Luận văn Chuyển dịch cơ cấu lao động ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục các từ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục biểu đồ vii

Mục lục viii

MỞ ĐẦU 1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

3.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

6.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

7.BỐ CỤC LUẬN VĂN 5

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 6

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 6

1.1.1. Một số khái niệm 6

1.1.2. Tính tất yếu của CDCCLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 11

1.2.CDCCLĐ TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 17

1.2.1.Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với lao động, việc làm 17

1.2.2.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu lao động 20

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình CNH, HĐH 21

1.3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG CNH, HĐH TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 23

1.3.1 Tình hình và xu hướng CDCCLĐ ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH. 23

1.3.2.Thách thức của CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH và quá trình hội nhập của Việt Nam 27

1.4.MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ CDCCLĐ 29

1.4.1.Kinh nghiệm thế giới 29

1.4.2.Kinh nghiệm trong nước 31

1.4.3.Kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng 33

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA. 35

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 35

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 35

2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội 38

2.1.3 Đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41

2.2.THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ 43

2.2.1 Đặc điểm của dân số quận Sơn Trà 43

2.2.2.Cơ cấu dân số theo độ tuổi 46

2.3.THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ 47

2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế 47

2.3.2.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp 56

2.3.3.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành Công nghiệp – xây dựng 59

2.3.4.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ 63

2.3.5.Chuyển dịch CCLĐ theo trình độ văn hóa 67

2.3.6.Chuyển dịch CCLĐ theo trình độ chuyên môn kĩ thuật 69

2.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 72

2.4.1 Những thành tựu quận Sơn Trà đã đạt được trong giai đoạn 2006-2011. 72

2.4.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 73

2.4.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 76

CHƯƠNG 3.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ, TP ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 78

3.1.QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 78

3.1.1 Quan điểm 78

3.1.2 Mục tiêu 79

3.2.PHƯƠNG HƯỚNG 82

3.2.1.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động của quận trong tiến trình CNH, HĐH 82

3.2.2.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng 82

3.2.3.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 83

3.2.4.Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao tính chuyên môn hóa trong sản xuất 83

3.2.5.Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội 84

3.3.NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY CDCCLĐ Ở QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CNH, HĐH 84

3.3.1.Các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 84

3.3.2.Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện thực hiên CDCCLĐ có hiệu quả 85

3.3.3.Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường lao động 91

3.3.4. Giải pháp về xuất khẩu lao động. 92

3.3.5.Giải pháp về chính sách của quận Sơn Trà để thúc đẩy quá trình CDCCLĐ. 92

3.3.6.Giải pháp về thu hút vốn đầu tư vào quận trong thời gian tới 93

3.3.7.Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế -xã hội 94

3.3.8.Giải pháp về đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực, chú ý lao động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH 94

3.3.9.Giải pháp nâng cao tính tự giác trong nhận thức về chuyển dịch cơ cấu lao động. 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1. KẾT LUẬN 97

2. KIẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu lao động ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận của thành phố Đà Nẵng: được thành phố đầu tư xây dựng ở những khu vực cần thiết nhằm phát triển kinh tế và tạo mạng lưới liên hoàn giữa đường bộ, đường thủy và cảng đặc biệt là về thương mại du lịch, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển trong những năm tiếp theo. - Về vị trí địa lí: Sơn Trà là một quận vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, có đường nội quận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên - Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh, có cảng nước sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.  - Về phát triển du lịch biển: Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ vẫn đang trong quá trình khai thác, phát triển. - Về nguồn nhân lực: Lực lượng lao động tương đối ổn định về số lượng và chất lượng, trình độ tay nghề được nâng cao. Có những chính sách nhằm phát huy năng lực, trình độ của người lao động, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. -Về giáo dục và đào tạo: Các cơ sở giáo dục – đào tạo trên địa bàn ngày càng thu hút được nhiều học sinh, sinh viên; không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học; hệ thống trường học được mở rộng và hoàn thiện cơ sở vật chất. -Về phát triển thương mại – du lịch: Thiên nhiên đã dành cho Sơn Trà nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng Sơn Trà có các làng cá truyền thống lâu đời, đang còn lưu trữ một nền văn hoá dân gian mang đầy bản sắc dân tộc, độc đáo của vùng ven biển miền Trung. Đó là những lễ hội Nghinh ông, Cầu Ngư với các hoạt động thể thao đầy thú vị, hấp dẫn, mang dáng vẻ riêng biệt của ngư dân như đua ghe, lắc thúng. Phát triển du lịch biển là hướng chiến lược song song với việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Lấy du lịch nội địa để phát triển du lịch quốc tế. Phát triển du lịch trong mối quan hệ liên vùng, kết hợp Sơn Trà - Đà Nẵng với các khu du lịch miền Trung: Hội An - Mỹ Sơn, Bà Nà, Bạch Mã, Tây Nguyên và Thừa Thiên Huế; đồng thời chú trọng quan hệ du lịch quốc tế và các quốc gia trên tuyến Liên Á. Tiềm năng, lợi thế và khả năng khai thác các lợi thế của quận so với các quận khác trong thành phố là lớn và nhiều thuận lợi. Trong những năm tới, quận đẩy manh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng quận trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của thành phố. * Những hạn chế, khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, quận Sơn Trà cũng đối mặt với những khó khăn, hạn chế cho sự phát triển KT – XH nói chung, CDCCLĐ nói riêng, đó là: - Quận nằm tiếp giáp với biển, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa bão, triều cường, thiên tai, hạn hán. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, một số nhà máy, khu công nghiệp trong khu vực quận dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường phát sinh. - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ, hàng năm giảm do quá trình đô thị hóa; lao động nông nghiệp dôi dư ngày càng nhiều, tạo sức ép lớn đối với quận trong việc tìm hướng chuyển đổi ngành nghề cho người nông dân. Mặt khác trình độ dân trí, chuyên môn kỹ thuật của người dân và lao động vùng nông thôn còn thấp, nhất là dân cư vùng ven biển cũng là một thách thức đối với quá trình CDCCLĐ ở địa phương. - Tốc độ phát triển kinh tế tương đối, nhưng chưa được khai thác thật sự hiệu quả các tiềm năng của mình, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa cao. - Kết cấu hạ tầng tuy đã được thành phố đầu tư, xây dựng nhiều nhưng so với yêu cầu phát triển vẫn còn chưa đảm bảo: lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản khá lớn nhưng cơ sở hạ tầng cảng biển chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu tránh mưa bão cho các tàu thuyền; một số tuyến đường được xây dựng nhưng chất lượng còn thấp. Những đặc điểm tự nhiên, địa lí cùng sự giúp đỡ của thành phố đã tạo điều kiện cho quá trình CDCCLĐ của quận Sơn Trà trong tiến trình CNH, HĐH. Trong những năm tiếp theo quận cần có những giải pháp để phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế đảm