Luận văn Thực hiện pháp luật về thanh tra y tế ở thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

THANH TRA Y TẾ . 8

1.1. Khái niệm, đặc trưng của thanh tra Y tế . 8

1.1.1. Khái niệm về thanh tra Y tế . 8

1.1.2. Đặc trưng của thanh tra Y tế . 10

1.2. Khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về

thanh tra Y tế . 12

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 12

1.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 16

1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 17

1.3.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 17

1.3.2. Nội dung cơ bản của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 24

1.3.3. Vai trò của việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 25

1.4. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế . 26

1.4.1. Yếu tố kinh tế . 27

1.4.2. Yếu tố chính trị . 28

1.4.3. Yếu tố pháp luật . 30

1.4.4. Yếu tố cán bộ thanh tra . 32

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA Y TẾ TẠI

THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 35

2.1. Khái quát chung về cơ sở y tế và tổ chức và hoạt động của Thanh

tra Y tế tại thành phố Hà Nội . 35

2.1.1. Khái quát về cơ sở y tế thành phố Hà Nội . 35

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về thanh tra y tế ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 [5] những năm qua thành phố Hà Nội đã không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân thủ đô, đặc biệt là ở vùng nông thôn, xa trung tâm và đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả QLNN của các cấp chính quyền được nâng cao, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân có những đổi mới, hướng về cơ sở. Tuy nhiên, tình hình chung của Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Kinh tế phát triển chưa toàn diện, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp. Các nguồn lực về vốn, nhân lực và công nghệ trên địa bàn chưa được khai thác tốt. Kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám làm nên giá trị gia tăng cao của các ngành kinh tế chủ lực chưa thể hiện rõ nét. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, hệ thống hạ tầng đô thị và nông thôn còn lạc hậu và chưa đồng bộ, trong đó có hệ thống các cơ sở y tế gắn với các đơn vị hành chính. Hiện nay, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với 577 phường, xã, thị trấn. Theo số liệu thống kê mới nhất, trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến năm 2019, dân số Hà Nội là 36 8.215.000 người, trong đó khoảng 4,5 triệu người) sống ở thành thị (chiếm 55% dân số) và khoảng 3,7 triệu sống ở nông thôn (chiếm 45%). Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.505 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km². Lực lượng lao động (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội là 3,8 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó, khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nông thôn là 75,3%. Số người có việc làm ước đạt trên 3,7 triệu người, chiếm 97,4% so với tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, khu vực thành thị chiếm 53,1% trong tổng số người có việc làm; khu vực nông thôn chiếm 46,9%. Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1%. Dân số tăng, đa dạng các thành phần cùng với quá trình nhập cư ồ ạt vào thành phố là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực về các vấn đề xã hội như thu nhập, nhà ở, bảo hiểm, môi trường, sức khỏe y tế đối với các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội, trong đó đặc biệt là lĩnh vực Y tế. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, đặc việc mở rộng diện tích thành phố đã dẫn tới nhiều biến động và thay đổi về điều kiện, yêu cầu phát triển. Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm y tế quan trọng của đất nước. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế đến năm 2019 trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội có có 41 bệnh viện, 30 trung tâm y tế, 30 phòng y tế, 18 bệnh viện huyện, 584 trạm y tế xã/phường/thị trấn, 4 nhà hộ sinh, 53 phòng khám đa khoa khu vực, mạng lưới y tế thôn bản và cộng tác viên y tế phủ khắp; 3695 cơ sở y tế ngoài công lập, gồm: 34 bệnh viện, 155 phòng khám đa khoa, 740 phòng khám y học cổ truyền, 2.766 phòng khám chuyên khoa với 12.267 giường bệnh. Cơ sở hành nghề dược gồm 6.861 cơ sở, trong đó có 3.437 nhà thuốc, 2.178 quầy thuốc, 1.080 doanh nghiệp bán buôn thuốc và 166 cơ sở tổ chức với các hình thức khác. Các cơ sở hiện phân bố rải rác từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn [60]. 