Luận văn Con người thân phận và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .9

5. Phương pháp nghiên cứu .11

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.12

7. Bố cục của luận văn .13

CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI THÂN PHẬN TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG

SƠN. 14

1.1. Một số khái niệm của đề tài .14

1.1.1. Về vấn đề Con người thân phận và Thân phận con người.14

1.1.2. Về khái niệm tình yêu nam nữ .19

1.1.3. Về khái niệm ca từ .22

1.2. Quan niệm của Trịnh Công Sơn về con người thân phận .23

1.3. Cội nguồn của quan niệm về con người thân phận trong ca từ Trịnh Công Sơn31

1.4. Thế giới con người thân phận trong ca từ Trịnh Công Sơn .36

1.4.1. Hình tượng người mẹ .36

1.4.2. Hình tượng người yêu - người vợ mất chồng.40

1.4.3. Hình tượng người già và trẻ em trong chiến tranh.45

1.4.4. Hình tượng con người tập thể, quê hương, đồng bào, đồng loại.49

1.4.5. Con người cá nhân - cái tôi cô đơn bơ vơ, lạc lõng với cảm thức tha hương .51

CHƯƠNG 2: TÌNH YÊU NAM NỮ TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN. 55

2.1. Quan niệm và cội nguồn quan niệm tình yêu nam nữ của Trịnh Công Sơn.55

2.1.1. Quan niệm của Trịnh Công Sơn về tình yêu nam nữ.55

2.1.2. Cội nguồn quan niệm về tình yêu nam nữ của Trịnh Công Sơn.60

2.2. Chủ thể và đối tượng của tình yêu nam nữ .62

2.2.1. Chủ thể trong tình yêu - hình tượng nhân vật tôi .62

2.2.2. Đối tượng trong tình yêu - hình tượng em .64

pdf166 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Con người thân phận và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e nghe về chính cuộc tình đã chìm khuất, tan loãng, không may của mình. Nhân vật trữ tình với những đặc điểm riêng nêu trên, chúng ta có thể tạm gọi, tạm đặt cho một cái tên được chăng? Theo thiển ý của chúng tôi, chúng tôi mạo muội, đặt tên là người tình lãng du hay người tình phiêu lãng trong cõi nhân sinh. 2.2.2. Đối tượng trong tình yêu - hình tượng em Đối tượng chính của tình yêu được phản ánh trong ca từ Trịnh Công Sơn là hình tượng nghệ thuật nữ, được tác giả gọi bằng em- đại từ, ngôi thứ hai, số ít. Chú ý kĩ, ta sẽ thấy em có khi là một người con gái cụ thể. Có khi là nhân vật mang tính chất phiếm chỉ, chung chung: em là nhân vật được tác giả tưởng tượng ra để có cớ mà đối thoại, tình tự, gửi gắm những chất chứa trong lòng mình. Chẳng hạn, trong Diễm xưa, Hạ trắng, Tuổi đá buồn, thì 65 em là một người nữ cụ thể. Còn trong Để gió cuốn đi, thì em là rất phiếm chỉ. Em có thể là người nữ, cũng có thể là người đọc: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi. (Để gió cuốn đi) Xét về khía cạnh truy nguyên nguồn gốc hình tượng nữ trong ca từ, ta có thể phân ra làm hai kiểu cơ bản. Kiểu thứ nhất, em là một người nữ, đã gắn bó ít nhiều hay đã từng đi qua cuộc đời người nghệ sĩ. Như thế, em có tên tuổi rõ ràng, xác định. Em là Bích Diễm trong Diễm xưa, là Bích Khê trong Biển nhớ, là Dao Ánh trong Nắng thủy tinh, là Thanh Thúy trong Ướt my. Kiểu thứ hai, em là một người nữ mà tác giả gặp tình cờ ở đâu đó, trên hành trình lữ thứ, chứ không thân thích gì, nhưng họ đã để lại trong ông những ấn tượng đặc biệt. Người nghệ sĩ, bằng cảm nhận riêng, đã đưa những hình bóng ấy vào tác phẩm của mình mà có lẽ, chính những người nữ ấy