bảo phát triển hiệu quả. 2.2.THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ 2.2.1 Đặc điểm của dân số quận Sơn Trà Ngày 23 tháng 01 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 7/1997/NĐ-CP về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, trong đó có quận Sơn Trà, gồm 7 phường. Quận có tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tỷ lệ tăng dân số và mật độ dân số tăng theo, dân số trung bình năm 1997 khi mới thành lập quận là 97.204 người, chiếm 14,47% trong cơ cấu dân số Đà Nẵng, đến năm 2011 tăng lên 136.960 người, chiếm 14,58%; tốc độ tăng dân số trung bình bình quân của quận trong 15 năm (1997-2011) là 2,48% (thành phố Đà Nẵng tăng 2,27%). Trong đó dân số di dân ở các nơi khác ngoài địa bàn quận 5 năm gần đây chiếm trên 10,91% dân số của quận.. Theo số liệu thống kê ở trên năm 2006 dân số nam là 59.557 người chiếm 48,54% về mặt tỷ trọng, nữ có 63.145 người chiếm 51,46% về tỷ trọng. Với số liệu mới nhất năm 2011 con số này tương ứng là: nam 65.968 người, nữ là 70.992 người chiếm 52,7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do sức khỏe, đời sống, tuổi thọ bình quân của nữ giới ngày càng được cải thiện hơn nên tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam. Mặt khác, cơ cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố lao động, phân vùng kinh tế, đầu tư vào các ngành kinh tế quốc dân, nhất là các ngành sản xuất ra những mặt hàng và dịch vụ và quá trình sản xuất tiêu dùng của chúng phân biệt theo giới tính như hàng may mặc, giày da, chế biếnSơn Trà có ngành dệt may và chế biến thủy hải sản tương đối phát triển cần nhiều lao động nữ. Bảng 2.1 Dân số trung bình theo giới tính từ năm 2006-2011 Năm Tổng số Nam Nữ 2006 122.702 59.557 63.145 2007 123.529 59.764 63.765 2008 125.519 62.002 63.517 2009 128.464 63.155 65.309 2010 132.945 64.629 68.316 2011 136.960 64.968 71.992 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Hơn nữa, sự mất cân đối về giới tính phần nào cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển xã hội, đó là vấn đề phân công lao động, việc làm cho lao động nữa, những người phụ nữ sống cô đơnĐây là vấn đề xã hội khá bức xúc hiện nay. Biểu đồ 2.1 Dân số trung bình quận Sơn Trà phân theo nam, nữ (2006-2011) Bảng 2.2 Số người tham gia LLLĐ chia theo giới tính năm 2006 – 2011 của quận Sơn Trà Cơ cấu Năm 2006 Năm 2011 Số lượng người Tỷ lệ % Số lượng người Tỷ lệ % 55.868 100 60.579 100 Nữ 29.115 52,11 30.866 50,95 Nam 26.753 47,89 29.713 49,05 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Từ bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu dân số nữ ở quận Sơn Trà nhiều hơn nam. Do đó, số lượng LĐ nữ lớn hơn so với nam giới. Năm 2006, LLLĐ nữ là 29.115 người, trong khi đó con số này ở nam giới là 26.753 người. Và đến năm 2011 do kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên LLLĐ nữ ở quận là 30.866 người, trong khi LLLĐ nam là 29.713 người. Như vậy cơ cấu LLLĐ chia theo giới tính ở quận Sơn Trà không có sự thay đổi nhiều. Theo số liệu thống kê cho thấy trong năm 2006-2011, tỷ lệ LLLĐ nữ giảm từ 52,11% năm 2006 xuống còn 50,95% năm 2011, đồng thời tỷ lệ LLLĐ nam tăng lên từ 47,89% năm 2006 đến 49,05% năm 2011. Nguyên nhân của xu hướng này là do mức sinh con trai trong những năm trước cao, cùng với việc dân số nữ cũng tăng lên nhưng một bộ phận dân số nữ lại không tham gia vào các hoạt động kinh tế, nên LLLĐ nữ gia tăng hàng năm thấp. Đây là một xu hướng chuyển dịch thuận lợi đối với quận Sơn Trà vì LĐ nam giới có nhiều lợi thế hơn so với lao động nữ giới cả về mặt sinh lí lẫn xã hội. Nam giới có thể đảm nhận nhiều công việc có tính phức tạp và nặng nhọc hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới bị hạn chế bởi thể lực, đông thời phải đảm nhận thiên chức làm mẹ. 2.2.2.Cơ cấu dân số theo độ tuổi Dân số là một nhân tố cơ bản quyết định đến nguồn lao động. Quy mô cơ cấu dân số quyết định đến quy mô cơ cấu của nguồn lao động. