Luận văn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 5

1.1. Đặc điểm và tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa 5

1.2. Sự biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển

nông nghiệp hàng hóa 11

Chương 2: TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở THÁI BÌNH 22

2.1. Những điều kiện thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Thái Bình. 22

2.2. Thực trạng tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở

Thái Bình từ năm 1995-2005 27

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở TỈNH THÁI BÌNH 52

3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở thái bình trong thời gian tới 52

3.2. Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình 58

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng và giá trị. Các cây trồng có hiệu quả cao tăng nhanh như: rau quả xuất khẩu, ớt, hành, dưa các loại, cây làm thuốc, bí xanh, khoai tây, đậu tương, ngô,… Cây có hiệu quả thấp như khoai lang có xu hướng giảm. Một số cây vụ đông có hiệu quả cao và có thị trường tiêu thụ dẫn đến hình thành một số vùng cây vụ đông chuyên canh như: Vùng rau xuất khẩu Thái Thụy; vùng ngô, đậu tương Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư; vùng khoai tây Kiến Xương; vùng ớt Quỳnh Phụ; cà chua Vũ Thư… Nhiều cây vụ đông đã đạt giá trị sản lượng 20 – 30 triệu đồng/ha/vụ như: Dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, ớt, hành, khoai tây xuất khẩu. Đã có một số xã trong tỉnh và toàn huyện Hưng Hà trồng vụ đông đạt trên 50% diện tích đất canh tác. Năm 2004 giá trị sản xuất cây vụ đông toàn tỉnh đạt 636 tỷ đồng; năm 2005 đạt 662 tỷ đồng, chiếm 21% giá trị sản xuất ngành trồng trọt cả năm; tăng hơn giá trị sản xuất cây vụ đông năm 2000 là 208 tỷ đồng (tương ứng tăng 6,6% giá trị sản xuất ngành trồng trọt), như vậy mặc dù diện tích vụ đông 5 năm (2000 – 2005) giảm 2,9% song giá trị sản xuất vụ đông vẫn tăng là do các cây trồng chủ lực và các loại rau thực phẩm có giá trị cao được mở rộng, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm tăng năng suất và hiệu quả cây vụ đông, biến sản xuất cây vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong nông nghiệp và góp phần quan trọng xây dựng thành công các cánh đồng 50 triệu đồng/ha theo tinh thần chủ trương nghị quyết tỉnh ủy. Sản xuất cây ngô, cây hoa mầu, rau đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày .v.v.. phần nhiều sử dụng diện tích đất bãi ven sông, xen canh gối vụ, đất chuyên dùng với lượng diện tích không nhỏ, lên tới hàng vạn ha gieo trồng mỗi năm. Nhóm cây ăn quả được tập trung chỉ đạo gắn với phong trào cải tạo vườn tạp, đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) giỏi. Tỉnh đã chỉ đạo xuống huyện hướng dẫn nông dân loại bỏ các cây tạp, thay thế bằng các cây ăn quả và các cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao như Nhãn, Vải, Na, Chuối, Cam,…từng bước hình thành vùng sản phẩm hàng hóa lớn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bảng 2.2 cũng cho thấy diện tích trồng lúa giảm từ 169.485 ha năm 1995 xuống còn 167.386 ha vào năm 2005, trong khi đó diện tích cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và đặc biệt diện tích nuôi thủy sản có xu hướng ngày một tăng lên. Nuôi thủy sản nước