MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠSỞLÍ LUẬN VỀCƠCẤU KINH TẾVÀ CHUYỂN
DỊCH CƠCẤU KINH TẾ
1.1. Cơcấu kinh tế.7
1.1.1. Khái niệm cơcấu, cơcấu kinh tế.7
1.1.2. Phân loại cơcấu kinh tế.9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơcấu kinh tế.12
1.1.4. Một sốchỉtiêu cơbản đểxem xét và đánh giá cơcấu kinh tế.12
1.2. Chuyển dịch cơcấu kinh tế.13
1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơcấu kinh tế.13
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơcấu kinh tế.14
1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế.14
1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơcấu kinh tế.15
1.2.5. Các nhân tốchủyếu tác động đến chuyển dịch cơcấu kinh tế.16
1.3. Một vài mô hình chuyển dịch cơcấu kinh tếtrên thếgiới .18
1.4. Vài nét vềchuyển dịch cơcấu kinh tế ởViệt Nam .19
1.4.1. Chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế.20
1.4.2. Chuyển dịch cơcấu thành phần kinh tế.21
1.4.3. Chuyển dịch cơcấu vùng kinh tế.22
1.4.4. Chuyển dịch cơcấu lao động.23
1.5. Lựa chọn bộchỉtiêu công nghiệp hóa xét vềmặt kinh tế.24
Tóm tắt chương 1 .25
Chương 2: CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾTỈNH TIỀN GIANG
THỜI KỲ1995 – 2007
2.1. Các nguồn lực ảnh hưởng tới sựchuyển dịch cơcấu kinh tếtỉnh Tiền
Giang .27
2.1.1. Vịtrí địa lí .27
2.1.2. Nguồn lực tựnhiên .29
2.1.3. Nguồn lực kinh tếxã hội.37
2.1.4. Đánh giá chung .49
2.2. Chuyển dịch cơcấu kinh tếtỉnh Tiền Giang thời kỳ1995 – 2007 .53
2.2.1. Chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo ngành.53
2.2.2. Chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo thành phần .72
2.2.3. Chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo lãnh thổ.83
2.3. Đánh giá chuyển dịch cơcấu kinh tếtỉnh Tiền Giang thời kỳ1995 – 2007 .90
2.3.1. Những thành tựu .90
2.3.2. Những khó khăn và thách thức .93
Tóm tắt chương 2 .96
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠCẤU KINH TẾTỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Căn cứ đềxuất quan điểm, định hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế.99
3.1.1. Dựa vào vịtrí, chức năng của Tiền Giang trong vùng KTTĐPN và
vùng ĐBSCL .99
3.1.2. Dựa vào phương hướng, nhiệm vụphát triển kinh tếxã hội của tỉnh
Tiền Giang.100
3.1.3. Dựa vào sựthay đổi địa giới hành chính cấp huyện và những biến
động trong phát triển kinh tếtừnăm 2008 .100
3.1.4. Dựa vào nhận diện cơhội và thách thức đem đến từsựhội nhập
khu vực và quốc tế.103
3.2. Quan điểm, định hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế.104
3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơcấu kinh tế.104
3.2.2. Luận chứng các phương án.104
3.2.3. Định hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế.107
3.3. Giải pháp .118
3.3.1. Nhóm các giải pháp chung .118
3.3.2. Nhóm các giải pháp riêng .125
Tóm tắt chương 3 .130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.133
TÀI LIỆU THAM KHẢO.140
PHỤLỤC
152 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộp, thủy sản đông lạnh, xay xát gạo, thức ăn gia súc,... là
ngành chủ đạo chiếm tỉ trọng rất lớn (năm 2007 là 98,1%) và có xu hướng tăng nhẹ
(tăng 1,1% so với 1995). Các ngành còn lại tỉ trọng khá thấp, trong đó công nghiệp
khai thác (hiện nay chủ yếu là khai thác cát trên sông Tiền, làm muối ở ven biển Gò
Công) chiếm tỉ trọng không đáng kể và sẽ tiếp tục giảm tỉ trọng trong thời gian tới
do Tiền Giang là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản và người dân vùng ven biển
đã chuyển đổi từ khai thác muối sang nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao hơn
* Chuyển dịch cơ cấu lao động, năng suất lao động
Qua bảng 2.14 có thể thấy từ năm 1995 đến năm 2007 lao động ngành công
nghiệp và xây dựng đều có sự gia tăng về số lượng do tiếp nhận một phần lao động
từ KVI chuyển sang và các lao động làm việc ngoài tỉnh trở về làm việc tại các khu,
cụm công nghiệp.