lại không hề hay biết. Ví dụ, em là một cô gái khóc bên rừng chiều Đà Lạt trong Rừng xưa đã khép, em là một nữ tín đồ Thiên Chúa giáo đi lễ vào một ngày chủ nhật buồn tại một giáo đường ở Bảo Lộc trong Tuổi đá buồn hay em là một cô gái lầm lỡ, một nữ tù nhân trong Đời gọi em biết bao lần Một đặc điểm nổi bật của hầu hết những hình tượng nữ trong ca từ Trịnh Công Sơn đã được nhiều người nhắc đến, đó là nhân vật nữ của ông mang một vẻ đẹp thiên về chất âm tính, đó là một vẻ đẹp thuần phương Đông. Những người nữ ấy có vóc dáng mình hạc xương mai, mang những nét mảnh mai, hao gầy. Hiện lên trong ca từ là những thiếu nữ với mắt xanh xao, với vai gầy guộc nhỏ, với tóc trầm ướp vai thơm, hay những mái tóc bay ngang trời, và những ngón tay muốt dài. Chẳng hạn, trong Còn tuổi nào cho em là tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai, trong Đóa hoa vô thường là tìm em tôi tìm/mình hạc xương mai, trong Như cánh vạc bay là vai em gầy guộc nhỏ/như cánh vạc về chốn xa xôi, trong Tuổi đá buồn là em gầy ngón dài/lời ru miệt mài. Em mang một vẻ mong manh sương khói, lãng đãng. Một vẻ diễm ảo, vừa hư vừa thực trong cảm nhận của người đọc, người nghe. Do đó, có người cho rằng người nữ của ông mang một vẻ đẹp lập thể, như tranh trừu tượng. Nếu như mỗi người nữ là một bức tranh lập thể thì ở mỗi bức tranh ấy, tác giả đã làm nhòe nó đi, cho một chút “linh lung” (chữ dùng của Xuân Diệu) vào đó. Đồng thời phả vào đó một nét buồn. Một nét buồn phảng phất. Nét buồn hiện lên đôi mắt, hàng mi hay ở cử chỉ, dáng điệu. Nét buồn thoáng qua hay đọng lại nơi người nữ càng làm cho bức tranh nhòe và 66 đẹp hơn, có hồn hơn, mang một dáng vẻ riêng. Để ý thêm chút nữa, ta lại thấy: cái buồn hiện lên trên dung hình của nhân vật nữ là thứ nỗi buồn không tên. Không thể gọi tên, không thể lí giải, cắt nghĩa rõ được. Chẳng hạn, hình tượng em trong Tuổi đá buồn: Trời còn làm mưa, mưa rơi thênh thang Từng gót chân trần, em quên em quên Ôi miền giáo đường, ngày chủ nhật buồn Còn ai còn ai. Đóa hoa hồng Tàn hôn lên môi, em gầy ngón dài. (Tuổi đá buồn) Ta có thể hình dung: một ngày chủ nhật, ngôi giáo đường cổ kính và trầm mặc. Những tiếng chuông ngân vang, những tháp nhọn trơ vơ, im lìm, vượt lên tán lá. Người thiếu nữ với dung hình mảnh mai, với gót chân trần, dạo bước, hướng về giáo đường. Hai tay em cầm “đóa hoa hồng tàn” đưa lên môi hôn, trong trời mưa nhạt nhòa Trong nụ hôn đóa hồng tàn ấy, có điều gì đó như là sự xót xa, như là sự nuối tiếc. Em mười tám, em hai mươi tuổi, thứ tuổi trời mộng mơ chan chứa ấy, lẽ ra em phải hồn nhiên, vô tư mới đúng. Vậy mà sao em lại buồn bã đến như thế? Và nói như Bùi Vĩnh Phúc, hình ảnh có pha chút xót xa. Hình ảnh kì lạ ấy đã ám ảnh người nghe biết bao thế hệ, từ khi ca khúc ra đời đến nay, “Trịnh Công Sơn đã để một nét thiếu tuyệt đẹp trong bức tranh mưa của mình” [20; tr.155]. Rõ ràng, hình ảnh ấy rất đẹp, mà lại cũng rất buồn. Bức tranh ẩn chứa một nỗi buồn khó có thể lí giải được một cách cụ thể. Do đó, ta có thể tạm gọi nó là nỗi buồn siêu thực. Hình tượng nhân vật nữ, như đã nói ở trên, mang hai thuộc tính: hao gầy trong hình thể và buồn trong tâm thể. Chú ý chút nữa, ta lại thấy một điều lí thú: dường như quan niệm thẩm mỹ, xu hướng thẩm mỹ của Trịnh Công Sơn có phần giống với quan niệm thẩm mỹ của người