MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẤU .1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ .9
1.1. Cơ cấu kinh tế .9
1.1.1. Khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế. 9
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế . 11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. 14
1.1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản để xem xét và đánh giá cơ cấu kinh tế. 15
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.16
1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 16
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 17
1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 18
1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 19
1.2.5. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 19
1.3. Một vài mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới.22
1.4. Vài nét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.23
1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 24
1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh . 25
1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. 27
1.4.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động. 28
1.5. Lựa chọn bộ chỉ tiêu công nghiệp hóa xét về mặt kinh tế.29
óm tắt chương 1 .31
Chương 2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH LONG AN GIAI
ĐOẠN 2000-2010.34
2.1. Các nguồn lực ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Long An.34
2.1.1. Vị trí địa lí. 34
2.1.2. Nguồn lực tự nhiên. 352.1.3. Nguồn lực kinh tế- xã hội. 40
2.1.4 Đánh giá chung . 56
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Long An thời kì 2000 – 2010.59
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành . 59
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. 87
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. 92
2.3. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ ấu kinh tế tỉnh Long An thời kì 2000 – 2010.95
2.3.1. Những thành tựu.. 96
2.3.2. Những khó khăn và thách thức . 98
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ TỈNH LONG AN ĐẾN 2020 .101
3.1.Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan.101
3.1.1 Quy hoạch Vùng KTTĐ phía Nam. 101
3.1.2.Quy hoạch vùng đô thị Tp. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. 102
3.1.3.Vai trò của Long An trong Quy hoạch Vùng Tp. HCM. 105
3.1.4.Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020. 106
3.2.Các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long An đến năm 2020.109
3.2.1.Mục tiêu tổng quát . 109
3.2.2. Mục tiêu cụ thể. 110
3.3. Định hướng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Long An đến năm 2020.113
3.3.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành . 113
3.3.2 Chuyển dịch theo thành phần. 116
3.3.1. Chuyển dịch theo lãnh thổ. 116
3.4. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020.119
óm tắt chương 3 .128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .134
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC CH
151 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2000-2010: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khu vực được lựa chọn thay thế. Hơn nữa, là một phần của Vùng
KTTĐ phía Nam và ĐBSCL, tỉnh Long An có vai trò hỗ trợ thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa của đất nước. Do đó theo dự kiến các khu dân cư sẽ
phát triển một cách tự nhiên quanh các khu công nghiệp. Các dòng sông và tài
nguyên đất đang bị xâm nhập mặn, đây cũng là mối đe dọa lớn đối với chất
lượng nguồn nước ngầm. Hơn nữa, phải quyết định và giám sát được ngưỡng
cấp nước ngầm để tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
59
Các khu bảo tồn đất ngập nước, đầm lầy cũng được coi là các tài
nguyên rừng của Long An. Chính phủ đã cam kết dành ngân sách hàng năm
cho việc bảo vệ và quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nổi tiếng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho công tác bảo vệ. Hơn nữa, vẫn
chưa tối đa hóa việc phát triển khu bảo tồn là nguồn lực cho nghiên cứu và
phát triển du lịch.
Nằm trong khu vực trũng với các vùng đất ngập nước đem lại cho Long
An cả lợi thế cũng như khó khăn. Điều kiện này thuận lợi cho sản xuất lúa
gạo, đặc biệt là giống lúa nước có nhu cầu cao. Tuy nhiên, khu vực trũng này
cũng luôn phải hứng chịu các trận lũ lụt thường xuyên xảy ra.
Các loại đất ở Long An thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhưng lại
gặp phải vấn đề về sự mất cân bằng trong các thành phần của đất, đặc biệt là
hàm lượng NPK trong đất phèn. Đây là thành phần hóa học cần thiết cho sự
tăng trưởng của cây trồng nhưng nếu dư thừa thì sẽ gây độc hại.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường như lũ lụt,
hạn hán, xâm nhập mặn, v.v. Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu
về tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và cũng chưa có được giải pháp
hữu hiệu về vấn đề này. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường kể trên sẽ ảnh
hưởng đến các hoạt động kinh tế cũng như điều kiện sống của người dân, đặc
biệt là về nguồn nước.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Long An thời kì 2000 – 2010
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, là cốt
lõi của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì lẽ đó, việc
xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý ở Long An sẽ tạo điều kiện và góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đề
ra.