CCLĐ KVII trong thời kỳ 1995-2007 không có nhiều thay đổi, lao động công
nghiệp vẫn chiếm đa số (trên 75%) và tăng nhẹ (tăng 2,6%) trong khi tỉ trọng lao
động ngành xây dựng giảm tương ứng. Trong nội bộ ngành công nghiệp thì lao
động chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chế biến (chiếm 96,7% năm 2007)
và có xu hướng giảm nhẹ tỉ trọng trong khi các ngành khác có mức tăng tương ứng.
Bảng 2.14: Lao động, CCLĐ đang làm việc, NSLĐ trong khu vực II tỉnh Tiền Giang
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2005 2007
Lao động Người 62.497 84.016 98.059 106.941
Công nghiệp Người 46.817 65.587 77.213 82.869
- Công nghiệp khai thác Người 401 534 883 1219
- Công nghiệp chế biến Người 45.907 64.154 74.950 80.191
- SX, PP điện, khí đốt, nước Người 509 899 1.380 1.459
Xây dựng Người 15.680 18.429 20.846 24.072
Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0 100,0
Công nghiệp % 74,9 78,1 78,7 77,5
- Công nghiệp khai thác % 0,8 0,8 1,1 1,5
- Công nghiệp chế biến % 98,1 97,8 97,1 96,7
- SX, PP điện, khí đốt, nước % 1,1 1,4 1,8 1,8
Xây dựng % 25,1 21,9 21,3 22,5
NSLĐ bình quân triệu đồng/người 8,7 12,6 29,4 42,2
Công nghiệp triệu đồng/người 9,1 11,4 26,7 40,8
- So với bình quân % 105,1 91,0 90,7 96,8
Xây dựng triệu đồng/người 7,4 16,6 39,6 46,8
- So với bình quân % 84,9 132,0 134,5 111,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007.
Ghi chú: SX-Sản xuất; PP-Phân phối
NSLĐ của hai ngành công nghiệp và xây dựng đều khá cao (trên 40 triệu
đồng/người). So với NSLĐ bình quân của KVII thì NSLĐ ngành công nghiệp lại
chuyển dịch theo hướng giảm (từ 101,5% năm 1995 xuống 90,7% năm 2005) do
đây là giai đoạn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất
kinh doanh, đến những năm gần đây đã tăng trở lại (đạt 96,8% năm 2007) cho thấy
tỉnh đang từng bước phát triển các ngành không cần sử dụng nhiều lao động. NSLĐ
ngành xây dựng từ năm 2000 trở lại đây luôn cao hơn so với NSLĐ bình quân của
khu vực.
2.2.1.4. Chuyển dịch CCKT khu vực III
* Chuyển dịch cơ cấu GTSX
Xét về qui mô GTSX, KVIII của tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995-2007 tăng thêm
5.837 tỷ đồng, thấp nhất trong cả 3 khu vực kinh tế (KVI là 6.837 tỷ đồng và KVII
là 13.317 tỷ đồng)
Xét về cơ cấu GTSX các ngành thuộc khu vực III theo cách phân chia của
Tổng cục Thống kê: từ bảng 2.15 ta có thế thấy các ngành dịch vụ phân tách thành 3
nhóm khá rõ. Nhóm thứ nhất gồm các ngành chiếm tỉ trọng cao trên 10% gồm:
thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân; tài chính,
tín dụng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; các hoạt động liên quan tới kinh
doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Nhóm thứ hai gồm các ngành chiếm tỉ trọng trung
bình từ 5% đến dưới 10% như: khách sạn và nhà hàng; giáo dục và đào tạo; quản lí
nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc. Nhóm thứ ba với nhiều
ngành có tỉ trọng thấp dưới 3% như: y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động
phục vụ cá nhân và cộng đồng; hoạt động văn hóa, thể thao; hoạt động Đảng, đoàn
thể và hiệp hội; hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động làm thuê công việc gia
đình trong các hộ tư nhân.