Nhật Bản, mà đại diện là Kawabata - “người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp”, nhà nghệ sĩ duy mỹ và cũng là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Nhật Bản. Kawabata sinh thời đã có tác phẩm nổi tiếng Đẹp và buồn, trong đó, ông tái hiện những nhân vật của mình ở cái chiều sâu bên trong nội tâm, tầm hồn của họ. Hầu hết những người phụ nữ của ông đều đẹp, một vẻ đẹp bên trong, mơ hồ, u uẩn, khó nắm bắt. Mỹ học Nhật Bản có một khái niệm độc đáo, đó là “u huyền”. “U huyền” mang một ý nghĩa chỉ bầu không khí thần bí, thâm sâu, ưu mỹ, tĩnh lặng, buồn và khó lí giải. Liên hệ với người nữ trong Tuổi đá buồn, Còn tuổi nào cho em, Tôi ru em ngủ chúng ta cảm nhận được có một nét đồng điệu, gần gũi, giống 67 nhau nào đấy giữa Trịnh Công Sơn và Kawabata. Trong mỹ học Nhật Bản, nỗi buồn, nỗi u sầu, cô đơn và sự mong manh, tịch lặng không tách khỏi khái niệm vẻ đẹp. Bởi vẻ đẹp sẽ không đầy đủ, nếu thiếu nỗi buồn. Như thế, nỗi buồn như là một “thành phần” cấu tạo nên cái đẹp. Người nữ của Trịnh Công Sơn cũng vậy, đẹp một vẻ mong manh, hư ảo, như là sương khói và phảng phất một nỗi “u huyền”. Ưu sầu mà thanh khiết. Tịch lặng mà khó nắm bắt. Sinh thời, Trịnh cũng yêu thích những trang văn của Kawabata, song chúng tôi chưa tìm thấy tư liệu nào nói về sự ảnh hưởng qua lại giữa hai con người này. Vậy, chúng ta có thể xem đây là sự tương đồng, trùng hợp một cách ngẫu nhiên giữa hai thiên tài duy mỹ. Cũng vì thế mà những ca khúc như Ru con, Ngủ đi con hay Diễm xưa từ những năm 1970 đã vươn ra khỏi biên giới Việt Nam, đến với xứ sở Phù Tang và đã được công chúng Nhật Bản đón nhận với một thái độ trân trọng. Có lẽ những ca khúc ấy có giai điệu, hình ảnh, nhân vật tương đồng với thẩm mỹ của họ. 2.3. Những dạng thức, cung bậc biểu hiện và cảm xúc trong tình yêu Nam nữ “Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi/tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời”. Chúng tôi muốn mở đầu phần tìm hiểu về những dạng thức biểu hiện và những xúc cảm của con người trong tình yêu bằng những ca từ mang nội dung nhị nguyên luận như thế. Bởi theo quan niệm của Trịnh Công Sơn, tình yêu vô cùng đa dạng và phong phú, bao hàm cả “mật đắng” lẫn “mật ngọt”. Tình yêu vừa như “biển rộng” lại vừa như “biển hẹp”. Điều đó có nghĩa là nó mang tính nhị nguyên hay tính hai mặt: nó hàm chứa cả những hạnh phúc, niềm vui lẫn những bất hạnh, khổ đau. Vừa có cả những cao thượng, hi sinh, tử tế lẫn những ích kỉ, toan tính và những “điều kiện hóa”. Không những thế, “vô thường” cũng là một biểu hiện thường thấy của tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn. Trong phần dưới đây chúng tôi sẽ đi phân tích những dạng thức biểu hiện tình yêu có tính nhị nguyên và vô thường ấy. 2.3.1. Tình yêu mang đến những cảm xúc say sưa, ngất ngây và niềm hạnh phúc Tình yêu trong quan niệm của Trịnh Công Sơn chứa đựng hai thái cực, cả niềm hạnh phúc lẫn nỗi khổ đau. Song nếu ta đọc, nghe hết xuyên suốt các tác phẩm của ông từ đầu đến cuối thì phải thừa nhận một điều rằng: với ông, tình yêu dường như nghiêng về thứ bất hạnh, chia ly, tan vỡ nhiều hơn là những nỗi niềm hân hoan, hạnh phúc. Song nói như vậy không có nghĩa là với ông, tình yêu chỉ toàn mù mịt. Trong hàng trăm ca khúc để lại, ta cũng thấy thấp thoáng có vài bài