60
Đối với trường hợp tỉnh Long An, nhờ quyết tâm phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ chính quê hương mình, Chính quyền và
nhân dân toàn tỉnh đã tận dụng những nguồn lực phát triển, tạo nên những
thành công ban đầu trong phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế tỉnh Long An có dấu hiệu khởi sắc từ năm 2000 đến nay và
liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2000 – 2010,
tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh năm 1994 tăng từ 4709 tỉ
đồng (năm 2000) lên đến 7333.7 tỉ đồng (năm 2005) và đạt 14339 tỉ đồng vào
năm 2011 (cả nước đạt 584073 tỉ đồng, chiếm 2.5 %), tốc độ tăng trưởng bình
quân toàn giai đoạn đạt 9.2%, cao hơn 2.1% so với cả nước (đạt 7,1%).
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Long An giai đoạn
2000-2010 ( giá so sánh )
Năm
Tốc độ tăng
GDP của nền
kinhtế (%)
Nông
nghiệp(%)
Công nghiệp-
xây dựng(%)
Dịch
vụ(%)
2000 6,5 4 15,5 3,4
2002 10,1 8,7 15,0 9,0
2003 9,4 6,2 25,6 10,0
2004 9,6 5,6 15,0 15,0
2005 10,7 5,1 12,8 14,8
2006 11,1 1,5 19,7 3,2
2007 13,5 4,6 44,1 16,9
2008 14 5,7 17,7 17,7
2009 7,6 3,9 3,6 10,3
2010 12,6 5 10,3 21,2
Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5},[6},[7]
Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh tính theo giá thực tế, tăng từ
5928.3 tỉ đồng (năm 2000) lên đến 11511.8 tỉ đồng (năm 2005) và đạt
34397.3 tỉ đồng vào năm 2010. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) tăng
từ 4.4 triệu đồng/người (năm 2000) lên 23.7 triệu đồng/người (năm 2010).
Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mới góp phần nâng cao mức
61
sống của người dân và tác động mạnh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh, đặc biệt là cơ cấu kinh tế theo ngành.
Để phân tích một cách kĩ lưỡng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Long An, Luận văn sẽ tiến hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo 2
cấp độ: Phân ngành cấp I (bao gồm các nhóm ngành kinh tế vĩ mô) và phân
ngành cấp II.
2.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế
tỉnh Long An (phân ngành cấp 1)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trước hết là sự chuyển dịch
cơ cấu theo các nhóm ngành cấp I trong tổng thể nền kinh tế, được nhìn nhận
dưới góc độ vĩ mô. Do mục đích muốn nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ
khác nhau nên trong mục này, khóa luận sẽ tiến hành phân tích chuyển dịch
cơ cấu ngành trong tổng thể nền kinh tế theo 3 nhóm: Sự chuyển dịch cơ cấu
ngành giữa nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa nhóm ngành
sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất; giữa khi vực I (Nông – Lâm – Ngư
nghiệp), khu vực II (Công nghiệp – Xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ).
a.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giữa khu vực nông nghiệp và
phi nông nghiệp
Bảng số liệu 2.5 cho thấy cơ cấu GDP ngành kinh tế giữa khu vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp của Long An trong giai đoạn 2000 – 2010 có sự
chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm dần tỉ trọng GDP khu vực nông nghiệp
và tăng dần tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp. Cụ thể, tỉ trọng GDP khu vực
nông nghiệp đã giảm 12.7% trong vòng 10 năm, trung bình giảm 1.27%/năm,
từ 48.5% (năm 2000) xuống còn 42.7% (năm 2005) và chỉ còn 35.8% vào
2010. Trong khi đó, tỉ trọng GDP khu vực phi nông nghiệp luôn cao hơn tỉ
trọng GDP khu vực nông nghiệp và tăng nhanh, từ 51.5% (năm 2000) lên
62
57.3% (năm 2005) và đạt 64.2% vào năm 2010, tăng 12.7% trong toàn giai
đoạn.
