MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài . 2
1.2.1 Mục đích . 2
1.2.2 Yêu cầu . 2
Phần 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài . 3
2.1.1 Cơ sở pháp lý . 3
2.1.2 Cơ sở lý luận . 4
2.2 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam . 14
2.2.1 Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong
cả nước. . 15
2.2.2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của
thành phố Lạng Sơn . 16
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 18
3.1 Đối tượng nghiên cứu. 18
3.1.1. Phạm vi nghiên cứu . 18
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 18
3.2 Nội dung nghiên cứu . 18
3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của Thành phố Lạng Sơn . 18
3.2.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
tại Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn . 18
3.2.3 Thuận lợi khó khăn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
Thành phố. . 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu . 19
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu . 19
65 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai của Thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Thống kê và UBND các phường, xã.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp :
Bằng cách phát 50 phiếu điều tra, sử dụng câu hỏi trong phiếu điều tra
bao gồm 15 câu hỏi. Đối tượng:
+ Điều tra cán bộ quản lí nhà nước về đất đai: 10 phiếu.
+ Các cán bộ địa chính cấp xã, phòng TN&MT trực tiếp tham gia giải
quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai Thành phố Lạng Sơn 10 phiếu.
Nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
và những nội dung tranh chấp chủ yếu.
+ Điều tra người dân chủ yếu là những hộ gia đình, cá nhân có đơn khiếu
nại, tố cáo tranh chấp về đất đai là 30 phiếu để tìm ra những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến chấp đất đai.
20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội Thành phố Lạng Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và thương
mại của tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên 7.811,14 ha, nằm ở 21045’
– 22000’ vĩ độ Bắc và 106039’ - 107000’ kinh độ Đông, có địa giới hành
chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng, xã Thạch Đạn huyện Cao Lộc;
- Phía Tây giáp xã Song Giáp, xã Xuân Long huyện Cao Lộc và xã Đồng
Giáp huyện Văn Quan;
- Phía Đông giáp xã Gia Cát, Tân Yên, Hợp Thành và Thị trấn Cao Lộc
huyện Cao Lộc;
- Phía Nam giáp xã Yên Trạch huyện Cao Lộc.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Là thành phố thuộc tỉnh miền núi phía Bắc, được bao quanh bởi hai dãy
núi cao (Mẫu Sơn và Chắp Chài) và độ cao trung bình 250 – 300 m so với mặt
nước biển. Địa hình nơi đây được phân chia thành hai kiểu và dốc dần về phía
sông Kỳ Cùng, địa hình bị chia cắt thành nhiều ngọn núi, phần lớn các ngọn
núi này đều có ý nghĩa nhất định về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa đồng thời là
danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho xứ lạng.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa
hè nóng, ẩm, có mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô hanh từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,40C, nhiệt độ cao nhất 390C và
thấp nhất 30C;
21
- Chế độ mưa: phân bố không đều. Lượng mưa trung bình năm là 14.390
mm, được chia thành hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chiếm 75%
tổng lượng mưa, mùa khô chiếm 25% tổng lượng mưa.
4.1.1.4. Thủy văn
Sông Kỳ Cùng có chiều dài 1.836 km, đoạn chảy qua địa phận thành phố
dài 19 km. Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua sườn Mẫu Sơn vào
thành phố.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên
của thành phố là 7.811,14 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 5.620,33 ha, chiếm 71,95% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp là 2.117,64 ha, chiếm 27,11% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng là 73,17 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên thủy văn, tài nguyên nước khá phong phú cả về nước
mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt: sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn Thành phố khoảng
19 km, lòng sông rộng trung bình 100m, lưu lượng nước trung bình trong
năm là 2.300 m3/s, do đó chênh sâu mực nước giữa mùa mưa và mùa khô
không lớn.
* Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích đất rừng của thành phố
Lạng Sơn khá lớn, 4.246,00 ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ là 973,52
ha, chiếm 17,09% rừng sản xuất 3.272,48 ha, chiếm 41,90% tổng diện tích
rừng tự nhiên ngoài có chức năng là phòng hộ, điều hòa không khí trên địa
bàn Thành phố, rừng còn mang lại giá trị kinh tế cho người dân do các sản
phẩm từ rừng như hồi, thông, keo, bạch đàn, sa mộc, quế mang lại nguồn lợi
kinh tế khá cao trong những năm gần đây.
22
* Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát và cuội sỏi.
Nhìn chung, Lạng Sơn chưa có mỏ khoáng sản với quy mô lớn.
Đá vôi: có 2 mỏ có chất lượng khá tốt với hàm lượng CaCO3 cao có thể
sử dụng sản xuất ximăng có chất lượng tốt.
Đất sét: dùng cho sản xuất nguyên vật liệu xây dựng với trữ lượng 22
triệu tấn. Ngoài ra thành phố còn có vàng sa khoáng, măng gan, bôxit, quặng
sắt nhưng trữ lượng rất nhỏ, không có giá trị kinh tế lớn trong khai thác.
* Tài nguyên du lịch và nhân văn
Đây là vùng đất được hình thành từ khá lâu đời, chứng kiến nhiều biến cố
lịch sử của cả dân tộc từ thời Trung Quốc đô hộ, qua các đời nhà Lý, Trần, Lê,
Minh, Nguyễn cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng Lạng Sơn vẫn được
coi là trung tâm của vùng đất biên giới, nơi có đa dạng về văn hoá, phong tục tập
quán với nhiều dân tộc cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Hoa. Các dân
tộc sống tôn trọng lẫn nhau, có tinh thần đoàn kết, có truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, Lạng Sơn còn nổi tiếng với nhiều di tích, danh
lam thắng cảnh như Tam Thanh, Nhị Thanh, Hang Dơi, Hang Gió... Trong lòng
hang động, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di tích đặc sắc về quần thể cổ vật
kỷ đệ tứ và các di chỉ của nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng.
4.1.1.6. Cảnh quan môi trường
* Hiện trạng môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Hiện trạng môi trường nhìn chung còn trong lành, tuy cũng xuất hiện một
số nguy cơ gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái giảm tính đa dạng sinh học
như: một số khu dân cư có dân số tập trung cao, mật độ xây dựng lớn và các
khu chợ dịch vụ, cơ sở y tế... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu
gom và xử lý triệt để; tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm
nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân.
Trong tương lai khi kinh tế phát triển sẽ hình thành các khu đô thị mới,
khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trang trại chăn nuôi tập trung... sẽ
kéo theo một lượng không nhỏ các chất thải công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt
23
và sẽ có tác động nhất định đến môi trường thành phố. Vì vậy, cần phải dự kiến
trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ
và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh
thái trên địa bàn thành phố.
* Một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tích cực trồng rừng, bảo vệ
rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hạn chế và chấm dứt tình trạng dân sống rải
rác tự phát không theo quy hoạch. Xử lý nghiêm các hành vi huỷ hoại môi
trường sinh thái;
- Có các giải pháp cơ bản lâu dài xử lý nước thải ở khu sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các bệnh viện, hệ thống thoát nước các khu dân
cư đặc biệt là các khu dân cư đô thị;
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án đầu tư, các công trình; nghiên cứu ứng dụng các quy trình, giải pháp kỹ
thuật để ngăn ngừa xử lý ô nhiễm môi trường; kiểm tra thường xuyên việc
thực hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Bảng 4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2013
STT
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tốc độ tăng trưởng % 13,59 13,84 14,37 13,72
1 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản
% 4,24 3,44 3,25 1,70
2 - Công nghiệp – XDCB % 7,79 6,46 10,07 14,03
3 - Thương mại – Dịch vụ % 17,06 17,78 16,72 14,19
(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2013)
24
Nắm bắt được lợi thế từ tự nhiên, kết hợp với nhiều chính sách thiết thực
nhằm thu hút đầu tư, thu hút lao động và ngày càng nhiều lượt khách du lịch
đến với Lạng Sơn, kinh tế thành phố Lạng Sơn luôn đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhưng chưa ổn định. Giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng bình
quân là 13,76%. Trong đó, tốc độ tăng thấp nhất là năm 2006 (đạt 13,30%),
tốc độ tăng cao nhất là năm 2012 (đạt 14,37%), còn năm 2013 có tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm 0,04% so với giai đoạn 2010 – 2013.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp có xu hướng giảm dần; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản
dao động từ 27,37% đến 28,66%; ngành thương mại, dịch vụ luôn chiếm trên
65% cơ cấu nền kinh tế. Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đúng hướng đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân và giữ vững chính
trị, quốc phòng an ninh.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Kinh tế nông nghiệp
Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Lạng Sơn thời kỳ 2011 – 2020, năm 2013 tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt
khoảng 65,3 tỷ đồng, đóng góp 3,1% trong tổng GDP thành phố. Tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2010 – 2013 đạt 3,7%/năm.