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và trình độ phát triển của môt quốc gia, một lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng 20% tỷ lệ dân số, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao dộng 15-60 chiếm 60%, và dân số ngoài độ tuổi lao động rất cao khoảng 20%. Trong khi đó ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 40%, tỷ lệ dân số ngoài độ tuổi lao động là 10%. Để có thể biết được tiềm nămg về nguồn lao động của quận Sơn Trà ta đi nghiên cứu tình hình biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi và nhóm tuổi. Bảng2.3 Dân số, lực lượng lao động và dân cư từ 15 tuổi trở lên của quận Sơn Trà từ năm 2006-2011 Các chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng bình quân (%) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dân số (người) 122.702 123.529 125.519 128.464 132.945 136.960 2,2 Dân số trong tuổi có khả năng LĐ (người) 79.145 80.282 81.522 83.956 85.087 90.842 2,7 Dân số tham gia LLLĐ (người) 55.868 56.060 57.149 57.786 60.579 60.978 1,8 Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%) 45,5 45,3 45,5 45,0 45,6 44,5 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Từ số liệu trên ta thấy dân số quận Sơn Trà có xu hướng tăng mạnh với tốc độ bình quân mỗi năm là 2,2% thấp hơn so với thành phố Đà Nẵng (2,62% năm 2010. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng gia tăng. Năm 2006 dân số trong độ tuổi lao động của quận là 79.145 người chiếm tỉ trọng 65,3%. Đến năm 2010 về số tuyệt đối là 85.087 người, số tương đối là 64%. Tốc độ tăng bình quân dân số từ 15 tuổi trở lên là 2,7%. Do đó, dân trong độ tuổi LĐ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số và nhanh hơn tốc độ gia tăng bình quân của dân số tham gia LLLĐ. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2011, nguồn lao động của quận là 90.842 người, chiếm 65,6% dân số, trong đó lực lượng lao động chiếm 69,2% so với nguồn lao động; số người có việc làm thường xuyên, ổn định là 60.978 người, chiếm 95,1% so với lực lượng lao động. Từ năm 2006 đến năm 2011 tỉ lệ tham gia LLLĐ ở quận Sơn Trà cũng biến động theo xu hướng tăng, đặc biệt là trong năm 2010. Riêng năm 2011 tăng nhẹ do tình hình kinh tế khủng hoảng, nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động do không đủ vốn duy trì dẫn đến số lượng lớn LĐ bị thất nghiệp. Biểu đồ 2.2 Quy mô dân số và dân số tham gia LLLĐ từ 2006-2011 Như vậy, trong giai đoạn 2006-2011, dân số trong độ tuổi LĐ cũng tăng tương đối nhanh về qui mô, bình quân 2,7%/năm. Đây vừa là nguồn bổ sung đồng thời cũng tạo sức ép về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người LĐ trong thời kì tới của quận Sơn Trà. 2.3. THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ 2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động. CDCCLĐ theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch LĐ giữa các ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp và xây dưng, thương mại và du lịch.Trong các nhóm ngành lớn này lại có sự phân chia thành những ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp khai thác, CN chế biến Cơ cấu kinh tế chuyển dịch ở quận Sơn Trà trong thời gian 2006 - 2011 theo hướng tăng dần tỷ trọng nghành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Chính vì thế, lao động có xu hướng làm việc trong nhành công nghiệp xây dưng, dịch vụ ngày càng tăng còn ngành nông lâm thủy sản giảm xuống. Bảng 2.4 Gía trị sản xuất của quận Sơn Trà giai đoạn 2006 -2011 ( theo giá cố định 1994) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị sản xuất 2.019.668 2.313.499 2.970.296 2.795.390 3.560.769 3.989.362 Nông- lâm- ngư nghiệp 134.919 146.367 145.011 137.880 167.887 183.427 Công nghiệp- xây dựng 1.368.169 1.420.749 1.981.872 1.730.409 1.992.348 2.074.548 Dịch vụ 516.580 746.383 843.413 927.101 1.400.534 1.731.387 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Theo số liệu thống kê trên đây ta có thể thấy giá trị sản xuất của dịch vụ tăng đặc biệt là giai đoạn 2006-2011, trong khi đó giá trị sản xuất của 2 ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp-xây dựng tăng với tốc độ chậm hơn. Năm 2006 dịch vụ chỉ đạt 516.580 và đến năm 2011 nó đã tăng mạnh và đạt 1.731.387; công nghiệp-xây dựng tăng từ 1.368.169 năm 2006 lên 2.074.548 năm 2011; nông-lâm-ngư nghiệp tăng chậm từ 134.919 năm 2006 và 2011 đạt 183.427. Theo số liệu của bảng 2.5 ta thấy đối với nhóm