ngọt đã có chuyển biến từ “thả cá” sang nuôi cá có đầu tư đã bước đầu phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy sản với nhiều loại hình kinh tế. Công tác chuyển đổi từ đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi thủy sản được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện, đã hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung có quy mô khá, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Đó là chủ trương đúng đắn và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Diện tích chuyển đổi từ năm 2001 – 2005 đạt 2.976 ha, gồm 888 ha chuyển sang nuôi nước mặn lợ, 2088 ha chuyển sang nuôi nước ngọt. Hiệu quả chuyển đổi cao, đạt 70 – 80 triệu đồng/ha (cao hơn 6 - 7 lần cây lúa). Hiện nay, ở các huyện đang triển khai thực hiện một số mô hình dự án chuyển đổi sang nuôi thủy sản tập trung với diện tích từ 40 ha trở lên sẽ tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và bền vững. Khai thác thủy hải sản phát triển theo hướng tích cực. Đã xuất hiện một số mô hình nuôi tôm sú năng suất cao (6,5 tấn/ha) và đã tích cực đưa vào nuôi một số đối tượng mới có giá trị kinh tế cao như tôm rảo, tôm càng xanh, cua xanh, cá rô phi đơn tính, rô phi hồng, cá tra, cá chép lai 3 mầu, ba ba. Nuôi ngao ở vùng nước mặn đã trở thành 1 nghề sản xuất cho thu nhập cao, ổn định về thị trường tiêu thụ với sản lượng đạt trên 8000 tấn/năm. Hình thức nuôi ngày càng phong phú như nuôi luân canh, xen canh, nuôi vụ hai để tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Nếu xét về tiềm năng, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 01/10/2004 hiện có: 9431,64 ha. Trong đó: Đất sông 3828,99 ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 69 ha; đất bằng chưa sử dụng 3228,68 ha, đất chưa sử dụng khác 24,1 ha. Với hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải nếu khai thác tối đa diện tích chưa sử dụng và đất mặt nước chưa sử dụng, cũng chỉ mới đạt 3453 ha, cùng với diện tích rừng trồng và rừng phòng hộ của tỉnh hiện có (2501 ha) thì đến năm 2005, diện tích rừng toàn tỉnh chỉ mới đạt tối đa 2501 ha + 3453 ha = 5954 ha. Do đó, dù muốn hay không sắp tới trong quy hoạch phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh cần phải được rà soát điều chỉnh lại cho sát với tiềm năng và thực tế sản xuất lâm nghiệp của tỉnh trong nhiều năm qua, chỉ có như vậy tính khả thi của quy hoạch sản xuất lâm nghiệp mới có cơ hội biến thành hiện thực. Nhận rõ và ý thức được tầm quan trọng của yếu tố diện tích đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, Thái Bình đã sớm triển khai thực hiện Nghị quyết V (Khóa IX) về việc khuyến khích nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa bằng một quyết định của UBND tỉnh số 18/2002 – QĐ-UB ngày 27/3/2002 về việc ban hành đề án thực hiện dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Quyết định định lại vị trí, kích thước thửa ruộng đã giao ổn định cho hộ gia đình, cá nhân. ở một nghĩa rộng hơn, đó còn là sự sắp xếp, bố trí lại sản xuất cây trồng trong nông nghiệp. 