Bảng 2.3 .GDP thực tế và cơ cấu GDP của tỉnh long an giữa khu vực
nông nghiệp và phi nông nghiệp
Năm
GDP thực tế (tỉ đồng ) Cơ cấu (%)
NN PHI NN NN PHI NN
2000 2876 3052.1 48,5 51,5
2002 3499 3680.9 48,7 51,3
2003 3686.3 4429.5 45,4 54,6
2004 4132.4 5337.6 43,6 56,4
2005 4912.7 6598.9 42,7 57,3
2006 5365.4 8455.5 38,8 61,2
2007 6485.9 11182.6 36,7 63,3
2008 9396.2 14446.7 39,4 60,6
2009 10601.9 17128.7 38,2 61,8
2010 12315.8 22081.4 35,8 64,2
Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]
Nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự chuyển dịch trên là do khu vực phi
nông nghiệp trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và luôn cao
hơn tốc độ tăng của khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng toàn giai đoạn
2000-2010 của khu vực nông nghiệp đạt 5% trong khi đó chỉ số này của khu
vực phi nông nghiệp là 15%, gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của khu
vực nông nghiệp. Đặc biệt, năm 2007, tốc độ tăng trưởng của khu vực phi
nông nghiệp (30.5%) cao hơn gần 6.6 lần so với khu vực nông nghiệp (4.6%).
63
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ( Giá so sánh ) giữu khu
vực Nông nghiệp và phi nông nghiệp 2000-2010 ( Nguồn tác giả
lập)
Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu của [5],[6],[7]
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa tạo nên sự chuyển dịch đó chính là sự
khả năng mở rộng diện tích nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, buộc tỉnh
phải chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp, nên trong cơ cấu kinh tế
Long An ngay từ năm 2000 (thậm chí là trước đó), tỉ trọng của khu vực nông
nghiệp vẫn thấp hơn tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp. Nếu so sánh với Tiền
Giang hoặc Bình Phước những địa phương có nguồn lực tự nhiên thuận lợi để
phát triển nông nghiệp như Long An, có thể nhận ra một cách rõ ràng hơn
nhận định trên. Năm 2000, Bình Phước có tỉ trọng GDP nông nghiệp 60,8%,
cao hơn nhiều so với nhóm ngành phi nông nghiệp (39,2%). Tương tự, con số
tương ứng của Tiền Giang là 56,5% và 43,5%. Bên cạnh đó, những năm đầu
thế kỉ XXI cũng là thời kì ngành công nghiệp Long An bắt đầu phát triển khá
mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
64
Nhiều xí nghiệp và khu công nghiệp được hình thành dựa trên thế
mạnh về vị trí giáp thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía nam , nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, cùng với
chính sách khuyến công của UBND tỉnh và nguồn vốn đầu tư cho công
nghiệp ngày càng tăng, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của công nghiệp.
Hơn nữa, với những lợi thế về nguồn lực phát triển dịch vụ, đặc biệt là du lịch
cùng nhiều chính sách khác trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã góp phần vào
mức tăng trưởng khá cao của nhóm ngành này, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu
GDP theo 2 khu vực nông nghiệp – phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ.