Bảng 2.15: Cơ cấu GTSX khu vực III tỉnh Tiền Giang
1995 2000 2005 2007
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (Tỷ đồng) 1.945 2.776 5.456 7.782
TỔNG SỐ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ
môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 23,2 22,5 30,1 28,0
Khách sạn và nhà hàng 8,2 9,9 10,2 9,0
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 12,9 14,3 11,8 13,6
Tài chính, tín dụng 14,3 12,7 16,2 16,1
Hoạt động khoa học và công nghệ 0,1 0,2 0,2 0,5
Các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn 20,4 15,6 13,1 13,3
Quản lí nhà nước và an ninh quốc
phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc 5,2 7,9 5,8 6,3
Giáo dục và đào tạo 7,7 8,2 6,5 6,8
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3,4 4,1 3,1 3,3
Hoạt động văn hóa, thể thao 1,0 1,5 0,9 1,0
Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 1,4 0,8 0,7 0,7
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 2,1 2,2 1,3 1,3
Hoạt động làm thuê công việc gia đình
trong các hộ tư nhân 0,1 0,1 0,1 0,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007
Nhìn chung, trong cơ cấu GTSX KVIII các ngành có hàm lượng chất xám, giá
trị gia tăng cao như tài chính tín dụng, dịch vụ tư vấn hay các ngành có tính chất
động lực phát triển trong tương lai như giáo dục và đào tạo tuy chưa có sự vượt trội
nhưng vẫn thuộc nhóm tỉ trọng cao. Đối với quá trình chuyển dịch, hầu hết các
ngành hầu như không rõ hướng chuyển dịch, tỉ trọng tăng giảm không nhiều và
không ổn định trong cả thời kỳ, nhất là đối với các ngành dịch vụ công ích. Biến
động nhiều nhất về tỉ trọng là các ngành trong nhóm dịch vụ kinh doanh như thương
nghiệp, sửa chữa xe có động cơ môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân có xu hướng tăng
từ 23,2% năm 1995 lên 28% năm 2007, các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn giảm 7,1%.
* Chuyển dịch cơ cấu lao động, năng suất lao động
Bảng 2.16: Cơ cấu lao động và NSLĐ đang làm việc trong khu vực III tỉnh Tiền Giang
1995 2000 2005 2007
LĐ NSLĐ LĐ NSLĐ LĐ NSLĐ LĐ NSLĐ
Tổng số/Bình quân(1) 100,0 6,8 100,0 11,8 100,0 20,1 100,0 27,4
Thương nghiệp, sửa chữa xe có
động cơ môtô, xe máy và đồ
dùng cá nhân
45,6 4,2 45,2 6,1 46,8 12.4 48,4 15,2
Khách sạn và nhà hàng 9,9 4,9 10,7 9,0 10,3 16,6 10,1 20,5
Vận tải, kho bãi và thông tin
liên lạc 16,7 4,7 15,8 9,6 15,3 14,1 14,8 23,5
Tài chính, tín dụng 0,4 256,3 0,4 383,9 0,5 775,9 0,6 893,1
Hoạt động khoa học và công
nghệ 0,1 7,9 0,1 9,6 0,1 12,3 0,1 59,1
Các hoạt động liên quan tới
kinh doanh tài sản và dịch vụ
tư vấn
0,4 322,4 0,6 413,4 0,6 627,7 0,5 895,4
Quản lí nhà nước và an ninh
quốc phòng, đảm bảo xã hội
bắt buộc
7,5 5,0 8,0 8,6 7,8 11,1 7,6 17,0
Giáo dục và đào tạo 10,4 4,4 9,8 9,3 9,6 12,6 9,2 18,8
Y tế và hoạt động cứu trợ xã
hội 2,6 9,6 2,5 16,0 2,5 20,7 2,4 31,0
Hoạt động văn hóa, thể thao 0,3 16,8 0,6 18,6 0,6 21,8 0,6 30,7
Hoạt động Đảng, đoàn thể và
hiệp hội 1,7 5,2 1,6 5,3 1,6 8,1 1,5 11,7
Hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng 3,2 2,9 3,2 7,7 3,0 7,7 2,9 11,0
Hoạt động làm thuê công việc
gia đình trong các hộ tư nhân 1,2 1,5 1,5 1,6 1,3 2,3 1,3 3,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007
Ghi chú: LĐ-Cơ cấu lao động (%); NSLĐ-Năng suất lao động (triệu đồng/người)
(1): Tổng số cơ cấu lao động và năng suất lao động bình quân
Cơ cấu lao động trong KVIII có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm ngành.
Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân
hiện nay chiếm tỉ trọng cao nhất trong CCLĐ với gần 50% (đây cũng là ngành có tỉ
trọng cao nhất trong GTSX) và đang chuyển dịch theo xu hướng tăng từ 45,6% năm
1995 lên 48,4% năm 2007. Các ngành sử dụng nhiều lao động kế tiếp là vận tải, kho
bãi và thông tin liên lạc; giáo dục và đào tạo lại có xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu.
Các ngành còn lại trong khu vực chiếm tỉ trọng thấp và thường xuyên biến động
tăng giảm nhưng không nhiều. Đa phần các lao động ngành dịch vụ của tỉnh hiện
nay tập trung ở những ngành không yêu cầu trình độ cao và hầu hết đều không thể
hiện rõ được xu hướng chuyển dịch trong CCLĐ.
Hầu hết các ngành dịch vụ đều có NSLĐ cao, bình quân đạt 27,4 triệu
đồng/người. Cá biệt có những ngành NSLĐ rất cao như tài chính, tín dụng; các hoạt
động liên quan tới kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (năm 2007 đạt gần 900 triệu
đồng/người, gấp 32 lần so với năng suất bình quân). Lao động hoạt động khoa học
và công nghệ có sự gia tăng về NSLĐ khá lớn từ 7,9 triệu đồng/người năm 1995 lên
59,1 triệu đồng/người năm 2007. Đây là dấu hiệu khá tốt vì những ngành tạo ra
NSLĐ cao đều là những ngành có giá trị gia tăng lớn và đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành nền kinh tế tri thức.
Nhìn chung, các ngành dịch vụ vẫn là những ngành đem lại hiệu ích cao hơn,
NSLĐ cao hơn so với các ngành sản xuất vật chất. Việc phát triển các ngành kinh tế
dịch vụ ngày càng đa dạng và có giá trị gia tăng cao hơn là nhu cầu tất yếu nhằm
bảo đảm sự CDCCKT theo hướng CNH, HĐH và nâng cao chất lượng phục vụ xã
hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh phát
triển thị trường trong và ngoài nước, tạo thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế quốc tế
của tỉnh.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần
2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế
Chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho
sự CDCCKT theo thành phần ở tỉnh Tiền Giang. Trong cả thời kỳ 1995-2007, tất cả
các thành phần kinh tế trong tỉnh đều có sự gia tăng qui mô GDP, riêng khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài có sự giảm sút trong giai đoạn 1996-2000. Trong cơ cấu và
tốc độ tăng trưởng GDP thể hiện ở bảng 2.17 và biểu đồ 2.5 cho thấy thành phần
kinh tế ngoài nhà nước chiếm ưu thế về tỉ trọng (chiếm trên 80%). Thành phần kinh
tế nhà nước giai đoạn 1995-2000 tăng từ 11,1% lên 15,6%, sau đó giảm dần tỉ trọng
xuống còn 13,6% năm 2007. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 4,7% năm
1995 xuống 2,0% năm 2000, tăng lên 5,2% vào năm 2007.