37 2.1.2. Về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội 2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Y tế gồm 15 nhân sự vào năm 2015 nhưng đến năm 2019 chỉ còn có 14 nhân sự, trong đó có 4 dược sĩ, 6 bác sĩ và 4 người có trình độ đại học khác [60]. Trong số 14 người có 01 Chánh tranh tra và 02 Phó Chánh thanh tra và được chia làm 4 bộ phận: - Thanh tra hành chính: 4 cán bộ; - Thanh tra dược: 4 cán bộ; - Thanh tra khám chữa bệnh: 3 cán bộ; - Thanh tra y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm: 3 cán bộ. Về trình độ: 100% cán bộ thanh tra có trình độ đại học và trên đại học và đều được bổ nhiệm chức danh “Thanh tra viên” và thực nhiệm nghĩa vụ, chức năng theo Luật Thanh tra năm 2010. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội phân chia làm 4 bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện các nhiệm vụ cơ bản theo quy định của pháp luật thanh tra và pháp luật về Y tế, tuy nhiên, trên thực tế một người có thể phải kiêm nhiệm ở nhiều bộ phận. Có bộ phận chỉ có người chịu trách nhiệm đầu mối cho công việc để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, báo cáo. Trong quá trình thực hiện đoàn thanh tra (nhất là trường hợp đột xuất) thì điều động một cách tổng hợp không phân biệt bộ phận. Vì vậy, công việc ở các bộ phận khi thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với một số lĩnh vực như: Y tế dự phòng, môi trường y tế, dân số thì Thanh tra Sở Y tế chỉ làm theo chuyên đề và không thể quản lý thường xuyên do không đủ nhân lực (năm 2015 với 15 nhân sự đến năm 2019 giảm còn 14 nhân sự). - Về cơ sở vật chất: Thanh tra Sở có 05 phòng làm việc diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động. 38 2.1.2.2. Về nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định hướng dẫn thi hành như Nghị định 122/2014/CP-NĐ ngày 25/12/2014 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Y tế thì cơ quan thanh tra nhà nước về Y tế là Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Y tế là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Theo Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính Phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế và Điều 24 của Luật Thanh tra năm 2010 và Điều 13 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về các nhiệm vụ, quyền hạn: - Về chức năng: Thanh tra Sở Y tế là cơ quan của Sở Y tế, chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở, chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra thành phố, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ. - Về nhiệm vụ, quyền hạn: Hoạt động Thanh tra Sở Y tế thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế theo quy định của pháp luật về thanh tra; thanh tra chuyên ngành Y tế; quy trình thanh tra các lĩnh vực thuộc ngành Y tế do Bộ Y tế ban hành; các quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm: + Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở; + Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao; + Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hàng năm theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ và Thanh tra thành phố trình Giám đốc Sở phê duyệt; định hướng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; 39 + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở; + Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở; + Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở; + Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực QLNN của Sở khi cần thiết; + Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. - Đối với Chánh thanh tra Sở: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở; lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của Sở; Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình; 40 Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao; Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình; Kiến nghị Giám đốc Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở; Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ; Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra thành phố, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình; Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra; 41 Quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt; Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng do Giám đốc Sở giao; Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất; Giúp Giám đốc Sở kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở khi được giao; Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được giao; Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của các cơ quan này có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Giám đốc Sở xem xét, giải quyết. Yêu cầu Chi cục trưởng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất; - Đối với thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Y tế, cộng tác viên thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác thanh tra chuyên ngành Y tế. 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội Theo các báo cáo tổng kết hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2019 Thanh tra Sở đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất và tiếp nhận giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Y tế (Xem Bảng biểu 2.1). 42 Năm 2015: Thanh tra Sở đã tiến hành thanh, kiểm tra các lĩnh vực khám chữa bệnh, dược, y tế dự phòng với tổng số 895 lượt cơ sở. [60] Trong đó: - Xử lý vi phạm hành chính phạt tiền 464 lượt cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 34 cơ sở; thu hồi giấy phép 46 cơ sở. - Tổng số tiền phạt: 5.188.722.000 đồng (Năm tỷ một trăm tám tám triệu bảy trăm hai hai nghìn đồng) * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ảnh: - Tổng số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh trong năm: 11 lượt. - Tổng số đơn thư nhận được trong năm: 143 đơn và các thông tin, trong đó: + Không thuộc thẩm quyền giải quyết, chuyển: 59; + Thuộc thẩm quyền giải quyết: 82 đơn và các thông tin, gồm: Phản ánh, kiến nghị: 78 đơn (đã giải quyết 75 đơn, còn 03 đơn đang giải quyết); Đơn khiếu nại: 01 đơn, khiếu nại sai; Đơn tố cáo: 03 đơn (01 đơn tố cáo đúng, 02 đơn đã giải quyết) [60]. Năm 2016: Thanh tra Sở đã tiến hành thanh, kiểm tra tổng số 661 lượt cơ sở (Xử lý vi phạm hành chính phạt tiền 549 lượt cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 55 cơ sở). Tổng số tiền phạt: 6.879.393.400 đồng (Sáu tỷ tám trăm bảy chín triệu ba chín ba nghìn bốn trăm đồng). [60] Trong đó: - Lĩnh vực Dược: + Số lượt cơ sở, đơn vị được thanh tra: 286 lượt cơ sở (90 Nhà thuốc; 58 Quầy thuốc; 43 Công ty; 35 Cơ sở kinh doanh thuốc Đông y; 16 Cơ sở kinh doanh Thiết bị y tế; 38 Cơ sở kinh doanh Mỹ phẩm; 5 Nhà thuốc bệnh viện; 01 Cơ sở chăm sóc da). + Xử lý vi phạm hành chính: phạt tiền 256 cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 27 cơ sở kinh doanh thuốc. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng 22 chứng chỉ hành nghề dược thời hạn 02 tháng; tịch thu, tiêu hủy 623 gói thuốc không còn nguyên bao 43 bì nhãn mác và 10.5755 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc của 28 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm. + Số tiền phạt: 2.599.800.000 đồng (Hai tỷ năm trăm chín chín triệu tám trăm nghìn đồng). - Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm: + Số lượt cơ sở, đơn vị được thanh tra: 216 lượt cơ sở (theo kế hoạch: 134; phối hợp: 85; 01 giải quyết đơn). + Xử lý vi phạm hành chính: phạt biền 144 cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 12 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 01 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai; 01 bếp ăn tập thể; 01 bể bơi. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu, tiêu hủy 117,3 kg thực phẩm đã hết hạn sử dụng; 475,2 kg bột làm kem hết hạn sử dụng và cận hạn; 531 kg gồm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không nguồn gốc xuất xứ + Số tiền phạt: 1.676.193.400 đồng (Một tỷ sáu trăm bảy sáu triệu một trăm chín ba nghìn bốn trăm đồng). - Lĩnh vực Y: + Số lượt cơ sở, đơn vị được thanh tra: 159 lượt cơ sở (14 Bệnh viện; 37 Phòng khám đa khoa; 76 Phòng khám chuyên khoa; 02 Phòng chuẩn trị y học cổ truyền; 01 Cơ sở Spa; 20 Cơ sở chăm sóc sắc đẹp; 3 Cơ sở Massage; 3 Cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc đông y; 01 Văn phòng đại diện Bệnh viện Thái Lan; 01 Trung tâm phát triển AND; 01 Phòng khám đông y). + Xử lý vi phạm hành chính: phạt tiền 87 cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 13 cơ sở khám chữa bệnh. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng 5 Chứng chỉ hành nghề Y thời hạn 9 tháng; 03 Giấy phép hoạt động của Phòng khám trong thời hạn 4,5 tháng. + Số tiền phạt: 2.142.400.000 đồng (Hai tỷ một trăm bốn hai triệu bốn trăm nghìn đồng). * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ảnh: - Tổng số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh trong năm: 10 lượt. 44 - Tổng số đơn thư nhận được trong năm: 141 đơn và các thông tin, trong đó: + Không thuộc thẩm quyền giải quyết, chuyển: 57; + Thuộc thẩm quyền giải quyết: 82 đơn và các thông tin, gồm: Phản ánh, kiến nghị: 78 đơn (đã giải quyết 75 đơn, còn 03 đơn đang giải quyết); Đơn khiếu nại: 01đơn, khiếu nại sai; Đơn tố cáo: 03 đơn (01 đơn tố cáo đúng, 02 đơn đã giải quyết). Năm 2017: Thanh tra Sở đã tiến hành thanh, kiểm tra 718 lượt cơ sở (xử lý vi phạm hành chính phạt tiền 497 lượt cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 64 cơ sở, 03 cá nhân; 02 hội thảo). Tổng số tiền phạt: 6.439.362.000 đồng (Sáu tỷ bốn trăm ba chín triệu ba trăm sáu hai nghìn đồng). [60] Trong đó: - Lĩnh vực Dược: + Số lượt cơ sở, đơn vị được thanh tra: 302 lượt cơ sở (128 Nhà thuốc; 56 Quầy thuốc; 02 Sản xuất kinh doanh thuốc Đông y; 6 cơ sở kinh doanh khẩu trang; 9 Nhà thuốc bệnh viện; 5 cơ sở kinh doanh, sử dụng giường nằm, hộp tủ thuốc; 28 Công ty kinh doanh thuốc; 28 Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm; 2 Sản xuất mỹ phẩm; 01 Cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế; 35 Cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; 02 Cơ sở sản xuất Cồn). + Xử lý vi phạm hành chính: phạt tiền 260 cơ sở; đình chỉ hành nghề 42 cơ sở không phép. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng 36 chứng chỉ hành nghề dược thời hạn 02 tháng; tước quyền sử dụng 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn 4,5 tháng, 02 Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh trong thời gian 4,5 tháng; tước 01 Giấy phép hoạt động của cơ sở Dịch vụ làm răng thời hạn 4,5 tháng. Buộc tiêu hủy 1.995 gói thuốc không còn nguyên bao bì nhãn mác của 17 cơ sở; 1.200 kg thuốc không còn nguyên bao bì nhãn mác và mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc của 30 cơ sở; 7.979 sản phẩm mỹ phẩm 45 không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa công bố của 22 cơ sở; 3.239,5 lít cồn thành phẩm; 120 kính mắt khong nguồn gốc xuất xứ + Số tiền phạt: 2.978.750.000 đồng (Hai tỷ chín trăm bảy tám triệu bảy trăm năm mới nghìn đồng). - Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm: + Số lượt cơ sở, đơn vị được thanh tra: 208 lượt cơ sở (theo kế hoạch: 168; phối hợp: 39; 01 đột xuất). + Xử lý vi phạm hành chính: phạt tiền 100 cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 8 cơ sở kinh doanh thực phẩm. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu, tiêu hủy 1.420 hộp kem (10 que/hộp); 15 kg nấm linh chi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện vi sinh vật; 2.000 hộp sữa chua có đường... không rõ nguồn gốc xuất xứ. + Số tiền phạt: 1.318.012.400 đồng (Một tỷ ba trăm mười tám triệu không trăm mười hai nghìn bốn trăm đồng). - Lĩnh vực Y: + Số lượt cơ sở, đơn vị được thanh tra: 161 lượt cơ sở (6 Bệnh viện; 21 Phòng khám đa khoa; 96 Phòng khám chuyên khoa; 36 Cơ sở chăm sóc sắc đẹp; 01 Cơ sở khám chữa bệnh). + Xử lý vi phạm hành chính: phạt tiền 77 cơ sở; đình chỉ hành nghề không phép 4 Phòng khám đa khoa; 7 Phòng khám chuyên khoa. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng trong thời hạn 4,5 tháng 02 Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh; 01 Giấy phép hoạt động của Cơ sở Dịch vụ làm răng giả. + Số tiền phạt: 1.860.100.000 đồng (Một tỷ tám trăm sáu mươi triệu một trăm nghìn đồng). * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo - Tổng số lượt tiếp công dân là 10 lần đột xuất với nội dung chủ yếu là phản ánh và kiến nghị. 46 - Tổng số thông tin, đơn thư nhận được: 130 trường hợp, trong đó: + Thông tin, đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết là 40. + Thông tin, đơn thư thuộc thẩm quyến giải quyết là 75, trong đó: Đơn tố cáo không có địa chỉ người gửi, mạo danh: 18; Đơn khiếu nại: 0; Thông tin, đơn thư phản ánh kiến nghị: 57. + 15 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị trong ngành, Thanh tra Sở đã tiến hành giao đơn cho các đơn vị giải quyết theo quy định. Năm 2018: Thanh tra Sở đã triển khai thanh tra toàn diện các lĩnh vực về dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; thanh, kiểm tra về An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng và thanh, kiểm tra về các cơ sở y tế trong công lập và ngoài công lập về công tác khám chữa bệnh với 522 cuộc (Số cuộc thành lập đoàn: 52 cuộc; Số cuộc độc lập: 470 cuộc). Số cơ sở được kiểm tra: 770 cơ sở (Số cá nhân được thanh, kiểm tra: 404 cơ sở; Số tổ chức được thanh, kiểm tra: 366 đơn vị). Tổng số các đơn vị vi phạm là 529 cơ sở, trong đó: Số cá nhân vi phạm: 319 cơ sở; Số tổ chức vi phạm: 210 đơn vị. [60] - Nội dung vi phạm chủ yếu qua thanh, kiểm tra: Biển hiệu ghi không đúng nội dung so với giấy phép hoạt động; Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn ghi trong giấy phép hoạt động; Không có biển hiệu theo quy định; Không có sổ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; Không bảo đảm điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động; Không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động; Không bảo đảm đầy đủ số lượng dụng cụ y tế và thuốc cấp cứu theo quy định; Không đeo biển tên; Không niêm yết giá dịch vụ; Quảng cáo quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động; Quảng cáo dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; Sổ khám chữa bệnh không ghi chép đầy đủ; Bán lẻ thuốc phải kê đơn nhưng không có đơn của bác sỹ; Bán thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm; Dược sĩ phụ trách chuyên môn vắng mặt khi Nhà thuốc đang hoạt động; Không đáp ứng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc; Không niêm yết giá; Không thực hiện ghi chép sổ xuất nhập thuốc theo 47 quy định; Kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kimh doanh thuốc; Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; Thực phẩm chức năng lẫn với thuốc; Nhà thuốc Bệnh viện bán thuốc có thặng số vượt quá quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP; Sản xuất mỹ phẩm có nhãn ghi không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; Khay bát không đảm bảo vệ sinh; Không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp; Nhân viên tiếp xúc thực phẩm không khám sức khỏe định kỳ; Sản phẩm có chất lượng không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm. - Tổng số quyết định xử phạt: 529 quyết định (trong đó: phạt vi phạm hành chính đối với 40 cơ sở hết hạn GPP, GDP, GCN). - Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính: 9.090.543.600 đồng (Chín tỷ không trăm chín mươi triệu năm trăm bốn mươi ba nghìn sáu trăm đồng). * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ảnh: - Tổng số lượt tiếp công dân (tiếp thường xuyên, định kỳ và đột xuất): 04 lượt/2 người; 02 vụ việc mới phát sinh. - Tổng số đơn thư nhận được trong năm: 120 đơn và các thông tin, trong đó: + Theo nội dung: Khiếu nại: 02 thông tin, đơn thư (mạo danh, nặc danh); Tố cáo: 18 thông tin, đơn thư (mạo danh, nặc danh); Phản ánh, kiến nghị: 100 thông tin, đơn thư. + Theo thẩm quyền: 96 thông tin, đơn thư thuộc thẩm quyền (71 thông tin, đơn thư thuộc thẩm quyền; 25 thông tin, đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế); 24 thông tin, đơn thư không thuộc thẩm quyền. Năm 2019: Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thanh, kiểm tra chủ yếu: Thanh, kiểm tra về Dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; thanh, kiểm tra về An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng và thanh, kiểm tra về các cơ sở y tế trong công lập và ngoài công lập về công tác khám chữa bệnh. [60] Trong đó: - Tổng số cuộc đã thực hiện: 294 cuộc, trong đó: Số cuộc thành lập đoàn: 89 cuộc; Số cuộc độc lập: 205 cuộc. 48 - Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra: 576 cơ sở, trong đó: Số cá nhân được thanh, kiểm tra: 287 cơ sở; Số tổ chức được thanh, kiểm tra: 289 đơn vị. - Tổng số đơn vị vi phạm: 406 cơ sở, trong đó: Số cá nhân vi phạm: 238 cơ sở; Số tổ chức vi phạm: 168 đơn vị. - Nội dung vi phạm chủ yếu qua thanh, kiểm tra: Kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; Không thực hiện ghi chép sổ xuất nhập thuốc theo quy định; Dược sĩ phụ trách chuyên môn vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động; Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; Bán lẻ thuốc phải kê đơn nhưng không có đơn của bác sỹ; Nhà thuốc Bệnh viện bán thuốc có thặng số vượt quá quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP; Thực phẩm chức năng lẫn với thuốc; Niêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_thanh_tra_y_te_o_thanh_pho_h.pdf
Tài liệu liên quan