Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Tài nguyên nước mặt: nguồn nước trên lãnh thổtỉnh khá phong phú, gồm:

Sông Bé:sẽchuyển nước qua hồDầu Tiếng một phần phục vụcho công

nghiệp tỉnh. Việc xây dựng công trình thuỷlợi Phước Hoà ngành NN tỉnh Bình

Dương không được hưởng lợi nhiều, ngoài việc tăng mực nước ngầmkhu vực ven

hồvà nước tưới cho khu vực ven sông Bé.

Sông Sài Gòn:khó khăn lớn nhất cho SXNN các xã ven sông Sài Gòn của

tỉnh là lượng nước xảtừhồDầu Tiếng trong mùa mưa sẽgây úng ngập diện tích đất

thấp ven sông, ảnh hưởng đến SX và đời sống của nhân dân (vùng SXNN không ổn

định). Tuy không được hưởng lợi từnguồn nước, nhưng sông Sài Gòn đã tạo cho

tỉnh một cảnh quan sông nước hết sức thơmộng, đểhình thành tuyến du lịch trên

sông Sài Gòn (từVĩnh Phú - Cầu Ngang - Thanh An - Núi Cậu - hồDầu Tiếng),

giúp NN tỉnh một hướng SX mới là phục vụdu lịch sinh thái.

pdf134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng nhu cầu tiêu dùng về chủng loại, chất lượng và mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỉnh chú trọng phát triển các loại rau sạch, an toàn nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Các vùng chuyên canh trồng rau sạch, an toàn được tập trung ở xã Thái Hòa huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát và TX. Thủ Dầu Một. Diện tích cũng như năng suất cây rau tăng thì diện tích các loại đậu giảm nhanh. Tỉnh tập trung chuyên canh lạc xuất khẩu ở TX. Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên. Cây công nghiệp hàng năm: diện tích ngày càng giảm là hợp lý bởi trong điều kiện thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu, SX dựa vào nước mưa, năng suất bấp bênh và gia tăng suy thoái đất. Cây khác: cây cảnh, hoa, dược liệu,... tận dụng nhu cầu tiêu thụ lớn nên đã đẩy mạnh và đây là “tiền đồ” cho NN ven đô thị. Đặc biệt diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu hoa, cây xanh cho đô thị và các khu công nghiệp trong tỉnh. Bảng 2.17. Tình hình SX một số cây công nghiệp hàng năm tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Diện tích (ha) 3.970 3.344 3.604 1.080 Năng suất (tạ/ha) 444,5 432,4 456,2 486,9 Mía Sản lượng (tấn) 177.260 144.605 164.635 52.588 Diện tích (ha) 225 116 112 - Năng suất (tạ/ha) 13,0 10,4 15,2 - Thuốc lá Sản lượng (tấn) 292 121 170 - Diện tích (ha) 94 28 3 64 Năng suất (tạ/ha) 4,5 5,0 6,7 5,9 Mè Sản lượng (tấn) 42 13 2 38 Cây thức ăn gia súc (ha) 331 1.144 1.112 963 Vườn hoa, cây cảnh (ha) - 20 73 412 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Cây công nghiệp lâu năm: chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm trên 65,6% GTSX ngành trồng trọt, đặc biệt trồng cây cao su, hồ tiêu. Cây cao su: là cây trồng chủ lực của tỉnh, diện tích liên tục tăng, tốc độ tăng diện tích là 5,46%/năm. Bình Dương luôn là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trồng cao su trong cả nước. Nông dân và các công ty cao su tỉnh đã tận dụng địa hình khá bằng, tầng đất dày, khí hậu phù hợp với phát triển cao su. Tuy nhiên, do những năm gần đây, giá mủ và gỗ cao su tăng nhanh; kết hợp với phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cây hàng năm sang cây lâu năm) nên có khá nhiều hộ nông dân đã trồng cao su xuống vùng đất thấp, có ảnh hưởng của mực nước ngầm