Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Mục Lục

Trang

Lời nói đầu. 1

Chương I: TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 4

I. Khái quát vềtranh chấp thương mại quốc tế.4

II. Nguồn luật áp dụng.7

2.1. Điều ước quốc tế. 7

2.2. Luật quốc gia . 11

2.3. Tập quán thương mại quốc tế. 16

2.4. Tiền lệpháp vềthương mại (án lệ) . 17

III. Một sốvấn đềvềhợp đồng mua bán ngoại thương.18

3.1. Chủthể. 18

3.2. Điều kiện cơbản của hợp đồng . 18

3.3. Hình thức của hợp đồng . 18

3.4. Chào hàng, chấp nhận chào hàng . 19

3.4.1. Chào hàng . 19

3.4.2. Chấp nhận chào hàng. 21

3.4.3. Vấn đềtrách nhiệm trong thực hiện hợp đồng . 22

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.24

I. Thương lượng.26

1.1. Khái niệm, ý nghĩa . 26

1.2. Một sốloại khiếu nại phổbiến . 28

1.2.1. Khiếu nại người bán hàng. 28

1.2.2. Khiếu nại người bảo hiểm hàng hóa. 31

II. Hòa giải.32

2.1. Khái niệm . 32

2.2. Những ưu điểm và hạn chếcủa hòa giải . 36

2.3. Thủtục tiến hành hòa giải . 37

2.3.1. Đềxuất hòa giải . 37

2.3.2. Quá trình hòa giải . 38

2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo quy chế

hòa giải của UNCITRAL . 39

III. Trọng tài thương mại.40

3.1. Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại . 40

3.1.1. Khái niệm. 40

3.1.2. Đặc điểm . 41

3.2. Các loại trọng tài thương mại . 43

3.3. Thỏa thuận trọng tài . 46

3.3.1. Khái niệm. 46

3.3.2. Nội dung của thỏa thuận trọng tài . 49

3.4. Tốtụng trọng tài . 51

3.4.1. Thủtục khởi kiện tại trọng tài . 51

3.4.2. Thủtục thành lập trọng tài. 53

3.4.3. Thủtục xét xử. 58

IV. Tòa án.59

4.1. Tổchức hệthống Tòa án . 60

4.2. Thẩm quyền và thủtục tốtụng . 60

4.3. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tếtại Tòa án Việt Nam. 63

4.3.1. Các nguyên tắc đặc thù . 63

4.3.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc

giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. 65

4.3.3. Thủtục tốtụng kinh tếtại Tòa án Việt Việt Nam . 69

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VIỆT NAM TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾBẰNG PHƯƠNG

THỨC TRỌNG TÀI VÀTÒA ÁN .73

I. Việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và phương

hướng hoàn thiện trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tếtại việt nam bằng trọng tài.73

1.1. Vềtrọng tài viên . 73

1.2. Vềdoanh nghiệp. 76

1.3. VềTòa án . 78

II. Một sốvướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương

mại quốc tếtại tòa án và phương hướng hoàn thiện .86

2.1. Một sốvướng mắc . 86

2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềgiải quyết tranh chấp

thương mại quốc tếbằng Tòa án. 92

2.2.1. Yêu cầu và định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam

vềgiải quyết tranh chấp thương mại quốc tếbằng Tòa án . 92

2.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềgiải quyết tranh chấp thương mại