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Long An giữa 2
khu vực Nông nghiệp và Phi nông nghiệp giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu của [5],[6],[7]
Cũng trong giai đoạn này, sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa 2 khu vực
trên của cả nước diễn ra chậm chạp, tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp chỉ
giảm 2,51%, từ 24,53% (năm 2000) xuống còn 22,02% (năm 2011). Như vậy,
trong tương quan so sánh với tốc độ tăng của tỉnh Long An là khá nhanh
65
chóng. Mặc khác, nếu như vào năm 2000, tỉ trọng GDP nhóm ngành phi nông
nghiệp của Long An thấp hơn nhiều so với cả nước (cả nước 75,47%, Long
An : 51%), thì sau 10 năm chuyển dịch, chỉ số này của tỉnh đã cải thiện hơn
so với trước (cả nước: 77,98%, Long An: 64.2%). Qua đó cho thấy sự chuyển
dịch cơ cấu GDP giữa 2 khu vực nông nghiệp – phi nông nghiệp của Long An
đã diễn ra khá mạnh mẽ, chuyển biến tích cực và khá hợp lí theo hướng Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa tuy nhiên do là tỉnh thuần nông nên tỉ trọng nông
nghiệp vẫn còn cao.
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu GDP, sự chuyển dịch cơ cấu lao động
hoạt động trong nền kinh tế cũng là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm
việc trong nền kinh tế của tỉnh Long An trong giai đoạn 2000 – 2010 được thể
hiện trong bảng 2.4 trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu lao động đang làm
việc trong nền kinh tế của Long An có sự chuyển dịch tương đối khá theo
hướng giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp, đồng thời tăng dần tỉ
trọng lao động khu vực phi nông nghiệp. Cụ thể, tỉ trọng lao động khu vực
nông nghiệp giảm 19% trong vòng 10 năm, từ 61% (năm 2000) xuống còn
42% (năm 2010), trung bình giảm 1,9%/năm. Trong khi đó, tỉ trọng lao động
khu vực phi nông nghiệp lại tăng tương ứng với sự giảm sút tỉ trọng của khu
vực nông nghiệp, từ 39% (năm 2000) lên đến 58% (năm 2010).
66
Bảng 2.4 Số lao động đang làm việc , cơ cấu lao động và năng suất lao
động phân theo nông nghiệp-phi nông nghiệp
NĂM
LAO ĐỘNG ( NGƯỜI)
CƠ CẤU LAO
ĐỘNG
NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG ( TRIỆU ĐỒNG /
NGƯỜI)
NN PHI NN NN PHI NN NN PHI NN
2000 426259 272526 61,0 39 6.7 11.2
2005 416402 354712 54,0 46 11.8 18.6
2008 387506 419799 48,0 52 24.2 34.4
2010 347153 479401 42,0 58 35.5 46.1
Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]
Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó là do sự phát triển của các ngành
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút
người lao động. Đặc biệt, việc phát triển các khu công nghiệp đã tác động rất
lớn đến cơ cấu lao động trong tỉnh. Nhờ đó, cơ cấu lao động ở khu vực này
cũng thay đổi, tỉ trọng lao động phi nông nghiệp ngày càng cao. Qua phân
tích trên cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Long An có liên quan
mật thiết đến việc khai thác các nguồn lực tiềm năng về công nghiệp . Sự khai
thác và phát triển các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lao động của khu
vực này tăng nhanh hơn rất nhiều so với khu vực nông nghiệp. Lượng tăng
tuyệt đối của lao động phi nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 đạt trên 200
nghìn người, trong khi đó lao động nông nghiệp xét về tỉ trọng giảm 19% và
số liệu tuyệt đối giảm hơn 70 nghìn người .
Thêm vào đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng các tiến bộ
khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa trong
nông nghiệp đã làm tăng năng suất lao động trong khu vực này. Cụ thể, năng
suất lao động của khu vực nông nghiệp tăng từ 6.7 triệu đồng/người (năm
2000) lên đến 11 triệu đồng/người (năm 2005) và đạt 35.5 triệu đồng/người
vào năm 2010, gấp hơn 5 lần so với năm 2000. Điều đó làm cho một bộ phận
67
lao động nông nghiệp đã chuyển sang khu vực phi nông nghiệp mà không làm
ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng cho thị trường, tạo nên sự chuyển dịch
trong cơ cấu lao động của Long An .