bão hòa mùa mưa (nước mọi). Ở những chân đất này, khi rễ cao su tới mực nước ngầm, cây sẽ chậm phát triển, rụng lá và không cho mủ; nếu không có giải pháp thoát nước ngầm thì những cây cao su này sẽ không cho năng suất, phải thay thế bằng cây hàng năm thích hợp hơn. Cây điều: diện tích có xu hướng giảm dần từ 17.824 ha năm 1997 xuống còn 10.104 ha (năm 2006). Diện tích điều giảm là hợp quy luật bởi trồng điều hiệu quả kinh tế thấp, giống điều đa phần đã thoái hóa, dễ gặp rủi ro bởi khí hậu. Tuy nhiên, năng suất vẫn tăng, năm 1997 đạt 4,0 tạ/ha thì đến năm 2006 năng suất đạt 5,5 tạ/ha. Nhờ cải tiến kĩ thuật, đưa giống điều mới vào SX, năng suất cao nên khi diện tích bị thu hẹp nhưng sản lượng vẫn tăng nhanh. Cây cà phê: do thời kì trước giá cà phê tăng nhanh; diện tích tăng nhanh, sau đó giá cà phê xuống thấp người trồng cà phê lâm vào hoàn cảnh khó khăn, diện tích giảm liên tục - 3,84/năm và tiếp tục giảm - 11,8%/năm (năm 2006 ). Cây hồ tiêu: diện tích tăng nhanh là 244 ha (năm 1997) lên 664 ha (năm 2006) và đang được chú trọng đầu tư cả về giống, kĩ thuật. Cây ăn quả: thống kê được 12 cây ăn quả phổ biến ở tỉnh với diện tích là 6.457 ha (năm 2006). Bình Dương có vùng cây ăn quả đặc sản nổi tiếng măng cụt Lái Thiêu (chiếm 32,9% diện tích, hơn 50% sản lượng măng cụt cả nước), dâu và bòn bon (chiếm 95% diện tích), bưởi Bạch Đằng. Song do trồng cây ăn quả chưa theo quy hoạch kể cả về chủng loại và điều kiện sinh thái nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, công chăm sóc cộng với giá phân bón, vật tư NN quá cao trong khi giá bán sản phẩm thấp nên nhiều vườn cây ăn quả bị bỏ hoang, thiếu chăm sóc. - CDCC trong ngành chăn nuôi: Ngành chăn nuôi đang từng bước vươn lên để cân đối với trồng trọt. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng từ 13,8% GTSX NN (năm 1997) lên 19,6% GTSX NN (năm 2006). Chăn nuôi gia súc chiếm 85,7% GTSX chăn nuôi và 20,0% GTSX NN, chăn nuôi gia cầm chiếm 8,3% GTSX chăn nuôi. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về lương thực được đảm bảo thì nhu cầu về thực phẩm từ ngành chăn nuôi càng tăng. Trong CCKT NN, ngành chăn nuôi có xu thế phát triển nhanh, tăng dần tỉ trọng và có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi gia súc: chăn nuôi lợn, trâu, bò sữa phát triển mạnh. Đàn lợn tỉnh có quy mô rất lớn trong cả nước, quy mô đàn bò tỉnh xếp thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2.18. Số lượng và tốc độ phát triển một số loại gia súc tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Trâu 18.855 16.663 16.395 11.196 Bò 28.937 27.128 29.880 44.408 Số lượng (con) Lợn 87.133 178.894 291.666 298.927 Các giai đoạn 1998 - 2000 2001 - 2003 2004 - 2006 1998 - 2006 Trâu - 4,17 - 0,67 - 12,06 - 5,69 Bò - 2,04 3,23 14,22 4,84 Tốc độ tăng trưởng (%) Lợn 27,03 17,69 0,66 14,68 [Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Giai đoạn 1998 - 2006, tốc độ phát triển nhanh nhất là chăn nuôi lợn 14,68%/năm, kế đến chăn nuôi bò 4,84%/năm, còn chăn nuôi trâu có xu hướng giảm - 5,69%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh là chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò với chương trình “nạc hóa” đàn lợn và “sind hóa” đàn bò. Chăn nuôi lợn: từ năm 1997 chương trình “nạc hóa” đàn lợn của tỉnh Bình Dương được đưa