 2001 – 2005 là 20,9%. Trong đó: công nghiệp, xây dựng tăng từ 625 tỉ đồng, chiếm 37,63% năm 1993 lên 12.765 tỉ đồng, chiếm 64,28% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 1995 là 27,7%; 1996 – 2000 là 17,3% và 2001 – 2005 là 28,1%. Dịch vụ tăng từ 697 tỉ đồng năm 1993 lên 5.579 tỉ đồng năm 2005, nhưng tỉ trọng lại giảm tương đối từ 41,96% năm 1993 xuống còn 28,10% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 1995 là 24,34%; 1996 – 2000 là 14,7% và 2001 – 2005 là 11,0%. Nông – lâm ngư nghiệp cũng giống ngành dịch vụ tăng về quy mô GDP từ 339 tỉ năm 1993 lên 1.513 tỉ đồng năm 2005, nhưng tỉ trọng lại giảm dần từ 20,41% năm 1993 xuống còn 7,62% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 1995 là 16,27%; 1996 – 2000 giảm xuống còn 8,1% và tăng lên 10,5% trong giai đoạn 2001 – 2005. Thu nhập bình quân đầu đầu người có dầu khí tăng từ 10,6 triệu đồng (942,6 USD) năm 1993 lên 44,35 triệu đồng (2.940 USD) năm 2006, cao hơn nhiều (gấp 4 lần) so với thu nhập bình quân đầu người cả nước là 725,3 USD. Xét về quy mô GDP thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 3 trong tổng số 64 tỉnh thành trong cả nước, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và đứng thứ nhất về thu nhập bình quân đầu người. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước lớn (chiếm khoảng 25 – 30% tổng thu ngân sách Nhà nước). Bảng 2.8: Thu nhập GDP bình quân đầu người của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đơn vị : Triệu đồng GDP bình quân đầu người 1993 1996 2000 2005 2006 2007 Tính theo giá hiện hành 14,2 20,25 50,36 110,68 160,68 248,67 Tính theo giá so sánh 1994 10,6 16,6 26,9 42,21 44,35 51,60 Nguồn: - Niên giám Thống tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1993 - 2006 - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2006, 2007 * Tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 1993 - 1995: Nền kinh tế Tỉnh liên tục có tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch như: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 1993 tăng 22%, năm 1994 tăng 18,3% và năm 1995 tăng 9,3%. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1993 – 1995 tăng 16,53% (không kể dầu khí tăng 18,70%), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 8,2%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng là 22,27%; dịch vụ là 24,34%; nông – lâm – ngư nghiệp là 16,27% (Nếu không tính dầu khí thì tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng là 27,7%; dịch vụ là 24,34%; nông – lâm – ngư nghiệp tăng 16,27%). Trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 15,7% (không tính dầu khí là 15,0%), so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,94%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng đạt 16,4%; dịch vụ tăng 14,7%; nông – lâm – ngư nghiệp tăng 8,1% (Nếu không tính dầu khí thì tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ là 14,7%; nông – lâm ngư nghiệp là 8,1%). Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng GDP (không tính dầu khí) của Bà Rịa –Vũng Tàu so với cả nước Đơn vị: % Giai đoạn 1993-1995 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005 Danh mục Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu Tăng trưởng GDP 8,2 18,70 6,94 15,0 8,5 20,9 Công nghiệp, xây dựng 12,7 27,7 10,6 17,3 10,2 28,1 Nông – lâm – ngư nghiệp 4,4 16,27 4,3 8,1 3,8 10,5 Dịch vụ 8,8 24,34 5,75 14,7 6,96 11,0 Nguồn: - Báo cáo Quy hoạch tổng thể KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2001-2010 - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2006 Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 12,8% (Nếu không tính dầu khí là 20,9%), so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 