Do có xu hướng giảm nhanh, nên tỉ trọng lao động trong khu vực nông
nghiệp đã thấp hơn so với khu vực phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỉ trọng
lao động trong khu vực nông nghiệp đạt còn 42%, trong khi đó, chỉ số này của
khu vực phi nông nghiệp đạt 58% (2010). Qua đó có thể thấy, về cơ bản nền
kinh tế Long An đạt trình độ công nghiệp hóa tương đối nhanh với trình độ
phát triển tương đối cao. Nếu xét cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp theo
chỉ tiêu định lượng của Chenery, cần nhận thấy rằng cơ cấu lao động của
Long An đang dần chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa (tỉ trọng
lao động nông nghiệp từ 30 – 45%). Như vậy, Long An đang là một tỉnh phát
triển nhanh về công nghiệp cơ cấu kinh tế theo ngành đang dần tiến tới tiệm
cận của sự chuyển biến sang giai đoạn đầu nền kinh tế công nghiệp – dịch vụ.
Hơn nữa, nếu so sánh với mức giảm tỉ trọng GDP nhóm ngành nông nghiệp
(giảm 12.7% trong 10 năm), mức giảm tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp
vẫn cao hơn so với mức giảm tỉ trọng GDP trong cùng giai đoạn (mức giảm
19%). Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An theo 2 khu vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2010 dù đã chuyển dịch
theo hướng tích cực, song vẫn chưa tương xứng với sự chuyển dịch cơ cấu lao
động và chưa đạt đến ngưỡng của sự chuyển dịch để làm thay đổi căn bản bộ
mặt của cơ cấu kinh tế.
b.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giữa khu vực sản xuất vật chất
và phi sản xuất vật chất (dịch vụ)
Trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu GDP phân theo khu vực sản xuất
vật chất và Dịch vụ đã có sự chuyển dịch không đáng kể nhìn Bảng 2.5
Trong vòng 10 năm qua, cơ cấu GDP phân theo khu vực sản xuất vật chất và
68
Dịch vụ đã chuyển dịch không đáng kể khu vực SXVC vẫn chiếm ưa thế từ
70.25% năm 2000 tăng lên 71.23% năm 2010 , tỷ trong khu vực dịch vụ
chiếm 29.75% năm 2000 và giảm nhẹ còn 28. 77% năm 2010.
Nguyên nhân do tỷ lệ tăng trưởng khu vực vật chất tăng hàng năm nhanh hơn
và ổn định hơn khu vực dịch vụ
So với sự chuyển dịch của cả nước trong giai đoạn 2000 – 2010, với
khu vực dịch vụ gần như giữ nguyên mức trên dưới 38%, thì mức tỷ trọng
của Long An hầu như không thay đổi trong suốt 10 năm , nguyên nhân do
công nghiệp phát triển nhanh đã khiến khu vực sản xuất vật chất vẫn chiếm
ưu thế . Qua bảng 2.5 ta thấy rỏ tốc độ tăng của ngành SXVC cao hơn ngành
dịch vụ
Bảng 2.5 GDP thực tế và cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành sản xuất
vật chất và dịch vụ của Long An giai đoạn 2000-2010
NĂM
GDP thực tế (nghìn tỉ
đổng Cơ cấu % Tăng trưởng %
SXVC DỊCH VỤ SXVC DỊCH VỤ SXVC
DỊCH
VỤ
2000 4164.6 1763.7 70,25 29,75 100 100
2002 4987.9 2192.1 69,47 30,53 120 124
2003 5666.5 2449.3 69,82 30,18 136 139
2005 8078.8 3432.8 70,18 29,82 194 195
2007 12323.8 5344.8 69,75 30,25 296 303
2009 19686 8044.7 70,99 29,01 473 456
2010 24501.2 9896.1 71,23 28,77 588 561
Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động giữa 2 khu vực
sản xuất vật chất và dịch vụ cũng có những chuyển biến đáng ghi nhận. Kết
quả chuyển dịch cơ cấu lao động giữa 2 khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ
của Long An giai đoạn 2000 – 2010 được thể hiện rõ trong bảng 2.6.