vào thực hiện. Nhờ chuyển đổi phương thức chăn nuôi và áp dụng kĩ thuật chăn nuôi công nghiệp, nữa tự động. Các giống lợn nhập giống thuần chủng từ Anh, Đan Mạch, Mỹ,... nên chất lượng đàn lợn được cải thiện rõ nhất lợn lai 2 - 3 máu ngoại đã chiếm hơn 85% tổng đàn, thời gian nuôi rút ngắn chỉ còn 4,0 - 4,5 tháng, tiêu tốn thức ăn giảm (bình quân 2,5 - 3 kg/kg tăng trọng với lợn thịt), tỉ lệ nạc đạt 55% - 58%, thịt móc hàm sau giết mổ cao 78 - 80% so với trọng lượng hơi. Bảng 2.19. Tỉ lệ lợn hướng nạc trong đàn lợn tỉnh Bình Dương Năm 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỉ lệ lợn hướng nạc (%) 13 22 29 31,8 37 41 47 52 [Nguồn: Báo cáo tình hình SXNN các năm từ 1997 - 2006] Những năm 1997 - 1999, chương trình “nạc hóa” gặp nhiều khó khăn do tập quán chăn nuôi tận dụng của người dân vì vậy tốc độ tăng đàn lợn thấp, tỉ lệ lợn hướng nạc thấp. Từ những năm 2000 trở đi, chương trình “nạc hóa” đàn lợn mới thực sự phát triển mạnh, tốc độ gia tăng cao. Số lượng lợn không ngừng tăng nhanh do số lượng các trang trại chăn nuôi lợn gia tăng và quy mô mở rộng. Năm 2006, có 86 trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, tập trung ở huyện Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo và Dầu Tiếng. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi lợn theo hướng tận dụng vẫn còn chiếm ưu thế. Tỉnh có 79 cơ sở SX giống vật nuôi với chất lượng cao; riêng 2 công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty Nông Lâm Đài Loan và công ty TNHH nông sản Đài Việt hiện đại nhất Việt Nam với quy trình khép kín: giống, thức ăn, giết mổ,... cho phép tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Bảng 2.20. Số lượng và tỉ lệ lợn nái, lợn thịt trong đàn lợn tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 91.495 178.894 268.997 298.927 Lợn nái 9.569 23.879 33.660 41.605 Đàn lợn (con) Lợn thịt 81.514 152.774 231.571 257.322 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 lợn nái 10,5 13,3 12,5 13,9 Tỉ lệ (%) Lợn thịt 89,5 86,7 87,5 86,1 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Chăn nuôi bò: tỉ lệ bò cày kéo vẫn chiếm tỉ lệ cao trong đàn bò, từ năm 2003 đến nay số lượng giảm dần, điều đó thể hiện chăn nuôi bò của tỉnh đang được chuyển mạnh theo hướng phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Bảng 2.21. Số lượng và tỉ lệ bò cày kéo, bò thịt trong đàn bò tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 28.937 27.128 29.880 44.408 Bò cày kéo 12.026 10.841 8.387 7.973 Đàn lợn (con) Bò thịt, bò sữa 16.911 16.287 21.493 36.435 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Bò cày kéo 41,6 40,0 28,1 20,0 Tỉ lệ (%) Bò thịt, bò sữa 58,4 60,0 71,9 80,0 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Đàn bò sữa có tốc độ phát triển tăng nhanh, tỉ trọng bò sữa trong tổng đàn bò của tỉnh liên tục tăng 3.983 con (năm 2006). Tỉnh phát triển mạnh đàn bò sữa đi lên từ bò sind khá bền vững, chất lượng giống bò sữa đã và đang bước đầu được quản lý chặt chẽ về di truyền. Tuy nhiên, do chăn nuôi bò sữa đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, có kiến thức về chăm sóc và khai thác sữa. Vì thế người dân còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành chuyển đổi sang chăn nuôi bò sữa. Như vậy, trong cơ cấu đàn bò chủ yếu vẫn là