quốc tếbằng Tòa án . 98

Kết luận. 104

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành không có sự tham gia của báo chí hay của những người không liên qua đến tranh chấp, như vậy đảm bảo bí mật thương mại cho các bên. - Thứ sáu, tranh chấp được giải quyết bằng ngôn ngữ do các bên lựa chọn. - Thứ bảy, đây là phương thức giải quyết tranh chấp ít tốn kém nhờ thủ tục đơn giản, ngắn gọn. - Thứ tám, khi thông qua quyết định, trọng tài thương mại thường tính đến ý chí của các bên được thể hiện trong hợp đồng cũng như tập quán thương mại. -45- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Luật quốc gia được các bên lựa chọn áp dụng cho hợp đồng, theo nguyên tắc có thể được áp dụng với tư cách bổ sung. Việc trọng tài thương mại áp dụng luật quốc gia được các bên thỏa thuận để giải quyết tranh chấp không phải là cơ sở để một trong các bên kháng nghị quyết định của trọng tài. - Thứ chín, có một hệ thống các công ước quốc tế, cụ thể là Công ước New York 1958 (Việt Nam tham gia Công ước này bằng Pháp lệnh về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài 14/09/1995), đảm bảo việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại quốc tế ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. 3.3. Thỏa thuận trọng tài: 3.3.1. Khái niệm: Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận, theo đó các bên của hợp đồng thương mại giao tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại cho trọng tài giải quyết. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của trọng tài thương mại nói chung và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng là nguyên tắc tự nguyện yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trọng tài chỉ có thể nhận giải quyết tranh chấp khi có sự đồng ý của các bên về điều này. Như vậy, thỏa thuận của trọng tài là sự thỏa thuận thể hiện ý chí của các bên. Nếu các bên không muốn tranh chấp được trọng tài giải quyết thì không ai có thể ép buộc họ. Đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng chính (ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Đặc điểm này có nghĩa là hiệu lực của trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường hợp thỏa thuận trọng tài được đưa trực tiếp vào văn bản của hợp đồng chính. Nếu việc công nhận hợp đồng chính là vô hiệu tự động dẫn đến việc thỏa thuận trọng tài là vô hiệu thì các bên bị mất quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập, trong đó có cả tranh chấp liên quan đến việc công nhận hợp đồng chính là vô hiệu và nghĩa vụ của các bên phát sinh vì hợp đồng vô hiệu. Đặc điểm này của thỏa thuận trọng tài cũng được quy định trong Điều 11 - Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam ngày 25/02/2003. Tính độc lập pháp lý của thỏa thuận trọng tài cùng với nguyên tắc tự nguyện yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp là -46- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy nguyên tắc chủ đạo của trọng tài thương mại quốc tế3. Như vậy, mọi thỏa thuận trọng tài được xem xét không phụ thuộc vào hợp đồng chính, việc công nhận hợp đồng chính vô hiệu không dẫn đến hủy bỏ thỏa thuận trọng tài và trọng tài viên có quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến sự vô hiệu của hợp đồng và những hậu quả liên quan đến sự vô hiệu đó. Theo quy định của pháp luật Việt nam4, thỏa thuận trọng tài được coi là không có giá trị pháp lý khi: - Thứ nhất, thỏa thuận liên quan đến tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại được quy định trong khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài. - Thứ hai, thỏa thuận trọng tài không được người có thẩm quyền ký kết. Thỏa thuận trọng tài cũng như các loại hợp đồng khác, có thể được kí kết bởi người đại diện của các bên. Không có một công ước quốc tế nào đề cập đến vấn đề này. Trong khoa học pháp lý thường cho rằng, ủy quyền ký kết thỏa thuận trọng tài được thể hiện bằng hình thức văn bản và được người ủy quyền ký. Ngoài ra trong ủy quyền cần nói rõ, rằng người được ủy quyền có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Theo nguyên tắc chung, người được ủy quyền ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài, bởi vì họ hoàn toàn có thể đưa vào họp đồng chính điều khoản về trọng tài. - Thứ ba, các bên ký kết thỏa thuận trọng tài phải có năng lực pháp luật. Trong thương mại quốc tế, năng lực pháp luật của các bên khi ký kết