2.2.2. Sản lượng và giá trị sản lượng cây trồng và thủy sản đều tăng lên (xem bảng 2.3) Bảng 2.3: Sản lượng và giá trị sản lượng cây trồng; thủy sản nước lợ, nước ngọt (chưa kể đánh bắt xa bờ) [5]; [8]. Năm Tổng sản lượng (tấn) Cây trồng Thủy sản (nước lợ, nước ngọt) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Chỉ số phát triển (%) Sản lượng (tấn) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Chỉ số phát triển (%) 1995 1417348 1408877 2547644 99,4 105 8471 0,6 84173 - 1996 1568237 1560129 2478354 99,5 97,2 8108 0,5 88625 95.7 1997 1588901 1580192 2519435 99,5 102 8709 0,5 93730 107.4 1998 1667890 1653434 2609639 99,1 104 14456 0,9 120202 100.6 1999 1772584 1756534 2821412 99,1 108 16050 0,9 138733 100.1 2000 1664663 1645646 2789690 98,9 98,8 19017 1,1 182491 100.1 2001 1593984 1571655 2758144 98,6 98,8 22329 1,4 174982 100.1 2002 1662820 1638558 2905753 98,5 105 24262 1,5 195908 108.6 2003 1674901 1655131 2761687 98,8 95 19770 1,2 172270 81.5 2004 1847379 1818164 3098775 98,4 112 29215 1,6 240332 100.4 2005 1776557 1754614 2981102 98,8 96,2 21943 1,2 260194 99.7 Biểu đồ 2.2. Sản lượng cây trồng, thủy sản nước lợ, nước ngọt (chưa kể đánh bắt xa bờ) [5]; [8]. Tấn Biểu đồ 2.3. Giá trị sản lượng cây trồng; thủy sản nước lợ, nước ngọt (chưa kể đánh bắt xa bờ) [5]; [8]. Qua bảng 2.3, biểu đồ 2.2 và biểu đồ 2.3 có thể thấy sản lượng và giá trị cây trồng, thủy sản nước ngọt qua các năm đều tăng lên. Mặc dù năm 2005 diện tích lúa là 167,3 ngàn ha, giảm khoảng 300 ha so với năm 2000 song sản lượng thóc vẫn đạt 175,4 ngàn tấn góp phần duy trì ổn định mức sản lượng trên 1 triệu tấn (trừ năm 2003 do ngập úng nên sản lượng lương thực đạt 964 ngàn tấn) đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Cơ cấu giống lúa chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ cấy giống lúa ngắn ngày, lúa thuần và lúa lai Trung Quốc làm cho năng suất lúa và sản lượng lương thực không ngừng tăng. Mức tăng giá trị sản xuất nông, thủy sản so với bình quân cả nước thì Thái Bình thuộc loại khá và có hướng tiến bộ nhưng so với vùng Đồng bằng Sông Hồng thì Thái Bình ở mức thấp (theo số liệu sơ bộ năm 2004 của tổng cục thống kê: Mức tăng bình quân 4 năm (2001 – 2004) của Đồng bằng Sông Hồng là 3,87%, Hải Dương 4,09%, Hưng Yên 4,88%, Hải Phòng 4,5%, Nam Định 2,9%, Thái Bình 2,95%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng nông và thủy sản ở Thái Bình chưa ổn định và chưa vững chắc, những năm 2001, 2003 và 2005 đều bị thiệt hại do thiên tai (giảm số lượng sản phẩm, hoặc tăng thêm chi phí sản xuất: năm 2001 sâu bệnh hại lúa làm mất khoảng 50 ngàn tấn thóc, năm 2003 mưa úng làm mất 160 ngàn tấn thóc, một số hoa màu; năm 2005 mưa úng làm hàng nghìn ha lúa phải cấy lại, bão số 7 làm đổ gần 20 ngàn ha lúa mùa vừa đang chín và mới trổ bông). Nếu xét theo tổng giá trị sản lượng hoặc giá trị tăng thêm của nông nghiệp 5 năm thì mức độ tăng đạt thấp hơn; sản xuất thủy sản có 2 trong 5 năm bị thiên tai: Năm 2003 mất khoảng 3 nghìn tấn cá nuôi, năm 2005 mất gần 1000 tấn tôm cá nuôi, nên mức độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân chỉ còn 10,92%, mà lẽ ra phải đạt khoảng 13%. Sau 3 năm thực hiện NQ 04 – NQ/TU và chính sách ban hành kèm theo quyết định số 10/2002/QĐ-UB, đến tháng 10/2004 toàn tỉnh đã chuyển đổi được 5.883 ha diện tích cấy lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng các cây con khác có hiệu quả hơn (kế hoạch 12.000ha). Huyện có tốc độ chuyển đổi nhanh là Thái Thụy 1.885 ha = 12,48% diện