bò kéo cày còn bò lấy thịt và lấy sữa chiếm tỉ lệ không cao. Điều này một phần thể hiện tính truyền thống trong chăn nuôi gia súc, mặt khác thể hiện sự chậm đổi mới cơ cấu chăn nuôi theo hướng SX hàng hóa. Chăn nuôi trâu: đàn trâu có xu hướng giảm từ 18.855 con năm 1997 đến năm 2006 còn 11.196 con, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 1998 - 2006 là - 5,69%/năm. Nguyên nhân là do hạn chế điều kiện chăn thả cộng với cơ giới hóa SXNN nên số lượng trâu kéo cày giảm nhanh. Bảng 2.22. Số lượng và tỉ lệ đàn trâu tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 18.855 16.663 16.395 11.196 Đàn trâu (con) Trâu cày kéo 9.958 8.852 7.031 5.231 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Tỉ lệ (%) Trâu cày kéo 52,8 53,1 42,9 46,7 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Chăn nuôi gia cầm: tăng liên tục trong thời gian qua, giai đoạn 1998 - 2006 tăng bình quân 1,57%/năm. Chăn nuôi gà: đàn gà tăng nhanh 1,95%/năm 1998 - 2006. Gà công nghiệp, gà thả vườn (do các công ty hợp đồng gia công) có chất lượng giống bố mẹ tốt nên nuôi có tốc độ tăng khá ổn định, ít hao hụt, xuất chuồng đúng thời gian theo hợp đồng gia công và nuôi theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp và nữa tự động hóa. Thuỷ cầm (vịt): liên tục giảm, tốc độ giảm bình quân 1998 - 2006 là - 3,29%. Vịt lấy thịt chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vịt. Tuy nhiên, quy mô đàn vịt biến động thất thường và có xu hướng giảm. Trong phát triển chăn nuôi gia cầm, tỉnh cũng chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, tăng tỉ lệ các giống vịt siêu thịt, siêu trứng, giống ngan Pháp. Bảng 2.23. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng đàn 1.752.152 2.224.860 2.414.677 2.022.164 Gà 1.628.031 2.083.897 2.275.387 1.930.449 Số lượng (con) Vịt 124.121 140.963 139.290 91.715 Tổng đàn 100,0 100,0 100,0 100,0 Gà 92,9 93,7 94,2 95,5 Tỉ lệ (%) Vịt 7,1 6,3 5,8 4,5 Sản lượng thịt hơi (tấn) 2.584 3.984 6.488 4.327 Trứng gia cầm (1.000 quả) 20.195 27.283 35.254 48.790 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Chăn nuôi khác: ngựa, dê, đà điểu, gà chọi, lợn rừng,... hàng năm cũng là nguồn thu đáng kể của người dân, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng ăn uống đặc sản của tỉnh và của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các ngành chăn nuôi này vốn đầu tư xây dựng cơ sở ban đầu lớn, SX dễ gặp rủi ro và còn chưa được sự quan tâm cần thiết của chính quyền tỉnh nên dù giá trị kinh tế thu về từ hoạt động chăn nuôi này rất cao, song thời gian qua các ngành chăn nuôi này chưa phát triển rộng rãi mà mới chỉ dừng lại ở một số hộ SX theo mô hình trang trại. Ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương trong những năm qua có sự phát triển theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt có sự chuyển đổi trong cơ cấu giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Sự xuất hiện các trang trại với phương thức SX tiên tiến đã góp phần thay đổi bộ mặt ngành chăn nuôi của tỉnh. Song bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập như: - Tập quán chăn nuôi tận dụng, quy mô SX phần lớn là nhỏ chưa kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi với thuỷ sản, VAC, RAC,... - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các