nông-lâm-ngư nghiệp giá trị sản xuất đạt 134.919 triệu đồng năm 2006 chiếm 6,7%, năm 2011 chiếm 4,5%; nhóm ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 67,7% năm 2006 và năm 2011 chỉ chiếm 52,1%; trong khi đó nhóm dịch vụ tăng từ 25,6% năm 2006 lên đến 43,4% năm 2011. Bảng 2.5 Cơ cấu tổng giá trị sản xuất của Sơn Trà chia theo khu vực kinh tế từ năm 2006- 2011 ĐVT: % CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị sản xuất 100 100 100 100 100 100 Nông-lâm-ngư nghiệp 6,7 6,3 4,9 4,9 4,7 4,5 Côngnghiệp-xâydựng 67,7 61,4 66,7 61,9 55,9 52,1 Dịch vụ 25,6 32,2 28,4 33,4 39,3 43,4 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng GTSX ở quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 Biểu đồ trên cho thấy, tổng giá trị sản xuất của quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 có xu hướng tăng nhanh, tốc độc tăng trưởng GTSX bình quân trong 6 năm là 15,2 %. Trong đó tốc độ phát triển các ngành có sự thay đổi nhanh, tăng mạnh nhất là dịch vụ, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành thương mại-dịch vụ quận 44,5% năm 2006-2007 tăng lên 51,1% năm 2009-2010, trung bình trong giai đoạn 2006-2011 là 28,3%. Mặc dù giai đoạn năm 2008-2009 tốc độ các ngành đều giảm nhưng xét trong cả giai đoạn 6 năm thì tốc độ của công nghiệp và dịch vụ vẫn tăng đáng kể. Cụ thể là công nghiệp tăng trưởng 3,8 % năm 2006-2007 tăng lên 15,1% năm 2010 - 2011, trung bình 6 năm là 9,9%; trong khi đó nông nghiệp tốc độ tăng GTSX trong 6 năm bình quân là 5,6%. Trong giai đoạn 2010 – 2011 tốc độ tăng trưởng tuy có chững lại nhưng nhìn chung vẫn theo chiều hướng gia tăng. Từ những số liệu và phân tích trên cho thấy CCKT của quận Sơn Trà chuyển dịch đúng hướng, hợp qui luật, nghĩa là tăng tỷ trọng ngành sản xuất phi nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành sản xuất nông nghiệp. Để có được kết quả này là do quận đã thực hiện đồng bộ các giải pháp của quận cũng như kết hợp thực hiện chính sách của thành phố Đà Nẵng, từng bước CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2006-2011 cơ cấu lao động của quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng cũng đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng lao động trong các ngành nông -lâm -thủy sản. Bảng số liệu 2.6 cho thấy nguồn lao động của quận Sơn Trà tương đối dồi dào,CCLĐ theo ngành cơ bản là lao động thương mại và dịch vụ. Đây là một lợi thế để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH. Năm 2006, trong tổng số 55.868 LĐ thì lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp có số lượng chỉ là 7.168 người, chiếm 12,8% tổng LĐ. Đến năm 2011, con số này đã giảm xuống 4.873 người và chiếm 8,0% tổng LĐ (giảm 1%), chứng tỏ LĐ trong ngành nông nghiệp giảm đi là do một số LĐ đã chuyển sang hoạt động ở ngành khác như CN, TTCN, thương mại – dịch vụ, vì nông nghiệp ở quận chủ yếu là đánh bắt thủy sản, thu nhập thấp và không ổn định, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Trong khi thu nhập của các ngành khác cao hơn, ổn định hơn. Vì vậy, LĐ trong ngành dịch vụ tăng lên hàng năm. . Bảng 2.6 Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 55.868 100 56.160 100 57.149 100 57.786 100 60.579 100 60.978 100 Nông- lâm- ngư nghiệp 7.168 12,8 7.027 12,5 6.170 10,8 6.014 10,7 5.983 9,9 4.873 8,0 Công nghiệp- xây dựng 30.224 55,9 30.314 54,0 31.215 54,6 31.905 55,2 32.817 54,2 33.975 55,7 Dịch vụ 18.476 31,3 18.819 33,5 19.764 34,6 19.867 34,1 21.779 35,9 22.130 36,3 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Từ bảng số liệu trên cho thấy LĐ trong quận đã có bước chuyển hướng tích cực, giảm LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng LĐ trong các ngành công nghiệp và du lịch, dịch vụ. Điều này phản ánh việc phát huy lợi thế của quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. Biểu đồ 2.4 Sự CDCCLĐ theo ngành ở quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 Sự phân bố LĐ theo ngành kinh tế ở quận Sơn Trà tương đối đồng đều giữa các ngành kinh tế, cụ thể: Năm 2006, ngành công nghiệp-xây dựng có 30.224 LĐ chiếm 55,9% , năm 2007 tăng lên 30.314 LĐ tỷ lệ 54,0%. Nhưng đến giai đoạn 2009- 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho giá cả các nguyên vật liệu tăng, mức lãi suất vay ngân hàng cao, giá vàng bất ổn đã làm cho một số cơ sở sản xuất, xí nghiệp làm ăn thua lỗ; nên năm 2009 LĐ trong công nghiệp chỉ chiếm 55,2% tổng LĐ; năm 2011 chiếm 55,7% tăng 0,5% so với năm 2009. Ngành thương mại-du lịch của quận Sơn Trà mỗi năm thu hút lực lượng LĐ lớn tham gia; là ngành có khả năng phát triển mạnh, có nhiều đóng góp trong GDP của quận. Năm 2006 LĐ trong ngành này là 18.476 người chiếm 31,3% tổng LĐ; đến năm 2011 đã tăng lên 22.130 LĐ chiếm 36,3% tổng LĐ, tăng 5,0% trong 6 năm. Bảng 2.7 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quận Sơn Trà theo khu vực kinh tế năm 2006-2011 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Nông-lâm-thủy sản 7,9 8,5 7,3 6,5 6,6 6,7 Công nghiệp-xây dựng 57,3 46,4 52,4 50,1 44,0 47,1 Dịch vụ 34,7 45,1 40,3 43,4 49,9 52,2 Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà Qua số liệu của bảng 2.6 và bảng 2.7 ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành của quận Sơn Trà trong thời gian 2006 – 2011. Năm 2006 ngành nông lâm thủy sản chiếm 12,8% lao động làm ra 7,9% GDP trong tổng sản phẩm GDP của quận; ngành công nghiệp chiếm 55,9% LĐ tạo ra 57,3% GDP, ngành dịch vụ chỉ chiếm 31,3% LĐ và đã đóng góp cho quận 34,7% GDP. Trong những năm tiếp theo, tình hình trên đã có sự thay đổi đáng kể chuyển dịch theo hướng chung của thành phố. Sự đóng góp của ngành có sự tiến bộ rõ rêt, cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu GDP và LĐ của quận. Năm 2011 tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản có xu hướng giảm dần chỉ còn 8,0% (giảm 4,8% so với 2006), ứng với mức đóng góp cho quận là 6,7%( giảm 1,2% so với năm 2006). Bên cạnh đó, lao động trong ngành công nghiệp giảm còn 55,7% (giảm 0,2% so với năm 2006) với mức đóng góp GDP của quận là 47,1%. Riêng ngành dịch vụ đóng góp GDP năm 2011 là 52,2% (tăng 17,5% so với năm 2006) với tỷ trọng lao động 36,3% ( tăng 5,0% so với năm 2006). Từ kết quả phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản thời gian qua giữ ổn định tương đối, LĐ từ nông nghiệp dịch chuyển sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn của quận đã cho thấy có sự khác biệt, sử dụng lao động có hiệu quả, khai thác các tiềm năng của quận đã làm đóng góp vào GDP của quận tăng nhiều. Ngành công nghiệp tốc độ tăng của GDP đang có chiều hướng giảm, điều này cho thấy việc tăng năng suất lao động trong sản xuất chưa hiệu quả, chủ yếu là tăng lao động giản đơn nên việc sử dụng không mang lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển CCLĐ chia theo ngành kinh tế là do lượng vốn đầu tư ngày càng tăng, các chính sách nhà nước thông thoáng và các ứng dụng khoa học kĩ thuật nhiều. Cùng với sự hỗ trợ của các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, thành phố và phát huy nội lực từ nguồn vốn đóng góp của toàn dân trên địa bàn quận, tổng vốn đầu tư 6 năm (2006-2011) ước đạt trên 2 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 30,61%/năm. Lượng vốn lớn được sử dụng vào các ngành CN, xây dựng và dịch vụ. Chính vì vậy một lượng lớn việc làm mới được tạo ra ở các nhà máy xí nghiệp, các dự án, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, quận Sơn Trà đã chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học vào thủy sản như nâng cấp hệ thống tàu thuyền đánh bắt, đưa máy móc vào sản xuất làm tăng NSLĐ và giải phóng sức LĐ nên một phần LĐ rút ra khỏi ngành nông nghiệp và bị hút vào ngành CN và dịch vụ. Bảng 2.8 Số lượng lao động chia theo ngành kinh tế của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Công nghiệp-xây dựng 24,2 24,2 Thương mại-du lịch 57,5 57,5 Nông – lâm – ngư nghiệp 18,3 18,3 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Kết quả điều tra trên cho thấy số lượng LĐ trong ngành dịch vụ vẫn cao nhất với 69 người , chiếm 57,5% trên tổng số người được phỏng vấn. Số người lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 22 người chiếm18,3% trên tổng số; công nghiệp – xây dụng 29 người chiếm 24,2%. Lao động nông nghiệp trên địa bàn quận chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các ngành khác, đa số các hộ được phỏng vấn