mang màu sắc nhịp điệu tươi vui của con người trong 68 những dặm tình bát ngát hương hoa đầu đời. Trong những dạng biểu hiện có ý nghĩa tích cực của nó, tình yêu đã mang đến cho con người những cảm xúc say sưa, ngất ngây, trào dâng niềm hạnh phúc tưởng chừng như vô bờ. Ông nói: “Con người không thể sống mà không yêu” [32; tr.166]. Điều đó có nghĩa là tình yêu cũng thiết thực, cần thiết như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Nó cũng là một dạng nhu yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tình cảm con người. Đối với Trịnh Công Sơn, tình yêu là sự sống, là nắng hửng trong lòng, nó đem đến cho con người những “cảm giác sống”: Hôm chợt thấy em đi về bên kia phố Trong lòng bỗng vui như đời rất lạ Tôi tìm thấy tôi theo từng gót xa Làm lời lá bay trên đường đi Tôi tìm thấy tôi như giọt nắng kia Làm hồng chút môi cho em nhờ. (Cho đời chút ơn) Nhìn bóng dáng em thướt tha đi về bên kia phố, bỗng lòng chàng trai dấy lên những nỗi vui “như đời rất lạ”. Nhưng tại sao tác giả lại viết “tôi tìm thấy tôi theo từng gót xa”? Lời ca thơ tưởng chừng như có điều gì đó vô lí. Bởi tôi luôn là tôi. Tôi là tồn tại. Tôi là hiện hữu. Vậy tại sao “tôi tìm thấy tôi”? Thì ra là, biết bao lâu nay, tôi vẫn sống đấy, tôi vẫn tồn tại đấy, tôi vẫn hiện hữu đấy. Nhưng do không thấy được “gót xa”, không cảm nhận được những sắc màu của những sen xanh, sen hồng một đóa là em. Không cảm nhận được vẻ đẹp, bóng mát lụa là ấy, nên sự sống của tôi đã trôi đi như con tàu chở thời gian băng đi trong vô nghĩa. Bấy lâu nay tâm hồn tôi đã kết bạn với những hoang vu, cằn cỗi, vô vị và tẻ nhạt. Một đời sống quá ư đơn điệu như thế thì sự hiện hữu, có mặt trong cõi đời này, cũng coi như một sự tồn tại không hơn không kém. Ngày kia, em đến bên đời, với những líu lo xa gần, với những yến oanh thiên thần, đã đánh thức dậy trong tôi cái “bản năng yêu” vốn có bị khuất lấp, ngủ vùi trong miền hoang vu lâu nay. Kể từ giây phút màu nhiệm ấy, tôi được em “khai tình”, mở lối và đời sống đã thay đổi. Đổi thay sao mà nhiều quá: “lòng bỗng vui như đời rất lạ”. Đời sống lạ bởi tâm hồn người đã được mở phơi để đón nhận, cảm nhận mọi thứ xung quanh. Những gì thân quen, thân thuộc nhất mà hàng ngày vì tính khép kín mà con người chưa cảm nhận được: những âm thanh, những màu sắc, hay một bông hoa nở trong vườn khuya dịu đêm trăng, hay những lá me xanh trong một buổi chiều ríu rít tiếng chim. 69 Mọi thứ trong mắt của tôi sao trở nên lạ lẫm và đẹp quá, sao đáng yêu và trong trẻo, tươi tắn lạ thường. Như thế, tôi đã như dòng sông hoang vu tìm lại được chính mình trong dòng chảy của nó, tìm được con người mình với một đời sống mới, tích cực hơn, có ý nghĩa hơn. Gặp em trong tình cờ hay định mệnh run rủi, người nghệ sĩ không cần biết. Chỉ cần biết rằng tình yêu trong ông đã được ươm mầm, đánh thức cùng với những cảm giác say sưa, ngất ngây hạnh phúc. Và một niềm tin yêu, niềm vui sống: Môi thiên đường hót chim khuyên Ôi tóc trầm ướp vai thơm Ta nghe đời rất mênh mông Trong chân người bước chầm chậm. “Cho đời chút ơn” - đúng như nhan đề ca khúc, em đến bên đời, bước chầm chậm, khẽ khàng. Em bước đi thong dong, lãng đãng quanh đời. Em lặng lẽ, không nói gì cả. Chỉ như thế thôi, em cũng đã đem đến cho ta, cho người, cho đời một “chút ơn” rồi. Em là một chút ơn. Em