trang trại và công ty chăn nuôi bởi thiếu hệ thống xử lý nước và rác thải. - Quản lí giống và di truyền với bò sữa chưa thật khoa học và chặt chẽ, chưa khắc phục được cận huyết làm thoái hóa giống. - SX chăn nuôi còn chưa gắn với chế biến và thị trường nên chủ yếu dựa vào buôn bán tiểu thương. - Việc mở rộng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp và nữa tự động hóa còn gặp khó khăn do thiếu vốn và năng lực trình, độ kĩ thuật của người chăn nuôi còn hạn chế. - Thiếu cơ sở CNCB sâu về sản phẩm chăn nuôi. * Chuyển dịch trong ngành lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành có GTSX đứng thứ hai sau NN; song xu thế tăng khá chậm bình quân 4,05%/năm giai đoạn 1998 - 2006. Bảng 2.24. GTSX ngành lâm nghiệp tỉnh Bình Dương (Giá cố định 1994) Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 37.159 39.808 46.056 52.997 Trồng và nuôi rừng 590 1.584 3.045 2.273 Khai thác gỗ và lâm sản 34.456 31.926 37.141 43.499 GTSX (triệu đồng) Dịch vụ lâm nghiệp 2.113 6.288 5.870 7.225 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Trồng và nuôi rừng 1,6 4,0 6,6 4,3 Khai thác gỗ và lâm sản 92,7 80,2 80,4 82,1 Cơ cấu GTSX (%) Dịch vụ lâm nghiệp 5,7 15,8 13,0 13,6 [Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Diện tích rừng tâp trung Phú Giáo 8.103 ha (thuộc lâm trường Phú Bình), Tân Uyên 6.208 ha (các xã Lạc An, Thường Tân và Tân Mỹ), huyện Dầu Tiếng 4.145 ha (chủ yếu rừng phòng hộ Núi Cậu và khu di tích Kiến An - Tân Lập). Nếu tính cả cây NN có tán che và rừng trồng kinh tế của nhân dân thì đến năm 2006 tỉ lệ che phủ trên toàn tỉnh đạt 54,5%. 1.6 4 6.6 4.3 92.7 80.2 82.180.4 5.7 15.8 13.613 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1997 2000 2003 2006 Dịch vụ lâm nghiệp Khai thác gỗ - lâm sản Trồng - nuôi rừng Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp tỉnh Bình Dương (1997 - 2006) Ngành lâm nghiệp của tỉnh đã xác định đúng hướng là giảm bớt khai thác gỗ, tăng GTSX của trồng và nuôi rừng, dịch vụ lâm nghiệp nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Năm 2006, toàn tỉnh trồng được 1.963,45 ha rừng. Hàng năm, ngành lâm nghiệp tỉnh vẫn tiến hành trồng mới rừng tập trung và cây phân tán thông qua các dự án phát triển vốn rừng như dự án 661, dự án 5 triệu ha rừng,... giao khoán cho 889 hộ và 22 tổ chức với tổng diện tích giao khoán rừng và đất rừng là 8.559,15 ha ( năm 2006). Nhờ thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng và kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia vào công tác trồng và quản lí bảo vệ rừng nên đã góp phần nâng diện tích trồng rừng và hạn chế tình trạng xâm chiếm đất rừng. Bảng 2.25. Sản phẩm lâm nghiệp và diện tích rừng bị thiệt hại tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Trồng rừng tập trung (ha) 74 110 702 236 Trồng cây phân tán (ha) 134 299 501 417 Chăm sóc rừng (ha) 212 469 475 1.142 Tu bổ rừng (ha) 2 167 158 - Gỗ tròn khai thác (m3) 3.588 630 1.698 642 Củi khai thác (ster) 18.500 7.154 7.086 6.482 Sản phẩm lâm nghiệp Tre, nứa, luồng (1.000 cây) 4.805 4.746 5.493 6.577 Diện tích rừng bị thiệt hại (ha) 55 9 8 5 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] * Chuyển dịch trong ngành thuỷ sản Bình Dương không có tiềm năng lớn để phát triển ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, môi