Bảng 2.17: GDP, cơ cấu và tăng trưởng GDP tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế
Năm Bình quân
Chỉ tiêu Đơn vị
1995 2000 2005 2007 1996-2007
1996-
2000
2001-
2005
GDP (GTT) Tỷ đồng 4.233 6.916 12.872 18.000 9.283 6.006 9.736
Kinh tế nhà nước Tỷ đồng 466 1.079 1.854 2.448 1.337 832 1.468
Kinh tế ngoài nhà nước Tỷ đồng 3.568 5.699 10.697 14.616 7.641 5.023 7.972
Kinh tế tập thể Tỷ đồng 21 118 142 234 122 64 143
Kinh tế tư nhân Tỷ đồng 190 629 1.712 2.628 990 380 1.052
Kinh tế cá thể Tỷ đồng 3.357 4.952 8.843 11.754 6.529 4.579 6.777
Khu vực có vốn ĐTNN Tỷ đồng 199 138 321 936 305 151 296
Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước % 11,0 15,6 14,4 13,6 14,4 13,7 15,1
Kinh tế ngoài nhà nước % 84,3 82,4 83,1 81,2 82,6 83,8 81,9
Kinh tế tập thể % 0,5 1,7 1,1 1,3 1,3 1,0 1,5
Kinh tế tư nhân % 4,5 9,1 13,3 14,6 9,3 6,3 10,5
Kinh tế cá thể % 79,3 71,6 68,7 65,3 72,0 76,5 69,9
Khu vực có vốn ĐTNN % 4,7 2,0 2,5 5,2 3,0 2,5 3,0
GDP (GSS 1994) Tỷ đồng 3.599 5.307 8.167 10.252 6.368 4.586 6.834
Kinh tế nhà nước Tỷ đồng 418 915 1.379 1.719 1.070 748 1.172
Kinh tế ngoài nhà nước Tỷ đồng 3.058 4.329 6.619 8.233 5.173 3.780 5.518
Kinh tế tập thể Tỷ đồng 17 84 104 158 86 42 108
Kinh tế tư nhân Tỷ đồng 161 387 837 1.450 572 273 596
Kinh tế cá thể Tỷ đồng 2.880 3.858 5.678 6.625 4.515 3.465 4.814
Khu vực có vốn ĐTNN Tỷ đồng 123 63 169 300 125 58 144
Tăng trưởng(1) %/năm 10,7 8,1 10,7 13,1 9,1 8,1 9,0
Kinh tế nhà nước %/năm 13,8 6,1 1,5 13,2 12,5 17,0 8,5
Kinh tế ngoài nhà nước %/năm 10,9 8,5 12,3 11,9 8,6 7,2 8,9
Kinh tế tập thể %/năm 16,4 58,5 -15,4 22,5 20,4 37,6 4,4
Kinh tế tư nhân %/năm 23,5 38,2 27,4 36,2 20,1 19,2 16,7
Kinh tế cá thể %/năm 10,3 5,5 11,0 7,5 7,2 6,0 8,0
Khu vực có vốn ĐTNN %/năm 33,8 8,6 33,1 55,4 7,7 -12,5 21,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007
Ghi chú: ĐTNN - Đầu tư nước ngoài; (1): Năm sau so với năm trước
Ghi chú: TT-Tăng trưởng
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế nhà nước giai đoạn 1996-2000 hoạt động ổn định và có tốc
độ tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 17%/năm sau khi tỉnh tiến hành sắp xếp lại,
giải thể các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Từ năm 2000 tới nay, do công ty
Thủy sản là doanh nghiệp có tỉ trọng lớn bị phá sản và một số doanh nghiệp khác
gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng như công ty Cơ khí 1/5,
công ty Vật tư nông nghiệp,... nên thành phần này có chiều hướng giảm tỉ trọng
trong cơ cấu GDP. Đến năm 2007, tỉnh Tiền Giang chỉ còn 22 doanh nghiệp nhà
nước kinh doanh các lĩnh vực thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, lương thực,... trên
tổng số 1.756 doanh nghiệp cả tỉnh.
Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn và
chuyển dịch theo hướng giảm từ 79,3% năm 1995 xuống 71,6% năm 2000 và còn
65,3% năm 2007 (giảm 14%). Nguyên nhân là do những hộ cá thể làm ăn phát triển
nên đã chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân cao (20,1%/năm) và ổn định theo chiều
hướng tăng từ năm 2003 trở lại đây nên kinh tế tư nhân có chiều hướng tăng tỉ trọng
từ 4,5% năm 1995 lên 9,1% năm 2000 và 14,5% năm 2007 (tăng 10%).