8,5%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng tăng 12,8%; dịch vụ tăng 11,2%; nông – lâm – ngư nghiệp tăng 10,5% (Nếu không tính dầu khí thì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp – xây dựng tăng 28,1%; dịch vụ tăng 11,2%; nông – lâm – ngư nghiệp tăng 10,5%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 27,05% năm 2006 và 25,72% năm 2007. * Về cơ cấu kinh tế Trong thời kì 1993 - 2007, cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hình thành theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Bảng 2.10 mô tả thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh sẽ cho thấy điều đó. Bảng 2.10: Cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá so sánh 1994 Đơn vị: % Danh mục 1993 1995 2000 2005 2006 2007 I.Tổng số (Có dầu khí) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1.Công nghiệp, xây dựng 78,54 78,75 81,06 82,35 78,17 76,01 2.Nông – lâm – ngư nghiệp 7,02 5,76 4,10 3,77 3,69 3,65 3. Dịch vụ 14,44 15,49 14,84 13,88 18,14 20,34 II.Tổng số(Trừ dầu khí) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1.Công nghiệp, xây dựng 37,63 42,11 46,65 64,28 63,94 65,40 2.Nông – lâm – ngư nghiệp 20,41 15,7 11,56 7,62 6,09 5,28 3. Dịch vụ 41,96 42,19 41,79 28,10 29,97 29,32 Nguồn: - Xử lí số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1993 - 2007 - Cục thống kê và Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Kể cả dầu khí, cơ cấu kinh tế Tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, chiếm 78,54% năm 1993 tăng lên 82,35% năm 2005 và giảm xuống còn 76,01% năm 2007. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trong giai đoạn 1993 – 1995 đạt 22,27%, giai đoạn 1996 – 2000 là 16,4% và giai đoạn 2001 – 2005 là 12,8%. Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh và đang có xu hướng giảm dần. Nếu năm 1993 tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 7,02% trong cơ cấu kinh tế thì đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 3,65%. Ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đang có xu hướng tăng dần về tỉ trọng tuy tốc độ còn chậm. Năm 1993 ngành dịch vụ chỉ chiếm 14,44% thì đến năm 2007 đã tăng lên 20,34%. Năm 1993 Năm 2007 7,02% 14,44% 78,54% Công nghiệp - xây dựng Nông – lâm – ngư nghiệp Dịch vụ 76,01% 20,34% 3,65% Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có dầu khí theo giá so sánh 1994 Trừ dầu khí, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2000 trở đi đã chuyển dịch mạnh sang sản xuất công nghiệp, tạo nên cơ cấu kinh tế của Tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2000 tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP là 46,65% và tăng lên 65,40% năm 2007; Dịch vụ giảm từ 62,5% năm 1993 xuống còn 29,32% năm 2007; tương tự tỉ lệ ngành nông nghiệp 23,0%, 5,28% Nếu xét cả thời kì 1993 – 2007 cho thấy, trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất và luôn dao động ở mức 75% - 80%, nhưng đang có xu hướng giảm dần từ 78,54% năm 1993 xuống còn 76,01% năm 2007. Nguyên nhân do ngành công nghiệp của Tỉnh phụ thuộc quá lớn vào ngành công nghiệp khai thác dầu khí, luôn chiếm từ 80% đến 95% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, nên khi sản lượng khai thác dầu khí bị sụt giảm thì điều tất yếu sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp của Tỉnh giảm xuống chỉ còn 12,8% (2001 – 2005) so với 16,4% (1996 – 2000) và 22,27% (1991 – 1995). Tuy nhiên, từ giai đoạn 2001 đến 2007 sản lượng khai thác dầu thô đang có xu hướng giảm, nhưng giá dầu thô trên thị trường không ngừng tăng cao, các ngành công nghiệp khác ở địa phương cũng đã có bước phát triển mạnh, đặc biệt là các dự án công nghiệp lớn của Trung ương đầu tư đã đi vào hoạt động (điện, đạm, cán thép…) nên tỉ trọng ngành