là nụ đời, là thứ ân huệ mà người làm ơn không cần hi sinh vất vả, còn người chịu ơn thì lại nhận được rất nhiều: “ta nghe đời rất mênh mông/trong chân người bước chầm chậm”. Em là “phấn thơm cho rừng chút hương”, là lời hát ca của trần gian, để: “dưới phường phố kia có người nhớ em/nằm mộng suốt đêm trong thiên đường”. Từ nay, thiên đường đã mở lối cho tâm hồn yêu đương của chàng thi sĩ. Chàng như vừa đón nhận được mạch nước khiết từ suối nguồn hạnh phúc. Một cảm giác thật mát dịu, nhẹ nhàng, đang lan tỏa Đời sống đã hóa cõi mộng thiên đường, trở nên đáng yêu và đáng sống hơn. Có khi ta còn thấy được cái tâm thế phơi phới của chàng lãng tử. Với cây đàn lya, hoàng tử bé đã làm một cuộc thong dong đi tìm kiếm tình yêu, “tìm đêm chưa từng/tìm ngày tinh khôi” với những kiên trì, nỗ lực miệt mài, không hề chán nản: Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh Trăng tàn nguyệt tận, chưa từng tuyệt vọng đâu em. (Đóa hoa vô thường) Tạo hóa đã không phụ công chàng. Một ngày kia “thấy em dưới chân cội nguồn”, chàng đã “mời em về”. Cảnh đón rước tình thật chu đáo và lãng mạn. Có tiếng nhạc hân hoan, trăng vàng lóng lánh, có quỳnh hoa thơm ngát vườn khuya: Trong vườn mưa tạnh, tiếng nhạc hân hoan Trăng vàng khai hội, một đóa hoa quỳnh. Rồi bất chợt, chàng trai reo lên, như một đứa bé tìm được báu vật: 70 Từ nay tôi đã có người, có em đi đứng bên đời líu lo Từ nay tôi đã có tình, có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa Từ em tôi đã đắp bồi, có tôi trong dáng em ngồi trước sân. “Từ nay tôi đã có tình”, chàng reo lên như một đứa trẻ. Không. Chàng là một đứa trẻ mới đúng. Trịnh đích thực là một đứa trẻ trong tình yêu. Bởi từ khi có tình, tâm hồn chàng mới được phục sinh, trở về trạng thái ban sơ: đó là sự hồn nhiên, là tính vô ưu, sự thiết tha, ân cần, dặt dìu. Chàng nói như một sự xác tín: “có tôi trong dáng em ngồi trước sân”. Trong dáng lụa em ngồi, tôi như tìm lại được chính mình với những lớp hồn nguyên sơ: tôi là thật thà, là khờ dại. Tôi là thảnh thơi. Là tự do với sớm nắng mưa chiều. Với hoa trên đồng nội một sớm kia rất hồng, với cơn mưa trăng gội ánh sáng lên vườn khuya với một đóa quỳnh đang ngấp nghé Như thế, đến với tình yêu, Trịnh Công Sơn mới trở về với bản chất hồn nhiên như là cội nguồn, như nguyên quán, quê nhà của chàng. Có triết gia đã nói rằng, khi yêu con người ta như đứa trẻ. Nghĩa là khi yêu tâm hồn người được trẻ hóa trở lại. Đó cũng là quy luật muôn thuở của cõi tình trong chốn nhân gian. Trịnh Công Sơn đã thay đời, thay người nói lên được điều đó. Đắm hồn trong tình yêu, Trịnh Công Sơn chính là tín đồ trung thành của cõi tình, dặm tình trong đời sống này. 2.3.2. Sự cô đơn trong tình yêu Cô đơn là một khía cạnh biểu hiện của nỗi buồn khổ trong tình yêu. Trịnh Công Sơn trong đời sống cá nhân và cả trong tác phẩm đều bộc lộ nỗi cô đơn cùng cực của mình. Điều đáng nói là cảm thức cô đơn, lạc loài trong ca từ của ông là nỗi cô đơn thật, là bản chất như nhiên của người nghệ sĩ chứ không phải là thứ cô đơn vay mượn, giả tạo. Nỗi cô đơn có hai nguyên nhân: cô đơn như là bản chất, là bản thể con người, gọi là thứ cô đơn nội sinh; và cô đơn do ngoại cảnh mang đến. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, người đọc thường bắt gặp hình tượng nhân vật trữ tình mang tâm trạng cô đơn như một con người lãng du, độc hành, đi qua những cuộc tình, đi qua những cuộc đời, “những miền đất lạ”, gánh trên vai cả “đôi vầng nhật nguyệt”, cả “trời cao đất rộng”. Trong Lặng lẽ nơi này, nhân vật trữ tình xuất hiện với tính cách như là con người đã từng trải, nếm trải. Nói cách khác là đã có cơ hội đứng trên hai mặt sấp - ngửa, ngọt - đắng, rộng - hẹp của tình yêu: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi 71 Tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời Tình yêu như biển, biển rộng hai vai Tình yêu như biển, biển hẹp tay người Biển hẹp tay người, lạc lối. (Lặng lẽ nơi này) Bằng thủ pháp đối xứng, tác giả đã dựng hình một cảm nhận đối nghịch của hình tượng: sau cuộc tình, nhân vật chiêm nghiệm, ngộ ra được những đối lập, những ngọt - đắng, rộng - hẹp của nó. Tình có rồi lại mất, không thể níu giữ được, “làm sao ru được tình vơi”. Mất tình, con người cũng “lạc lối”. Cuối cùng tình yêu cũng không níu giữ được người mình yêu, nhân vật như lọt thỏm vào cõi cô đơn cùng khắp, mất phương hướng, chỉ còn biết độc hành trong tịch lặng u trầm: Trời cao đất rộng, một mình tôi đi Một mình tôi đi, đời như vô tận Một mình tôi về, một mình tôi về, với tôi. Không gian trước mắt nhân vật là một cõi mênh mang vô tận. Không phố thị, không cửa nhà. Không còn người. Không còn ai. Chỉ còn một mình bước hoài. Đi cũng một mình, “một mình tôi đi”. Về cũng một mình, “một mình tôi về”. Đến câu cuối “một mình tôi về với tôi” thì chữ với tôi đã làm hiện hình được cái cô đơn, độc chiếc đến tận cùng của con người. Cảm giác như chới với. Hồn như đã kết bạn với hư không. Nỗi cô đơn này là cô đơn ngoại sinh, do bên ngoài mang đến: mất tình. Cũng là nỗi cô đơn từ bên ngoài mang đến, nhưng ở Em đi bỏ lại con đường thì nguyên nhân bên ngoài đã rõ ràng hơn, như cái tựa đề ca khúc: Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc người Bỏ trăm năm sau, ngàn năm nữa Bỏ mặc tôi là, tôi là ai. (Em đi bỏ lại con đường) Thống kê, ca khúc có 130 âm tiết thì đã có 26 chữ “bỏ” (chiếm 20%) và 2 chữ “em đi” tương đương “bỏ”. Những chữ “bỏ mặc” đứng đầu câu đã nhấn mạnh, lột tả được nỗi cô đơn, “hoang vu và nhỏ bé” của hình tượng tôi, đồng thời chỉ rõ nguồn cơn của sự hoang vu ấy: đó là hệ quả sự phụ rẫy của em đối với tôi. “Em đi bỏ lại con đường”, tôi về với nỗi tiếc thương bạc lòng. Tôi như tịch lặng trong cõi riêng, cố thu mình nhỏ lại. Dè dặt hơn, khép 72 lòng hơn, nhỏ lại trong thân phận riêng tư. Con người cô đơn cất bước trên hành trình lữ thứ trần gian ấy cũng có lúc mệt mỏi, chồn chân, muốn dừng nghỉ hay về lại ngồi yên dưới mái nhà, để mong tìm một chốn trú ngụ bình yên, một phút giây thanh thản trong tâm hồn. Nhưng khi quay về chốn cũ vườn xưa rồi, có bình yên đấy, nhưng cảnh vật sao quạnh quẽ quá. Nó quạnh quẽ bởi vườn xưa in dấu chân người xưa mà nay đã không còn: Người lên tiếng, hỏi người có không Người đi vắng, về nơi bế bồng. (Vườn xưa) Về chốn cũ, vườn xưa. Đẹp mà buồn. Bình yên mà hoang vu. Chồi hoang vu không hiện lên trên cành lá, mà mọc trong tim người. Tất cả những kỉ niệm, những êm ấm, hạnh phúc, thiết thân, gần gũi ngày xưa cùng người giờ đây chỉ còn lại không gian im lìm, vắng không, tối tăm của góc vườn mưa lặng lẽ kia: Nhà im đứng, cửa đóng cài then Vườn mưa xuống, hành lang tối tăm Về thôi nhé, cổng