thỏa thuận trọng tài cần phải được đánh giá xuất phát từ Điểm (a) Khoản 1 Điều 5 Công ước new York năm 1958, Khoản 2 Điều 2 Công ước châu Âu năm 1961 và phải phù hợp với quy định của luật áp dụng. Điều này có nghĩa là, Tòa án phải áp dụng luật do quy phạm xung đột quy định. Tòa án nước ngoài trong trường hợp này sẽ phải dựa vào quy phạm xung đột, có tính đến yếu tố, theo đó năng lực pháp luật của chủ thể được đánh giá phù hợp với pháp luật của quốc gia, trên lãnh thổ của quốc gia đó chủ thể tiến hành hoạt động thương mại. 3 Xem: Laurence Graig & other International Chamber of Commerce Abitration, London, 1999, tr. 65 4 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam -47- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy - Thứ tư, thỏa thuận trọng tài không quy định, hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, không quy định rõ trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. - Thứ năm, thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài được coi là hình thức văn bản trong trường hợp, khi nội dung của thỏa thuận trọng tài được thể hiện trong một văn bản do các bên ký kết và ngay cả trong trường hợp thỏa thuận thông qua thư, điện báo, telex, thư điện tử hoặc bất kì một hình thức nào thể hiện rõ ý chí muốn giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài của các bên. - Thứ sáu, một trong các bên khi ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối hay đe dọa. Thỏa thuận trọng tài làm phát sinh hai hậu quả pháp lý trong lĩnh vực thẩm quyền và chúng thường liên quan đến lĩnh vực tố tụng: Thứ nhất, công nhận trọng tài có thẩm quyết giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên và các bên không có quyền từ chối giao tranh chấp cho trọng tài giải quyết. Thứ hai, trọng tài không được vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình được quy định trong thỏa thuận trọng tài. Thẩm quyền chung của trọng tài được luật quốc gia, các điều ước quốc tế và quy chế của trọng tài đó quy định, tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp cụ thể, trọng tài do các bên thành lập phải hành động trên cơ sở phù hợp với thỏa thuận trọng tài. Nếu một bên vì một lí do nào đó khởi kiện tại Tòa án, hoặc tự mình theo yêu cầu của bên kia, Tòa án phải từ chối việc thụ lý vụ việc và ngừng ngay việc giải quyết. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế có hai loại thỏa thuận trọng tài thường được sử dụng5: - Thỏa thuận trọng tài được quy định trực tiếp trong văn bản hợp đồng chính. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thỏa thuận trọng tài thương mại được các bên ký kết dưới dạng điều kiện trọng tài và điều kiện này thường được đưa trực tiếp vào văn bản hợp đồng. Loại thỏa thuận trọng tài này đảm bảo cho các bên rằng. Tranh chấp phát sinh giữa họ sẽ được giải quyết bằng trọng tài chuyên nghiệp và quyết định của trọng tài này được đảm bảo thựa hiện bằng cưỡng chế. 5 Điều 9 Pháp lện trọng tài thương mại Việt Nam -48- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy - Biên bản trọng tài là thỏa thuận riêng của các bên độc lập với hợp đồng về giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa họ bằng trọng tài. Loại thỏa thuận này có ưu điểm là nó được kí kết khi tranh chấp thương mại đã phát sinh và dó đó các bên xác định được loại tranh chấp cho trọng tài giải quyết. Tuy nhiên trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc ký kết biên bản trọng tài rất khó được thực hiện bởi vì bên vi phạm hợp đồng thường tránh việc giao tranh chấp cho trọng tài giải quyết trong khi đó bên bị vi phạm lại không có một biện pháp nào buộc bên vi phạm đồng ý với điều này. Bản chất của các loại thỏa thuận trọng tài nói trên là hoàn toàn giống nhau, cả luật quốc gia, pháp luật quốc tế không đưa ra sự khác biệt pháp lý nào giữa các loại thỏa thuận trọng tài và đều sử dụng một loại thuật ngữ là “thỏa thuận trọng tài”. Điều 2 Công ước New York 1958 quy định, mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải công nhận thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản, theo đó các bên có nghĩa vụ phải giao cho trọng tài tất cả hay một số tranh chấp liên quan đến họ, một hợp đồng cụ thể nào đó hay quan hệ pháp luật khác là đối tượng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. 