69
Bảng 2.6 . Tổng số lao động đang làm việc , cơ cấu lao động và năng suất
lao động phân theo nhóm ngành sản xuất vật chất và dịch vụ tỉnh Long
An 2000-2010
Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]
Trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu lao động giữa 2 khu vực sản xuất
vật chất và dịch vụ của Long An chuyển dịch khá mạnh mẽ theo xu hướng
giảm dần tỉ trọng lao động khu vực sản xuất vật chất, đồng thời tăng dần tỉ
trọng lao động khu vực dịch vụ. Cụ thể, tỉ trọng lao động khu vực sản xuất vật
chất giảm 5% trong vòng 10 năm, từ 78% (năm 2000) xuống còn 73% (năm
2010), trung bình năm còn thấp chỉ 0.5 % /năm. Trong khi đó, tỉ trọng lao
động khu vực dịch vụ lại tăng từ 22% (năm 2000) lên đến 27% (năm 2010).
Dù đang trên đà giảm sút nhưng lao động khu vực sản xuất vật chất vẫn
chiếm tỉ trọng cao hơn so với khu vực dịch vụ. Nguyên nhân của sự chuyển
dịch trên là do sự phát triển của các ngành dịch vụ đã tạo ra nhiều cơ hội việc
làm và thu hút người lao động.
Nếu so sánh với mức giảm 0.98% tỉ trọng GDP khu vực dịch vụ trong
vòng 10 năm qua, mức tăng tỉ trọng lao động đạt cao hơn, với mức tăng 5%.
Điều đó chứng tỏ cơ cấu lao động của tỉnh Long An theo 2 khu vực sản xuất
NĂM
Số lao động ( người)
Cơ cấu lao động
%
Năng suất lao động
( triệu đồng / người)
SXVC DỊCH VỤ SXVC DỊCH VỤ SXVC DỊCH VỤ
2000 545052 153733 78 22 7,6 11,5
2005 578336 192779 75 25 14,0 17,8
2008 601442 205863 74,5 25,5 28,1 33,6
2010 603384 223170 73 27 40,6 44,3
70
vật chất – dịch vụ trong giai đoạn 2000 – 2010 đã chuyển dịch một cách mạnh
mẽ theo hướng tích cực và tương xứng với sự chuyển dịch cơ cấu GDP.
Năng suất lao động của khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ đều tăng.
Tuy nhiên, năng suất lao động của khu vực dịch vụ tăng chậm hơn và đạt trị
số thấp hơn so với khu vực sản xuất vật chất. Cụ thể, năng suất lao động của
khu vực sản xuất vật chất tăng 33 triệu đồng/người trong 10 năm qua, trung
bình tăng 3.3 triệu đồng/người/năm, từ 7.6 triệu đồng/người (năm 2000) lên
đến 40.6 triệu đồng/người (năm 2010). Trong khi đó, năng suất lao động của
khu vực dịch vụ tăng 32.8 triệu đồng/người trong 10 năm qua, trung bình tăng
3.38 triệu đồng/người/năm, từ 11.5 triệu đồng/người (năm 2000) lên 44.3
triệu đồng/người (năm 2010).