chào cuối sân Hờ hững thế, loài hoa trắng hồng. Nhà vẫn đấy, mà “im đứng cửa đóng cài then”. Vườn xưa xanh đấy, mà nay “mưa xuống hành lang tối tăm”. Thêm nữa, cuối vườn, loài hoa nở trắng hồng. Đẹp đấy. Mà sao hờ hững thế Trước mặt chỉ còn là một không gian lặng lẽ, khép kín và u sầm. Nó khiến cho nỗi cô đơn của người về chốn cũ trở nên bàng bạc. Con người trong không gian ấy cũng trầm ngâm, lặng lẽ hơn trong góc hồn mình. Nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình trong ca từ Trịnh Công Sơn không chỉ có nguyên nhân từ ngoại cảnh (mất tình, bị phụ tình) mà còn là nỗi cô đơn bên trong: mầm cô đơn mọc chồi ngay trong bản thể. Nó là bản chất tự nhiên. Trong Đêm thấy ta là thác đổ, người đọc cảm nhận được một thế giới lơ mơ, vừa thực, vừa ảo. Thế giới ấy hiện lên với bước chân lữ thứ một đêm đi về gác nhỏ, với đóa tường vi, với cỏ lá mong manh, với cái cựa mình của đóa hoa mới nở trong vườn khuya... Đặc biệt là âm thanh mơ hồ của thác đổ. Nhân vật trữ tình như một con người lãng du, có lúc trở về gác trọ, có lúc lại đi về giữa chợ, có lúc lãng đãng cất bước lữ thứ qua một thành phố đang ngủ trưa bất chợt. Bước chân người rất nhẹ. Rồi chợt một hôm, con người lãng du ấy gặp lại hồn mình như đốm lửa trong vườn khuya: Đời ta có khi là đốm lửa, một hôm nhóm trong vườn khuya 73 Vườn khuya đóa hoa nào mới nở, đời tôi có ai vừa qua. (Đêm thấy ta là thác đổ) Hiện lên trước mắt ta, hình ảnh đốm lửa chập chờn. Vườn khuya, không gian tĩnh lặng. Hình ảnh trung tâm của bức tranh vườn khuya: đốm lửa. Lửa xưa nay là biểu tượng cho sự sống, cho niềm khao khát, cho hạnh phúc và khơi dậy cảm giác ấm áp nơi con người. Thế nhưng hình ảnh đốm lửa chập chờn trong vườn khuya của Trịnh Công Sơn thật kì lạ: nó là đốm lửa cô đơn. Bởi lẽ, thứ nhất, nó được nhóm lên trong vườn khuya tịch lặng, vắng bóng con người nên dễ ám gợi cảm giác cô đơn. Thứ hai, hình ảnh ấy là “đốm lửa” chứ không phải “ánh lửa”. Ánh lửa là sự bùng cháy mạnh mẽ, gợi lên cảm giác ấm áp. Còn “đốm lửa” thì mong manh, chờn vờn, sáng lên đấy rồi vụt tắt đấy. Đốm lửa ấy còn được so sánh với đời người, “đời ta có khi là đốm lửa”. Sự so sánh làm bật lên, vỡ ra biết bao nhiêu là ý nghĩa: đời người, tình yêu cũng tựa như đốm lửa kia. Nó nhỏ bé, chập chờn, mong manh lắm. Đốm lửa là hình ảnh của vô thường. Đời người, tình yêu cũng vô thường như đốm lửa. Nhận thức được sự hữu hạn ấy, nhân vật cảm thấy mình bất lực và cô đơn. Bởi tình yêu dành cho đời, cho người, cho em, cho những mắt môi xưa hồng, cho những đóa tường vi nở muộn, những đóa lan trong vườn, những sen xanh, sen hồng một thuở là quá lớn, là vô biên, vô tận. Vô biên như thác đổ trăm năm. Vô tận như thác đổ nghìn năm. Đổ từ ban sơ, khởi thủy, cho đến hiện tại, tỉnh ra vẫn còn nghe: “nhiều đêm thấy ta là thác đổ/tỉnh ra có khi còn nghe”. Vườn của Trịnh Công Sơn không phải là vườn sớm, vườn trưa mà là “vườn khuya”. Không gian vườn gắn với thời gian đêm khuya là không gian yên tĩnh. Nó là không gian của sự hồi tưởng, tiên nghiệm lẽ sống. Con người đối diện với đốm lửa vườn khuya ấy, lại liên tưởng tới sự mong manh của đời mình. Con người tồn tại trong sự đối nghịch: xác thân là đốm lửa chập chờn hữu hạn, mà tâm hồn lại là thác đổ tình yêu vô cùng. Thấy được sự hữu hạn ấy, con người sinh ra cô đơn, nuối tiếc. Nhìn