Cơ cấu sản xuất giữa nông lâm ngư nghiệp tương đối ổn định trong giai
đoạn 2010 – 2013 và đã chuyển dịch theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường
(sản xuất hàng hoá) như quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh đặc sản, vùng
chuyên canh hoa hồng... Đến nay, thành phố đã triển khai được 19 dự án chăn
nuôi, trồng trọt và mở rộng các mô hình điểm. Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng
đang được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo như đầu tư xây dựng hệ
thống giao thông, hồ đập, mương máng, đường điện lưới, kiên cố hoá, ....
25
* Ngành lâm nghiệp
Trong những năm qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo công tác trồng
rừng, chăm sóc bảo vệ rừng đồng thời phát động phong trào trồng cây trong
nhân dân (năm 2012, trồng được 51,00 ha, vượt 102,00% so với kế hoạch và
vượt 163,93% so với cùng kỳ 2011). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 47,6%,
tăng 2,0% so với năm 2012, tăng 1,3% so với năm 2011.
* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nguồn tài nguyên đa dạng như đá vôi, đất sét, măng gan, bôxit, nhưng
trữ lượng còn nhỏ lẻ, chưa thuận lợi cho phát triển công nghiệp, sản xuất vật
liệu xây dựng với quy mô lớn. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn thành phố được chia thành các nhóm ngành chính sau:
- Công nghiệp khai thác: bao gồm khai thác đá, cát, sỏi và khai thác
khoáng sản;
- Công nghiệp chế biến
- Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước.
* dịch vụ – thương mại
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành thương mại – du lịch – dịch vụ tương
đối ổn định. Trong đó, năm 2013 ngành đạt tốc độ thấp nhất (14,19%), năm
2011 ngành đạt tốc độ cao nhất (17,78%). Giá trị sản xuất của ngành năm
2012 là 1.168.360 triệu đồng, tăng 145.197 triệu đồng so với năm 2013 ,
đóng góp 68,63% vào nền kinh tế thành phố.
4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.1.3.1 Dân số
Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh mà còn được
biết đến là vùng đất đa sắc tộc với nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng
sinh sống hoà thuận như Kinh, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu.
Còn lại là một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ ít trong tổng dân số như Dao,
Mường, Thái.
26
Trong những năm qua, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền kế hoạch
hoá gia đình. Tình hình dân số qua các năm biến động không lớn và thể hiện
như sau:
Bảng 4.2 Tình hình dân số thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn 2010 - 2013
Năm Dân số (người)
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ tăng tự
nhiên (%)
Mật độ dân số
(người/km2)
2010 78.550 18.372 0,87 1.056,87
2011 85.637 18.37 0,89 1.096,40
2012 87.362 24.266 0,89 1.118,40
2013 89.329 24.709 0,88 1.143,61
(Nguồn : Niên giám thống kê năm 2013)
Qua bảng trên cho thấy, từ năm 2011 đến nay tỷ lệ tăng dân số tương đối
ổn định. Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2013 là 0,88%, giảm 0,01% so với năm 2012.