đều vừa làm đánh bắt thủy sản kết hợp với ngành nghề khác, bởi thu nhập từ thủy sản không ổn định, tính mùa vụ cao. Sự dịch chuyển CDCCLĐ chia theo thành phần kinh tế trong những năm qua đã đúng hướng với mục tiêu quận cũng như thành phố Đà Nẵng đề ra và phù hợp với qui luật phát triển nhưng con chậm, chưa rõ nét giữa các ngành. Những năm gần đây, LĐ trong ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao, trong đó ngành dịch vụ đang có chiều hướng tăng cả về số lượng lao động lẫn đóng góp GDP cho quận. Theo thống kê năm 2011 tổng số lao động cần bố trí việc làm là 59.078 người, trong đó LĐ thất nghiệp là 3.421 người chiếm 5,7 % và có 1.760 người ngoài độ tuổi lao động. Đây là khó khăn của quận trong việc giải quyết việc làm cho LĐ nông thôn, giảm bớt các vấn đề xã hội. Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thì quận cần đưa ra các chương trình tạo việc làm cho người LĐ như vay vốn lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, đưa LĐ đi xuất khẩu ở nước ngoài, thực hiện các chương trình đào tạo nghề Một vấn đề nữa đáng lưu ý ở đây là mức thu nhập của người dân, theo thống kê cho thấy GDP bình quân đầu người của quận năm 2006 là 992 USD và đến năm 2011 đã tăng lên 1.188 USD, thu nhập trung bình của LĐ trong quận là 1.980.000/ 1 tháng. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của tác giả một số LĐ thu nhập dưới 1 triệu/ tháng. Trong khi đó giá cả ngày một tăng, lạm phát vẫn tiếp diễn, tiêu dùng ngày một lớn, tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn là tất yếu. Từ bảng điều tra về thu nhập dưới đây ta thấy thu nhập trung bình của người dân dưới 1 triệu đồng chiếm 15,1% trên 120 hộ tác giả đã điều tra, nguồn thu nhập này chủ yếu từ ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Điều này cho thấy tình trạng thu nhập thấp trong nông dân, ngư dân còn phổ biến. Bảng 2.9 Nguồn thu nhập trung bình hàng tháng của cá nhân hộ điều tra Mức thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 120 100 < 1 triệu đồng 18 15,1 Từ 1 trà 3 tr đồng 67 55,8 Từ trên 3trà5tr đồng 25 20,8 Trên 5 tr đồng 10 8,3 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Họ muốn tìm kiếm một công việc khác mang lại thu nhập cao hơn, bởi: Thứ nhất, với mức thu nhập hiện tại không đủ để tiêu dùng trong thời điểm bão giá như hiện nay. Thứ hai, đô thị hóa đất đai nông nghiệp, giải tỏa mặt bằng để xây dựng các khu công nghệp cũng như các khu du lịch, resort cao cấp; người lao động với số tiền đền bù trong tay cùng với số vốn hỗ trợ của thành phố gặp khó khăn trong việc tạo lập công việc kinh doanh mới. Thứ ba, người dân nhận thức được những lợi ích có được khi họ tham gia vào các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy; không chỉ nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, mà họ còn hỗ trợ về nhiều mặt, có tiền lương ổn định cùng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, LĐ trong nông nghiệp- thủy sản có mức thu nhập không ổn định đang dần chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp, nhà máy hoặc chuyển sang các ngành nghê dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trở thành xu hướng tất yếu. Theo điều tra, các hộ có thu nhập từ 3-5 triệu hầu hết làm việc trong các ngành công nghiêp-xây dựng hoặc thương mại-dịch vụ. Điều này cho thấy LĐ trong các ngành phi nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Tóm lại, CDCCLĐ ở quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, đặc biệt là thương mại- dịch vụ. 2.3.2.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp Ngành nông-lâm-ngư ngiệp của quận Sơn Trà trong thời gian gần đây có tốc độ tăng trưởng không cao. Tuy nhiên, thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương vẫn giữ được mức tăng đều đặn qua các năm. Bảng 2.10 Tổng GTSX nông-lâm-ngư nghiệp của quận Sơn Trà ( 2006 – 2011) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 134.919 146.367 145.011 137.880 167.887 168.953 Nông nghiệp 1.661 1.148 609 465 668 691 Lâm nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_dich_co_cau_lao_dong_o_quan_son_tra_thanh_pho_da_nang_trong_tien_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_d.doc
Tài liệu liên quan