3.3.2. Nội dung của thỏa thuận trọng tài: Các bên tự xác định thỏa thuận trọng tài. Trong thỏa thuận trọng tài phải có các nội dung sau: - Lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, tức là các bên lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp giữa họ. - Lựa chọn loại trọng tài: thường trực hay ad - hoc, nếu các bên quyết định lựa chọn trọng tài thường trực thì cần phải chỉ rõ tên gọi chính xác của cơ quan trọng tài đó. Ví dụ, trọng tài của ủy ban thương mại Stockholm hay Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Nếu không chỉ rõ tên của tổ chức trọng tài được chọn thì thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý. - Địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp. Nếu các bên lựa chọn trọng tài thường trực, thì việc xác định địa điểm không bắt buộc, trong trường hợp này tranh chấp được giải quyết ở địa điểm chính thức của cơ quan trọng tài nếu các trọng tài viên không xác định địa điểm khác. Nếu các bên lựa chọn trọng tài ad- hoc thì nên thỏa thuận và chỉ rõ địa điểm giải quyết tranh chấp. Trong thực tiễn, -49- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy việc lựa chọn đúng địa điểm giải quyết tranh chấp có sự ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giải quyết tranh chấp cũng như khi ra quyết định. Đối với doanh nghiệp Việt Nam chúng ta, nếu có thể thì không nên chọn địa điểm giải quyết tranh chấp nằm ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Common Law. - Ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp. Nếu các bên chọn trọng tài thường trực thì không bắt buộc chỉ rõ ngôn ngữ. Trong trường hợp này, nếu không có sự quy định rõ về ngôn ngữ thì trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp dựa trên ngôn ngữ của mình. Nếu lựa chọn trọng tài ad-hoc thì nên lựa chọn và chỉ rõ ngôn ngữ sử dụng. - Xác định số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp (thông thường là một hay ba trọng tài viên). Đấy là vấn đề có ý nghĩa quan trọng khi các bên lựa chọn trọng tài ad-hoc. Đối với trọng tài thường trực nếu như các bên không quy định số trọng tài viên thì trọng tài sẽ quy định phù hợp với quy chế của mình. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, tốt nhất nên lựa chọn những trọng tài viên được đào tạo ở châu Âu lục địa, bởi vì pháp luật của nước ta gần giống với pháp luật của họ, do đó tư duy của những trọng tài viên này gần giống với tư duy của chúng ta. - Thủ tục lựa chọn, chỉ định, miễn nhiệm trọng tài viên, xác định thời điểm bắt đầu, quá trình tố tụng, trình tự xuất trình tài liệu, chứng từ. Theo nguyên tắc, nếu các bên lựa chọn trọng tài thường trực thì trọng tài phải tiến hành giải quyết công việc phù hợp với pháp luật của quốc gia và quy chế của mình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của trọng tài là các bên có quyền không hạn chế trong việc quy định thủ tục giải quyết tranh chấp, vì vậy đa số các quy phạm pháp luật quy định trình tự giải quyết điều mang tính giả định và chỉ được áp dụng khi các bên không có quy định khác. Như vậy trong thỏa thuận trọng tài, các bên có thể đặt ra mọi quy tắc cho tố tụng trọng tài, ngay cả khi sử dụng trọng tài thường trực. Sự tự do của các bên trong việc quy định thủ tục trọng tài chỉ bị hạn chế bởi quy phạm bắt buộc của quốc gia về trọng tài và sự trật tự công cộng của quốc gia, theo đó các bên không thể đặt ra quy tắc tố tụng, những quy tắc này vi phạm trật tự công cộng của quốc gia, trên lãnh thổ của quốc gia trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp của các bên. Nếu tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ad-hoc thì các bên cần phải quy định thủ tục tố tụng trọng tài bởi vì loại trọng tài này không có quy chế của riêng -50- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy mình. Ở đây có những cách sau: hoặc các bên quy định thủ tục trọng tài một cách cụ thể, rõ ràng trong chính thỏa thuận trọng tài, hoặc sử dụng một trong những quy chế mẫu (ví dụ như Quy chế Trọng tài UNCITRAL) hoặc sử dụng quy chế trọng tài của trung tâm trọng tài thường trực nào đó (ví dụ như quy chế của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam), trong trường hợp này các bên chỉ bị hạn chế bởi trật tự công cộng của quốc gia trên lãnh thổ của quốc gia này sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp. Nhưng nếu các bên không quy định thủ tục trọng tài trong thỏa thuận trọng tài thì không có nghĩa là tranh chấp của họ không được