tích đất canh tác, huyện chuyển đổi chậm nhất là Đông Hưng mới thực hiện chuyển đổi được 2,35% diện tích đất canh tác. Giá trị sản phẩm thu được trung bình sau chuyển đổi so với trước tăng từ 4 - 18 lần tùy theo từng loại hình chuyển đổi, cá biệt có hộ thu tăng 75 lần (350 triệu đồng/ha), đã có nhiều hộ thu từ 50 – 100 triệu đồng/năm…Trong một số năm đầu chuyển đổi, tỷ lệ lãi chưa cao, năm 2003 bị mất mùa nuôi thủy sản nên chỉ lãi khoảng 8%, còn các sản xuất khác đều lãi từ 15 đến 26%. Bảng 2.4: Kết quả chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây khác và nuôi thủy sản [8]; [32] Năm Tổng diện tích chuyển đổi (ha) Cơ cấu (%) Trong đó Chuyển sang cây lâu năm Cơ cấu (%) Chuyển sang trồng màu, cây ngắn ngày Cơ cấu (%) Chuyển sang nuôi tôm Cơ cấu (%) Chuyển sang cá - lúa Cơ cấu (%) 2001 1485,25 100 454,70 30,61 686,15 46,2 116,1 7,81 228,3 15,4 2002 3.332,53 100 1174,39 35,22 1115,36 33,5 327,3 9,82 556,46 16,7 2003 4.304,15 100 1281,16 29,7 1527,41 35,6 578,3 13,4 917,28 21,3 2004 5.883,00 100 1227,00 20,8 680,00 11,6 888 15,1 1.588 27,0 2005 6.874,60 100 1271,00 18,5 1.826,10 26,6 1120,0 16,3 2.342,2 39,6 Năm 2004 chuyển sang nuôi tôm 888 ha giá trị đạt 60,7 triệu đồng/ ha (ví dụ ở Đông Minh, Nam Cường TH), chuyển sang lúa - cá, thủy sản nước ngọt 1.588 ha, mô hình thả tôm càng xanh, cá chim trắng đạt 35 – 50 triệu đồng/ha (ở Hồng An, Hưng Hà; Đông Xuân, Đông Hưng; Vũ Phúc, TP; Hồng Tiến, KX), chuyển sang màu và cây ngắn ngày 680ha, giá trị đạt trên 100 triệu đồng/ha (Vũ Chính, TP), chuyển sang cây lâu năm 1.227 ha cho giá trị 40 – 60 triệu đồng/ha, loại hình này có ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Chuyển đổi sản xuất trên một số diện tích đất canh tác kém hiệu quả đã tạo ra bước đột phá lớn về cơ cấu sản xuất, đó không chỉ là mở đường cho phát triển nuôi thủy sản hiệu quả tăng nhiều lần so với trồng lúa, mà còn xuất hiện mô hình chăn nuôi lớn trên đất chuyển đổi. Nhờ có chuyển đổi mà nhiều hộ tạo lập cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn theo kiểu trang trại. 2.2.3.Trong chăn nuôi đàn trâu giảm, đàn bò khi tăng, khi giảm đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh (xem bảng 2.5) Biểu đồ 2.4: Sản lượng trâu, bò, lợn, gia cầm từ 1995- 2005 Bảng 2.5: Sản lượng trâu, bò, lợn, gia cầm từ 1995- 2005 [5]; [8]. Năm Tổng sản lượng trâu, bò, lợn, gia cầm (tấn) Trâu Bò Lợn Gia cầm Số lượng (con) Cơ cấu sản lượng(%) Sản lượng (tấn) Chỉ số phát triển (%) Số lượng (con) Cơ cấu sản lượng (%) Sản lượng (tấn) Chỉ số phát triển (%) Số lượng (con) Cơ cấu sản lượng (%) Sản lượng (tấn) Chỉ số phát triển% Số lượng (con) Cơ cấu sản lượng (%) Sản lượng (tấn) Chỉ số phát triển (%) 1995 51990 21113 1,3 687 99,62 40286 4,0 2102 138,2 521629 84,3 43804 129,7 4275 10,4 5397 103,1 1996 11991 17314 5,2 619 99,82 40636 12,9 1547 100,9 502313 35,2 4225 96,3 4831 46,7 5600 113 1997 12954 15483 4,2 548 99,89 44119 12,8 1661 108,6 540921 35,4 4585 100,1 5513 47,6 6160 114,1 1998 57001 13715 0,8 478 99,88 49026 2,9 1663 111,1 582109 84,7 48303 107,6 5665 11,5 6557 102,8 1999 56699 12405 0,8 431 99,9 53992 2,8 1584 110,1 616819 84,5 47888 106 5872 12,0 6796 103,7 2000 67157 11142 0,6 394 99,89 57371 2,5 1671 106,3 690799 84,7 56909 112 6615 12,2 8183 112,7 2001 