Kinh tế tập thể có tỉ trọng nhỏ nhất và có nhiều biến động nhất trong cơ cấu
GDP. Giai đoạn 1996-2000, mặc dù có tốc độ tăng trưởng rất lớn sau khi có luật
Hợp tác xã, bình quân 37,6%/năm nhưng tỉ trọng kinh tế tập thể trong GDP chỉ tăng
1,2%. Đến giai đoạn 2001-2005 tỉ trọng lại giảm đi 0,6%. Những năm gần đây, với
sự tái hình thành và phát triển của các HTX nông nghiệp, HTX vận tải nên tỉ trọng
tăng nhẹ trở lại đạt 1,3% GDP vào năm 2007. Loại hình này có nhiều biến động như
vậy là do qui mô của loại hình tập thể nhìn chung còn nhỏ, vốn ít, phương thức sản
xuất bằng thủ công là chính, trang thiết bị còn thô sơ và trình độ cơ giới hóa thấp.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng không cao và cũng có nhiều
biến động trong cơ cấu GDP của tỉnh, cho thấy khả năng thu hút nguồn lực từ bên
ngoài của Tiền Giang còn hạn chế. Giai đoạn 1996-2000 với tốc độ tăng trưởng bình
quân -12,5%/năm dẫn đến giảm tỉ trọng của thành phần trong cơ cấu GDP. Nguyên
nhân là do các liên doanh (thời gian này tỉnh chủ trương liên doanh, liên kết với
nước ngoài, chưa có hình thức 100% vốn nước ngoài) chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường cộng với chi phí khấu
hao tài sản cao, sự điều hành phụ thuộc phía nước ngoài do tỉnh còn thiếu kinh
nghiệm quản lí nên liên tục bị thua lỗ, dẫn đến ngưng hoạt động hoặc giải thể. Từ
năm 2001 đến nay, với việc đưa các khu, cụm công nghiệp vào hoạt động cùng với
các chính sách ưu đãi nhà đầu tư, khu vực này có tốc độ tăng trưởng ổn định trở lại,
bình quân 21,8%/năm nên tỉ trọng có chiều hướng tăng lên, đạt mức 5,2% GDP.
2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu GTSX KVI theo thành phần kinh tế
Bảng 2.18: Cơ cấu GTSX KVI tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế
1995 2000 2005 2007
TỔNG SỐ (GTT) 4.958.419 6.747.331 10.851.832 14.263.617
Kinh tế nhà nước 12.732 31.335 71.001 67.475
Kinh tế ngoài nhà nước 4.945.687 6.715.996 10.780.831 14.196.142
Kinh tế tập thể 98 214 931 472
Kinh tế tư nhân 110.457 634.262 446.820 418.660
Kinh tế cá thể 4.835.132 6.081.520 10.333.080 13.777.010
Giá
trị
sản
xuất
(triệu
đồng)
Khu vực có vốn ĐTNN - - - -
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 0,3 0,5 0,7 0,5
Kinh tế ngoài nhà nước 99,7 99,5 99,3 99,5
Kinh tế tập thể 0,00 0,00 0,01 0,00
Kinh tế tư nhân 2,2 9,4 4,1 2,9
Kinh tế cá thể 97,5 90,1 95,2 96,6
Cơ
cấu
(%)
Khu vực có vốn ĐTNN - - - -
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007
Ghi chú: ĐTNN – Đầu tư nước ngoài
Trong thời kỳ 1995-2007, cơ cấu GTSX KVI không có nhiều thay đổi. Thành
phần kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chính với qui mô ngày càng tăng và chiếm
ưu thế tuyệt đối về tỉ trọng (luôn chiếm trên 99%). Thành phần kinh tế nhà nước
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi và vật tư nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng
nhỏ và tăng chậm từ 0,3% năm 1995 lên 0,5% năm 2007. Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài không có mặt trực tiếp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh.
Thành phần kinh tế nhà nước từ năm 1995 đến năm 2005 có sự gia tăng không
nhiều về tỉ trọng nhưng trong hai năm gần đây do kinh doanh không hiệu quả,
GTSX sụt giảm nên tỉ trọng giảm nhẹ.
Kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu GTSX. Trong đó, kinh
tế tư nhân có tỉ trọng thấp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Từ năm 2000
trở lại đây do thị trường thủy sản có nhiều biến động, xuất khẩu gặp khó khăn nên
giảm dần tỉ trọng và năm 2007 chỉ còn 2,9%.
Kinh tế cá thể hiện là thành phần sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy có nhiều biến động trong cơ cấu GTSX, giảm từ 97,5% năm 1995 xuống 90,1%
năm 2000, sau đó tăng lên 96,6% năm 2007 nhưng vẫn luôn chiếm tỉ trọng gần như
tuyệt đối trong nhiều năm qua. Đa phần các nông hộ đều có trình độ thấp, vốn ít, sử
dụng nhiều lao động, khả năng cơ giới hóa hạn chế nên NSLĐ thấp. Đây là một
trong những hạn chế cho việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với qui mô lớn.