công nghiệp vẫn giữ mức cao trong cơ cấu kinh tế. Năm 1993 Năm 2007 41,96% 37,63% 20,41% Công nghiệp - xây dựng Nông – lâm – ngư nghiệp Dịch vụ 65,40%5,28% 29,32% Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có dầu khí theo giá so sánh 1994 Ngành nông nghiệp và dịch vụ tuy có tăng nhưng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn nên vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế. (Tốc độ tăng trưởng dịch vụ tăng 14,7%, nông nghiệp tăng 8,1% trong giai đoạn 1996 – 2000 và dịch vụ 11,0%, nông nghiệp 10,5% giai đoạn 2001 – 2005 ). Như vậy, trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng cơ cấu kinh tế của Tỉnh như trên (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp) là khá hợp lí vì Tỉnh đã khai thác tốt thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khí đốt) trong phát triển công nghiệp. Song về lâu dài thì cơ cấu kinh tế như trên là chưa tiên tiến, đòi hỏi phải nâng tỉ trọng của ngành dịch vụ. Điều này là phù hợp cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, bởi Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều thế mạnh để phát triển ngành dịch vụ. Đặc biệt, những dịch vụ liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến dầu mỏ và khí đốt, dịch vụ cảng biển… * Về cơ cấu lao động Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng từng bước chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Bảng 2.11: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đơn vị: % Tỷ lệ chuyển dịch Ngành kinh tế 1993 1995 2005 2006 1993 - 1995 1995 - 2005 1993 - 2006 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 - Công nghiệp, xây dựng 13,50 15,4 20,20 23,74 + 1,92 + 4,8 + 10,25 - Nông - lâm ngư nghiệp 70,8 64,0 53,6 48,03 - 6,8 - 10,3 - 22,8 - Dịch vụ 15,72 20,60 26,2 28,23 + 4,88 +5,6 + 12,51 Nguồn: Xử lí Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1993, 1995, 2006 Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng không ngừng tăng lên từ 13,5% năm 1993 tăng lên 23,74% năm 2006. Tỉ lệ chuyển dịch lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 1993 – 1995 là 1,92%; Giai đoạn 1995 – 2005 là 4,8% và cả giai đoạn 1993 – 2006 là 10,25% . Lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên rất nhanh từ 15,72% năm 1993 đã tăng lên 28,23% năm 2006. Tỉ lệ chuyển dịch lao động trong giai đoạn 1993 – 1995 là 4,88%; Giai đoạn 1995 – 2005 là 5,6% và tính cả giai đoạn 1993 – 2006 thì tỉ lệ chuyển dịch lao động trong ngành dịch vụ là 12,51%. Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm dần về tỉ trọng, năm 1993 chiếm 70,8% tổng lao động trong các ngành kinh tế thì đến năm 2006 giảm xuống còn 48,03%. Tỉ lệ chuyển dịch lao động của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong giai đoạn 1993 - 1995 là (-6,8%); Giai đoạn 1995 – 2005 là (-10,3 %) và tính cả giai đoạn 1993 – 2006 tỉ lệ chuyển dịch lao động là (-22,8%). Năm 1993 Năm 2006 70,8% 13,5%15,72% Công nghiệp - xây dựng Nông – lâm – ngư nghiệp Dịch vụ 48,03% 23,74%28,23% Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hoàn thiện, đúng hướng CNH, HĐH nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn có của địa phương và góp phần thúc đẩy sự phát triển KT – XH trên địa bàn toàn Tỉnh. Vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của Tỉnh diễn ra cụ thể như thế nào, sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở phần sau. 2.3. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH 2.3.1. Tăng trưởng công nghiệp Ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60 (thế kỉ XX), với chủ yếu là các cơ sở sửa chữa tàu thuyền và các ngành chế biến nông sản và hải sản sơ cấp, nhưng đến cuối thập niên 80 thì ngành công nghiệp của Tỉnh mới phát triển mạnh, với sự ra đời và phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí và thực sự phát triển bùng phát trong giai đoạn 1996 – 2000 và giai đoạn 2001 – 2005. Đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có một cơ cấu ngành công nghiệp phong phú với sự có mặt của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản…, công nghệ sản xuất được trang bị ngày càng hiện đại, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, xuất khẩu và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác dầu khí và các ngành công nghiệp có nguồn gốc từ dầu khí (hóa lỏng khí, sản xuất điện, đạm, thép…) là những ngành công nghiệp tạo ra nguồn thu ngân sách lớn của Tỉnh, là động lực chính trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn 1993 – 2007, ngành công nghiệp dầu khí luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp trên địa bàn và là động lực chính trong phát triển công nghiệp. Tỉ trọng ngành công nghiệp dầu khí năm cao nhất chiếm đến 96,6% (1993) và năm thấp nhất cũng chiếm 43,98% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (2006). Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1993 – 2007 Đơn vị:% Danh mục 1993 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2007 Tốc độ tăng trưởng bình quân. Trong đó: 22,7 16,4 12,8 28,01 Trung ương 13,1 59,1 27,7 27,72 Địa phương 18,9 13,8 15,5 14,06 Có vốn đầu tư nước ngoài 18,3 16,5 4,4 57,9 Nguồn : Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2000, 2005, 2007 Giai đoạn 1993 – 1995, sản xuất công nghiệp đi dần vào thế ổn định và phát triển, đã vượt qua được thời kì khó khăn chao đảo trước những năm 1990, thích ứng dần với cơ chế quản lí mới, vươn lên làm ăn có hiệu quả. Nhờ đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, đổi mới một phần công nghệ, tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài… nên sản xuất của phần lớn doanh nghiệp đã có lối ra và đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1993 – 1995 đạt 22,27% (trừ dầu khí là 27,7%). Trong đó, công nghiệp trung ương tăng 13,1%, công nghiệp địa phương tăng 18,9% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%. Sự tăng trưởng của công nghiệp trên địa bàn trong những năm 1993 – 1995 đã có tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các ngành kinh tế và một số loại hình dịch vụ, làm cho cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, xây dựng từ 37,62% năm 1993 lên 42,11% năm 1995; tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 20,41% xuống còn 15,7% năm 1995; dịch vụ tăng chậm từ 41,96% năm 1993 tăng lên 42,19%, đã phát huy được hiệu quả và tạo được bước chuẩn bị để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nền kinh tế trong thời gian tới. Các ngành công nghiệp then chốt đều có mức tăng trưởng khá: ngành công nghiệp dầu khí năm 1995 đạt giá trị sản lượng gấp 1,4 lần so với năm 1992 và chiếm tỉ trọng 78,8% GDP, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tăng 1,6 lần và chiếm 0,25% GDP, ngành chế biến thực phẩm tăng 1,8 lần và chiếm 0,4% GDP, ngành may mặc, sản xuất giày da tăng gấp 2 lần và chiếm 0,15% GDP. Ngành công nghiệp đã từng bước tổ chức và sắp xếp lại, đầu tư theo chiều sâu như hiện đại hoá công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong nước và xuất khẩu, xây dựng thêm nhiều nhà máy mới. Đến năm 1995 trên địa bàn toàn Tỉnh đã có 17 công ty, xí nghiệp quốc doanh đảm nhận những khâu then chốt có tác dụng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hộ gia đình ngoài quốc doanh với 28 công ty trách nhiệm hữu hạn, 50 công ty tư nhân và 837 cơ sở sản xuất, tích luỹ nguồn vốn khoảng 110 tỉ đồng đã tạo ra khoảng 7% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 16,4% (trừ dầu khí là 17,3%) so với VKTTĐPN là 