c.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế khu vực I (Nông – Lâm – Ngư
nghiệp), khu vực II (Công nghiệp – Xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ)
Trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu ngành kinh tế phân theo 3 khu
vực của Long An có sự chuyển dịch rõ nét và mạnh mẽ, được thể hiện chi tiết
trong bảng 2.7 trong 10 năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của Long An đã
chuyển dịch khá mạnh mẽ theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, giảm
tỉ trọng khu vực I (Nông – Lâm – Ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (Công
nghiệp – Xây dựng) và khu vực III
71
Biểu đồ 2.4.Chuyển dịch cơ cấu GDP giữu 3 khu vực kinh tế từ
2000-2010
Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu của [5],[6],[7]
Bảng 2.7 GDP và cơ cấu GDP phân theo 3 khu vực kinh tế của
Long An giai đoạn 2000-2010
NĂM
GDP thực tế ( tỉ đồng ) Cơ cấu %
KV1 KV2 KV3 KV1 KV2 KV3
2000 2875.8 1288.8 1763.7 48.5 21.74 29.75
2002 3498.8 1489.1 2192.1 48.7 20.74 30.53
2003 3686.2 1980.3 2449.3 45.4 24.4 30.18
2005 4913.2 3165.7 3432.8 42.7 27.5 29.82
2007 6486.1 5837.7 5344.8 36.7 33.04 30.25
2009 10601.4 9084.6 8044.7 38.2 32.76 29.01
2010 12315.2 12186.0 9894.1 35.8 35.43 28.77
Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ [5],[6] và [7]
Cụ thể, khu vực I giảm khá mạnh, với mức giảm 17.2% trong vòng 10
năm, từ 48.1% (năm 2000) xuống 42.6% (năm 2005) và chỉ còn 30.9% vào
năm 2010, trung bình giảm 1,7%/năm. Trong khi đó, khu vực II tăng nhanh,
từ 29.4% (năm 2000) lên 41.7% (năm 2010), trung bình tăng 1.9%/năm. Khu
vực III không ổn định , giảm 2 % từ năm 2000 đến năm 2010. Tuy vậy, tốc độ
chuyển dịch của khu vực II có sự khác nhau giữa 2 thời kì nữa trước và nữa
72
sau của giai đoạn 2000 – 2010. Thời kì 2000 – 2005, tốc độ chuyển dịch của
khu vực II có phần tăng chậm hơn so với thời kì sau 2005-2010 , chỉ tăng 5.4
%, tăng chậm hơn gần gần 2.5 lần so với mức tăng của thời sau (thời kì 2005
– 2010 tăng đến 13.8%).
Để nhìn nhận một cách sâu sắc và rõ rệt hơn kết quả chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế của Long An, cần đặt nó trong mối tương quan so sánh với
tình hình chuyển dịch của cả nước trong cùng giai đoạn. Trong giai đoạn 2000
– 2010, tỉ trọng khu vực I của cả nước chỉ giảm nhẹ với mức giảm 2,5% trong
vòng 12 năm, trong khi đó mức giảm tỉ trọng khu vực I của Long An gấp gần
gần 7 lần so với cả nước. Mức tăng tỉ trọng khu vực II trong cơ cấu GDP của
Long An cũng tăng gấp hơn 5 lần mức tăng của cả nước (cả nước tăng 3,5%
trong vòng 12 năm, trung bình chỉ tăng gần 0,3%/năm). Khu vực II của Long
An cũng chuyển dịch mạnh với mức tăng 19.2%. Như vậy, trong tương quan
với sự chuyển dịch của cả nước, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của
Long An trong giai đoạn 2000 – 2010 đã chuyển dịch mạnh mẽ, cao hơn so
với cả nước.
Mặc khác, nếu đối chiếu và so sánh với mục tiêu chuyển dịch trong quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế của Long An, có thể thấy trong giai đoạn
2000 – 2010, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch chẳng những đúng
hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã vạch ra, mà còn chuyển dịch khá
nhanh. Nhiều mục tiêu, định hướng chuyển của quy hoạch về cơ bản đạt
được, thậm chí vượt chỉ tiêu và phù hợp với thực tế kinh tế – xã hội của tỉnh.
Trong bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An giai
đoạn 2000 – 2010, tỉnh đặt ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm
2010, tỉ trọng công nghiệp đạt 40% và dịch vụ đạt 30%. Tuy nhiên, với tốc độ
chuyển dịch nhanh chóng, mục tiêu tỉ trọng công nghiệp của tỉnh đã đạt được
chỉ tiêu , hoàn thành chỉ tiêu này.