một đóa hoa mới nở góc vườn khuya mà đã cảm giác như sắp mất một tình yêu, như một người tình vừa đi qua đời mình, “vườn khuya đóa hoa nào mới nở /đời tôi có ai vừa qua”. Như thế, cái cô đơn ở đây là thứ cô đơn, buồn bã mang tính bản thể, là bản chất, là cội nguồn, nó cắm rễ sâu trong tiềm thức con người. Nó là thứ cô đơn tuyệt đối của một tâm hồn nhạy cảm trong tình yêu, cõi hữu hạn này. 74 2.3.3. Nỗi ám ảnh, nhớ nhung và gắn bó với một bóng hình người nữ Có triết gia nói rằng, tình yêu không bao giờ cũ, nó luôn luôn mới. Quả thực, khi bước vào khu vườn địa đàng tình yêu, mỗi người có những cách cảm nhận khác nhau. Thậm chí khi yêu người này ta có cảm nhận khác khi yêu người kia, không ai giống ai. Song vẫn có những cảm xúc, tình cảm mang tính phổ quát, phổ biến của con người trong tình yêu. Một trong những tình cảm ấy, đó là nỗi nhớ nhung. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, ta bắt gặp khá nhiều những nỗi nhớ, những hoài niệm, những ám ảnh trong kí ức của nhân vật trữ tình về một bóng hình người nữ. Trịnh luôn có một thái độ sẵn sàng đón nhận tất cả những tình cảm mà những người nữ, những đóa sen xanh sen hồng dành cho ông với một niềm thiết tha ân cần và đầy trân trọng. Khi tình đến, Trịnh vui mừng, hân hoan trong lòng. Nỗi vui còn hiện lên ánh mắt, cái nhìn, trong cử chỉ. Khi người tình ra đi, Trịnh chỉ còn lại những mùa thao thức nhớ nhung, những quạnh hiu, tiêu điều: Em đã đi, chìm khuất đã theo Em đã như ngọn gió quạnh hiu Không có em, đường cũ tiêu điều Em đã xa lìa trong nỗi đau. (Còn ai với ai) “Em đã đi, chìm khuất đã theo”, bủa vây hồn người ở lại. Ngày xưa, khi em đến, em và tôi cùng mơ mộng và lãng đãng đi qua những con đường. Những con đường trăng tròn. Và những con đường trăng khuyết. Nhưng hiện tại, khi em đi, đường cũ bỗng hóa tiêu điều. Sự tiêu điều không khắc dấu lên hàng cây, tán lá mà ẩn dấu trong đáy mắt, tâm trạng của kẻ đi qua đường cũ - con đường kỉ niệm. Chỉ còn lại một thứ: nỗi nhớ “muôn trùng quá”. Nỗi nhớ trùng trùng điệp điệp, lớp lớp sóng xô. Dâng cao như núi, đong đầy như sông như biển muôn trùng lên khơi: Em đi biền biệt muôn trùng quá Từng cơn gió và từng cơn gió Em đi gió lạnh, bến xa bờ Từng nỗi nhớ, trùng trùng nỗi nhớ. Cũng có khi, nhân vật trữ tình nhập hồn vào những cảnh vật là chứng nhân cho cuộc tình, để nhớ về một dáng liễu yêu kiều ngày xưa. Trong Biển nhớ, tác giả đã hóa thân vào nhiều cảnh tượng, sự vật khác nhau. Đó là những “bờ cát trắng đêm khuya”. Đó là những 75 “đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ”. Là “sỏi đá”, là “cồn đá rêu phong”, là biển sóng mênh mông, là đèn phố vàng vọt “nghe mưa tủi hờn”: Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ Sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ. (Biển nhớ) Cảnh vật hiện lên đong đầy kỉ niệm. Hồn người đã tạc vào không gian, tạc vào dáng liễu, tạc vào bờ cát trắng mà ngày xưa hai người chân trần đi dọc bãi biển trong những đêm trăng mờ tỏ với những thổ lộ, tâm tình riêng tư. Cảnh ở đây là cảnh thực (phố biển, đồi núi Quy Nhơn), mà cũng là tâm cảnh. Nên cảnh vật và hồn người như có sự tương giao, hòa vào nhau. Cảnh đong hồn người, kết thành nỗi nhớ. Nên nỗi nhớ cứ chập chờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_2733818020_459_1872364.pdf
Tài liệu liên quan