16,1% và cả nước là 13,9%. Trong đó, công nghiệp Trung ương có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 59,1%, vì trong giai đoạn này có nhiều công trình công nghiệp trọng điểm với quy mô lớn được Trung ương đầu tư trên địa bàn Tỉnh (các công trình khai thác dầu, dẫn khí đồng hành vào đất liền, xây dựng tổ hợp các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đốt, sản xuất phân đạm, thép…), đã làm cho tốc độ tăng trưởng của khối công nghiệp quốc doanh tăng cao so với các khu vực khác. Trong khi đó, công nghiệp địa phương tăng 13,8%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân là 16,5%. Các sản phẩm công nghiệp được sản xuất chủ yếu trong giai đoạn này là dầu thô 61 triệu tấn, khí thô 4.563 triệu m3, điện 16.296 triệu Kwh, thép 1.044 triệu tấn, hoá phẩm phục vụ dầu khí 5.237 tấn, hải sản chế biến đông lạnh 41.958 tấn, nước máy 66,8 triệu m3, giày xuất khẩu 18,6 triệu đôi, đá xây dựng 4,5 triệu m3, đóng tàu 357 chiếc. Trên địa bàn Tỉnh đã thành lập được 4 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.460,6ha. Trong đó, khu công nghiệp Đông Xuyên (160,8ha) đã cơ bản xây dựng xong hạ tầng kĩ thuật. Đến năm 2000, trong các KCN đã có 26 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn lên đến 1.141,4 triệu USD. Trong giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình giảm xuống còn 12,8% năm (trừ dầu khí là 28,1%), giảm 3,6% so với giai đoạn 1996 – 2000. Nguyên nhân do: sản lượng khai thác dầu khí trong giai đoạn 2001 – 2005 đã bắt đầu chựng lại ở mức 86,85 triệu tấn thấp hơn chỉ tiêu Đại hội III là 11,15 triệu tấn. Tuy nhiên, trong thời gian này giá dầu thô tăng cao nên giá trị sản xuất công nghiệp sau 5 năm tăng 1,7 lần (trừ dầu khí tăng 3,34 lần). Công nghiệp Trung ương tăng bình quân là 27,7% do có nhiều dự án có quy mô lớn được đầu tư trong giai đoạn này như: nhà máy điện Phú Mỹ 1, nhà máy điện Phú Mỹ 2.1, nhà máy điện Phú Mỹ 4, nhà máy điện Bà Rịa, nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ, nhà máy phân đạm Phú Mỹ; công nghiệp địa phương tăng 15,5% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 4,4% năm. Các sản phẩm công nghiệp đều có mức tăng trưởng khá như: khí đốt tăng 30%, sản xuất điện tăng 30,9%, phân bón tăng 347,9%, khí hóa lỏng tăng 12%, hải sản đông lạnh tăng 38%, nước máy tăng 18,3%, hóa phẩm phục vụ dầu khí tăng 14,9%, đá xây dựng tăng 14,3%, sản lượng dầu thô khai thác tăng 2,9%... Sau 5 năm trên địa bàn Tỉnh đã hình thành thêm 4 KCN mới (Cái Mép, Mỹ Xuân A2, Phú Mỹ II và Mỹ Xuân B1) và mở rộng thêm KCN Mỹ Xuân A, diện tích đất các KCN tăng thêm trên 2000ha. Đến năm 2005 toàn Tỉnh có 8 KCN với diện tích khoảng 3.500ha với 110 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 4 tỉ USD, tỉ lệ lấp đầy đạt trên 50% diện tích, thu hút khoảng 12.320 lao động. Trong đó, lao động địa phương khoảng 4.500 người chiếm 36,5%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 2007 trừ dầu khí là 28,01%. Trong đó công nghiệp Trung ương 27,0%; công nghiệp ngoài quốc doanh 14,36%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh nhất 58,04%. Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá so sánh 1994 1993 2000 2006 Danh mục Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Giá trị sản xuất công nghiệp. Trong đó: 2.847 100,0 29.604 100,0 53.996 100,0 Dầu khí 2.750 96,6 22.736 76,8 23.749 43,98 Công nghiệp khác 97 3,4 6.868 23,2 30.217 56,02 Nguồn: Xử lí số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm í993, 2006 Theo giá so sánh 1994, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (GO) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng lên rất nhanh từ 2.847 tỉ đồng năm 1993 lên 53.996 tỉ đồng năm 2006, tăng 18,9 lần. Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác dầu khí tăng từ 2.750 tỉ đồng năm 1993 lên 23.749 tỉ năm 2006, tăng 8,6 lần, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khác tăng từ 79 tỉ đồng năm 1993 lên 30.217 tỉ đồng năm 2006, tăng 382 lần. Tuy nhiên, khi xét về tỉ trọng lại cho thấy ngành công nghiệp khai thác dầu khí đang có xu hướng giảm tương đối về tỉ trọng. Nếu năm 1993 tỉ trọng của ngành công nghiệp khai thác dầu khí chiếm đến 96,6% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp thì đến năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 43,98%. Trong khi đó tỉ trọng của các ngành công nghiệp khác lại tăng lên rất nhanh từ 3,4% năm 1993 lên 56,02% năm 2006. Qua đó cho thấy mức độ phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí đang giảm dần và các ngành công nghiệp khác đang có sự chuyển biến lớn, ngày càng khẳng định vai trò, và vị trí của mình trong cơ cấu ngành công nghiệp của Tỉnh. Để có kết quả này trong những năm qua Tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu ngoài nước nhằm thu hút nguồn vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến; khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại để nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, đồng thời cải thiện ô nhiễm môi trường thông qua sử dụng công nghệ mới, sạch hơn; chuyển dần hoạt động sản xuất công nghiệp theo chiều sâu như: sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, chuyển dần từ khai thác sản phẩm thô sang chế biến sâu: chế biến khí phục vụ tiêu dùng, sử dụng khí đốt để sản xuất phân đạm, sản xuất điện, nung ngạch, sản xuất thép… đem lại giá trị cao hơn nhiều so với xuất khẩu thô.. 2.3.2. Tình hình đầu tư phát triển ngành công nghiệp Trong giai đoạn 2001 – 2005, ngành công nghiệp đã thu hút tổng vốn đầu tư lên đến 45.517 tỉ đồng, tăng gấp 6 lần so với giai đoạn 1996 – 2000, chiếm gần 85% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Cơ cấu đầu tư trong ngành công nghiệp đã có xu hướng chuyển dịch vào các ngành công nghiệp hoá chất, sản xuất điện, chế biến nông sản thực phẩm, luyện kim. Đến năm 2005, công nghiệp khai thác mỏ chiếm 33,4% (năm 1995 là 66,8%), công nghiệp chế biến chiếm 33,4% (năm 1995: 7,7%), công nghiệp điện, ga, nước chiếm 33,2% (năm 1995: 25,5%). Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp luỹ kế đến cuối năm 2007, trên địa bàn toàn Tỉnh có 168 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong KCN, trong đó có 80 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 4.609 triệu USD và 88 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đang ký là 41.112 tỉ đồng 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Bảng 2.14: Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2006 theo giá so sánh 1994 Đơn vị: % Phân theo ngành 1993 1996 2000 2005 2006 1993-2006 Tổng số 100 100 100 100 100 Khai thác mỏ 96,1 84,4 77,2 52,2 44,3 - 51,8 Chế biến 2,8 10,9 14,2 18,5 27,1 + 24,3 Điện, nước,ga 1,1 4,7 8,6 29,3 28,6 + 27,5 Nguồn: - Xử lí niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – VũngTàu 1994 - 2006 Bảng 2.14 cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – VũngTàu đã và đang diễn ra như sau: Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ trong cơ cấu ngành công nghiệp của Tỉnh giai đoạn 1993 – 2006 luôn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm tương đối từ 96,1% năm 1993 giảm xuống còn 44,3% năm 2006, với tỉ lệ chuyển dịch trong cả giai đoạn 1993 – 2006 là (–51,8%). Năm 1993 Năm 2006 96,1% 1,1%2,8% Khai thác mỏ Chế biến Điện, nước, ga 27,1% 28,6% 44,3% Biểu đồ 2.4: Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – VũngTàu giai đoạn 1993 – 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH025.pdf
Tài liệu liên quan