Bên cạnh đó, việc liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn
chế. Người nông dân thường sản xuất riêng lẻ, chưa có ý thức liên kết lại với nhau,
phương thức canh tác và sử dụng giống mới năng suất cao chủ yếu là do tự phát của
các hộ cá thể, không phổ biến rộng rãi và thống nhất trên qui mô lớn. Các HTX
thường có qui mô nhỏ, thiếu khả năng về vốn, nguồn vốn sản xuất chủ yếu là huy
động của các xã viên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn nên hoạt động ít hiệu quả, chưa
được như mong đợi như HTX Tân Lập, HTX thanh long Chợ Gạo,... Chính những
điều này dẫn đến kinh tế tập thể có GTSX còn rất thấp, tăng trưởng chậm và chiếm
tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu GTSX KVI.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện chưa có bất kì một dự án nào chính
thức đầu tư vào KVI mà chỉ dừng lại ở hình thức hỗ trợ kĩ thuật cho nông dân. Điển
hình như công ty sản xuất thức ăn gia súc CP hỗ trợ kĩ thuật cho người dân nuôi lợn,
gia cầm theo mô hình trang trại gia đình.
Tóm lại, hiện nay thành phần kinh tế cá thể với nhiều hạn chế như vốn ít,
NSLĐ thấp, qui mô sản xuất nhỏ đang chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GTSX
KVI. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong KVI, tỉnh Tiền
Giang cần phải tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển, tăng khả năng thu hút
nông dân tham gia các HTX để tập trung tư liệu sản xuất, thống nhất giống cây
trồng và mô hình quản lí, xây dựng thương hiệu nông sản mới đem lại giá trị cao.
Cần có chính sách thu hút khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông
nghiệp. phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến để tăng khả
năng xuất khẩu nông sản.
2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX KVII theo thành phần kinh tế
Bảng 2.19 có thể hiện cơ cấu GTSX KVII tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995-2007,
qua phân tích có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Bảng 2.19: Cơ cấu GTSX KVII tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế
1995 2000 2005 2007
TỔNG SỐ (GTT) 1.522 3.394 9.447 14.839
Kinh tế nhà nước 300 840 926 608
Kinh tế ngoài nhà nước 818 2.195 7.601 11.529
Kinh tế tập thể 16 33 116 149
Kinh tế tư nhân 250 1.078 5.055 8.238
Kinh tế cá thể 552 1.084 2.430 3.142
Giá trị
sản
xuất
(Tỷ
đồng)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 404 359 920 2.702
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 19,8 24,7 9,8 4,1
Kinh tế ngoài nhà nước 53,7 64,7 80,5 77,7
Kinh tế tập thể 1,0 1,0 1,2 1,0
Kinh tế tư nhân 16,4 31,8 53,6 55,5
Kinh tế cá thể 36,3 31,9 25,7 21,2
Cơ
cấu
(%)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26,5 10,6 9,7 18,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007
Trong cơ cấu GTSX KVII tỉnh Tiền Giang các thành phần kinh tế có sự
chuyển dịch đúng xu hướng chung là giảm dần tỉ trọng thành phần kinh tế nhà
nước, kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao và ngày càng tăng, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài tuy còn nhiều biến động nhưng cũng dần có tỉ trọng tương đối.
Tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước cũng thay đổi qua các giai đoạn, từ
19,8% năm 1995 tăng lên 24,7% năm 2000, sau đó giảm xuống còn 9,8% năm 2005
và 4,1% năm 2007. Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần qua các giai đoạn
thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị
quyết Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.
Tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước có cũng có nhiều thay đổi, từ 53,7% năm
1995 lên 80,5% năm 2005 và giảm còn 77,7% vào năm 2007. Đây là khu vực có tốc
độ tăng trưởng GTSX trong KVII cao nhất từ năm 2001 đến nay, bình quân tăng
21,6%/năm, chủ yếu là nhờ một số dự án tương đối lớn mới được đầu tư và đi vào
hoạt động, nhất là ở KCN Mỹ Tho và CCN Trung An. Khác với KVI, trong KVII
kinh tế tư nhân có tỉ trọng cao hơn và đang có xu hướng tăng khá nhanh từ 16,4%
năm 1995 lên 55,5% năm 2007, trong khi kinh tế cá thể lại có chiều hướng giảm tỉ
trọng từ 36,3% năm 1995 xuống 21,2% năm 2007. Kinh tế tập thể hầu như không
biến chuyển và chiếm tỉ trọng rất thấp (chỉ đạt mức 1% năm 2007).
Toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có
mặt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1995 đến
năm 2000, GTSX và tỉ trọng trong GTSX của khu vực này giảm sút là do các doanh
nghiệp (dưới hình thức liên doanh) làm ăn không hiệu quả. Từ năm 1998, Tiền
Giang mới có công ty có 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động. Từ 2001 đến
2005, GTSX gia tăng nhanh hơn chủ yếu do nhiều doanh nghiệp có qui mô khá
được đầu tư và hoạt động như công ty Chăn nuôi CP Tiền Giang, công ty Nam of
London,… nhưng tỉ trọng vẫn tăng không nhiều. Tỉ trọng của khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài từ 26,5% năm 1995 giảm còn 10,6% năm 2000, 9,7% năm
2005 và tăng lên 18,2% vào năm 2007 chủ yếu nhờ hai doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chăn nuôi đi vào hoạt động.
2.2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu GTSX KVIII theo thành phần kinh tế
Tương tự như KVI, tính đến năm 2007 trong KVIII của tỉnh Tiền Giang cũng
không có sự hiện diện của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với khu vực kinh
tế trong nước thì kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng,
kinh tế nhà nước có tỉ trọng giảm dần.
Bảng 2.20: Cơ cấu GTSX KVIII tỉnh Tiền Giang phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị 1995 2000 2005 2007
TỔNG SỐ (GTT) 1.945 2.776 5.456 7.782
Kinh tế nhà nước 819 1.327 1.948 2.700
Kinh tế ngoài nhà nước 1.126 1.449 3.508 5.082
Kinh tế tập thể 54 205 191 303
Kinh tế tư nhân 51 75 458 661
Kinh tế cá thể 1.021 1.169 2.859 4.118
Giá
trị
sản
xuất
(Tỷ
đồng)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - - -
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 42,1 47,8 35,7 34,7
Kinh tế ngoài nhà nước 57,9 52,2 64,3 65,3
Kinh tế tập thể 2,8 7,4 3,5 3,9
Kinh tế tư nhân 2,6 2,7 8,4 8,5
Kinh tế cá thể 52,5 42,1 52,4 52,9
Cơ
cấu
(%)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - - -
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 1998, 2003, 2007
Trước năm 2000, kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao và tăng từ 42,1% năm
1995 lên 47,8% năm 2000 trong cơ cấu GTSX của KVIII, vì đây thành phần chi
phối hầu hết các hoạt động các ngành dịch vụ then chốt của tỉnh như ngân hàng, du
lịch, thương mại. Từ năm 2000 đến nay, thực hiện chủ trương xã hội hóa trên các
lĩnh vực dịch vụ nên tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần tỉ trọng từ 42,1%
năm 1995 xuống 34,7% năm 2007. Kinh tế ngoài nhà nước có những chuyển biến
mạnh cả về GTSX và tỉ trọng từ 52,2% năm 2000 lên 65,3% năm 2007. Tuy nhiên,
kinh tế nhà nước trong KVIII vẫn tạo ra GTSX khá lớn và chiếm tỉ trọng cao do cần
phải phát triển các ngành dịch công ích, duy trì phúc lợi xã hội.
Kinh tế tập thể tuy chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GTSX KVIII, nhưng nếu
so với khu vực I và II thì đây là khu vực mà thành phần kinh tế này hoạt động hiệu
quả hơn với GTSX cao nhất. Kết quả này có được nhờ vào các HTX vận tải như
HTX Rạch Gầm, HTX Vận tải đường bộ hoạt động có hiệu quả.
Kinh tế tư nhân với tỉ trọng ngày càng cao, nhất là từ năm 2000 trở lại đây,
gắn liền hoạt động chủ yếu trong các ngành có giá trị gia tăng cao như ngân hàng,
du lịch, dịch vụ tư vấn…
Kinh tế cá thể đóng vai trò quan trọng trong KVIII, đóng góp hơn 50% GTSX
của cả khu vực và có tỉ trọng thay đổi theo hướng tăng nhẹ từ 52,5% năm 1995 lên
52,9% năm 2007. Kinh tế cá thể tuy chiếm tỉ trọng lớn nhưng tiềm lực về vốn còn
hạn chế, chủ yếu hoạt động trong ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng thấp,
nên ít có điều kiện mở rộng, phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ trọng đóng góp của KVIII vào CCKT của
tỉnh còn chưa có được sự thay đổi mạnh mẽ.
2.2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH026.pdf