17186 7964 4,7 813 99,71 40263 9,8 1687 99,7 778280 35,7 6141 100,1 6360 49,7 8545 99,96 2002 76771 7602 0,6 482 99,95 40961 1,9 1445 100 794604 84,7 65033 102,1 7085 12,8 9811 111,4 2003 20022 7095 1,9 383 99,93 43611 5,7 1149 100,1 905936 35,4 7096 114 8532 56,9 11394 120,4 2004 93540 6717 0,4 399 104,17 47364 1,3 1200 100,1 1015109 86,2 80677 112,1 7795 12,0 11264 91,36 2005 113945 6652 0,4 421 105,51 53950 1,1 1262 100,1 1133753 87,8 100017 111,7 8150 10,7 12245 104,6 Mặc dù giá trị sản xuất chăn nuôi ở Thái bình vẫn còn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp, nhưng vị trí, tầm quan trọng của chăn nuôi cùng từng bước được tăng cường. VD: Năm 2005 giá trị sản xuất chăn nuôi mới chiếm 32,13% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm 64,56% và dịch vụ chỉ đạt 3,31% Năm 1995, tổng đàn trâu của Thái bình là 21,1 ngàn con, tăng hơn năm 1990 khoảng 1% và số lượng trâu của Thái bình nhiều hơn một số tỉnh trong khu vực như: Nam định chỉ có 23,7 ngàn con; Hưng Yên 20 ngàn con … Thế rồi liên tục từ năm 1991 - 2005, đàn trâu của Thái bình năm sau đã giảm hơn năm trước và giảm liên tục 1995: 21,1 (nghìn con); 1996: 17,3; 2001: 7,96; 2004: 6,71 nghìn con và năm 2005 giảm xuống còn 6,65 nghìn con. Bởi vì trâu được nuôi chủ yếu dùng làm sức kéo, nhưng được thay thế bằng bò và máy kéo [29, tr.160]. Đàn bò lại tăng lên trong những năm 1996- 2000 nhưng từ 2001 lại giảm và 2005 lại đạt ngang mức 1999. Sức kéo của đàn bò tuy không bằng trâu song sức “chịu đựng” của bò về mùa đông tháng giá cao hơn trâu. Vả lại, bò vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa dễ dàng chăn dắt hơn trâu. Đàn bò có thể phát triển nhanh hơn so với sự giảm sút của đàn trâu, có thể lấp chỗ trống thay cho sức kéo của đàn trâu. Mặt khác, sản xuất phát triển, đời sống của người nông dân được cải thiện, tạo điều kiện cho họ tích lũy vốn, mua sắm thêm công cụ và phương tiện máy móc. Số máy móc từ 1.365 máy tăng lên 6.598 máy năm 2004. Chăn nuôi phát triển dẫn đến giảm tỷ trọng trồng trọt, cơ cấu sản xuất nông nghiệp Thái Bình qua các năm đã có sự chuyển biến tiến bộ. Những năm qua, chăn nuôi lợn phát triển khá và phổ biến trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị. Đặc biệt 2 huyện Thái Thụy và Đông Hưng số đầu lợn và sản lượng thịt xuất chuồng nhiều hơn các huyện, thị khác trong tỉnh. Nếu so với một số tỉnh đồng bằng sông Hồng về phát triển đàn lợn trong những năm qua (1995 - 2005) Thái bình có số lượng đầu lợn và tốc độ phát triển khá hơn các tỉnh (778,2 ngàn con, bình quân 6,92%/năm; Nam định: 629,1 ngàn con, bình quân 4,45%/năm; Hưng Yên: 432,9% ngàn con, bình quân 5,65%/năm 2001) [29, tr.162]. ở Thái bình chăn nuôi lợn đã trở thành nghề kiếm tiền của nhiều hộ gia đình, nhu cầu về thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày của mọi người đã hình thành một thị trường rộng lớn cho chăn nuôi lợn. Tham gia phát triển chăn nuôi lợn không chỉ có các hộ nông dân mà cả các hộ công nhân, cán bộ nhà nước. Đa số hộ chăn nuôi lợn nhằm kiếm thêm tiền cho gia đình, nhưng đã có nhiều hộ lấy việc nuôi lợn làm đã nghề chính. Hiện nay chăn nuôi lợn đã phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng đưa các giống con vật nuôi vừa có năng suất, sản lượng cao, vừa có chất lượng tốt vào sản xuất như: Lợn có tỷ lệ nạc cao. Phương thức chăn nuôi đang chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu sang chăn nuôi tập trung theo công nghiệp và bán công nghiệp với sự phát triển nhanh các trang trại, gia trại. Một số sản phẩm chăn nuôi có chất lượng, cạnh tranh có uy tín trên thị trường như lợn giống, lợn sữa… Lợn sữa xuất khẩu tăng từ 3.042 tấn/năm 2000 lên 10.000 tân năm 2003, chiếm 40% sản lượng xuất khẩu lợn sữa cả nước. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng khá, năm 2005 ước đạt 1.133 tỷ đồng, tăng 50,7% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng trưởng 8,6% cao hơn mức tăng bình quân giai đoạn trước (1996 – 2000 đạt 7,1%). Chăn nuôi lợn có số đầu con tăng trưởng nhanh nhất. Năm 2004 đàn lợn của tỉnh đạt 1,015 triệu con, năm 2005 ước đạt 1,133 triệu con, tăng 64,1% so với năm 2000 và vượt 363 ngàn con so với chỉ tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đề ra (chỉ tiêu Đại hội là 770 ngàn con). Đàn gia cầm tuy bị ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm nhưng đã sớm được khôi phục, năm 2005 đạt 8,15 triệu con, tăng 22,5% so với năm 2000; Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm năm 2005 đạt 103,3 ngàn tấn, tăng 60,4% so với năm 2000, bình quân tăng 9,9% năm (trong khi giai đoạn 5 năm trước, năm 2000 sản lượng thịt gia súc gia cầm chỉ tăng 26,4% so với năm 1995, bình quân 4,8% năm). Toàn tỉnh năm 2005 đã có gần 7000 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó số lượng trang trại là 143 cái, với 536 lao động, tổng vốn đầu tư 20,4 tỷ đồng, giá trị hàng hóa đạt 27,5 tỷ đồng. Để ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ hơn, thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong những năm tiếp theo, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến, các điều kiện vật chất, kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng được tăng cường, chú trọng công tác thú y trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho các con gia súc, gia cầm, thủy sản. Đồng thời phải chỉ đạo tích cực việc khai thác và sử dụng vốn cho chăn nuôi, tìm cách hạn chế rủi ro, đảm bảo đồng vốn đi vay để phát triển chăn nuôi phát huy được hiệu quả, thúc đẩy chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát triển chăn nuôi hàng hóa. 2.2.4. Sự phát triển nông nghiệp hàng hóa đã dẫn đến tăng số lượng các trang trại sản xuất tập trung, quy mô lớn Bảng 2.6: Cơ cấu trang trại ở Thái Bình từ 2001 - 2005 [35] Năm Tổng số Trong đó Số lượng % TT Trồng trọt TT chăn nuôi TT Thủy sản TT Tổng hợp Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2001 120 100 14 11.7 43 35.8 20 16.7 43 35.8 2002 187 100 9 4.8 71 37.9 49 26.2 58 31.1 2003 347 100 21 6.05 104 29.9 152 43.8 70 20.2 2004 543 100 30 5.52 143 26.34 214 39.41 156 28.72 2005 609 100 12 1.97 192 31.5 227 37.8 178 29.2 Theo số liệu thống kê đến hết năm 2005, toàn tỉnh Thái Bình có 609 trang trại, trong đó: Có 12 trang trại trồng trọt, 227 trang trại nuôi trồng thủy sản; 192 trang trại chăn nuôi;178 trang trại kinh doanh tổng hợp. Theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì năm 2000 hầu như không có trang trại chăn nuôi mà chỉ có khoảng 4000 gia trại, đến năm 2005 có 192 trang trại trong đó nuôi lợn nái 