4.1.3.2. Lao động, việc làm, thu nhập:
Thành phố là khu trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm văn hoá
- du lịch - dịch vụ, bệnh viện của tỉnh nên tập trung khá nhiều nhân lực
làm ngành nghề phi nông nghiệp.
4.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.4.1 Giao thông
Diện tích đất giao thông là 436,42 ha, chiếm 21,39% diện tích đất phát
triển hạ tầng, chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu trong hệ thống đất phát triển
hạ tầng, đạt 48,86 m2/người.
4.1.4.2. Thủy lợi
Diện tích đất thủy lợi là 48,67 ha, chiếm 2,39% diện tích đất phát triển
hạ tầng, nhiều công trình thuỷ lợi lớn nhỏ phục vụ cho tưới, tiêu sản xuất
nông nghiệp đã được cứng hoá
27
4.1.4.3 Giáo dục và đào tạo
Diện tích đất giáo dục là 32,49 ha, chiếm 1,59% diện tích đất phát triển
hạ tầng, đạt 3,64 m2/người.
Công tác giáo dục – đào tạo thường xuyên được đặc biệt quan tâm. Theo
số liệu thống kê năm 2013, tổng số trường, cơ sở giáo dục (bao gồm công lập
và tư thục) là 43 trường, trong đó 17 trường được công nhận đạt chuẩn quốc
gia và 8/8 xã, phường đều có trung tâm học tập cộng đồng.
4.1.4.4 Văn hóa
Những năm qua, thành phố đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền,
thể dục thể thao, văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp và kỷ
niệm các ngày lễ lớn của đất nước; phát động phong trào “toàn dân xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư”; thường xuyên chăm lo, hướng dẫn và tổ
chức các lễ hội mùa xuân với tuyên truyền quảng bá du lịch.
4.1.4.5 Thể dục thể thao
Diện tích đất thể dục thể thao là 13,00 ha, chiếm 0,64% diện tích đất
phát triển hạ tầng, đạt 1,46 m2/người.
Đến nay thành phố có tám sân quần vợt, bốn bảy sân tập cầu lông, bảy sân
bóng chuyền, bốn nhà tập bóng bàn, bảy sân bóng đá mi ni, hai bể bơi tổng hợp,
một phòng tập bi a, một nhà võ thuật, ba phòng tập thể hình và năm tư câu lạc bộ
thể dục thể thao. Ngoài ra là các sân thể dục thể thao ở các xã, phường.
4.1.4.6 Y tế
Hiện nay cả 8/8 đơn vị xã, phường đều có cơ sở y tế địa phương và đều
đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác sỹ. Trên địa bàn thành
phố, thuộc tuyến tỉnh có bốn bệnh viện (bệnh viên đa khoa tỉnh, bệnh viện y
học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng và bệnh viện lao),
chín trung tâm thuộc các lĩnh vực y tế, hai chi cục. Thuộc tuyến thành phố
có hai trung tâm (Trung tâm y tế thành phố và Trung tâm dân số kế hoạch
hóa gia đình) và một phòng y tế. Tuyến cơ sở có tám trạm y tế ở tám đơn vị
xã, phường.
28
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên,tình hình kinh tế xã hội của
thành phố Lạng Sơn
* Thuận lợi:
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng phát triển khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn với nhiều tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn đồng
thời là đầu mối giao thông quan trọng nối Lạng Sơn với các đơn vị hành
chính khác trong tỉnh, các tỉnh bạn và nước bạn Trung Quốc, thành phố có
nhiều cơ hội hội nhập và phát triển.
Ngoài là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học - kỹ thuật của
tỉnh, được thiên nhiên ưu đãi, Lạng Sơn còn nổi tiếng với khu di tích lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống như động Nhất, Nhị,
Tam Thanh, Chùa Tiên, Mẫu Sơn,... tạo nên lợi thế so sánh thuận lợi để thành
phố phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ.
Bên cạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cong_tac_giai_quyet_tranh_chap_khieu_nai_va_to_cao.pdf