trường nước các thuỷ vực và nguồn thuỷ sinh vật khá phong phú là tiềm năng cho nuôi thuỷ sản nước ngọt, nhất là cá ở các ao hầm, mương vườn, ruộng lúa trũng. Bảng 2.26. GTSX ngành thuỷ sản tỉnh Bình Dương (Giá cố định 1994) Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 3.533 4.625 12.522 33.695 Nuôi trồng 1.326 1.856 8.899 28.910 Khai thác 2.018 2.148 2.698 3.804 Giá trị (Triệu đồng) Dịch vụ 189 621 925 981 Các giai đoạn 1998 - 2000 2001 - 2003 2004 - 2006 1998 - 2006 Tổng số 9,42 39,42 39,07 28,48 Nuôi trồng 11,87 65,10 48,12 40,31 Khai thác 1,96 8,01 12,13 7,33 Tốc độ phát triển (%/năm) Dịch vụ 48,73 14,22 19,60 20,08 [Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương các năm] 37.5 40.1 71.1 85.5 59.7 46.4 11.3 21.5 2.8 13.5 2.97.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1997 2000 2003 2006 Dịch vụ Khai thác Nuôi trồng Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản Bình Dương (1997 - 2006) Ngành thuỷ sản tốc độ phát triển nhanh giai đoạn 1998 - 2006 là 35,90%/năm, diện tích nuôi thuỷ sản 192 ha (năm 1997) tăng lên 442 ha (năm 2006). Cơ cấu các loài cá, giống cá nuôi trong ao hầm, hồ, lồng bè bao gồm: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, cá phi, cá lóc bông, cá lóc đen, cá diêu hồng. Năng suất bình quân rất thấp 1,12 tấn/ha/năm. Nguyên nhân là do các hộ chỉ tận dụng các ao sẵn có để thả cá và nuôi theo kiểu quảng canh truyền thống; lao động nuôi thuỷ sản chưa nắm bắt được kĩ thuật cơ bản trong nuôi cá; một số ít có biết ít nhiều về kĩ thuật nhưng không chú tâm đầu tư đúng mức, do đó cá thiếu ăn, chậm lớn thất thoát nhiều (do dịch hại và tràn bờ,...). Bên cạnh đó, chất lượng con giống thuỷ sản của các hộ nuôi ít được kiểm tra, cá được lưu giữ trong thời gian khá lâu trước khi bán ra nên cá sống sau khi thả thấp, một số loại thuỷ sản đặc sản vận chuyển không có vật dụng chuyên dùng nên ảnh hưởng đến sức khỏe cá khi thả vào ao, hồ nuôi. Thức ăn của cá khá đa dạng và phong phú nhưng phần lớn lại là thức ăn tận dụng từ các phụ phẩm lại chưa qua chế biến và cá tạp nên cá năng suất thấp và có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt trong tỉnh khuyến khích nuôi các thuỷ sản khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm thuỷ sản như ba ba, ếch, lươn, cá sấu,... cung cấp thịt cho các nhà hàng. Bảng 2.27. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Tổng số 416 443 1.247 4.009 Cá 354 366 1.146 3.877 Tôm 12 14 16 30 Sản lượng (tấn) Thuỷ sản khác - - 85 48 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Cá 85,1 82,6 91,9 96,7 Tôm 14,9 17,4 1,3 0,7 Cơ cấu (%) Thuỷ sản khác - - 6,8 2,6 [Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương] Tuy ngành CNCB sản phẩm thuỷ sản, nhà máy chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi thuỷ sản trong tỉnh phát triển rất mạnh để hỗ trợ cho ngành thuỷ sản nhưng hầu hết các sản phẩm thuỷ sản không đáp ứng được nhu cầu các cơ sở chế biến về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy, quá trình CDCC theo ngành trong lĩnh vực kinh tế NN tỉnh Bình Dương diễn biến chậm, tuy nhiên cũng có những biểu hiện tích cực. Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển từ cây lương thực sang cây công nghiệp và cây ăn quả trên cơ sở CDCC sử dụng đất phù hợp với lợi thế so sánh của Bình Dương về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và KT - XH tỉnh và đặc biệt là xu thế thị trường khi gia nhập WTO. Trong ngành chăn nuôi và ngành thuỷ sản xu hướng chuyển dịch chính lại là CDCC giống, các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào SX như lợn hướng nạc, bò lai sind, cá chép lai,... Xu hướng chuyển dịch này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng thu nhập cho người SX. Song quá trình chuyển dịch cũng gặp một số khó khăn về vốn, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ, thị trường tiêu thụ,... Tuy nhiên, những khó khăn trên cũng đang được chính quyền tháo gỡ và bản thân người nông dân trực tiếp SX cũng đang tìm kiếm những giải pháp tốt nhất. 2.2.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế Trong lĩnh vực NN, Bình Dương có sự tham gia đầy đủ các thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế Nhà nước (trong đó doanh nghiệp NN giữ vai trò chủ đạo), kinh tế tập thể (phổ biến là các HTX chuyển đổi), kinh tế cá thể - tiểu chủ (chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế có ba thành phần kinh tế chính tham gia hoạt động trong lĩnh vực NN Bình Dương là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể - tiểu chủ. * Kinh tế Nhà nước Kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực NN bao gồm các nông trường, lâm trường, các trạm trại và các đơn vị dịch vụ NN khác do Nhà Nước sở hữu, quản lí. Các nông trường, lâm trường, trạm trại được gọi chung là doanh nghiệp Nhà nước. Tỉnh có 4 doanh nghiệp Nhà nước (công ty cao su Phước Hoà, công ty cao su Dầu Tiếng, Nông trường Cây Trường, xí nghiệp chế biến mũ cao su - công ty Becamex). Ngoài ra, có 135 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm nhiệm vụ thu mua, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và kinh doanh vật tư “đầu vào” cho SXNN, 13 công ty thuỷ nông. Tuy lợi nhuận của các doanh nghiệp này không cao nhưng đã thể hiện vai trò không thể thiếu trong phát triển SXNN. Sự hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước trong các khâu quan trọng của dịch vụ SXNN đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu và phát triển SX. Các doanh nghiệp Nhà nước tuy có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của NN song lại hoạt động chưa có hiệu quả do tổ chức quản lí còn thiếu chặt chẽ, khả năng huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều hạn chế. * Kinh tế hợp tác Hợp tác xã: cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là một trong hai bộ phận hợp thành kinh tế xã hội chủ nghĩa. Từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của cơ chế quản lí HTX, tỉnh Bình Dương đã đề ra chủ trương nhằm đổi mới một cách toàn diện cơ chế quản lí HTX NN. Các HTX bắt đầu chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ và từ đó chuyển đổi cả phương thức tổ chức và phương thức hoạt động. Dựa theo chức năng và nhiệm vụ, các HTX được phân chia ra hai lĩnh vực là HTX dịch vụ NN và HTX phi NN. Năm 2006, tỉnh có 17 HTX (chiếm 0,23% tổng số HTX dịch vụ NN trên toàn quốc). Các HTX đều là HTX NN không có HTX thuỷ sản và hầu hết các HTX hoạt động dịch vụ tổng hợp, HTX chuyên khâu còn rất ít. Bảng 2.28. Số lượng HTX phân theo chức năng tỉnh Bình Dương năm 2006 Chức năng