72, nuôi lợn thịt 38, nuôi gia cầm 26, nuôi bò 8, chăn nuôi tổng hợp 48 trang trại và hơn 6000 gia trại. Đất đai được sử dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp gần như được khai thác tối đa, phần diện tích chưa sử dụng hạn hẹp và phần nhiều lại là diện tích đất ven sông, ven biển, diện tích mặt nước ao, hồ, thùng đấu… Do đó, phát triển kinh tế trang trại theo hướng khai thác diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là thích hợp với điều kiện và môi trường của tỉnh. Các trang trại, gia trại đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao và là những lá cờ đầu trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh. 2.2.5. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nông, lâm ngư nghiệp và có xu hướng giảm Thái Bình là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp ít (ít nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng) nên tỷ trọng giá trị ngành sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2004, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 14,05 tỷ đồng, chiếm 0,3% giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản. Qua các năm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm đáng kể do khai thác gỗ củi giảm mạnh. Trong 4 năm từ 2001 – 2004, Thái Bình đã triển khai có kết quả chương trình trồng rừng. Diện tích rừng ngập mặn 4 năm đã tăng được 4700 ha, đưa tổng số diện tích rừng phòng hộ của tỉnh đạt 7000 ha. Phong trào trồng cây nội đồng đã tăng diện tích trồng cây ăn quả, cây xanh nội đồng, cây xanh đô thị. Toàn tỉnh đã trồng được xấp xỉ 9,5 triệu cây phân tán các loại. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 23%. Như vậy dự án 5 triệu ha rừng được thực hiện với mức vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước, định suất đầu tư trồng rừng tăng do đó rừng phòng hộ Thái Bình đã phát huy cao chức năng chắn sóng, chắn gió bão bảo vệ hệ thống đê biển, đê sông, bảo vệ an toàn cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cuộc sống cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm hoa, quả, gỗ, củi và các lâm sản khác. Trong tổng số 154.351 ha đất tự nhiên(số liệu thống kê ngày 1/10/2001) của tỉnh thì: - Đất nông nghiệp chiếm: 67,37% = 103995 ha. - Đất lâm nghiệp chiếm: 1,62% = 2501 ha. - Đất chuyên dùng: 16,83% = 25978 ha - Đất ở: 8,06% = 12445 ha - Đất chưa sử dụng: 6,12% = 9432 ha Tổng cộng: 100% = 154351 ha 2.501 ha đất lâm nghiệp của tỉnh đều là diện tích trồng rừng tập trung ở 2 huyện ven biển Thái Thụy (1553 ha) và Tiền Hải (948 ha) Sản xuất lâm nghiệp của Thái bình những năm qua thường phát triển không ổn định và có xu hướng giảm dần. Khảo sát GDP của sản xuất lâm nghiệp (theo giá trị cố định 1994) và tốc độ phát triển bình quân mỗi năm của sản xuất lâm nghiệp qua từng thời kỳ thì thấy: Tốc độ phát triển giảm là chủ yếu, GDP sản xuất lâm nghiệp của tỉnh năm 1986 đạt 26,025 ( giá cố định năm 1994) năm 2000 giảm xuống chỉ còn 12,787 tỷ đồng, và nếu so với GDP sản xuất nông nghiệp thì GDP sản xuất lâm nghiệp chỉ bằng 0,51%. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp của Thái Bình thể hiện qua hoạt động sản xuất lâm sinh. Trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt chung qua các năm thì phần giá trị nuôi trồng chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 20%; phần giá trị khai thác và dịch vụ chiếm khoảng 80%. Bảng 2.7: Giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 1995 - 2004 [5]; [8] Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) (triệu đồng) 1995 2001 2004 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) 1. Trồng và nuôi rừng 2157 4,05 4504 21,34 4634 22,12 2. Khai thác lâm sản 50470 94,67 15597 73,92 15251 72,79 3. Dịch vụ 682 1,28 1000 4,47 1068 5,10 2.2.6. Nuôi trồng và khai thác thủy sản trong những năm qua phát triển khá Đối tượng và hình thức nuôi được đa dạng hóa; phương thức nuôi từng bước có chuyển theo hướng bán thâm canh, thâm canh. Diện tích nuôi trồng năm 2005 là 11.100 ha, tăng 2100 ha so với năm 2000, trong đó diện tích nuôi mặn lợ 4.160 ha và diện tích nuôi nước ngọt là 7000 ha. Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 455 tỷ đồng, tăng 67,89% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng trưởng 10,9%. Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt trên 60 ngàn tấn, tăng 51,2% so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 8,6%, vượt chỉ tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đề ra (50 ngàn tấn). Điểm nổi bật về nuôi thủy sản nước lợ là nuôi tôm sú phát triển mạnh, diện tích nuôi tôm sú tăng từ 883 ha năm 2000 lên 3510 ha năm 2005, sản lượng đạt 2300 tấn, tăng 3 lần về diện tích nuôi và 8,58 lần về sản lượng. Khai thác hải sản và chế biến hải sản cũng có bước phát triển. Số lượng phương tiện hàng năm tăng trưởng khá, khối tàu khai thác xa bờ ngày càng đánh bắt có hiệu quả, kết hợp tham gia bảo vệ an ninh trên biển. Toàn tỉnh có 912 tầu, tăng 243 chiếc so với năm 2000 và tăng bình quân hàng năm là 6%. Đã tiến hành đổi mới phương thức quản lý (chuyển đổi chủ sở hữu tàu khai thác xa bờ 39/39 chiếc và người dân mua thêm 14 chiếc). Chế biến thủy sản và cơ sở hậu cần, dịch vụ nghề cá được đầu tư, nâng cấp và phát triển phục vụ cho khai thác và nuôi trồng. 2.2.7. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thái Bình từ năm 1995- 2005 có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ lệ trồng trọt tăng tỷ lệ chăn nuôi Nếu năm 1995 ngành trồng trọt chiếm 80,12% thì đến năm 2005 chỉ còn 64,56% trong khi đó, ngành chăn nuôi có bước phát triển nhanh: năm 1995 chỉ chiếm 16,76%, đến năm 2005 đã tăng lên 32,13%. So với năm 1995 tăng 15,4%, trung bình mỗi năm tăng 1,54%. Bảng 2.8: Kết quả chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở Thái Bình từ 1995- 2005 [5]; [8]. Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Giá trị sản lượng (triệu đ) Cơ cấu % Giá trị sản lượng (triệu đ) Cơ cấu % Giá trị sản lượng (triệu đ) Cơ cấu % 1995 2547644 80,12 532860 16,76 99321 3,12 1996 2.478.354 78,74 566.325 17,99 102626 3,26 1997 2.519.435 77,10 640.441 19,60 107808 3,30 1998 2.609.639 77,12 663.142 19,60 111150 3,28 1999 2.821.412 78,26 671.357 18,62 112481 3,12 2000 2.789.690 75,75 751.537 21,34 130860 3,10 2001 2.758.144 74,10 821.548 22,35 152960 3,55 2002 2.905.753 73,30 859.435 23,12 166780 3,58 2003 2.761.687 69,60 986.783 26,73 170380 3,68 2004 3.098.775 68,70 1.038.905 28,03 186004 3,27 2005 2.981.102 64,56 1.225.531 32,13 207170 3,31 Biểu đồ 2.5: Kết quả chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan