Luận văn Công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ. vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI .4

1.1. Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.4

1.1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân.4

1.1.2. Quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân.5

1.1.3. Đặc điếm của tín dụng khách hàng cá nhân .9

1.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân.11

1.1.5. Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân .13

1.2. Công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại.14

1.2.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ .14

1.2.2. Nội dung kiểm toán nội bộ.15

1.2.3. Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại .17

1.2.3.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại.17

1.2.3.2. Vai trò, nhiệm vụ kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại .18

1.2.3.3. Đặc trưng kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại.21

1.2.3.4. Nguyên tắc, quy trình kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại

.24

1.2.3.5. Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

trong Ngân hàng thương mại.35

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại

.36

1.2.4.1. Nhân tố khách quan .36

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan .37

1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về công tác kiểm toán

nội bộ trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân.39

1.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước .39

1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.40

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành, thực thi pháp luật. Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, thanh toán, đầu tư... tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho các bên, hoạt động ngân hàng thuận lợi hơn thì sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho hoạt động kiểm toán nội bộ. Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ, gắn liền với nó là 37 một loạt các đặc thù riêng đã được phân tích ở trên. Do vậy, để tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng hoạt động, các ngân hàng không chỉ dựa vào các văn bản pháp lý ban hành chung cho các doanh nghiệp phi tài chính trong nền kinh tế mà còn cần có một hệ thống các văn bản pháp lý, các chế độ, thể lệ hướng dẫn nghiệp vụ riêng của ngành. Môi trường pháp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng, quan điểm phát triển của ngành ngân hàng trong từng thời kỳ. Sự thay đổi của chính sách, cơ chế, chuẩn mực, chế độ sẽ tác động tới hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó có công tác kiểm toán nội bộ. Môi trường kinh tế Khi nền kinh tế vĩ mô trở nên bất ổn thì sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và các đối tượng khách hàng bởi lúc này hoạt động tín dụng, thanh toán, đầu tư... của ngân hàng có độ rủi ro cao, nhiều loại rủi ro mới phát sinh khó dự đoán trước; Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên thế giới, trong bối cảnh ấy nền kinh tế của khu vực và Việt Nam cũng không tránh khỏi suy thoái và khủng hoảng, khả năng chống đỡ khó khăn của các doanh nghiệp thấp, hệ quả là tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chất lượng cho vay giảm sút. Khi rủi ro ngày càng gia tăng thì công tác KTNB sẽ đương đầu với nhiều thách thức hơn, rủi ro kiểm toán sẽ lớn hơn, nhiều sai sót, gian lận có thể bị bỏ qua nhiều hơn. Khách hàng vay vốn Đây là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng. Nếu khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và uy tín, ngân hàng sẽ được hoàn trả nợ đúng hạn thì chất lượng tín dụng sẽ tốt. Ngược lại, vì lý do nào đó khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, chất lượng tín dụng sẽ đi xuống. Tóm lại, năng lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như công tác KTNB hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố nội tại bên trong chi phối, ảnh hưởng 38 tới kết quả công tác KTNB của ngân hàng. Theo thông lệ tốt nhất hiện nay, hệ thống kiểm toán nội bộ bao gồm 05 bộ phận: môi trường kiểm toán; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát. Các bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác KTNB, cụ thể: Thứ nhất, môi trường kiểm toán: bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất “môi trường” tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách thủ tục kiểm toán của đơn vị. Bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy; cơ chế phân cấp, phân quyền; cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản trị và quan điểm điều hành của các cấp lãnh đạo trong NHTM. Thứ hai, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro: là quy trình nhận dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của NHTM, làm cơ sở cho việc xác định xem các rủi ro đó cần được quản lý, kiểm soát như thế nào, nó bao gồm các bước: (i) xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Thứ ba, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin. Đây là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống KTNB thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KTNB, trong đó hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các cấp quản lý (Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ) luôn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin trong hoạt động kinh doanh để ra quyết định kịp thời, hiệu quả. Thứ tư, hệ thống cơ chế chính sách, quy trình, quy chế được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, do các cấp quản lý điều hành đặt ra. Yếu tố này có thể được hiểu là toàn bộ cơ chế, chính sách, kế hoạch, các quy định quy trình nghiệp vụ chẳng hạn chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và các quy định khác liên quan đến hoạt động tín dụng, 39 quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy KTNB ngân hàng... đây được coi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KTNB hoạt động tín dụng. Thứ năm, hoạt động giám sát: nhằm thực hiện đánh giá hoạt động kiểm toán, là quá trình đánh giá chất lượng công tác KTNB do bộ phận KTNB của ngân hàng và tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài cũng như các cơ quan thanh tra Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức thực hiện. Hoạt động giám sát thường xuyên sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng công tác KTNB trong hoạt động tín dụng tại các NHTM. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân Cho đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa thu thập được nghiên cứu giống với đề tài. Hầu hết các bài viết chủ yếu nghiên cứu về KTNB hoặc hoạt động tín dụng riêng rẽ, cụ thể: 1.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Theo Salas và Saurina (2002) tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem là yếu tố quan trọng nhất, là nguyên nhân tạo ra nợ có vấn đề. Kết quả nghiên cứu của Tchulu và Olala (2014) cho thấy tốc độ tăng trưởng của tín dụng có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Messai và Jouini (2013) kết luận sự suy giảm chất lượng cơ cấu dư nợ cho vay của các ngân hàng là nguyên nhân chính của các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế phát triển. Shuai Li, Yang Yang, Zhou Zongfang (2014) thực hiện “Nghiên cứu về tác động của rủi ro đạo đức đối với rủi ro tín dụng cá nhân”. Rủi ro đạo đức là một vấn đề nổi bật trong hành vi cá nhân của quản lý rủi ro tín dụng. Bài viết này coi lãi suất cho vay của ngân hàng là các biến kiểm soát, phân tích mối quan hệ giữa xác suất mặc định và xác suất xảy ra rủi ro đạo đức của cá nhân và tác động của rủi ro đạo đức đến cơ chế rủi ro tín dụng cá nhân từ cấp độ lý thuyết. Kết quả cho thấy: (1) lãi suất cho vay của ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến cả rủi ro đạo đức của khoản vay cá nhân và rủi ro tín dụng; (2) Mối quan hệ của xác suất xảy ra rủi ro đạo đức của các cá nhân và tỷ lệ mặc định của các cá nhân nói chung là phi tuyến tính. Tuy nhiên, có 40 một khoảng ràng buộc của tỷ lệ mặc định. Khi khoảng thời gian đó được xác định, xác suất xảy ra rủi ro đạo đức của các cá nhân và tỷ lệ mặc định của các cá nhân có mối quan hệ tuyến tính, và khoảng cách càng lớn thì xác suất xảy ra rủi ro đạo đức càng nhỏ. Marc Eulerich, Joleen Kremin, David A. Wood (2019) thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chức năng kiểm toán nội bộ của ủy ban kiểm toán và quản lý điều hành”. Chức năng kiểm toán nội bộ là một thành phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp chất lượng cao. Bài viết nghiên cứu về người đứng đầu kiểm toán nội bộ đánh giá được đội ngũ quản lý điều hành dựa vào công việc của chức năng kiểm toán nội bộ. Yu-Tzu Chang, Hanchung Chen, Rainbow K. Cheng, Wuchun Chi (2019) thực hiện nghiên cứu về “Tác động của các thuộc tính kiểm toán nội bộ đến hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động và tuân thủ”. Chức năng kiểm toán nội bộ (IAF) hỗ trợ quản lý cải thiện kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Trong khi nhiều nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa IAF và kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính (ICFR), người ta biết rất ít về kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động và tuân thủ. Sử dụng một bộ dữ liệu duy nhất từ Đài Loan, bài viết này xem xét mối liên hệ giữa chất lượng của IAF và sự thiếu hụt kiểm soát nội bộ trong hoạt động và tuân thủ. Kết quả cho thấy một nhóm kiểm toán nội bộ lớn hơn có thể tăng cường hiệu suất kiểm toán nội bộ cho cả hoạt động và tuân thủ, trong khi năng lực kiểm toán nội bộ có liên quan tích cực với hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với việc tuân thủ, nhưng không phải hoạt động. Nghiên cứu này đóng góp cho các tài liệu bằng cách làm sáng tỏ các yếu tố quyết định thành tựu của các hoạt động và mục tiêu tuân thủ. Nó cũng cung cấp ý nghĩa quan trọng cho các bên liên quan và các học viên, vì một công ty kiểm soát các hoạt động và tuân thủ có thể ảnh hưởng lẫn nhau đến ICFR và cuối cùng là thành công kinh doanh. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Đặng Thanh Sơn (2018) thực hiện nghiên cứu về “Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Kiên Giang”. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại 41 các Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Kiên Giang thông qua phương pháp phân tích hồi quy probit trên số liệu thu thập từ 223 khách hàng vay, gồm: khả năng tài chính của khách hàng vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, và số lần kiểm tra, giám sát khoản vay. Tác giả cũng đưa ra các nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Kiên Giang. Nguyễn Thị Kim Oanh và Đỗ Thị Thanh Vinh (2014) thực hiện nghiên cứu về “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang”. Phát triển ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là tín dụng cá nhân, trở thành một trong những chiến lược trước đây của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do đó, Vietcombank đã được xác định về chiến lược phát triển bán buôn và bán lẻ. Sau năm năm thực hiện tín dụng cá nhân, lĩnh vực này tại Vietcombank Nha Trang chưa phát triển thành kế hoạch và thị phần tại tỉnh Khánh Hòa vẫn còn thấp. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình hiện tại của tín dụng cá nhân tại Vietcombank Nha Trang và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện nó. Nguyễn Văn Hậu (2017) thực hiện nghiên cứu về “Hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng”. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo điều hành hoạt động cho các tổ chức tín dụng an toàn và hiệu quả, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho các tổ chức tín dụng, trong nền kinh tế thị trường hội nhập. Bài viết đề cấp đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng bao gồm: Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và yếu cầu của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Nguyễn thị Việt Lê (2017) thực hiện nghiên cứu về “Định hướng phát triển của hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam”. Hoàn thiện hoạt động kiểm toán ở Việt Nam là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, cùng với sự đòi hỏi về hệ thống thông tin tài chính minh bạch, dễ hiểu, tin cậy. Bài viết nghiên cứu những xu hướng phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam dưới góc độ là một bộ phận trong hệ thống hoạt động của nền kinh tế. Phạm Thanh Thủy (2017) thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá kiểm soát nội bộ 42 của ngân hàng thương mại: Sự cần thiết và một số khuyến nghị”. Thực hiện Thông tư 44/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước yêu cầu phát triển mới. Cùng với việc hội nhập quốc tế về mặt kinh tế Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng, việc nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng và của toàn bộ hệ thống tài chính - ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp thiết. Một trong những yêu cầu để có thể thiết kế, vận hành và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả và hiệu lực chính là việc thường xuyên tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo Kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy, có rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM. Tuy nhiên, hiện có rất ít công trình nghiên cứu về công tác KTNB trong hoạt động tín dụng KHCN một cách đầy đủ cả về lý thuyết và thực nghiệm, nhằm phát hiện và đề xuất các biện pháp kiểm soát tốt các rủi ro tín dụng có thể phát sinh, từ đó gia tăng tối đa hiệu quả hoạt động tín dụng. Từ những khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tác giả đã thực hiện công trình nghiên cứu về công tác KTNB trong hoạt động tín dụng đối với KHCN, hướng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến hệ thống KTNB trong hoạt động tín dụng KHCN của các TCTD tại Việt Nam. - Phân tích hạn chế, tồn tại và nguyên nhân thông qua việc đánh giá thực trạng hệ thống KTNB hoạt động tín dụng KHCN tại một TCTD cụ thể (VIB) tại Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng KHCN tại VIB. 43 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở tại tòa nhà SailingTower, 111A Pasteur, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh. Đến ngày 30/06/2018, sau 22 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có trên 5.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 170 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Là một trong 10 NHTM được NHNN Việt Nam lựa chọn tham gia triển khai Basel II, VIB là NHTM hoàn thành sớm nhất việc việc tính toán hệ số an toàn vốn theo đúng các yêu cầu tại Thông tư số 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam, với hệ thống công nghệ và cơ sở dữ liệu cho phép chạy và tính toán CAR hàng ngày. Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. 44 Với tầm nhìn trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới Khách hàng nhất tại Việt Nam, VIB là ngân hàng VIB trong cải tổ hoạt động, sáng tạo không ngừng, luôn định hướng lấy Khách hàng làm trọng tâm lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh. VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Với những thành quả vượt trội trong hệ thống các NHTMCP về năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động, VIB đã được tổ chức xếp hạng uy tín Moody’s xếp hạng tín nhiệm cơ sở cao nhất năm 2014, 2015, được NHNN Việt Nam đánh giá cao và dành được nhiều giải thưởng từ các tổ chức quốc tế như: giải thưởng Thương hiệu Ngân hàng sáng tạo nhất Việt Nam Tạp chí Thương hiệu Toàn Cầu (Global Brands Magazine, Vương quốc Anh) bầu chọn năm 2017, giải thưởng Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về tài trợ doanh nghiệp SME do Ngân hàng phát triển Châu Á trao tặng, VIB cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được nhận giải thưởng danh giá “bank of the year” do tạp chí uy tín lâu đời, The Banker trao tặng. Tầm nhìn của VIB: Trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất Việt Nam. Sứ mệnh của VIB: Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa làm việc hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc cởi mở. Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng. Giá trị cốt lõi của VIB: Hướng tới khách hàng 45 Nỗ lực vượt trội Trung thực Tinh thần đồng đội Tuân thủ kỷ luật 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Về cơ cấu tổ chức, VIB đã chuyển đổi thành công sang cơ cấu mô hình tổ chức mới, trong đó có việc thành lập thêm một số khối mới như khối nghiệp vụ tổng hợp, khối Quản trị rủi ro, văn phòng quản lý sự thay đổi, triển khai thí điểm cơ cấu vùng và hệ thống chi nhánh kiểu mới. Theo mô hình cơ cấu tổ chức trong giai đoạn này, VIB chia các khối thành ba nhóm: nhóm kinh doanh trực tiếp, nhóm hỗ trợ kinh doanh và nhóm hỗ trợ hệ thống: Nhóm kinh doanh trực tiếp gồm có khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân hàng bán lẻ, khối nguồn vốn và ngoại hối. Đứng đầu ba khối trực tiếp kinh doanh là các giám đốc khối. Nhóm hỗ trợ kinh doanh bao gồm: khối quản trị rủi ro, khối nghiệp vụ tổng hợp. Nhóm hỗ trợ hệ thống gồm có ban nhân sự và ban tài chính. Ngoài ra, VIB còn có các công ty con trực thuộc ngân hàng như Công ty quản lý và khai thác tài sản VIB (VIB - AMC) 46 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Quốc tế Việt Nam Nguồn: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam, 2019. KINH DOANH TRỰC TIẾP HỖ TRỢ HỆ THỐNG HĐQT BAN KIỂM SOÁT THƯ KÝ HĐQT KIỂM TOÁN NỘI BỘ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC ỦY BAN CẤP CAO THƯ KÝ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỖ TRỢ KINH DOANH Khách hàng Doanh nghiệp FDI Khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng bán lẻ Nguồn vốn và ngoại hối Nghiệp vụ tổng hợp Quản trị rủi ro VIB – AMC Chiến lược và phát triển KD Marketing và Truyền thông Quản lý sự thay đổi Dịch vụ nhân sự Dịch vụ công nghệ Tài chính 47 2.1.3. Các chỉ tiêu về tài chính, hoạt động kinh doanh cơ bản, hệ số an toàn vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 Theo dữ liệu của CTCP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam – VIRAC, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2009 - 2013, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại, thể hiện qua những con số tích cực như GDP liên tục tăng trưởng. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, hoạt động của Ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đã có những diễn biến tích cực. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2019 của NHNN Việt Nam, quy mô tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng tăng 17,6% đạt mốc trên 10 triệu tỷ đồng; quy mô vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng tăng mạnh (14,9%); dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng trên 15%; lợi nhuận được cải thiện và tăng mạnh; nợ xấu (bao gồm nợ bán cho VAMC) giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, nhiều Ngân hàng đã xử lý hết nợ xấu tại VAMC. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2019 cũng là thời kỳ NHNN Việt Nam siết chặt các chính sách tiền tệ vĩ mô trong điều tiết thị trường tài chính - ngân hàng như: kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tín dụng bất động sản, chứng khoán, yêu cầu các NHTM quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu. Về cơ chế, chính sách đối với hoạt động Ngân hàng, NHNN đã đẩy mạnh việc nâng cao năng lực của hệ thống NHTM thông qua việc ban hành hàng loạt các quy định mới có tính chất quan trọng theo hướng tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là áp dụng các nguyên tắc của ủy ban Basel Basel II vào hoạt động Ngân hàng Việt Nam như: Ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 thay thế Quyết định số 493 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thay thế Quy chế cho vay số 1627. Đặc biệt, với việc ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về tỷ lệ an toàn đối với NHTM và Thông tư số 13/2018/TT- NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống KSNB NHTM, NHNN Việt Nam đã yêu cầu các NHTM phải xây dựng lộ trình cụ thể để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Basel II trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và thiết lập một hệ thống KSNB, quản lý rủi ro hiệu quả. 48 Những diễn biến kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành của NHNN như trên đã đem đến các NHTM cả những cơ hội và những thách thức lớn, bắt buộc các Ngân hàng, trong đó có VIB phải chủ động cải tổ lại hoạt động, mô hình, định hướng kinh doanh, nâng cao năng lực KTNB và quản trị rủi ro để có thể hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình. Các chỉ số tài chính cơ bản về tài chính, kết quả kinh doanh và an toán vốn của VIB giai đoạn 2014 – 2019: Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính, kết quả kinh doanh và an toàn vốn của VIB 2014-2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng tài sản 76,874,670 80,660,959 84,308,832 104,516,957 123,159,117 139,166,216 Vốn điều lệ 4,250,000 4,250,000 4,845,000 5,644,425 5,644,425 7,834,673 Vốn tự có 8,374,666 8,430,161 8,542,065 8,777,062 8,783,429 10,667,645 Tổng vốn huy động (bao gồm vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng) 62,275,742 68,813,038 71,003,630 92,522,833 102,073,269 114,262,576 Dư nợ cho vay Khách hàng 35,238,517 38,178,786 47,777,031 60,179,583 79,864,220 96,138,735 Lợi nhuận sau thuế 521,439 522,670 521,066 561,732 1,124,279 2,193,921 ROE 6.2% 6.2% 6.1% 6.4% 12.8% 20.6% ROA 0.7% 0.6% 0.6% 0.5% 0.9% 1.6% CAR (Hợp nhất) 17.33% 17.71% 18.04% 13.25% 13.07% 13.00% Nguồn: Báo cáo tài chính VIB, 2019 49 Các dữ liệu trong giai đoạn vừa qua của VIB cho thấy: Về tăng trưởng tổng tài sản: Tổng tài sản của VIB liên tục tăng và tăng trưởng mạnh vào năm 2017 - 2018. Đến 31/12/2018, quy mô tổng tài sản của VIB đã đạt mức 123 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cuối 2014. Yếu tố chính đóng góp vào quy mô tổng tài sản trong vòng 2 năm qua là việc tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao của danh mục KHCN và các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ để tạo ra vùng đệm an toàn cho thanh khoản. Việc có được quy mô tài sản phù hợp với quy mô vốn chủ sở hữu và một cơ cấu tài sản có sinh lời an toàn, hiệu quả (như các phân tích dưới đây) sẽ tạo điều kiện tốt cho VIB hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính Ngân hàng. Về tăng trưởng vốn chủ sở hữu: Từ 2014 đến 2018, vốn chủ sở hữu của VIB gia tăng qua từng năm, với 2 lần tăng vốn điều lệ trong năm 2016 và 2017, vốn chủ sở hữu của VIB đến 31/12/2018 đạt 8.783 tỷ đồng. Với việc tham gia vào nhóm các NHTM triển khai Basel II và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong 2 năm trở lại đây, áp lực tăng vốn chủ sở hữu đối với VIB để đảm bảo hệ số an toàn vốn theo đúng tiêu chuẩn của Basel là rất lớn. Để chuẩn bị cho lộ trình này, VIB đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tăng vốn, trong đó ngoài việc huy động thêm vốn từ các cổ đông, VIB đang bắt đầu quy trình phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Dự kiến vốn chủ sở hữu của VIB đạt mức 11.000 tỷ đồng năm 2019 và 12.500 tỷ đồng vào năm 2020, đảm bảo duy trì hệ số CAR theo Basel ở ngưỡng tối thiểu 9,5% theo khẩu vị rủi ro của Ngân hàng. Về tăng trưởng vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động của VIB tăng trưởng đều đặn trên 10% hàng năm, đáp ứng đẩy đủ các nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như các yêu cầu về thanh khoản. Trong cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2018, vốn huy động thị trường 1 của VIB đạt 72.528 tỷ chiếm trên 71% tổng vốn huy động đồng (trong đó, huy động cá nhân đạt 48.084 tỷ đồng). Kết quả này thể hiện hiệu quả cao trong công tác huy động vốn của VIB thời gian qua thông qua việc triển khai đồng bộ các chiến lược về tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, nhận diện thương hiệu, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp và các chương trình khuyến mại hiệu quả. 50 Về tăng trưởng tín dụng và quản trị chất lượng tín dụng: Tăng trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_kiem_toan_noi_bo_trong_hoat_dong_tin_dung.pdf
Tài liệu liên quan