73
Dù còn một số hạn chế nhưng nếu nhìn một cách tổng thể, cơ cấu GDP
phân theo ngành kinh tế của Long An đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ và tích
cực với tốc độ chuyển dịch cao, phổ chuyển dịch khá lớn, đúng hướng Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh nhà. Đó
là thành quả lớn đáng ghi nhận của cán bộ và nhân dân Long An trong bối
cảnh kinh tế trong nước và thế giới nhiều biến động hết sức phức tạp.
Để có được sự chuyển dịch khá thành công như vậy, các ngành kinh tế
của Long An đã phát triển với một tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai
đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng trưởng của khu vực II và III đạt 2 con số trong
hầu hết các năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực I chỉ đạt 1 con
số và có xu hướng ngày càng giảm. Đó chính là yếu tố trực tiếp tạo nên sự
chuyển dịch trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Long An, theo
hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Cụ thể hơn,
trong toàn giai đoạn 2000 – 2010, mức tăng trưởng bình quân của khu vực I
đạt 5%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của khu vực II
và III (Khu vực II đạt 17.9% và khu vực III đạt 12%). Đặc biệt, tốc độ tăng
trưởng của khu vực II và III đạt trị số cao nhất vào năm 2007, với mức tăng
trưởng lần lượt là 44% và 16,9%, đã tạo ra một động lực rất lớn cho sự
chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế.
Áp dụng “Bộ chỉ tiêu xác định các dạng cơ cấu ngành” của W. Rostow
vào trường hợp của Long An, có thể nhận ra trong sự thay đổi dạng cơ cấu
ngành: Vào năm 2009, cơ cấu ngành của Long An vẫn là dạng cơ cấu Nông
nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ của giai đoạn “chuẩn bị cất cánh” với tỉ
trọng khu vực I đạt 38.2%, nằm trong khoảng 40 – 60% của dạng cơ cấu
ngành trên, tỉ trọng của khu vực II và khu vực III dù chưa thuộc phổ tỉ trọng
của dạng cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ, nhưng đã vượt trên
mức chuẩn của dạng cơ cấu Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. Trong
74
giai đoạn 2000 – 2009, cơ cấu ngành của Long An vẫn thuộc dạng Nông
nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ, nhưng đang có xu hướng chuyển dịch sang
dạng cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ với sự giảm sút ngày càng
nhanh chóng tỉ trọng khu vực I, tỉ trọng khu vực II và III ngày càng tiệm cận
vào phổ tỉ trọng tiêu chuẩn của dạng cơ cấu này. Đến năm 2010, cơ cấu ngành
của Long An về cơ bản chuyển sang dạng Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch
vụ với mức tỉ trọng nông nghiệp đạt 35.8%, tiến sát tới phổ tiêu chuẩn tỉ trọng
nông nghiệp của dạng này (25≥ A ≥ 15), tỉ trọng Công nghiệp và Dịch vụ đều
nằm trong phổ tiêu chuẩn với tỉ trọng Công nghiệp đạt 35.4% và Dịch vụ là
28.77%. Như vậy, nếu đối sánh với mục tiêu tổng quát chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An
thời kì 2000 – 2010, có thể thấy cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Long An đã chuyển
dịch đúng hướng và đã đạt mục tiêu chuyển từ “cơ cấu kinh tế Nông ngư lâm
– Công nghiệp – Dịch vụ sang thực hiện cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp -
Dịch vụ .
Bên cạnh đó, cơ cấu lao động phân theo 3 khu vực kinh tế của Long An
cũng chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2000 – 2010. Kết quả chuyển dịch
được thể hiện chi tiết trong bảng 2.8
Trong 10 năm của giai đoạn 2000 – 2011, cơ cấu lao động phân theo
khu vực kinh tế của Long An đã chuyển dịch t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_23_0892505144_5571_1871570.pdf