Số lượng Tổng số 17 Làm đất 2 Giống cây 3 Thuỷ nông 2 Bảo vệ thực vật 2 Tiêu thụ 5 Cung ứng vật tư 3 [Nguồn: Kết quả điều tra NN - NT tỉnh Bình Dương] Như vậy, số HTX ở tỉnh rất ít và các HTX thành lập hoặc chuyển đổi với mục đích làm dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” cho SXNN. Nhưng trên thực tế phần lớn HTX chỉ thực hiện được 1 trong 2 mục tiêu kể trên. Năm 2006, tổng số vốn hoạt động của các HTX lên đến 20,2 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 1.072 lao động. Do hầu hết các HTX thực hiện dịch vụ NN, không chỉ tổ chức tốt “đầu vào” và “đầu ra” cho SXNN mà còn phát triển thêm nhiều ngành nghề khác nện tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho xã viên như HTX: Tân Ba, Phước Thái, Lai Uyên, Thường Tân, Bông Trang,... Trong các HTX NN hoạt động có hiệu quả nhất là HTX Phước Thái doanh thu trên 1,2 tỷ đồng, HTX Tân Ba đạt trên 300 triệu đồng. Hiện nay, mặc dù vị thế kinh tế của HTX còn yếu nhưng cũng bước đầu phát huy được vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã viên. Chính mối quan hệ gắn kết giữa kinh tế tập thể và kinh tế cá thể - tiêu chủ là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của quá trình CNH - HĐH NN - NT Bình Dương. Tuy nhiên, các tổ hợp vẫn còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ và kĩ năng quản lí, nắm bắt thông tin thị trường của đội ngũ cán bộ trong HTX chưa đáp ứng được nhu cầu mới hiện nay nhất là trong bối cảnh thị trường WTO. Do vậy mà các hoạt động của HTX còn kém hiệu quả và thiếu tính chủ động. Tổ kinh tế hợp tác: toàn tỉnh năm 2006 có 1.373 tổ hợp tác SXNN với 26.571 thành viên, bao gồm: 236 tổ chăn nuôi, 136 tổ trồng trọt, 528 tổ liên kết SX, 67 câu lạc bộ nhà nông, 3 câu lạc bộ trang trại, 32 câu lạc bộ làm vườn và 371 tổ hợp tác khác. Những hoạt động trong tổ đã và đang thể hiện rõ; trong đó đáng kể là hoạt động hỗ trợ vốn, trao đổi kinh nghiệm SX, hợp tác cùng xây dựng cơ sở hạ tầng, vần công, đổi công,... Tuy nhiên, vai trò của các tổ hợp tác chưa phát huy đáng kể, chưa đủ sức để cùng nhau phối hợp các thành phần kinh tế khác chuyển đổi cơ cấu SX, gắn SX với CNCB và thị trường tiêu thụ. * Kinh tế cá thể - tiểu chủ: từ sau đổi mới, kinh tế cá thể - tiểu chủ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Các đơn vị kinh tế này hoạt động một cách mạnh mẽ, sôi động, sử dụng tốt các nguồn lực về đất, vốn,... đã tạo ra một bước phát triển mới cho SXNN. Kinh tế cá thể, tiểu chủ hoạt động theo hai mô hình chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Trang trại: Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong việc sớm thành lập các trang trại SXNN, đồng thời đây là thành phần kinh tế có số lao động trực tiếp tham gia SX lớn nhất. Bảng 2.29. Một số chỉ tiêu phát triển trang trại tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu Số lượng trang trại Số lao động (người) Doanh thu (triệu đồng/năm) Lãi (triệu đồng/năm) 2002 1.756 27.668 109.764 17.040 2003 1.802 28.404 171.320 23.638 2004 1.928 30.840 268.608 31.231 2005 1.913 30.508 374.693 52.400 2006 1.876 29.570 548.833 93.002 [Nguồn: Điều tra hàng năm về trang trại các xã ở Bình Dương] Những năm gần đây, số lượng các trang trại NN đạt tiêu chí của Bộ NN và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH001.pdf