xem xét. - Lựa chọn luật áp dụng. Nếu luật áp dụng cho trọng tài cũng là luật áp dụng cho hợp đồng thì không nhất thiết phải đưa điều khoản này vào trong thỏa thuận trọng tài. Nhiều khi các bên muốn tranh chấp của họ được giải quyết không phải theo pháp luật của một quốc gia nào cụ thể mà được giải quyết, hoặc là theo sự “công bằng” hoặc là theo tập quán thương mại quốc tế. Trong trường hợp này cần phải có quy định rõ ràng trong thỏa thuận trọng tài. - Trong thỏa thuận trọng tài, các bên cũng phải cam kết thực hiện quyết định của trọng tài. Ngoài ra các bên có thể đưa vào thỏa thuận trọng tài bất kỳ một vấn đề nào khác miễn là không trái với pháp luật quốc gia, trật tự công cộng. 3.4. Tố tụng trọng tài: 3.4.1. Thủ tục khởi kiện tại trọng tài: Theo quy định tại khoản 2 điều 3 quy chế UNCITRAL và khoản 4 điều 20 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam, tố tụng trọng tài bắt đầu từ thời điểm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn hoặc bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn nếu tranh chấp được giải quyết tại trọng tài do các bên thành lập. Có thể tóm tắt các bước tố tụng như sau (theo quy chế tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC6). # Nguyên đơn nộp đơn kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí trọng tài. 6 Theo: www.ibla.org.vn -51- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Trong thực tiễn pháp lý, đơn kiện được gọi là thông báo trọng tài, nội dung của đơn kiện phải bao gồm: - Ngày, tháng, năm viết đơn - Tên và địa chỉ của các bên - Tóm tắt nội dung của tranh chấp - Các yêu cầu của nguyên đơn - Giá trị tài sản mà nguyên đơn yêu cầu (giá trị tranh chấp) - Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn Ngoài đơn kiện, nguyên đơn phải gửi thỏa thuận trọng tài (bản chính hoặc bản sao), hợp đồng chính (bản chính hoặc bản sao) và các tài liệu chứng cứ khác (bản chính hoặc bản sao) cho trọng tài. Nguyên đơn có thể sửa đổi bổ sung, hay rút đơn kiện trước khi Hội đồng trọng tài ra Quyết định trọng tài. # Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) sẽ kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền thụ lý đơn kiện và gửi thông báo cho bị đơn. # Bị đơn nộp bản tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên. Bản tự bảo vệ bao gồm ngày tháng, tên và địa chỉ của bị đơn, căn cứ pháp lý để tự bảo vệ, kiến nghị cụ thể của bị đơn, tên trọng tài viên mà bị đơn chọn. Ngoài ra, bị đơn có thể nộp đơn kiện lại hoặc đưa ra phản đối về vấn đề thẩm quyền. Trong trường hợp có đơn kiện lại, bị đơn có thể sửa đổi bổ sung hoặc rút đơn kiện lại trước khi Hội đồng trọng tài ra quyết định Việc bị đơn không nộp bản tự bảo vệ sẽ không ngăn cản VIAC tiếp tục quá trình tố tụng trọng tài. Nếu bị đơn không nộp bản tự bảo vệ hoặc bản tự bảo vệ không đề cập đến việc chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch VIAC sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn. # Hội đồng trọng tài. -52- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ được hai trọng tài viên của nguyên đơn và bị đơn bầu hoặc do chủ tịch của VIAC chỉ định. # Hội đồng trọng tài xem xét việc giải quyết tranh chấp . Hội đồng Trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa thuận trọng tài và Quy tắc tố tụng của VIAC. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cũng xem xét yêu cầu của các Bên. Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ. # Hội đồng trọng tài triệu tập các bên đến phiên họp để giải quyết tranh chấp. Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác. # Công bố quyết định trọng tài. Quyết định Trọng tài được công bố sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các Bên. 3.4.2. Thủ tục thành lập trọng tài: Theo pháp luật Việt Nam, thủ tục thành lập trọng tài tại trung tâm trọng tài và hội đồng trọng tài ad-hoc được quy định cụ thể tại các Điều 25, 26 của Pháp lệnh trọng tài trọng tài Việt Nam. ¾ Trọng tài ad-hoc: Trong trường hợp tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài ad- hoc, các bên có toàn quyền tự do trong việc chỉ định thành phần trọng tài, số lượng trọng tài viên, khả năng chuyên môn nghiệp vụ của họ cũng như xác định thủ tục lựa chọn trọng tài viên. Không có một hạn chế nào liên quan đến quốc tịch hay nghề nghiệp của trọng tài viên. Theo nguyên tắc, không yêu cầu trọng tài viên phải có một chuyên môn nào đó nhất định mặc dù danh sách của các trọng -53- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy tài viên thường xuyên được xác lập trên cơ sở chuyên môn nhất định. Luật quốc gia của một số nước (Bồ Đào Nha) yêu cầu trọng tài viên nên phải là luật gia, pháp luật Ba Lan nghiêm cấm thẩm phán của Tòa án quốc gia thực hiện chức năng của trọng tài viên. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trọng tài viên phải thỏa mãn những điều kiện7: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan c) Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên Yêu cầu phổ biến nhất đối với trọng tài viên trong thực tiễn là trọng tài viên phải không phụ thuộc vào các bên, đặc biệt là bên đã lựa chọn họ. Những mối quan hệ như quan hệ ruột thịt, quan hệ lao động hiện tại cũng như trước đây giữa trọng tài viên với các bên cũng như các mối quan hệ phụ thuộc khác điều có thể là cơ sở bãi miễn trọng tài viên. Thành phần của trọng tài do các bên thỏa thuận - một hoặc ba trọng tài viên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên. Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án cấp tỉnh, nơi có trụ sở hoặc cư trú của một trong các bị đơn chỉ định Trọng tài viên 7 Điều 12 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam -54- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy cho các bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên theo yêu cầu của nguyên đơn và thông báo cho các bên. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng viên được chọn hoặc được Toà án chỉ định, các Trọng tài viên này phải thống nhất chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh, nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên thứ ba. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên. Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do Tòa án chỉ định có thể là Trọng tài viên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam. Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một bên, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên. Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài8. Theo Khoàn 2 Điều 6 Quy chế UNCITRAL, nếu các bên không thỏa thuận được với các cơ quan chức năng hay cơ quan trọng tài được các bên lựa chọn từ chối chỉ định trọng tài viên, thì trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận được yêu cầu chỉ định trọng tài viên phía bên kia có quyền yêu cầu Tổng thư ký Tòa án trọng tài ở Hague chỉ định cơ quan trọng tài và cơ quan trọng tài được chỉ định này có nhiệm vụ chỉ định trọng tài viên. Trình tự hoạt động của cơ quan trọng tài này được quy định trong Khoản 3 Điều 6 Quy chế UNCITRAL. Trong thời hạn nhanh nhất cơ quan này chỉ định trọng tài viên theo trình tự sau: 8 Điều 26 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam -55- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy - Cơ quan trọng tài này sẽ gửi cho các bên danh sách tối thiểu ba trọng tài viên - Trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận danh sách trọng tài viên, các bên phải liệt kê tên của các trọng tài theo thứ tự ưu tiên và gửi cho cơ quan trọng tài - Hết thời hạn nói trên, cơ quan trọng tài sẽ chỉ định một trọng tài viên duy nhất theo thứ tự ưu tiên cho các bên - Vì một lý do nào đó việc chỉ định không thể được tiến hành thì cơ quan trọng tài có thể chỉ định một trọng tài viên theo sáng kiến của mình Đây là điểm khác biệt quan trọng của Quy chế trọng tài UNCITRAL so với quy chế của nhiều trọng tài thường trực cũng như pháp luật của nhiều nước. Nếu các bên thỏa thuận tranh chấp của họ do một trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không thống nhất được trọng tài viên, thì một trong các bên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trọng tài viên duy nhất này thực hiện chức năng của Hội đồng trọng tài và quyết định của trọng tài viên duy nhất có hiệu lực pháp lý như quyết định của Hội đồng trọng tài. ¾ Trọng tài thường trực: Trong trường hợp các bên thỏa thuận rằng tranh chấp của họ sẽ giải quyết ở trọng tài thường trực thì thủ tục thành lập trọng tài phải tuân theo quy chế của trọng tài thường trực đó và theo quy định của pháp luật quốc gia. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung tâm Trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfC416 CH7870 GI7842I QUY7870T TRANH CH7844P TH431416NG M7840I QU7888C .PDF
Tài liệu liên quan